Chủ Nhật, 17 tháng 7, 2011

năng lượng


Tưởng cũng không nên bảo hòang hơn vua:
Khủng hỏang ở ngành năng lượng sạch Hoa Kỳ: 
thực tế cứng đờ và điên khùng tái sinh

Sau đây là quan điểm của giáo sư David G. Victor Trường Bang giao Quốc tế và Nghiên cứu Thái Bình Dương, viện đại học  Ca Li - UC tại San Diego và giám đốc  La bô về  Luật lệ và Điều hòa  Quốc tế của Trường và  của  Kassia Yanosek, Thiết lập Viên Chánh  của Tana Energy Capital LLC, người đã  họat động trong cỗ phần không lãi cố định tư nhân - private equity và cho hai  tổ hợp lớn là Bechtel  và BP  ( Dầu lữa Anh Quốc ).
      
         Một chiến lược mới  cho năng lượng sạch do sáng tạo thúc đẩy ?
    
          Phát triễn chao đảo nhiều năm qua, ngành công nghệ sạch Hoa Kỳ đang lao đầu vào một khủng hỏang. Tại đa số các quốc gia Tây Phương dẫn đạo ngành này, trợ cấp công đã giúp đẩy mạnh tăng trưởng ngành đến  sác xuất  25 % mỗi năm những năm gần đây, nay đã không còn vững bền được nữa trên phương diện chánh trị. Chương trình chánh phủ  kích thích tạm thời, riêng trong năm 2010  đã cung cấp 1/5  làm năng lượng  thế giới khắp thế giới đầu tư quán quân, đơn thuần trì hõan tin xấu. Năm ngóai, sau 20 năm tăng trưởng số thiết đặt tua bin gió mới, giảm đi lần đầu tiên và ở Hoa Kỳ giảm xuống phân nữa. Giá trị thị trường của những công ty  dẫn đạo chế tạo thiết bị  năng lượng sạch cũng đã đổ nhào  và sẽ còn suy giảm thêm nữa, một khi trợ cấp của chánh phủ bị xói mòn đi mất.

       Khủng hỏang đang tới  có thể làm ra vài thách thức  nặng nề, chánh sách ngọai giaoHoa Kỳ phải đối đầu- từ  mất an tòan năng lượng đến thâm thủng thương mãi , đến  hâm nóng toàn cầu – càng  giải quyết khó khăn  hơn.  Cuộc Cách Mạng  năng lượng sạch    giả thiết là để sữa chửa những vấn đề này và  cũng làm ra những công ăn việc làm  xanh  hầu gíup  kinh tế Hoa Kỳ phục hồi. Vài hốc( tường ) ở năng lượng sạch vẫn còn có thể có lợi, tỉ như  các thiết đặt mặt trời ở mái nhà cư dân và nhiên liệu sinh học- biofuels làm từ mía ở Brazil, hiện đã  đủ  rẽ , cạnh tranh nổi với dầu lữa .  Nhưng nhìn tòan bộ thì hình ảnh thảm đạm.  Điều này không những đúng cho Hoa Kỳ mà cho cả thế giới còn lại, vì lẽ  thị trường cho các kỷ thuật năng lượng sạch là tòan cầu.

        Cách lắc khuôn, tổ chức lại cũng cố hay làm yếu đi  công nghệ năng lượng sạch, sẽ  tùy thuộc cách nào  các nhà làm chánh sách, đặc biệt ở Hoa Kỳ,  sửa sọan đối phó . Gốc rễ của khó khăn ngày nay  là chu kỳ  thăng trầm- boom and bust cycle,  phát triễn và suy thóai các chánh sách, đã khuyến khích các nhà đầu tư  lăn xã vào các dự án  năng lượng sạch  xây dựng mau lẹ và dễ dàng  hơn là đầu tư vào  những kỷ thuật sáng tạo – innovatives  có nhiều cơ hội cạnh tranh thắng lợi với các nguồn năng lượng qui ước trong dài hạn. Thật vậy,  gần 7/8 đầu tư trên mọi năng lượng sạch ở hòan vũ  nay dàn trải  các kỷ thuật hiện hửu, đa số  không cạnh tranh nổi,   nếu không có các trợ cấp ( bao cấp ) chánh phủ giúp đở. Chỉ  có một phần bé tí xíu đầu tư tụ điểm vào sáng tạo.

    Giải pháp phải được khởi sự  bằng  những chánh sách  dài hạn kiên định, ít tùy thuộc vào  trợ cấp  và như thế  ít bị thương tổn  hơn, khi bị cắt bớt ở thời điểm  thận trọng thuế vụ.  Thay vì dựa vào các khích lệ “ đẩy tới – push ”, một chiến lược mới phải ưu đãi  những chánh sách  cố “kéo  vào – pull”  thị  trường những kỷ thuật năng lượng sạch, tỉ như những lệ luật  đòi hỏi  là dần dần nhiều năng lượng phải được  sản xuất  từ nguồn sạch.  Chiến lược mới phải  chuyễn hướng các tài trợ hiếm hoi ngân quỉ công, qua phát triễn và thử nghiệm  những sáng kiến  cấp tiến hơn  về  năng lượng  điện và điện nhiên liệu sinh học , gồm luôn cả  sáng kiến tồn trữ khẩn thiết  để  lo liệu vụ  đứt quảng, khi có khi không, của điện  mặt trời và điện gió.  Nó phải  làm nhiều hơn nữa hầu khuyến khích sáng tạo và  mạnh dạn hơn đi vào  những thị trường các nước đang trổi dậy, tỉ như Trung Quốc  mà yêu cầu  năng lượng đang tăng gia mạnh mẽ. Một thị trường  tòan cầu năng lượng sạch mở toang và cạnh tranh được, có một chánh sách  năng lượng sạch  sáng tạo thúc đẩy làm trụ đở,  có cơ đem đến  một cuộc cách mạng năng lượng thật sự !
  
              Mỗ xẽ một khủng hỏang
 
           Doanh nghiệp  năng lượng sạch  cũng như nhiều công nghệ non trẽ, tùy thuộc   chánh phủ nâng đở.  Chánh phủ có nhiều cách  ảnh hưởng đến sáng tạo, nhưng những cách quan trọng nhất tụ điểm  vào vượt qua hai trở  ngại.  Trở ngại thứ nhất là hố cách biệt  kỷ thuật  hay khiếm khuyết  cung cấp những kỷ  thuật hợp lý thương mãi.  Chánh phủ Hoa Kỳ  và vài công ty tư  đã giúp lấp hố  bằng cách tài trợ  khoa học căn bản và hổ trợ vài dự án hứa hẹn nhất, tỉ như sáng chế  những tổ chức có thể tạo ra những nhiên liệu sinh học. Trở ngại thứ hai là hố cách biệt thị trường hóa.  Những kỷ thuật mới thường  đòi hỏi  những  đầu tư lớn lao về thử nghiệm kích thước thương mãi, trước  khi khu vực tư  có thể tài  trợ chúng theo khả năng mình.

          Lấp  hố cách biệt thương mãi  rắc rối hơn lấp hố kỷ thuật, vì phí tổn lớn hơn và những chánh sách tốt đẹp nhất cần được các cơ quan chánh phủ họat động song song  với các diễn viên tư nhân mà không làm phương hại  đến cạnh tranh thị trường;  một hành động cân bằng  tế nhị.  Và chính ở lảnh vực này, ngành công nghệ sạch gặp rắc rối  nhất ngày nay. Nhiều ý kiến sáng tạo  nổi bong bóng trong la bô và  có thể hút dẫn  tư bản hiểm nguy – venture capital  tài trợ  lúc ban đầu. Thế nhưng những ý kiến này thường chết yểu  khi được thử nghiệm hay triễn khai; chánh phủ khắp thế giới chỉ hổ trợ các ý niệm ít hiểm nguy nhất, thường lại là những ý niệm ít sáng tạo nhất. Các thí dụ  gồm luôn cả các nhiên liệu sinh học phát sinh từ những mùa màng thực phẩm và những trại điện gió trong lục địa, những kỷ thuật  chiếm đa số  bao cấp năng lượng sạch khiến  cho các nhà đầu tư phải hướng về các kỷ thuật hiện hửu hơn là các kỷ thuật  sáng tạo.  Mô hình này vô tình tạo ra một công nghệ không đủ khả năng leo nấc thang cao hơn để cạnh tranh  thắng lợi các  nguồn năng lượng hiện hửu, nếu không được chánh phủ bao cấp,  trợ cấp. Ở Hoa Kỳ, tín dụng bớt thuế - tax creditlợi lộc chiết khấu -  depreciation benefits chiếm hơn phân nữa  các tờ khai thuế- return  sau khi đã khấu trừ mọi lọai thuế, chẳng hạn ở các trại  điện gió qui ước.  Các nhà đầu tư ở các dự án năng lượng mặt trời  tùy thuộc trợ cấp của chánh phủ Hoa Kỳ, ít nhất đến 2/3 tờ khai thuế của họ.  Chánh phủ Hoa Kỳ đã hào phóng  trợ cấp cho  các nhà sản xuất ethanol  từ 1 $ Mỹ đến 1.5 đô la  mỗi ga lông ( gần 4 lít) ethanol họ sản xuất, nghĩa là bằng phí tổn sản xuất , dù rằng  sự kiện là không một ai xem ethanol làm  từ bắp ( ngô ) là một nhiên liệu sống còn được trên phương diện kinh tế cả - economically viable,  có thể bảo vệ môi sinh hay giảm bớt phụ thuộc vào dầu lữa.

        Ở Hoa Kỳ  đa số trợ cấp  năng lượng sạch đến từ chánh phủ liên bang, khiến chúng hết sức  hời hợt. Cứ vài năm, những  trợ cấp then chốt  liên bang cho phần lớn nguồn năng lượng sạch lại hết hạn.  Đầu tư đông gía đi, mãi cho đến những giờ cuối đàm phán ngân sách, Quốc hội Hoa Kỳ mới tìm thấy ngân khỏan để tái lập khích lệ và  các nhà đầu tư đổ xô vào một lần nữa. Thành quả là  đa số các nhà đầu tư  biệt đãi những  kỷ thuật năng lượng sạch ít hiểm nguy có thể xây dựng mau lẹ , trước khi  lạc vào thời kỳ suy thóai tới. Theo lịch sử, phần lớn khích lệ  là tín dụng bớt thuế - tax credits.  Trong khủng hỏang tài chánh gần đây   khi các nhà đầu tư  chánh là các ngân hàng lớn, mất hết   lợi tức bị đánh thuế, đầu tư đã nhào xuống và đẩy thị trường năng lượng sạch vào  cơn xóay sa sút kinh tế. Một kế họach  khẩn cấp  tên gọi là  Đoạn - Section  1603 được chấp thuận như thể là một thành phần  dự tính  khích lệ thuế vụ của chánh phủ, đầu năm 2009,   cống hiến một năm  cho không tiền mặt trực tiếp.  Chúng được cấu tạo ra hầu bao cấp  một tỉ lệ nào đó của phí tổn  cho những dự án sẳn sàng khởi công, giúp cho kẻ thụ hưởng vài kích thích bớt phí tổn, hầu làm cho các kỷ thuật này cạnh tranh  được trong dài hạn. Đọan 1603, bơm trên 2.7 tỉ đô la vào thị trường gió, địa nhiệt – geothermal và mặt trời,   riêng cho năm 2010. Nhờ  tiền mặt  mạnh bạo hút dẫn hơn là tín dụng bớt thuế, công nghệ đã thành công vận động hành lang để nới rộng thêm kế họach đến cuối năm 2011.

           Song song với những khích lệ  liên bang này, nhiều ( tiểu ) bang Hoa Kỳ  cũng cống hiến trợ cấp cho các nhà sản xuất năng lượng sạch và áp đặt ra những  mệnh lệnh bó buộc các công ty điện phải mua điện của họ. 29 bang Hoa Kỳ và  Quận Thủ đô Hoa Thịnh Đốn– District of Columbia đã chấp thuận ràng buộc các mẩu mực vốn đầu tư tái sinh - renewables, đòi hỏi một phân số tối thiểu  điện bang sản xuất phải từ nguồn  tái sinh. ( Phân số đích xác thay đổi tùy theo bang, cũng như lệ luật qui định thế nào là “ tái sinh”. Vì chưng các bang và  chánh phủ liên bang ít khi họat động nối đuôi nhau, thị trường năng lượng sạch ở Hoa Kỳ khổ sở vì những vá víu chánh sách đổi thay và hời hợt này.  Hệ thống vô tình  đã cho các nhà đầu tư những lý lẽ tốt đẹp  để chi tiêu phần lớn  cho các kỷ thuật  năng lượng tái sinh qui ước ,có thể phát triễn mau lẹ hơn là trên các sáng tạo có cơ  canh tranh nổi với các nguồn năng lương truyền thống, một khi phát triễn kích thước thích nghi.

        Cơ hội cho năng lượng sạch ở Hoa Kỳ  tùy thuộc thị trường tòan cầu, nơi tin tức xấu xa hơn. Đặc biệt ở Âu Châu, từ lâu là kẻ nâng đở đáng tin cậy đứng sau lưng năng lượng sạch, một khủng hỏang tương tự  đang bộc lộ. Cứ mỗi tháng trôi qua là mỗi thêm một quốc gia bị khắc khổ thuế khóa hành hạ, phải tuyên bố cắt bớt trợ cấp. Chánh phủ Đức đã cắt trợ cấp mặt trời năm 2010 và sẽ còn làm như vậy năm 2011. Ý một  trong số những quốc gia  Âu Châu có thị trường năng lượng sạch lớn nhất vừa mới bịt nắp – cap  trợ cấp  năng lượng mặt trời ; và Cộng hòa Tiệp Khắc Czech và Tây Ban Nha  đang  cắt bớt  hiệu lực trước đây về giá cả  hai nước, này nói là họ trả cho năng lượng mặt trời. Những cắt xén này phần lớn phản ảnh mối ác cảm trợ cấp, nhưng chúng cũng phản ảnh là sự kiện là một khi những kỷ thuật này bớt phí tổn đi, chúng không còn cần đến trợ cấp lớn lao như trước nữa. Hổ trợ bất thường của chánh phủ là một lý do chánh tại sao tổng thể đầu tư tòan cầu về năng lượng tái sinh  lại xuống dốc bớt đi  gần 1/3 quí cuối cùng  năm 2010  và quí đầu năm 2011 .
     
       Ở Trung Quốc , hổ trợ chánh phủ đã  kiên định hơn nhiều. Đó là lý do tại sao ngày nay Trung Quốc là nước chi tiêu  lớn nhất cho năng lượng sạch trên thế giới  và năm 2010 đã dẫn đầu thế giới về dàn trải  những kỷ thuật gió qui ước.  Nhưng ở Trung Quốc, hạ tầng cơ cấu cần thiết để làm cho năng  lượng sạch ích lợi chưa đuổi kịp đầu tư. Cho nên hơn phân nữa các nông trang điện gió không sử dụng được, vì chúng không được nối kết với mạng lưới điện. Đa số các dự án  năng lượng tái sinh ở Trung Quốc  phản ảnh mong ước của các chánh quyền địa phương, hầu tạo ra công ăn việc làm hơn là sản  xuất những nguồn năng lượng sống còn được trên phương diện thương mãi.

     Ngành công nghệ  năng lượng tái sinh tòan cầu  đã cảm giác những ảnh hưởng của hổ trợ teo dần.  Chỉ số  Sáng tạo Năng lượng Mới Tòan Cầu Wilder Hill, theo dấu  hiệu năng của 100  cỗ phần  năng lượng khắp thế giới, đã  giảm mất 14 %  năm 2010,  thua kém chỉ số S&P 500 đến  hơn 20%.  Những nhà chế tạo thiết bị, tỉ như  các nhà sản xuất tế bào mặt trời và các nhà chế tạo tua bin,  bị thiệt hại  nhiều nhất.  Năm 2010, cỗ phần các công ty đã nhào đầu, vì yêu cầu mềm yếu  ở các thị trường Tây Phương  và cạnh tranh tăng gia  của các hảng Trung Quốc. Một tia hy vọng – mép viền bạc  là  thặng dư cung cấp  sẽ làm hạ giá cho người tiêu thụ, một khuynh hướng đã rỏ ràng  ở thị trường tế bào nhiên liệu thế giới.  Với năng lượng sạch  khốn đốn từ các chân trời  dài hạn, cọng thêm cường độ tư bản cao và tùy thuộc nặng nề chánh sách công hay đổi thay,  vài  công ty  hiểm nguy – venture  ở Thung Lũng Silicon xuống nấc thang hay hủy bỏ ngay cả những bộ phận đầu tư  năng lượng sạch. 

       Chắc chắn là   vài túi  tăng trưởng cường tráng vẫn còn duy trì, đặc biệt nơi nào các chánh phủ không bị lay chuyễn ủng hộ trợ cấp, tìm ra những phương thức dễ chịu che dấu  phí tổn tổng thể của trợ cấp, chẳng hạn như chuyễnn trực tiếp phí tổn qua người tiêu thụ  xuyên qua tiền thuế  như các biên lai thu tiền điện. Những túi này gồm có  điện gió ngòai khơi như ở Bắc Âu, trong đất liền như ở Trung Quốc hay điện mặt trời trên mái nhà cư dân ở Hoa Kỳ ( một con yêu quí của các nhà làm chánh sách  ở CaliforniaFlorida  và  NewJersey nắng nôi). Thế nhưng một cuộc cách mạng năng lượng thật sự không thể chỉ xây dựng  duy nhất  trên các hố (tường) này.

             Nói về một cuộc cách mạng

           Khủng hoảng đăng tăng  về công nghệ năng lượng sạch  là một cơ hội cho Hoa Kỳ  xét lại chiến lược của mình.  Rất ít  kỷ thuật năng lượng  sạch  đang được dàn trãi  ngày na ,  thật sự sống còn được trên phương diện kinh tế , nếu không có chánh phủ hổ trợ đáng kể.  Ngọai trừ  nhiên liệu sinh học  làm từ mía ở Brasil và điểm này giải thích tại cao ngành công nghệ căn bản là bắp ở Hoa Kỳ  đã động viên chống lại nhập khẩu nhiên liệu sinh học xứ Brasil.  Không có một nhiên liệu  sinh học  Hoa Kỳ nào  có thể thương mãi hóa khá rộng để có thể làm giảm bớt  được  sự mất  an tòan năng lượng – energy insecurity  hay hâm nóng tòan cầu cả.   

       Tiến bộ thật sự sẽ đòi hỏi chuyễn đổi ba lề lối,  cả ba đều  phải họa kiểu thế nào  hầu tăng gia sáng tạo và cạnh tranh  ở thị trường năng lượng sạch và như vậy cốt để  hạ phí tổn những cung cấp mới.  Trước hết, chánh phủ Hoa Kỳ sẽ phải chấp thuận  nhiều chánh sách “ kéo vào – pull” hơn, thay cho trợ cấp quá tốn kém theo chánh sách  “đẩy đi – push”  kỷ thuật đến thị trường.  Lề lối tốt đẹp sẽ là áp đặt một nắp bịt kín hay lập một sắc thuế về ô nhiễm  hâm nóng tòan cầu, nhưng hiện nay  những cố gắng này không lọt qua nổi Quốc hội.  Lề lối tốt đẹp thứ hai là lập ra một mẩu mực liên bang năng lượng sạch.  Lập ra một mẩu mực như thế, sẽ cần suy nghĩ lại  cái gì đáng giá là năng lượng sạch. Đa số chánh sách tụ điểm sai lầm  trên một lọat kỷ thuật phổ thông hẹp hòi, đặc biệt là tái sinh  tỉ như gió  và năng lượng mặt trời. Cạnh tranh  cũng có thể tăng gia bằng cách chấp thuận một pha trộn gồm  các nguồn năng lượng sạch, tỉ như  điện hạt nhân an tòan  và các nhà máy kiểu đúng mốt điện than đá ít ô nhiễm,  cùng  lúc với khuyến khích  hiệu năng năng lượng. Sau cơn động đất  và khủng hỏang  nhà máy hạt nhân Fukushima ở Nhật, đầu năm 2011, ca điện hạt nhân sẽ đòi hỏi  chú tâm đặc biệt. Nhưng sự kiện cơ bản   là điện hạt nhân vẫn còn là  một nguồn điện đại trà, kích thước lớn duy nhất,  không gây ra hiện tượng hâm nóng địa cầu .

       Một mẩu mực liên bang  cũng phải được vẽ ra, để khuyến khích chuyễn ra khỏi các kỷ thuật năng lượng tái sinh đã trưởng thành, hướng về thế hệ mới của những kỷ thuật sáng tạo hơn, có thể nâng cấp thêm  mà không cần trợ cấp . Mở rộng định nghĩa năng lượng sạch  và bó buộc kỷ thuật phải cạnh tranh theo hiệu năng, sẽ làm cho công nghệ   cạnh tranh  hơn trên tòan bộ.  Biện pháp này cũng đặt  công nghệ vào địa vị chánh trị chắc chắn hơn, giải thóat  nó khỏi trợ cấp thường hay biến mất, khi chúng trở nên quá to lớn, làm diều hâu ngân sách để ý đến.  Và chúng cũng sẽ mở rộng hổ trợ chánh trị, đi ra xa  khỏi  những dạng năng  lượng qui ước phát sinh  thêm ô nhiễm  và ít an tòan hơn,  tăng thêm tiền cọc là cách mạng năng lượng sạch có cơ  thành công.

      Thứ hai , chánh phủ Hoa Kỳ phải tụ điểm vào các tài nguyên  thuế vụ khan hiếm, cổ vỏ năng lượng sạch bằng những trợ cấp  thông minh hơn,  có thể lấp vùi hố cách biệt tài trợ  cho kỷ thuật và cho thương mãi hóa.  Chánh sách kéo vào  không thể  làm mọi việc một mình;  ảnh hưởng đẩy đi  của trợ cấp  sẽ phải chuyễn từ các kỷ thuật trưởng thành  qua một lọat  kỷ thuật mới sớm chớm nở hơn , đang cần được chánh phủ  cấp ngân khỏan.  Hoa Thịnh Đốn có thể giải quyết  hố  cách biệt kỷ thuật  bằng cách ủng hộ  thêm khảo cứu căn bản ở các viện đại học và la bô quốc gia, xuyên qua một dàn trải đề tài rộng rải. Hơn một nữa tiền  mọi khảo cứu và phát triễn  về năng lượng sạch là do ngân khỏan  chánh phủ,  và điều này chứng minh là các nhà đầu tư tư nhân  đã không tự riêng mình lấp hố cách biệt.  Cố giữ  hổ trợ chánh trị cho tài trợ này đặc biệt quan trọng vào thời điểm  ngân sách  chánh phủ thắt chặc. Nó cũng có thể hổ trợ  kỷ thuật còn ở giai đọan sớm sủa, mà các đầu tư tư nhân không cung cấp đủ ngân khỏan, nới rộng  các cơ chế,  tỉ như  Dự án Khảo cứu tiên tiến  của Cơ quan -Năng Lượng Advanced Research  Project Agency -Energy  (ARPA –E ) của bộ Năng Lượng Hoa Kỳ. Những chương trình này  đã bị các nhà phân tích tranh cải lo sợ rằng chánh phủ có thể  chọn lầm ngựa cỡi. ARPA-E  giảm bớt  nguy cơ này, vì tài trợ một lọat kỷ thuật cạnh tranh nhau và để cho khu vực tư nhân chọn  những kẻ thắng trận. Thật thế, ARPA-E đã  mô phỏng  những qui hoạch hửu hiệu của Ngũ Giác Đài ( Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ ) ủng hộ  những kỷ thuật hiểm nguy , mới lạ. Ngân sách bí mật  Bộ Quốc phòng  đã giúp các thư lại ở bộ chịu lấy hiểm nguy khó lòng chống đỡ  như ở bộ Năng lượng,  mà ngân sách cần trong trắng hơn và ít an tòan hơn. Thêm  lớp cách ly này vào  giữa ngân sách chánh bộ Năng lượng và  ARPA-E, sẽ giúp cho cơ quan rảnh tay hơn để chỉ đầu tư vào những  kỷ thuật sáng tạo nhất mà các nhà đầu tư tư nhân  không muốn xía vào. Cải thiện ARPA- E sẽ  cần có ngân khỏan vững chắc ( ngân sách cơ quan đang nằm trên thớt ) và giúp  cho cơ quan rèn đúc ra những  cộng tác chung dài hạn với các hảng tư, quan trọng cho thử nghiệm dẫn đường và triễn khai.

         Hầu giúp đở đóng kín hố cách biệt thương mãi hóa, chánh phủ Hoa Kỳ phải giúp hạ bớt hiểm nguy tài chánh phát triễn những kỷ thuật mới.  Chánh phủ có thể làm như vậy theo nhiều phương thức, gồm cả cách cải thiện và nới rộng những  chương trình cho các kỷ thuật  sáng tạo vay bảo đảm và họat động với các nhà điều hòa ( tiểu ) bang  để giúp các cơ sở tiện nghi ngành điện thâu lại,  đáng tin cậy hơn, số tiền họ đã chi tiêu về năng lượng sáng tạo , xuyên qua các  hóa đơn của  người  tiêu thụ.  Chẳng hạn, bảo đảm tiền vay đã chứng minh là khẩn thiết cho các dự án đầy hứa hẹn đại qui mô điện mặt trời  và cho các hảng đã thử nghiệm các kỷ thuật mới vẻ ra, để đốt than đá sạch hơn nhiều.  Những chương trình hiện hửu đang bị nhiều khó khăn hành chánh, một phần vì chúng nằm trong  bộ Năng Lượng và phải tuân thủ các thể thức ngân sách không khuyến khích lấy hiểm nguy, chủ yếu cho sáng tạo. Muốn các chương trinh này hửu hiệu hơn, phải tách chúng ra khỏi tầm tay của thư lại.  Một  đề nghị cho một thực thể tài chánh liên bang độc lập mới ,  Cơ Quan Quản trị Triễn Khai Năng Lượng Sạch CEDA - Clean Energy Deployment Administration, sẽ làm được việc này bằng cách  cung cấp  các bảo đảm tiền vay  và các dụng cụ tài chánh khác.Thế nhưng CEDA không được chấp thuận hay tài trợ.  10 tỉ đô la  dự liệu làm tư bản cần thiết cho  chương trình này, đã làm cho các diều hâu ngân sách  chùn bước, dù rằng  nới rộng Khoản 1603  đến năm 2011 cũng sẽ  tốn ít nhất số tiền tương đương.  Tạo ra CEDA, chờ đợi đã lâu, sẽ là một phương cách giúp chánh phủ cung cấp hổ trợ hào quang hơn  cho thử nghiệm  và triễn khai kỷ thuật, tỉ như tăng cường năng lượng địa nhiệt  và năng lượng hạt nhân thế hệ  kế tiếp mà các nhà đầu tư  không thể  hay sẽ không đầu tư riêng mình được .

       Thứ ba, chánh phủ Hoa Kỳ  phải làm nhiều hơn  để tham dự các thị trường đang trổi dậy,   nơi  phần lớn  tăng trưởng tiêu thụ và đầu tư  về hạ tầng cơ sở, sẽ xảy ra  tương lai.    Muốn như thế, phải tung ra  một thế chung sức xuyên biên cương,  gồm cả chánh phủ lẫn các công ty và tạo dựng những thị trường lớn hơn cho năng lượng sạch.  Chánh phủ Hoa Kỳ phải  khuyến khích  các công ty Hoa Kỳ chi tiêu ngân khỏan từ các khảo cứu năng lượng sạch chánh phủ bảo trợ  cho các  dự án liên doanh với các công ty ngọai quốc.    Một nhóm nhỏ  sáng kiến Hoa Kỳ - Trung Quốc  tư nhân và chánh phủ, đã được thành lập, nhắm mục đích  tài trợ khảo cứu chung và thử nghiệm các năng lượng sạch.  Nhưng những chung sức này vẫn còn quá ít và chúng có khuynh hướng  tụ điểm trên các đề mục tỉ như  tác quyền trí thức, thường gây ra xúc cảm nhưng lại không phải là  trở ngại chánh cho sáng tạo ngày nay.   Đối với Hoa Kỳ, Trung Quốc  sẽ là một kẻ cùng chung sức đặt biệt quan trọng,  vì lẽ các dự án năng lượng hạt nhân tân tiến, than đá sạch và các sáng tạo cốt tử  năng lượng sạch, tuồng như  xây dựng rẽ hơn và thử nghiệm dễ dàng hơn   ở Trung Quốc so với nhiều quốc gia khác. Muốn khuyến khích Bắc Kinh cộng tác, chánh phủ Hoa Kỳ cũng phải bảo đảm là thị trường  năng lượng sạch vẫn mở toang  và đủ cạnh tranh. Dù  đàm phán thương mãi  Doha Round  đã lê lết- khập khiểng gần 10 năm nay rồi mà chưa thấy  đạt bất cứ thỏa thuận cuối cùng nào, vài quốc gia năng lượng sạch  như Brasil, Trung Quốc,  Hiệp hội  Âu Châu , Ấn Độ, Nhật Bổn, và Hoa Kỳ có thể đạt một thỏa thuận đặc biệt tụ điểm trên năng lượng, một lảnh vực ( khác hẳn nông nghiệp ) trong đó một  mặc cả có thể nghĩ ra tương đối dễ dàng.  Cuối cùng, mở toang thị trường tòan cầu là một nền  bục tốt đẹp nhất cho sáng kiến Hoa Kỳ, để tạo ra công ăn việc làm cvà giải quyết các vấn đề tòan cầu, tỉ như thay đổi khí hậu và mất an tòan năng lượng.
                   
                    Khủng hỏang và Cơ hội

                 Thay đổi lớn lao ở ngành năng lượng  không xảy ra qua đêm đâu. Nhưng mục đích bạo dạn độc lập năng lượng  và thay đổi tận gốc đến năng lượng tái sinh  có thể hút dẫn  các chánh trị gia đánh giá cao những gì phổ thông  trên những gì đem lại  kết quả  thực tế trong dài hạn.  Các thúc đẩy ngắn hạn đã tạo ra chu kỳ thịnh vượng và suy thoái – boom and bust cycle , đã làm tổn thương ngành công nghệ năng lượng sạch. Chúng đã sản xuất ra những kiểu mẩu doanh nghiệp  tùy thuộc quá lố vào trợ cấp và những kỷ thuật   không cạnh nổi  năng lượng qui ước cùng một kích thước.

                Khủng hỏang  của khu vực năng lượng sạch đã lố dạng ở Hoa Kỳ. Nó  biểu hiện một cơ hội cho chánh phủ Hoa Kỳ để họa  kiểu những chánh sách thông minh hơn , vững bền hơn, đặt ưu tiên cao hơn cho sáng tạo ngày nay, nhắm về tương lai. Một chiến lược như vậy, tất sẽ gặp khó khăn thực hiện trên phương diện chánh trị, ở thời điểm ngân sách  chánh phủ teo mất đi.  Nhưng đây cũng là lúc  phải lựa chọn những giải pháp cam go . 

         ( Dịch từ nguyệt san “ Ngọai Giao”  số tháng 7- 8 năm 2011)

                    ( Irvine, Nam Ca Li,  ngày 10 tháng 7 năm 2011 )   
                                                                                                      

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét