Chủ Nhật, 17 tháng 7, 2011

E- warfare

Chiến tranh điện tử E- warfare thay đổi cục diện chiến đấu , trận mạc
                                                                G S Tôn Thất Trình
Phi cơ EA-18G Growler do hãng Boeing cung cấp cho Hải Quân Hoa Kỳ 

  
         Cách đây  gần một năm , vào tháng 8 năm 2010 , chúng tôi đã thông tin tấn công điều khiển học – cyber attacks theo quan điểm  Richard A.Clarke trình bày ở  nguyệt san Discover tháng 7-8 năm 2010. Nói qua về cuộc tấn công điều khiển học của Do Thái phá tan lò phản  ứng hạt nhân Xi Ri – Syria, Nga tấn công cyber Estonia và Georgia ( Trung Đông ), Trung Quốc tấn công Google và các tòa đại sứ Âu Châu năm 2007 v.v… Nay thì Hoa Kỳ đang tìm kiếm  nhiều tỉ đô la để nâng cấp  kho võ khí  điện tử Hoa Kỳ, khi  các kẻ thù của Mỹ cũng đang nâng cấp  hệ thống phòng không – air defense systems của họ. Sau đây là quan điểm  của W.J. Hennigan , trình bày  trên nhật báo Los Angeles Times ngày 11 tháng 7 năm 2011.

           Trên màn trời xứ Li Bi-  Lybya, Bắc Phi , Hải quân Hoa Kỳ  đã triễn khai  một đội nhỏ  máy bay phản lực  siêu thanh – supersonic  jet EA-18 Growler để làm “ tắc nghẽn – jam”   các radar ở mặt đất  của Moammar Kadafi, gíúp cho  các máy bay chiến đấu  - fightersoanh tạc – bombers  tự do bắn phá  xe tăng, các kho  tồn trữ  truyền thông  và nhiều mục tiêu chiến lược khác .
EA18 Growler
           Đây là một trình diễn  mới  nhất  của phần cứng – hardware  “tấn công điện tử -  electronics attacks”  gọi là EA trên tên họ Growler’ s . Các đạo quân  đã từng  đụng độ điện tử  kể từ Thế Chiến Thứ II, nhưng kỷ thuật  ngày nay gói trọn một đòn mạnh chiến lược, chưa hề thấy  cách đây một chục năm.
          Khi  các đối thủ ngọai quốc  tiếp tục cải thiện  khả năng rađar của họ và các mạng lưới phòng không, các khủng bố  khắp thế giới sử dụng các đồ điện tử  tiêu thụ cận đại  để phát động chất nổ, Hoa Kỳ đã phải chi tiêu  hàng tỉ đô la   trong một cố gắng  đồ sộ để giải đáp. Những kẻ làm tắc nghẽn – jammers này, chẳng hạn, khạc ra những làn sóng rađiô và phát đi  tiếng ồn ào điện từ - electromagnetism  noise khác, hầu trộn lộn xộn lung tung các tín hiệu  điện tử thù địch.

           Theo lời Peter W.Singer,  chánh chuyên viên viên Brooking Institute ( viện nghiên cứu quốc phòng, ngọai giao Hoa Kỳ ) , đó là tiến trào  tự nhiên về chiến tranh.  Các chiến sĩ chiến tranh  đã từ  các vỏ khí vật chất như giáo mác và dao búa,  lần dần đến các vỏ khí hóa học như thuốc súng và chất nổ, tiến tới điện tử với các làn sóng rađiô  và các mã số computer.

              Ở thời điểm  mọi con mắt đổ dồn vào cắt xén bớt ngân sách quốc phòng ( Hoa Kỳ ) kỷ thuật tấn công điện tử là một trong vài lĩnh vực gồm có chiến tranh điện tử , song song với máy bay vo ve – drone , không người lái và an ninh điều khiển học – cyber  security, đã được tống thống Obama rêu rao là muốn chi tiêu thêm. Ngũ Giác Đài  đang tìm  cách tăng thêm ngân sách  các khảo cứu kỷ thuật  quốc phòng, gồm cả chiến tranh điện tử , lên đến  $12. 2 tỉ đô la trong tài khóa 2012 từ $11.8 tỉ và điều này không gồm cho tiêu cho phần bí mật – classified  portion  của ngân sách Quốc phòng Hoa Kỳ .

           Các nhà chỉ trích kể ra lọai chi tiêu quân sự này là một tỉ dụ khác cho  mối sưng vù  ngân sách  quốc phòng Mỹ tổng cọng là   $729 tỉ đô la (  7- 8 lần hơn tổng lợi tức quốc gia Việt Nam hiện nay).  Laura Peterson, nhà phân tích  an ninh quốc gia Hoa Kỳ về   “ Lý lẽ thông thường cho Kẻ đóng thuế”, nhóm  “chó giữ nhà – người kiểm sóat”   chánh phủ nói : lẽ dĩ nhiên là phải đặt ưu tiên , nhưng chánh phủ cần  tự hỏi  vào thời điểm nào đó, liệu  chúng ta có cần  điều này không ?  Chúng   tôi chưa thấy  loại kỷ luật  cần thiết  để thật sự  gò cương,  bước lui cho con ngựa quốc phòng.

            Ngũ Giác Đài cũng đã yêu cầu $ 1.1 tỉ  chế tạo  thêm 12 Growlers nữa, ngay cả khi các nhà thầu quốc phòng  đang ganh đua những quyền lợi  béo bở   xây dựng  thế hệ kế tiếp linh kiện làm tắc nghẽn, nới  rộng lớn lao thêm khả năng quân sự  làm gián đọan hay  lừa bịp  điện tử thù địch.

             Những kẻ  bào chửa cho kỷ thuật làm tắc nghẽn nói rằng đây là kỷ thuật tiết kiệm nhất - cost effective ,vì lẽ nó ngăn ngừa  các máy bay  của Hoa Kỳ hay của NATO -  Tổ chức  Hòa ước Bắc Đại tây Dương khỏi bị bắn rơi. Theo lời  Loren Thompson, nhà phân tích chánh sách quốc phòng cho Viện  Lexington Institute ở thị trấn Lexington, bang Virginia thì tăng thêm tài trợ này rất cần thiết  duy trì  mép nhọn của chiến tranh điện tử. Các quốc gia khác đã  tăng cường, cải thiện đáng ngạc nhiên  những hệ thống  điện tử của họ  và đã có  phòng vệ tốt hơn chống các tấn công điện tử.  Kỷ thuật chiến tranh điện tử -đa số là đại bí mật -  nhắm   tái lập thăng bằng  với những đầu tư hàng triệu đô la quân sự ngọai quốc đã nâng đở phòng không và tiến triễn liên tục  radar dò tìm .   

               Theo giá  là 74 triệu đô la cho mỗi máy bay, Growler của hảng Boeing là một vật trưng bày về hiểu biết  điện tử của dân Mỹ với  hệ thống radar cao lực do hảng Raytheon làm ra và các  kẻ làm tắc nghẽn radar chiến thuật  do hai hảng ITT Electronics Systems và Northrop Grumman Corp chế tạo.  Máy bay Growlers  căn cứ ở Trạm Không quân của Hải quân  Hoa Kỳ  tại Whidbey Island, Washington,   trông tựa  như các máy bay chiến đấu oai vệ, vỏ trang từ đầu đến đuôi với bom lớn móc ở cánh, sẳn sàng thả xuống quân địch. Sở dĩ như vậy vì Growler là  một dịch bản sửa đổi của máy bay F/A- 18 Super Hornet. Nhưng nhìn  gần hơn, nó bộc lộ  là thay vì bom, nó  mang theo một dàn trãi rađar, ăng teng và  các bộ phận cao kỷ . 
      
            Mỗi một linh kiện móc ở các cánh máy bay Growler, thực hiện  nhưng chức năng khác nhau, gồm  có  xác định chính xác   các vị trí rađar địch , chặn  bắt và làm tắc nghẽn  các tín hiệu rađiô và theo  dõi thay đổi các chiến thuật rađar.  Theo lời đại tá  Mark. W. Darrah, xử lý chương trình Growler của Hải Quân, nhiệm vụ của chúng tôi là kiểm sóat  quang phổ điện từ  trên chiến trường. Cách duy nhất  để biết  là một cuộc tấn công điện tử đã thành công là khi nào mọi máy bay trở về căn cứ an tòan, sau khi thi hành sứ mệnh.  Chứng cớ  chúng thành công ở Li Bi (a) , theo lời ông, là sau 5000  sứ mệnh đánh phá của NATO,  không có một máy bay Growler nào đã bị bắn hạ.

            Các đoạn thân máy bay Growler  được chế tạo  bên trong một cơ sở 1 triệu bộ vuông  929.03 triệu cm2  của hảng Northrop, Đại lộ Aviation Boulevard , cách phía Nam  Phi trường Quốc tế Los Angeles  chừng một dặm Anh ( 1,6 km ).

          Mãi  cho đến khi Growler được dàn quân  ở Libya , Hải quân vẫn còn dùng  máy bay Prowler EA thời chiến tranh Việt Nam  cho các sứ mệnh  tấn công điện tử. Growler hiện tại bay mau hơn máy bay Growler cũ  tiền nhiệm ,  tốc độ  đến 1100 dặm Anh một giờ ( 1769 km  một giờ)  và chỉ cần hai phi công,  thay vì 4 phi công ở buồng lái  để thi hành sứ mệnh.

           Nhưng khi Growler  bước vào dịch vụ chiến tranh,  công tác đã bắt đầu  chế tạo một linh kiện làm tắc nghẽn mới  cho máy bay phản lực , hầu  đem lại khả năng lớn hơn  để làm luống cuống kẻ thù . 4 khổng lồ công nghệ không gian đang cạnh tranh nhau chế tạo  một đấu thầu làm linh kiện trị giá $2 tỉ  : Northrop, BAE Systems, Raytheon,  một nhóm ITT và Boeing.   Một ngân khỏan tổng cọng $168 triệu  đã được  Hải Quân trao cho các công ty  để khảo cứu và phát triễn  chương trinh này.

            Mục đích  là khởi sự sản xuất những linh kiện làm tắc nghẽn mới  trên máy bay Growler , máy bay chiến đấu   F-35  Joint Strike  Fifter Jet  và  có thể luôn cả  các máy bay vo ve không người lái , vào năm 2018, theo lời nhà phân tích quốc phòng Thompson .

            Những đòi hỏi  cho linh kiện làm tắc nghẽn mới, chưa được kết thúc hay tuyên bố. Không biết gì về chi tiết và khả năng,   vì lẽ chiến tranh điện tử  luôn luôn  được màn bí mật bao phủ ,  hầu  tranh tiên  thắng lợi các địch thủ tiềm thế.  Thế nhưng không  làm ngưng nổi  xầm xì tư biện cái gì đã được chấp thuận và sẽ dùng nó cách nào.  Tuồng như  nó sẽ  cho Growler khả năng phóng đi những tấn công điện tử  băng cách  cho viruses lẽn vào các mạng computer địch , trên trời cao cách địch   hàng ngàn bộ Anh , theo lời Thompson.

             Như đã ghi trên, kỷ thuật đã có thể được Israel – Do Thái  sử dụng  năm 2007, thả bom một cơ sở hạt nhân xứ Xiri – Syria theo lời  nhà chuyên viến chống khủng bố Richard A. Clarke , một cựu cố vấn cho Ủy Ban  An ninh Quốc gia Hoa Kỳ  trong sách “Chiến tranh Điều khiển học – Cyber War”.  Ông ta đã viết là trong cuộc tấn công, Israel đã có thể sử dụng các làn sóng rađiô , để phát đi các gói dữ liệu computer đến mạng lưới phòng không Xi Ri.

             Những gói này  làm  hệ thống hư hỏng, nhưng chúng cũng  đuợc  chỉ thị  là không được hành động như thể  là một cái gì  sai quấy đã xảy ra  với chúng.  Chúng  có thể  chỉ chơi lại trò lượn vòng – do loop  trên trời  như trước khi tấn công xảy ra. Khung trời  xem cũng tựa như trước  khi trời trống rổng , ngay cả khi thật sự  chúng đầy rẫy máy bay chiến đấu Do Thái.

                Chú thích hình máy bay Hải Quân Hoa Kỳ Growler đính kèm :
Xin nhấp chuột để làm hình lớn ra
        1- máy nhận tín hiệu làm tắc nghẽn - signal jamming receiver : Hội nhập các tín hiệu  nhận từ các ăng teng  cho phi đòan sử dụng .  Có thể theo dấu các thay đổi rađar địch  xuyên qua một bộ dụng cụ quang phổ.  2- hủy bỏ giao thoa ( nhiễu )- interference cancellation :  giúp    truyền thông tiếng nói , trong khi  làm tắc nghẽn điện tử đang tiến hành . 3-   Mũ đặc biệt- special helmet:   bên trong gương nhìn  trưng bày những dữ liệu  mục tiêu và chuyến bay . 4-  hỏa tiễn không trung – đến không trung ( không – không ) – air to air missile:   võ khí mọi thời tiết , có thể bắn các mục tiêu ngòai tầm mắt nhìn . 5- ăng teng làm tắc nghẽn tín hiệu- signal jamming antenna. Rà dò 360 độ để khám phá các tín hiệu rađar và   xác định vị trí rađar . 6- Thùng nhiên liệu – fuel tank :  mỗi  thùng chứa 480 lít . 7- rađar tấn công- attack radar:  rađar tầm xa dò tìm các mục tiêu và có thể hội nhập thông tin cho các  tài nguyên trên không và ở mặt đất , kể cả xe cộ không gian không người lái. 8-  hệ thống làm   tắc nghẽn – jamming system : nhận dữ liệu  từ một xử lý tín hiệu , nhận diện chữ ký điện tử và  chuyễn hướng tín hiệu làm tắc nghẽn đến mục tiêu. 9-  hỏa tiễn  chống phóng xạ : anti radiation missile : sử dụng để  phá hủy rađar địch nếu cần.  Nó đến đích  các truyền  phát từ các vị trí theo tốc độ lớn hơn Mach 2 .      
        
                          


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét