Thứ Bảy, 15 tháng 10, 2011

Bô Xít


Vài điểm kinh tế, mậu dịch tòan cầu, chúng ta nên lưu ý thêm chăng ?
       Câu chuyện tinh luyện bô xít thành aluminium ở xứ Băng Đảo
                                                                  G S Tôn thất Trình
 Nhà máy aluminium Alcoa ở Reyðarfjörður, Iceland
Dân Băng Đảo -Iceland , Islande chia rẽ  nhau về nhiệm vụ  nhom – aluminium trong tương lai
                  
                Tháng 8 -2011, phóng viên  Henry Chu, báo cáo về nhật báo Los Angeles Times  từ thị trấn Grundartangi, gần thủ đô Reykjavik  xứ Băng Đảo,  rằng vài người cho ngành công nghệ  aluminium là  sống còn cho phục hồi kinh tế , nhưng vài người khác lại thấy đây là  cội rễ của sụp đổ kinh tế xứ này. Môt phần phép chửa trị hay nguyên do của nung chảy kinh tế ngọan mục  nằm ở vịnh hẹp – fjord , fiord  nước xanh lạnh lẽo và núi tuyết phủ trắng xóa. Đó là lò nung chảy aluminium đồ sộ ở  mép bìa hải cảng, mở rộng hơn vài trăm hecta. Chủ nhân là  Công ty Century Aluminium Co. tại Monterey, bang Ca Li- Hoa Kỳ, nhà máy chạy nhiên liệu  năng lượng địa nhiệt – geo thermal và thủy điện, khuấy tung lên, sản xuất  gần 300 000 tấn aluminium một năm, gửi đi bán khắp thế giới.  Nhắc lại là cần trung bình 4 tấn quặng bô xít để làm ra  2 tấn alumina- oxyd aluminium, một lọai bột trắng  và 1 tấn kim lọai sơ khai aluminium. Hai nhà máy khai thác quặng bô xít, 1 ở Tân Rai- Lâm Đồng  và 1 ở Nhân Cơ Đắc Nông, mỗi nơi dự trù sản xuất 500 000- 600 000 tấn alumina một năm , nghĩa là phải khai thác gần 2, 5  triệu tấn quặng bô xít một năm. Hình như Tân Rai đã bắt đầu xuất cảng bột trắng alumina cuối tháng 9 ( ? ) năm 2011 và Nhân Cơ cũng sẽ xuất khẩu năm 2012 (? ). Muốn sản xuất một tấn quặng bô xít thành một tấn aluminium cần  chừng 13 500 kw - giờ  và 600 000 tấn aluminium từ quặng sẽ cần  một nhà máy điện công xuất 320 000 kw , nếu tính trung bình một nhà máy  5000 kw- giờ một năm. Tinh luyện từ quặng thành alumina  chỉ cần 18% năng lượng tòan chu trình- 100% từ quặng đến sản phẩm aluminium. Hình như một công ty Đại hàn và một công ty Vân Nam- Trung Quốc dự trù đầu tư thiết lập nhà máy tinh luyện bột alumina thành kim loại và sản phẩm aluminium ở Việt Nam( ? )      

                 Khi kinh tế Băng Đảo  sụp đổ năm 2008,  đẩy xứ này đến bờ vực thẳm phá sản, sản xuất ở đây và ở hai lò nung chảy khác trong xứ, tiếp tục, giúp xuất khẩu sống sót  trong 2 năm đau khổ vì  khủng hỏang thóai hóa kinh tế.  Nay thì mầm phục hồi đang xảy ra và xứ Băng Đảo đang trên con đường trở lại mau lẹ tăng trưởng vững bền, trên hẳn các quốc  Âu Châu  khác nợ  nần đầy nhóc, tỉ như Hy lạp - Greece hay Ái Nhĩ Lan – Ireland.  Nhưng điều này cũng  đổ thêm than vào lò tranh cải là aluminium đóng vai trò quan trọng bao lớn  trong tương lai xứ dân cư ít ỏi này.  Hiện kim lọai alumimium chiếm 1/7 tổng sản xuất kinh tế  xứ sở.
                Tranh chấp đắng cay là giữa các nhóm ủng hộ doanh nghiệp  chống lại các nhà  cốt cán môi sinh và những người nghi ngờ ngành công nghệ aluminium.
                 Các công ty ngọai quốc  thảy đều hồ hởi  muốn nới rộng họat động, bị năng lượng rẽ rề hút dẫn. Những người ủng hộ nói rằng  những dự án  đầu tư đại trà  là sống còn thúc đẩy kinh tế và tạo công ăn việc làm. Nhưng những dự án này báo động, không những chỉ cảnh cáo về những tai hại không sửa chửa được nữa cho môi sinh mà  còn đổ lỗi xứ Băng Đảo  ôm chồm nồng nhiệt “ Các Hảng Aluminium Bự”  gây ra   hổn lọan tài chánh xứ sở  trước nhất là nổi lữa, châm ngòi  cho một  phồn thịnh kinh tế không vững bền. Nếu như các dự án nới rộng  được chấp thuận , - 2 nhà máy mới  đang bàn cải - cái gì ở một xứ  truyền thống là ngư phủ, đang trên còn đường trở thành  một lò nung chảy khổng lồ ở Bắc Đại Tây Dương ,theo lời các nhà chỉ trích.  Andri Magnason, một văn sĩ và  làm phim xi nê, nhà chỉ trích cao độ ngành  công nghệ aluminium, cho biết tệ hại là Xứ Băng Đảo đã “bỏ hết mọi trứng vào chỉ một giỏ thôi”.
               Đây là một giỏ  đã tăng  kích thước đáng ngạc nhiên, nếu so sánh với các lảnh vực kinh tế khác, trong  thập niên vừa qua.  Lò nung chảy aluminium  xưa cũ nhất  đã được thiết lập 42 năm rồi, nhưng mãi cho đến năm 2000,  aluminium chưa bao giờ  chiếm hơn  trung bình 3 % tổng lợi tức quốc gia.  Điều này đã thay đổi  khi chánh phủ  năng nổ ve vãng  các công ty kim lọai  và chấp thuận xây cất  hai nhà máy to lớn.  Đến năm 2008, xứ Băng Đảo đã sản xuất chừng 870 000  tấn aluminium một năm, hầu  hết  xuất khẩu bán cho các  người mua hải ngọai. Năm  đó, xuất khẩu aluminium đã vượt xuất khẩu hải sản về giá trị  lần đầu tiên trong lịch sử Băng Đảo.
            Các công ty làm ( tinh luyện ) nung chảy –smelting company nhập khẩu quặng bô xít, nguyên liệu thô sơ  tinh luyện ra aluminium, từ các quốc gia  như Hoa kỳ, Ái Nhĩ Lan  và Úc châu, vì  Băng Đảo không có quặng  bô xít. Cũng xin nhắc lại là Việt Nam đứng hàng thứ ba thế giới về trử lượng quặng bô xít, nay ước lượng  là từ 5.6 – 8.3 ngàn   triệu- tỉ tấn, chỉ sau Guinea – Phi Châu và Úc. Và cũng đang  cùng Cam Bốt  thám hiểm thêm trử lượng bô xít  bên kia  biên giới Đắc Nông ở Cam Bốt.  Nước xài aluminium lớn nhất thế giới là Trung Quốc( trên 6.5 triệu tấn/ năm ), ba lần hơn  hai nước kế tiếp là Hoa Kỳ và Nga, sau đó là Nhật và  Hàn Quốc ( Nam Hàn ) …Trung Quốc, Thái Lan, Canada …đều phải nhập khẩu bô xít ngọai quốc. Nhưng nung chảy  bô xít  tại đây, giúp Băng Đảo  có nhiều  sông, thác, suối nước nóng, và hỏa diệm sơn khai thác các tài nguyên thiên nhiên  của mình bằng cách cung cấp cho các nhà máy chế tạo aluminium  thủy điện và nhiệt điện giá rẽ.  Nếu không, xứ Băng Đảo sẽ không có thị trường cho mọi tài nguyên năng lượng sạch  xứ mình mà tiềm năng sản xuất lớn lao.  Bjarni Mar Gylfason, trưởng kinh tế gia Hiệp hội  Công Nghệ xứ Băng Đảo nói : nước  chúng tôi  ở giữa miền Bắc Đại Tây Dương. Chúng tôi không nối được với mạng lưới điện lục địa Âu Châu, thế cho nên  chúng tôi  xuất khẩu năng lượng- điện  dưới hình thức aluminium.
            Ba lò nung chảy tiêu thụ  điện ít nhất là 5 lần  số điện  320 000 dân xứ Băng Đảo. Các nhà máy cung cấp khỏang 1 400 công ăn việc làm. Các nhà môi sinh học công nhận rằng khi sử dụng năng lượng sạch, các nhà máy này  ô nhiễm ít hơn là các nhà máy nung chảy dùng nhiệt điện than đá ở các quốc gia khác. Tuy nhiên họ cảnh cáo là các công ty  aluminium đã trích  nhiệt lượng từ Trái Đất  mau lẹ  hơn là Trái Đất có thể tái cung cấp.  Dù cho  nhiệt lượng dưới đất tuồng như không bao giờ cạn kiệt trên  căn bản tòan cầu, nhưng đào quá nhiều giếng  khai thác nước nóng và hơi nước,  mà không để  cho thiên nhiên tái  cấp kịp nguồn xuất, có thể làm cạn kiệt một vị trí địa phương theo thời gian. Theo Magnason, họ đã trình bày vấn đề… như thể là vô tận . Chỉ khoan một lỗ và  mọi người  thảy đều có ít nhiều.  Sự thật không hẳn như vậy.  Ông và nhiều người khác nghi ngờ  các chức quyền  đã hiến dâng  nhiều doanh vụ kiểu yêu đương cho  các hảng aluminium. Giá điện các nhà máy điện quốc doanh cống hiến cho các nhà máy nung chảy  chưa hề công bố.
            Ngòai ra còn nhiều phí tổn môi sinh.  Lò nung chảy lớn nhất xứ Băng Đảo, khai trương năm 2007 ở phía  Đông Đảo, khiến chánh phủ phải xây cất  một lọat đập và một hồ trữ nước đồ sộ, các nhà môi sinh học lo sợ  sẽ gia  tốc xói mòn – xâm thực , tai hại cho sĩ số nai  và ngỗng  chân hồng vùng này.  Bà mẹ của  ca sĩ nhạc phổ thông Bjork  cũng là  một nhà chống đối  chánh ngành công nghệ aluminium, đã tuyệt thực làm reo, hầu ngưng chặn dự án. Các kẻ cốt cán   chống aluminium  cũng nói là điều đình xây cất  nhà máy nung chảy phía đông, chủ nhân  là Alcoa Inc. căn cứ ở thành  phố Pittsburgh, Hoa Kỳ - hảngAlcoa đã từ chối khai thác quặng bô xít Tây Nguyên( ? ),  trước khi Việt Nam chấp thuận cho  Chinalco- Chalioco làm alumina ở Tân Rai và Nhân Cơ (? )-   giúp khởi động cuộn  xoáy tròn tài chánh  Băng Đảo.
           Các nhà chỉ trích  nói rằng thương thảo đưa xứ Băng Đảo  vào tầm mắt của đầu tư ngọai quốc, bất thình lình  đổ tiền của  vào xứ này, phát sinh một phồn thịnh kéo dài từ 2003 đến  2008. Tràn đầy tiền mặt chưa bao giờ xảy ra, các  ngân hàng Băng Đảo bắt đầu  cho vay và đầu tư  mạnh mẽ. Lãi xuất tăng mạnh khi doanh nghiệp và cư dân sung sướng nhận tín dụng dễ dãi, cư dân vay nhiều  món nợ để mua bất cứ điều gì. Giá trị   đồng tiền Băng Đảo là krona cũng tăng vọt.  Các ngân hàng trở thành đòn bẩy quá nghiêng lệch, khiến  nợ cho vay lến đến  10 lần tổng lợi tức quốc gia, làm cho  vài nhà bình luận  mô tả xứ Băng Đảo như là một qũy  hiểm nguy, tránh né – hedge fund Viking khổng lồ.
          Khi  tài chánh tòan cầu suy sụp,  nền kinh tế Băng Đảo nổ tung. Doanh vụ sụp đổ,  không trả nợ nỗi nữa, thị trường chứng khóan mất 95% giá trị từ đỉnh cao.  Những người khác nói là vô ý thức đổ lỗi cho  thương thảo làm lò nung chảy với Alcoa  đã gây ra xóay tròn  khủng hỏang tài chánh.  Gylfason của Hiệp Hội  Công nghệ Băng Đảo  nói : Lẽ dĩ nhiên, nó đã đánh dấu khởi sự một phồn thịnh kinh tế. Nhưng  với các thị trường kinh tế đầu cơ như điên dại  khắp thế giới lúc đó, tôi tin chắc rằng  khủng hỏang kinh tế và sự phồn thịnh  cũng sẽ xảy ra, dù không  xây cất các lò nung chảy đi nữa. Nay kinh tế Băng Đảo  đang khởi sự  tăng trưởng lại rồi, có lẽ năm 2011 chỉ khiêm tốn ở mức 2%, theo các tiên đóan quốc tế.  Và hảng Alcoa đang đẩy mạnh  xin phép xây cất thêm một nhà máy nung chảy nữa ở miền Bắc Băng Đảo .  
              Gylfi Zoega, một nhà kinh tế viện Đại học Băng Đảo  nói là đầu tư mới  vào một dự án chánh  có thể là một mủi tiêm chích cho tin tưởng mà không đem lại  mong đợi quá đáng.  Kinh tế Băng đảo hiện qúa trì trệ, một phát chích tăng cường sẽ không gây ra sôi nổi phi lý và cảnh cáo chống lại việc biến công nghệ aluminium thành một “ chỉnh đốn mau lẹ - quick fix”.  Những lo ngại môi sinh đã  trì hõan thương thảo với Alcoa.  Chánh phủ  thiên tả Băng Đảo  cũng   lảnh đạm với ngành công nghệ aluminium  hơn là chánh phủ trước  mà công dân Băng Đảo, tức giận vì sụp đổ kinh tế xứ sở, đã bỏ phiếu tống cổ đi. 
            Thế nhưng các nhà chống đối lò nung chảy Alcoa đề nghị, cũng không  ngồi yên đâu. Magnason nói:  Hoa Kỳ  đã không cho phép  Alcoa vào công viên  Yellowstone ( nơi có vòi phun nước địa nhiệt ngọan mục). Nhưng Băng Đảo lại  hiến các công viên Yellowstone của mình cho Alcoa . Tại  sao Alcoa không đựơc phép vào Yellowstone ở ngay nước mình, trong khi đó Băng Đảo lại  sẳn sàng hy sinh các vùng yellowstone  xứ  mình  cho Alcoa ?                     
                 Tại  miền Tây Băng Đảo,  lò nung chảy  ở Grundartangi  sừng sững trước mắt từ một xa lộ  kế cận.  Xe ô tô và xe vận tải  chạy xuôi ngược  ra vào cơ sở  phức tạp  từ một đường lộ  vào, các nhà môi sinh  cốt cán đã cố tâm chận không cho vào, 3 năm trước đây.
                   Nhà máy khởi công hoạt động năm 1998  và dùng  hơn 400 nhân viên.  Dung lượng sản xuất  tăng mau,  suốt những năm Băng Đảo phồn thịnh.  Chủ nhân là Century Aluminium nay hy vọng xây cất thêm  một lò nung chảy nữa ở ngọai vi thủ đô Reykjavik  gần vị trí một căn cứ quân sự Hoa Kỳ, nhưng dự án  gặp phải nhiều chậm trễ.  Century là một  công ty buôn bán và cũng điều khiển những nhà máy khác ở  các bang Hoa Kỳ là KentuckyWest Virginia , và các mỏ bô xít tại Jamaica- Trung Mỹ Châu. Michael Dildine, phát ngôn viên công ty cho biết là  tình thế ở Băng Đảo rất nhạy cảm, chúng tôi đang thương lượng một số vấn đề.  Chúng tôi  hình dung một thể dạng ít lộ liễu, thấp kém ở xứ Băng Đảo.  Các cốt cán chống đối,  làm áp lực với  chánh phủ để chánh phủ  ngưng nới rộng  công nghệ aluminium.  Tổng trưởng  Môi sinh hiện hửu  rất thiện cảm  với họ, nhưng Magnason lo ngại là những khía cạnh kinh tế có lẽ sẽ thắng cuộc. Ông nói : không khác chi mấy đậy nắp một cái gì đang sắp nổ tung. Chúng tôi có vài tiến bộ. Mặt khác, khi  bạn có một tỉ đô la đang chờ đợi đổ vào dòng kinh tế khi bạn đang có 9% thất nghiệp, mọi điều có thể lạc hướng !

                  ( Irvine , Nam Ca Li . ngày 7 tháng 10 , năm 2011)  
                   

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét