Thứ Bảy, 2 tháng 7, 2011

Dầu - Khí Việt Nam


 Thử cập nhật, lạm bàn ngành công nghệ  dầu lữa và khí dầu Việt Nam:
          
       Tương lai ngành  dầu - khí  Việt Nam có bị Trung Quốc ngăn cản,  uy hiếp ?
                                G S Tôn Thất Trình
Vị-trí các lô dầu khí Việt-Nam
Năng lượng quốc doanh chủ trì và nông thôn vẫn còn dùng nhiều năng lượng sinh khối  không thương mãi hóa.
 Khu vực năng lượng Việt Nam vẫn do quốc doanh chủ trì.  Tuy nhiên các lực lượng thị trường đã bó buộc khu vực đổi thay  vài hình thức và  tham gia tư doanh đang mở rộng. Từ năm 1995, các họat động khu vực năng lượng  nước nhà đã chia ra ba tập đòan – tổ hợp công ty, cả ba đều là những hảng lớn  ở Việt Nam . Đó là Tập đòan dầu khí Việt Nam – PetroVietnam , Tập Đòan than đá và  kim lọai –Vinacomin ( nguyên là  Tập đòan Than Đá – Vinacoal ) và Tập đòan Điện lực Việt Nam –EVN.  May mắn là Việt Nam có nhiều tài nguyên năng lượng, đặc biệt là dầu lữa, than đá và thủy điện. Từ năm 1990, Việt Nam đã là một nước siêu xuất – net exporter năng lượng. Sản xuất cả 3 ngành  đã tăng trưởng mạnh mẽ  cũng như tiêu  thụ năng lượng  tương xứng  với công nghệ hóa xứ sở  và hội nhập với kinh tế tòan cầu.  Tiêu thụ  năng lượng căn bản, ngọai trừ sinh khối - biomass  , đã tăng gia  10.6% mỗi năm,  trong thời gian 2000- 2005. Dù vậy  một phần lớn dân gian nông thôn  vẫn phải trông cậy nhiều vào các nguồn năng lượng sinh khối không thương mãi hóa , ước lượng lên đến  gần phân nữa tổng số năng lượng tiêu thụ .  

 Nhìn qua thị trường công nghệ dầu khí Việt Nam

 Như chúng ta đã biết công nghệ dầu khí Việt Nam đã thiết lập hơn  30 năm nay , sau khi đào  tìm thấy dầu lữa đầu tiên ở gần Côn Sơn năm 1974, thời Việt Nam Cộng Hòa. Thật ra thám hiểm dầu khí đã khởi sự ở trũng Hà Nội, từ thập niên 1960, dưới sự thúc đẫy, hổ trợ kỷ thuật và tài chánh  của Nga Sô Viết và năm 1969, Tổng cục Địa chất  miền Bắc đã đào một giếng sâu  3000m . Sau đó nhiều giếng sâu khác cũng được đào, thành quả là khám phá ra khí dầu thiên nhiên ở  mỏ Tiền Hải C, tỉnh Thái Bình năm 1975 , và bắt đầu phát triễn khai thác khí dầu ở huyện Tiền Hải năm 1981. Cho đến  tháng 6 năm 2009,  nước ta đã sản xuất  trên  205  triệu tấn-Million Metric tons, BBM dầu thô – crude oil và  30 tỉ mét khối khí dầu thiên nhiên- natural gas , trị giá tổng cọng 40 tỉ đô la Mỹ, góp 25 tỉ đô la vào ngân sách quốc gia. Một tiến bộ đáng kể, đặc biệt trong thờì gian  1990- 2000 , nếu chúng ta so sánh năm  1990, Việt Nam chỉ mới sản xuất  2. 7 triệu  tấn dầu thô và 0.5 tỉ mét khối khí dầu. Một cách tổng quát, có thể chia ngành này ra làm 3 dòng:  dòng thượng nguồn- up stream, trung nguồn- midstream và  hạ nguồn – downstream

Thượng nguồn :   Thám hiểm và khai thác

Thềm lục địa – continental shelf  Việt Nam  bao phủ  khỏang 1 triệu cây số vuông, gồm  7 lưu vực chánh thời kỳ Đệ Tam ( Thứ Ba) – Tertiary basins  và nhóm lưu vực : lưu vục Sông Hồng, Phú Khánh ( Phú Yên và Khánh Hòa ), Cửu Long, Nam Côn Sơn, Malay- Thổ Chu và các nhóm Hòang Sa ( Trung Quốc chiếm đọat năm 1974 gọi tên là Tây Sa – Shisa) và Trường Sa ( Trung Quốc chiếm đọat một vài đảo hay đảo  san hô ngầm thuộc Việt Nam từ lâu , và sau năm 1988 hầu như toàn thể  quần đảo Trường Sa, Trung Quốc gọi là huyện  Nam Sa ).  Thềm lục địa Việt Nam  là một hệ thống lưu vực  thời kỳ Đệ Tam ở bờ biển và ngoài khơi – offshore,  bên trong vị trí một vùng chuyễn tiếp  từ vỏ - crust lục địa của Craton Đông Dương đến vùng vỏ phụ  đại dương vùng  biển sâu của Biển Đông.  Chúng thảy đều là vết lưu vực nứt rạn -  rift basins và có một lich sử phát triễn, hình thành tương tự nhau. Vùng đặc hửu  kinh tế- Exclusive  Economic Zone của Việt Nam trước đây được chia ra  hơn một trăm (100)   lô – blocks, trung bình mỗi lô  rộng 5000 km2  để thám hiểm , khám phá, khai thác, sản xuất dầu thô và khí dầu .   

Việt Nam hiện đứng hàng thứ ba ở Đông Nam Á về tài nguyên dầu lữa. Tháng 6 năm 2006, Việt Nam hy vọng có dầu và khí dầu   trên gần 50 lô, với trử lượng  4.5 tỉ thùng dầu – billions barrels of oil  và  23 ngàn tỉ bộ khối – trillion cubic feet khí dầu – gas. Mới gần đây vào tháng 6 năm 2009 , trữ lượng bờ biển và ngòai khơi Việt Nam ước lượng đã tăng lên đến 6.5 -8.5 tỉ thùng dầu ( chừng 600 triệu tấn- MMT) và 75- 100  ngàn tỉ bộ khối – tcf( chừng 644 tỉ mét khối –BCM ) khí dầu . Số mỏ dầu- fields  là 51, trong số này, 21 mỏ  đã khai thác thương mãi, 8 mỏ sản xuất dầu lữa thô trung bình 450 000 thùng dầu thô mỗi ngày.

Kể từ khi ký khế ước đầu tiên năm1978, đến tháng 6 năm 2009,  57 khế ước đã được ký kết ( phần lớn   ở độ sâu dưới 200m )và 27 khế ước này đã thực thi (  15 ở giai đọan  thám hiểm – exploration, 12 ở giai đọan  phát triễn và sản xuất – development and  production stage . Năm 1994 chỉ mới  ký kết được 28  khế ước liên doanh ( ghi từ số 1 ở lưu vực sông Hồng  xuống đến lưu vực Malay- Thổ Chu số  25 – 26 ở Biển Tây và lưu vực Nam Côn Sơn đánh số 27- 28 ở Biển Đông . Năm 2008, 5 khế ước thám hiểm mới đã được ký kết, như  MVHN với Arrow ,  lô 123 với  Santos,  lô  109-104 /05 với Premier Oil,  MVHN-02KT với  Keeper Resources và lô  129- 132 với GazProm. Hơn nữa Tập Đòan Dầu khí Việt Nam-PetroVietnam  cũng đã gia tăng tốc độ thám hiểm  tìm dầu ở ngoại quốc   mục đích gia tăng  mức sản xuất dầu quốc gia.  Gồm có các khế ước với  Lào ở các tỉnh Champasak,  Saravan và Savannakhet, lô E1và E1 ở Tunisie, lô Marine XI ở Cộng Hoà Congo, lô Danan ở Iran, lô M2 ở  Myanmar và lô Junin -2 ở Venezuela hy vọng sẽ khai thác dầu năm 2012, và ở Inđônêxia,  Algeria, Iraq, Cameroon, Mongolia, Cuba, Peru, Nicaragua và Kazakhstan.  Đặc biệt Việt Nam đã bơm thùng dầu thô đầu tiên  ở một giếng hải ngọai  năm 2006 , mỏ Cendor D30 ,lô SK 305( ? ) ở Mã Lai Á thuộc tỉnh Balingian, ngoài khơi Sarawak, mỏ sâu 150m .  PetroVetnam chiếm  30 % cỗ phần , Petronas Mã lai Á 40 % , phần còn lại thuộc Pertamkina - Inđônêxia. Tính đến 31 tháng 7 năm 2011,  giếng dầu này đã sản xuất  trung bình 4 730 thùng dầu/  ngày và 7.83 triệu m3 khí dầu/ngày ; tổng cọng  là 174 340 thùng dầu và 282 triệu m3 khí dầu.
Tàu khoan dầu khí ngòai khơi 
Trên phương diện sản xuất, năm 2008  sản xuất dầu thô đạt 15 triệu tấn- MMT  chưa đến đỉnh cao nhất năm 2004 là 20 triệu tấn, nhưng  trử lượng dầu lại  tăng thêm 127 triệu tấn, nhờ khám phá ra 5 mỏ dầu mới. Mặt khác mức sản xuất khí dầu   tăng thêm từ 7.08 tỉ mét khối- BCM đến  7.94 tỉ mét khối. Trong lúc đó xuất khẩu chỉ còn  chưa đến 14 triệu tấn dầu thô, kém đỉnh xuất khẩu   là 15 MMT trước đó. Chánh quyền đã  dự tính giảm xuất khẩu dầu khô hầu bảo tồn tài nguyên cho  các  nhà máy lọc dầu tương lai; chẳng hạn nhà máy lọc dầu  của  PetroVN khai trương ở Dung Quất – Quảng Ngãi  ngày 6 tháng giêng năm 2009 và từ tháng  giêng  đến tháng 11 năm 2009 đã sản xuất 936 000 tấn sản phẩm lọc dầu (bán ra 803 000 tấn ) và  làm giảm bớt gần 50% xuất khẩu dầu thô quí đầu năm 2010. Tuy nhiên nhờ giá dầu cao trên thương trường quốc tế, trị giá xuất khẩu dầu VN vẫn gia tăng  lên đến 10 – 45 tỉ đô la Mỹ tùy năm trong khỏang thời gian này. Tháng chạp 2010, hảng Định lượng Doanh nghiệp vụ Quốc tế - Busines International Monitor ( BIM ) ước lượng sản xuất dầu thô của Việt Nam sẽ trụt từ đỉnh 400 000 thùng dầu mỗi ngày năm 2010 xuống  365 000 thùng / ngày năm  2015 và 310 000 thùng/ngày năm 2020. Và mức tiêu thụ trong nước cũng sẽ tăng đến   660 000 thùng /ngày vào năm 2020. Trong khi đó, mức sản xuất khí dầu Việt Nam sẽ tăng gia từ 8.9 tỉ mét khối BCM  năm 2010 đến  22.0 tỉ  mét khối năm 2015, đến 25 tỉ mét khối năm 2020 . Mức tiêu thụ khí dầu là 9.1 tỉ BCM năm 2010, sẽ lên đến 18 tỉ BCM năm 2015.               

 Sau đây là tóm tắt các huyện - tỉnh Việt Nam tích cực hay tiềm thế dầu và khí, tính đến năm 2005:             
các vùng trầm tích và các lô khai thác dầu khí tiêu biểu 
·                     Lưu vực Sông Hồng: ước lựợng chiếm 10 %  tài nguyên tổng thể hydrocarbon đất nước ( 2. 5 tỉ tương đương thùng dầu thô ).  Thám hiểm  cho thấy khí dầu  là tiềm năng chánh của lưu vực này. Ngay bây giờ cũng chỉ mới có một  vùng  khí dầu biên tế bờ biển được khai thác mà thôi. Tiên đóan là  có thể sẽ khám phá  ra 2 hay 3  mỏ khí dầu – gas fields mới, đặc biệt ngòai khơi phía Nam lưu vực  ( nếu Trung Quốc không ngăn trở thám hiểm thăm dò ). Năm 2010, ở lưu vực sông Hồng , Việt Nam sẽ tập trung thám hiểm  và sản xuất các lô mới : 104, 105, 110, 113, 114,  115 - 122 cũng như  mỏ Hàm Rồng thuộc lô 102- 106.  Tính đến năm 2010, lưu vực dã khám phá ra  13 bồn- reservoir chứa khí dầu,  trử lượng là 1.3 tỉ  mét khối.    
·                     Lưu vực Phú Khánh : Biển sâu lưu vực này ước lượng chứa 15 %  tổng số tài nguyên  năng lượng hydrocarbon ( 3.5 tỉ tương đương thùng dầu thô ).  Một môn bài thám hiểm đã được cấp để thám hiểm 9 lô ở lưu vực Phú Khánh. Sau đó ký kết thêm  2- 3 khế ước nữa và hy  vọng sẽ khám phá ra 3 – 4 mỏ  dầu và khí dầu sau 5 năm thám hiểm. 
Năm 2010 , sẽ tập trung nổ lực vào các lô 41- 45.
·                      Lưu vực Cửu Long. Đây là mục tiêu chính sản xuất dầu lữa ở Việt Nam. ước lượng  lưu vực chứa  30%  tổng số tài nguyên dầu khí nước nhà ( 7-8 tỉ  tương đương thùng dầu thô ) . Hiện đã có 5 mỏ song hành, sản xuất vừa dầu thô vừa khí dầu, 95%  tổng số dầu thô trong số này  85 % từ một  nền nứt rạn- fractured basement , bồn dự trữ dầu lớn nhất biết được ở Việt Nam. Đang phát triễn   2 mỏ dầu mới và một mỏ khí dầu. Hy vọng sẽ khám phá thêm hai mỏ dầu lữa nữa ở khu vực. Năm 2010, sẽ tập trung công tác ở các lô   25- 31.
·                             Lưu vực Nam Côn Sơn: chứa  20%  tổng số tài nguyên dầu và khí dầu  của Việt Nam (  khỏang 4. 5 tỉ tương đương thùng dầu thô ) . Hiện đã khai thác sản xuất  một mỏ dầu và  2 mỏ khí dầu. Tuồng như tài nguyên chánh lưu vực này là khí dầu thiên nhiên. Ngòai  nhữing mỏ dầu , một lọat mỏ khí dầu đã được phát triễn . Hy vọng là  sẽ có  thêm 2-3 mỏ dầu và khí dầu sẽ được khám phá. Năm 2010,   sẽ tập trung vào các lô  04.1 , 04.2, 05.B, 18-24 .
·                               Lưu vực Malay – Thổ Chu. Đây là phần Việt Nam của  lưu vực Malay ( Mã Lai Á ) , chứa 10 tổng số tài nguyên dầu và khí dầu nước nhà (   2.5 tỉ tương đưong thùng dầu thô ). Ngòai một nhóm mỏ dầu đã  sản xuất , một lọat mỏ khí dầu đã được phát triễn . Hy vọng sẽ khám phá thêm 2-3  mỏ dầu và khí dầu trong vùng .  Năm 2010  , tập trung công ác vào  các lô 36- 40 .
·                               Lưu vực Vũng Mây Tu Chính, biển Đông,  phía Đông Nam lưu vực Nam Côn Sơn, tiếp cận  các nhóm lưu vực HoàngSa ( Paracels )và Trường Sa ( Spratlys ) .  Năm 2010 sẽ tập trung nổ lực ở các lô 135, 136.  Lưu vực này là một trong những lưu vực biên cương dầu, khí tương lai nước nhà, gồm luôn một phần cả hai nhóm lưu vực Hòang Sa và Trường Sa đã, đang bị Trung Quốc   xâm chiếm, chiếm đóng hay đe dọa nặng nề. Ước lượng các lưu vực này chứa 15% tổng số tài nguyên dầu - khí Việt Nam (  3.5- 4 tỉ tuơng đương  thùng dầu thô) . 

               Tháng chín năm 2006, Petro Việtnam và PetroChina hội hợp điều đình ở Bắc Kinh chủ quyền thám hiểm, khai thác  dầu – khí Biển Đông ( Trung Quốc gọi là Nam Hải ). Petro China có  20 lô – blocks  ở Biển Đông. Chúng chiếm 127 000 km2 ở các lưu vực   Kỳ Hồng (? ) Đông Nam -Qiongdongnan, Vịnh Beibu -  Bắc Bộ,  Nam Vệ Tích- South WeiXi, Bắc khang –Beikang.  Một số lưu vực này  như vậy nằm trong vòng tranh chấp giữa Trung Quốc, Việt Nam ( sau khi Trung Quốc đã cưỡng chiếm  toàn thể quần đảo Hòang Sa năm 1974  và một số đảo quần đảo Trường Sa , nên  lúc này Truờng Sa Việt Nam chỉ còn 24 đảo ( ? ),  Việt Nam đã lấy lại  trong tay Trung Quốc năm 1988 )   và Mã  Lai Á.  PetroChina đã ngưng lại  các dự tính khoan dầu tại Trũng Hoa Quảng- Hua Guang Trough ở lưu vực Qiongdongnan -  Trường Sa để tránh Việt Nam phản đối .Giếng dầu Hoa Quảng 1 cách  mũi Sanya  cuối  tỉnh đảo Hải Nam – Hai Nan  Trung Quốc 230 km ( ? ) về phía Nam và cách thành phố Đà Nẳng 240 km ( ? ) về phía đông.  Nghiên cứu  địa chấn – seismic survey   cho thấy có  10 bẩy dầu  ở vùng giếng này, 5 bẩy lớn hơn  100 km2 . Năm 2008, các công ty dầu lữa Trung Quốc  cũng đã họat động chậm lại  các công tác về dầu lữa ở quần đảo Trường Sa, hầu bảo đảm thành công tổ chức Thế Vận Hội Bắc Kinh. Tuy vậy, trước đó, năm 2007, PetroChina hảng chóp bu công nghệ dầu lữa thượng nguồn Trung Quốc, một mặt tuyên bố  phát triễn chung  ở vùng đảo tranh chấp với PetroVietnam, mặt khác lại tự tài trợ thám hiểm vài lô “chồng chất”, Việt Nam cho là hòan tòan thuộc  chủ quyền Việt Nam. Tháng tư 2007, Bộ Ngọai Giao Trung Quốc phản kháng quyết định Việt Nam  phát triễn  hai  mỏ khí dầu Hải Thạch và Mộc Tinh ở lưu vực  quần đảo Trường Sa  và xây dựng một  ống dẫn khí cho hai mỏ này, tố cáo là Việt Nam xâm phạm  chủ quyền và cai trị Tàu ở  vùng này. Việt Nam lờ hẳn tố cáo, vì rằng các mỏ  nằm bên trong  thềm lục địa và  vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đã được công luật biển quốc tế 1982 công nhận. Tháng 3 năm 2011 , như chúng ta đã biết, hải quân Trung Quốc đã cắt các cáp nghiên cứu địa chấn tàu Bình Minh thám hiểm dò các bẩy dầu – khí tại thềm lục địa và vùng kinh tế biển đặc hửu của Việt Nam .              

            Trung nguồn- Ống dẫn dầu khí

    Ở trung nguồn ngành công nghệ dầu khí nước nhà,  đã thực hiện, họat động những dự án sau đây : Ống dẫn khí   Rạng Đông-Bạch Hổ,  khả năng chuyên chở  2 BCM/năm ,   dài 150 km , đường kính 16 ngón Anh ( 40.6 cm), bắt đầu họat động năm 1995, khách hàng là nhà máy điện, nhà máy phân đạm hóa học, các nhà máy làm khí lỏng -LPG ; Ống  dẫn khí  Nam Côn Sơn, khả năng  7 BCM/năm  chia ra 2 giai đọan, dài 398 km, đường kính là 26 ngón ( hơn 66 cm ), bắt đầu họat động năm 2002,  khách hàng  là nhà máy điện và các  nhà máy làm khí đặc – condensate gas ; Ống dẫn khí áp xuất thấp Phú Mỹ- Gò Dầu  khả năng 1 BCM / năm,  giai đọan 1, không biết rỏ kích thước - chiều dài ,  bắt đầu họat động  năm 2003, khách hàng là 5 vùng công nghệ; Ống dẫn PM3- CAA- Cà Mau, khả năng 2 BCM  /năm,  dài  316km, đường kính 18 ngón Anh ( 45. 7 cm ); bắt đầu    họat động  tháng chạp năm 2008, khách hàng là nhà máy điện và nhà máy phân đạm hóa học ; Ông dẫn  khí Phú Mỹ- Nhơn Trạch – Hiệp Phước , khả năng 2 BCM/năm, một phần dài 26 km, đường kính  22 ngón ( 55.9 cm)và một phần dài 13 km, đường kính nhỏ hơn 12 ngón( 30,5cm ); đang xây cất  ống dẫn khí  Ô Môn chuyên chở khí từ lô B và lô 52/95 của lưu vực Malay – Thổ Chu  đến Ô Môn – Trà Nóc,  khả năng 6.5 BCM/năm, dài 400 km ( 246 ngòai khơi  đến bờ biển và 152 km ở đất liền ), đường kính  26 ngón ( 66cm ), bắt đầu thực hiện tháng 9 năm 2009, khách hàng là các nhà máy điện Ô Môn và Trà Nóc cùng phân phối sử dụng địa phương; đang lập dự án ống  dẫn Đông – Tây miền Nam ( ? ).   

            Hạ nguồn :   các nhà máy lọc dầu và  hậu cần
     Tháng hai năm 2009, khai trương nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam ở Dung Quất – Quảng Ngãi, họa kiểu có khả năng lọc 6.5 triệu tấn- MMT dầu thô.  Nhà máy này sẽ   dùng dầu thô trong ( ngọt ) - sweet  crude oil của mỏ Bạch Hổ làm giảm ước lượng  xuất khẩu dầu thô Việt Nam năm 2009  xuống chỉ còn 11.6 triệu tấn. Tuy nhiên nhà máy  sẽ sản xuất sản phẩm dầu lữa petroleum, LPG, và nhiều sản phẩm khác năm đầu tiên họat động và mức sản xuất hy vọng thỏa mãn 30- 40% yêu cầu nội địa.  Như vậy, nhập khẩu nhiên liệu và dầu lữa sẽ giảm xuống chỉ còn khỏang 12 triệu tấn- MMT, nghĩa là giảm bớt 1 triệu tấn -MMT so với năm trước. Tuy nhiên nhà máy Dung Quất chưa hoàn tất. Nhà máy chỉ  có khả năng lọc dầu trong- ngọt ( chứa ít sulphuric ) và cần đầu tư thêm 1 tỉ đô la nữa hầu lọc các dầu chua- sour (chứa nhiều sulphuric). Ngòai ra  PetroVietnam dự trù đầu tư thêm 700 tỉ đồng VN xây cất một hệ thống tồn trữ để tồn trữ và phân phối các sản phẩm Dung Quất. Song song với Dung Quất, PetroVietnam đang xây dựng nhà máy lọc  dầu Nghi Sơn-Thanh Hóa, dung lượng 7MMT/năm , đầu tư 3 tỉ đô la Mỹ.  Hơn nữa PetroVietnam đang nghiên cứu xem có nên xây dựng thêm một nhà máy lọc dầu thứ ba, có lẽ ở Long Sơn – Vũng Tàu, gần các mỏ tích cực  và  các thị trường chánh ở miền Nam Việt Nam. Nhà máy lọc dầu này được xem là một dự án thương mãi vững bền nhất. Nhưng  phát triễn nhà máy lọc dầu thứ ba đang  phải tạm hõan năm 2010, vì PetroVietnam không muốn cạnh tranh  mau quá với hai dự án đã kể trên ( ? ) khi thị trường  tiêu thụ chưa phát triễn  đầy đủ .

       Ngành công nghệ dầu khí Việt Nam cần phải phát triễn thêm nhiều dự án hậu cần - logistics  khác của hạ dòng. Tỉ như:
-  Các ga chuyễn dầu đi xa-oil terminal deport : ở miền Bắc 100 000 m3, ở miền Trung  20 000 m3, ở miền Nam 450 000m3.
                     - Các tàu thủy chở dầu thô,  dung lượng 1 triệu DWT.
                     - Nhà máy  Ethylene và Polyethylene (PE ), dung tích 450 00  tấn một năm ở Bà Rịa – Vũng Tàu .
                     - Nhà máy  polyterephthalat ( PTA), dung tích 320 000 tấn một năm ở Thanh Hóa.
                     - Nhà máy linear alkyl benzene ( LAB ), dung tích 30 000 tấn ở  Dung Quất
                     - Nhà máy sợi tổng hợp - PET , dung tích 300 000 tấn một năm ở miền Nam ( ? )
                     - Nhà máy olefin và plastics ( PE, PP, EDC/VCN ), dung tích  600 000 tấn một năm  ở  miền Nam và miền Trung ( ? )
                    - Nhà máy polystyrene, dung tích 100 000 tấn một năm  ở  Dung Quất
                    - Nhà máy điện Cà Mau   505 MW  tháng tư năm 2007, 750MW tháng chạp 2007,  750 MW  tháng ba năm 2008.
                   - Nhà máy điện Nhơn Trạch  450MW  tháng 3 năm 2008, 750MW sau 2010
                   - Nhà máy điện Ô Môn 600MW năm  2008, 720MW năm 2009 và 1700 MW năm 2010 

               Sản phẩm dầu lữa ( hỏa )

               Năm 2008, yêu cầu trong nước về sản phẩm dầu lữa ước lượng  là 13 triệu tấn,  đa số phải nhập khẩu. Trên căn bản thị trường, Việt Nam chia ra hai khu vực, miền Bắc và miền Nam  với  2 trung tâm kinh tế  là Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh – Sài Gòn  làm tụ điểm.  Cả hai tập đòan PetroVietnam  và tổ hợp Dầu lữa Quốc Gia Việt Nam- Vietnam National Petroleum Corporation (  Petrolimex ) lập ra những chi nhánh  khác nhau, họat động độc lập ở hai miền Nam – Bắc. Ở phía cung cấp như đã nói, Việt Nam nhập khẩu  12,86 triệu tấn sản phẩm dầu lữa trị giá 10.98 tỉ đô la  năm 2008,  tăng 2.41 % so  với các năm trước về thể tích, và giá trị lại tăng cao hơn đến 15- 45%.
        
               Ai là diễn viên thị trường ?
               
                PetroVietnam, hảng độc quyền dầu- khí quốc gia, được trao đầy đủ quyền hạn  để làm quyết định thay mặt  chánh phủ Việt Nam  lo liệu về chánh sách, qui họach, chiến lược cho việc phát triễn ngành công nghệ, kể cả cộng tác với các thể nhân ngọai quốc  và ký kết các khế ước  dầu lữa cũng như thực thi, định lượng, thanh tra và kiểm sóat mọi họat động dầu lữa. 
Thật sự PetroVietnam  đã cung cấp  70% dịch vụ  cho ngành dầu lữa và khí dầu  trong nước. Bất cứ họat động nào thám hiểm và sản xuất  dầu khí các thể nhân  ngọai quốc ở Việt Nam đều  phải có sự cộng tác với PetroVietnam.  Chẳng hạn , Vietsopetro , công ty sản xuất dầu lữa lớn nhất  ở Việt Nam là một liên doanh –joint venture  giữa PetroVietnam và  Zarubezhneft  của Nga. PetroVietnam cũng là  một kẻ chung cổ phần  với các công ty  dầu lữa quốc tế -  international oil  companies ( OICs )  gồm BP, Conoco Phillips,  Tổ hợp  Dầu Quốc gia Hàn Quốc ( KNOC ),  Petronas  Malaysia,  Nippon Oil  Nhật,  và Talisman  Canada (? ).  Năm 2008, luân chuyễn vốn - turnover của  PetroViet Nam  ước lượng là  280 ngàn tỉ đồng, tương đương 20%  GDP  cả nước.
        Về phía sản phẩm dầu lữa, Petrolimex là diễn viên  chánh.  Petrolimex hiện nắm giữ  60 % thị trường  dầu lữa với 1500  tiệm bán lẽ và hơn 6000 trạm bán xăng khắp xứ sở.  Những năm gần đây, Petrolimex  đã nhập khẩu mỗi năm 7-8 triệu m3 sản phẩm đầu lữa . Trị  giá  luân chuyễn vốn riêng về xăng – petrol,  năm 2008 lên đến  25 ngàn tỉ đồng VN.

      Về  thị trường LPG, công ty PVGas,  chủ nhân nhà máy lọc dầu Dinh Cố,  là một hảng cung cấp  đáng ngạc nhiên nhất. Các diễn viên  ở thị trường  LPG  là PVGas North, PVGas South, Petrolimex Gas, Saigon Petro,  AnPha S.G và Total Gas.

       Kỷ thuật và phân phối : Dàn khoan tân tiến đúng trào lưu, hệ thống tồn trữ và phân phối còn  khiếm khuyết nhiều

Dàn Khoan PV drilling của VN 
    Trước khi nhà máy Dung Quất họat động vào đầu năm 2009,  Việt Nam  xuất khẩu đa số dầu thô quốc gia sản xuất. Tuy nhiên mạng lưới tồn trử và chuyên chở dầu thô  Việt Nam rất là giới hạn vì dầu  lữa bình thường  được các tàu thủy ngoại quốc chở  đi.  Năm 2009,  tàu chở dầu lớn nhất Việt Nam,  trọng tải 150 000 tấn, đã được  hạ thủy. Tàu này dùng để  tồn trữ và chuyên chở dầu thô từ các mỏ dầu đến nhà máy Dung Quất.
        Trên phương diện thị trường  khoan - đào giếng dầu – drilling market,  công ty PV Drilling một chi nhánh của PetroVietnam  có một  sàn bệ  khoan dầu- oil platform ( để khoan dầu ngòai khơi - offshore oil drilling ) và một dàn khoan – drilling rig ( để đào khoan dầu  trên đất liền ).  Dàn khoan PV Drilling 11  có khả năng khoan xuống  bề sâu  5700m  và   có  đủ hổ trợ cho 130 nhân công   đã họat động khoan ở MOM-3, nước Algeria , Bắc Phi Châu. Sàn bệ dầu PV Drilling I  là một họa kiểu cận đại, trang bị  gồm có  Top Drive TDS 8SA, đúng khoa học kỷ thuật thời trang, 3000 mã lực HP National Drawwork, VFD, 14-P-220 Bơm Bùn ( Mud Pump ) và Hệ thống Amphion Drilling System. Sàn bệ dầu này có khả năng khoan sâu đến  7600m  và có đủ hổ trợ cho  110 nhân công.  PV Drilling II và PV Drilling III đã được xây dựng và  đã họat động cuối năm 2009. Chúng  thuộc hệ thống kỷ thuật cận đại nhất và có khả năng khoang xuống bề sâu 9144m.

     Trên phương diện thị trường dầu lữa, trái lại  hệ thống tồn trữ và phân phối  thật còn rất khiếm khuyết. Petrolimex có hệ thống tồn trữ khỏang 1.2 triệu m3 , nghĩa là chỉ thỏa mãn  yêu cầu nội địa một tháng mà thôi.  Nhiên liệu được cung cấp xuyên qua một hệ thông  trạm xăng  chồng chất lẫn nhau  trong đó Petrolimex  đóng vai trò lảnh đạo ( 6000 trạm như đã kể trên ) cùng với  Saigon Petro ( 1000 trạm ) .
      Trên phương diện  thị trường LPG , hệ thống bến tàu – wharf system ở Việt Nam  vào giữa năm 2009,  chỉ đủ khả năng cho cập bến các  tàu nhỏ, trọng tải 1000- 1500 tấn.  Thua xa Thái Lan , nơi tàu  50 000 tấn cập bến được.
       Ở trung nguồn, năm 2008,  hệ thống ống dẫn quốc gia – national pipe line system  cung cấp  6.98 tỉ m3 khí dầu , 70 000 tấn khí làm đặc lại - condensate và  260 000 tấn LPG   

               ( Irvine, Nam Ca li – Hoa Kỳ, ngày 30 tháng 6 năm 2011 )                         


       

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét