Thứ Hai, 8 tháng 3, 2010

Hiểu biết khoa học kỹ thuật

    Tản mạn , tiến bộ hiểu biết khoa học kỹ thuật
      G S Tôn thất Trình 
    1. Lảnh vực sinh học
                 1-Biết qua công trình nhà tiền phong di truyền học đọat giải Nobel  Joshua Lederberg

                 Joshua Lederberg  đọat giải Nobel  nhờ khám phá ra là vi khuẩn- bacteria có phái tính- sex,  thiết lập được nền tảng của di truyền học cận đại  và công nghệ sinh học, từ giả cuộc đời  vì sưng phổi  ngày 3 tháng hai  2008  ở thành phố New York City . Thọ 82 tuổi . Ông làm ra công trình tiền phong phi phàm này , lúc ông  vẫn còn học Cao học, giúp ông  trở thành một trong những nhà khảo cứu đầu tiên  thao tác gen( es )  trên sinh vật  . Công trình mở đường cho hiểu biết cách nào vi khuẩn tiến trào và những cơ chế chúng  phát triễn và chuyễn giao mức đề kháng các thuốc kháng  ( trụ ) sinh.   Nó cũng giúp khởi sự một sự nghiệp  lâu dài và mỹ mãn ở ngành sinh học không gian và thông minh nhân tạo, cùng 40 năm  ở các ủy ban cố vấn  chánh phủ Hoa Kỳ về chách sách y tế , an ninh quốc gia và kiểm sóat vũ khí .




              Với tư cách là chủ tịch Cơ Quan Rockefeller  , New York City , từ năm 1978 đến năm 1990, ộng là thiết yếu trong việc  Cơ quan tái tạo  nhiều cơ sở khảo cứu khoa học  và xây cất mới . Theo nhà sinh học phân tử Stanley N. Cohen ,đại học Stanford , Bắc Ca Li: nói : Josh là một trong những nhà khoa học Hoa Kỳ đầy sáng tạo nhất thời đại chúng ta:.  Joshua suy tư rộng lớn và sâu đậm hơn, trên nhiều điều hơn bất cứ ai tôi được biết  Ông chết  đi là một mất mát lớn cho tất cả chúng ta .
              Khi Lederberg khởi sự khảo cứu của ông , ngay sau Thế chiến Thứ II,  các nhà sinh học  hiểu biết rất giới hạn  về di truyền học và sinh sản vi khuẩn.  Oswald Avery , nhà sinh học phân tử tiền phong, đã khám phá ra  năm 1944 là acid deoxyribonucleic  hay DNA ,  là vật liệu  làm mã số cho thông tin di truyền của đời sống  , gồm luôn  cả vi khuẩn . Cảm ứng vì những khám phá này, ông xin  nghĩ việc tạm thời  ở trường y khoa viện đại học Columbia  và khởi sự nghiên cứu khẩn cầu phổi – pneumococci  và Escherichia coli với Edward L. Tatum , viện đại học Yale. Vào lúc đó, vi khuẩn  được xem là những sinh vật đơn giản , sinh sản bằng phân bào – cell division và như vậy sản xuất con cái, trên phương diện di truyền y hệt cha mẹ , nghĩa là các tinh dòng – clones.
             Chỉ trong 1 năm , hai ông đã có khả năng trình bày  là Ẹ coli , khi   chuyễn qua một thời kỳ có phải tính, chúng có thể giao cấu  và trao đổi thông tin di truyền; một tiến trình tên gọi là tái phối hợp – recombination hay  tiếp hợp –conjugation .  Khi vi khuẩn ở thời kỳ có phái tính ,  tiếp xúc nhau , chúng có thể trao đổi những vòng – rings DNA ,  tách rời từ DNA nhân của chúng , mà Lederberg đặt tên là plasmids ( plasmit ). Phép đặt này không được hưởng ứng , mãi cho đến thập niên 1970, khi đã rỏ ràng  gen  mật mã ở plasmid  là cơ chế các vi khuẩn chuyễn giao sức đề kháng  thuốc kháng sinh,   từ một sinh vật này đến một sinh vật khác.
          Năm 1952 ,   họat động với sinh viên  Norton D. Zinder , Lederberg xác định  một cơ chế thứ  hai cho sự trao đổi gen, gọi là tải nạp – transductiọn. Ở tải nạp , những virus lây nhiễm vi khuẩn ấy đi một hay nhiều gen  của DNA vi khuẩn và nhét  chúng vào hệ gen  của một vi khuẩn thứ hai . Khám phá này  là một chứng minh đầu tiên  của sự thao tác vật liệu di truyền  , cuối cùng ra  được sử dụng như thể là căn bản của những kỷ thuật công nghệ di truyền .
               Năm 1958 , khi mới 33 tuổi ,  Lederberg được trao một nữa giải thưởng  Nobel , về Sinh lý học hay Y khoa .  Nữa giải kia, tặng thưởng chung  cho Tatum và George Beadle , vì họ đã khám phá ra vào thập niên 1940 là gen  hành động bằng cách điều hòa  những tiến trình hóa học đặc thù .
          Danh tiếng của giải Nobel giúp Lederberg nới rông những sở thích của mình .  Tiếp theo vụ phóng vệ tinh Spunik , năm 1958, ông khởi sự biện cứ là các nhà sinh học phải có chân trong việc thám hiểm không gian , tên gọi là “ sinh học vũ trụ ngọai, – exobiology  “ nghĩa là nghiên cứu đời sống ngòai Địa Cầu.  Chung sức cùng nhà vật lý học Dean B. Cowle, ông biện cứ là các phi hành gia và phi thuyền trở về Trái Đất  cần được cách ly kiểm dịch, hầu ngăn ngừa một lây nhiễm tiềm năng thảm khốc các mầm bệnh ngòai địa cầu . Họ cũng  biện cứ thêm  là các phi thuyền Hoa Kỳ cũng phải khử trùng triệt sản trước khi phóng lên  không gian , để ngăn ngừa   ô nhiễm có thể xảy ra về đời sống sinh học ở các hành tinh khác . Cả hai gợi ý đều đã được  chấp thuận .
              Lederberg giúp họa kiểu  và xây cất những dụng cụ tự động  dò tìm nhưng dấu hiệu đời sống trên Hỏa Tinh  như là một thành phần   sứ mệnh Viking 1975 của NASA . Sau đó, ông đề xướng  mở rộng  nhiệm vụ của computer trong khoa học . Ông và Edward Feigebbaun , viện đại học Stanford , phát triễn một chương trình  computer tên là DENDRAL phát họa giúp xác định  những hợp chất hóa học chưa từng biết,  từ những dữ liệu quang phổ học  và la bô .  Đó là hệ thống chuyên môn đầu tiên  dùng ở khoa hoc.
           Trong nhiều chức vụ  cố vấn chánh phủ. ông cũng là chuyên viên cố vấn cho Cơ quan Kiểm Sóat Vỏ Khí và giảm Quân Bị ,  trong lúc Hoa kỳ đàm phán   thỏa hiệp  giải trừ vỏ khí sinh học .  Những năm cuối đời , ông thường nói đến đe dọa cho nhân lọai  về sự bừng khởi tiềm thế những vi sinh vật  đa đề kháng  thuốc  kháng sinh- multi drug resistance microorganisms . Trong số nhiều danh dự tưởng thưởng  thành tích của ông , nên kể đến  Huy Chương Quốc gia về Khoa học năm 1998 và Huy Chương Tự do của Tổng thống( Hoa Kỳ )   năm 2006 , một tưởng thưởng  dân sự cao nhất của Hoa Kỳ .
                 Joshua Lederberg sinh ngày 23 tháng 5 , năm 1925, ở thị trấn  Montclair , bang New Jersey , con của một dân di cư Do Thái  từ Palestinẹ . Một thần đồng , tuổi mới lên 6 lên 7 , ông đã quyết định học Khoa học làm sự nghiệp , tuyên bố  tham vọng làm “ Einstein “ . Tuổi 11 , ông đã đọc  văn bản đại học y khoa ở cuối lớp , trong khi các bạn  đeo đuổi những đề tài thế tục hơn .  Ông tốt nghiệp trung học nổi tiếng New York Stuytevant High School  năm 1941, khi mới 15 tuổi và theo học Động vật học , đại học Columbia . Năm 17 tuổi ,  ông nạp đơn vào học chương trình huấn luyện V-12 đại học Hải Quân , đặc điểm là học chương trình cô đặc sửa soan y khoa – pre-med  và chương trình huấn luyện sản xuất bác sĩ cho Quân đội Hoa Kỳ . Ông vào trường đại học y khoa ở Columbia, nhưng rời trường sau 2 năm để họat động với Tatum.  O6ng có ý định trở về lại  đai học y khoa , nhưng  trước khi  hòan tất cấp bằng bác sĩ , năm 1948 , ông được mời  vào  chức vị  dạy ở ban di truyền học, đại học Wisconsin, một chức vụ có cơ giúp ông tiếp tục khảo cứu  vi khuẩn.
          Sau 10 năm ở đó, ông được lên chức chủ tịch ban Tân Di truyền học ,đại học Stanford . Ông ở chức vụ này 20 năm , trước khi trở thành Chủ tịch  Viện đại học Rockefeller University .  Đa số công trình ở Wisconsin  và ở Stanford , ông thực hiện  cộng  tác với bà vợ thứ nhất, bà Esther Miriam Zimmer , ông gặp gở lúc làm việc cùng Tatum . Hai người ly dị năm 1966 .   Bà vợ thứ hai, bác sỉ Marguerite S. Lederberg ở New York ,  còn sống .  Con gái Anned Lederberg cũng ở New York  và con trai nuôi David Kirsch ở Chevy Chase , bang Maryland.  
    2-Còn các thiên tài khoa học Nhật, kể cả những vị đọat giải Nobel , phần lớn  tránh ánh sáng chói lọi sân khấu. 
      Tại Nhật  , quốc gia  cống hiến cho thế giới những sáng kiến , tỉ như là mì gói ăn liền – instant  noodles và Sony Walkman , khoa học luôn luôn được xem  là một nghề nghiệp , giả thiết sản xuất ra  một cái gì ích lợi. . Dân Nhật  vinh danh những “thợ thiếc, thợ hàn “ vụn vặt  , những  cán bộ chuyên môn, những kẻ thiết thực , nghiêm chỉnh, đã xây dựng  “ đinamô “ kinh tế hậu chiến .
          Các nhà khoa học thuần túy, tu kín  xa cách ở những la bô thiếu ngân khỏan và đeo đuổi  những lý thuyết họ ước mơ, ít khi  được  trí tưởng tương quốc gia Nhật nghĩ tới .  Theo dân Nhật , họ chưa đủ thực tiễn . Thế cho nên   thật là ngọt bùi cho những nhà khoa học Nhật , kể từ khi nhà khảo cứu Shinaya Yamanaka  tuyên bố tháng 11 năm 2007 là ông đã phá nứt  một thách đố kiên cường  nhất của lảnh vực khoa học: tạo ra những tương đương   tế bào gốc người  theo một kỷ thuật không cần phải có phôi .
          Khám phá đã biến Yamanaka , 45 tuổi thành một hiện tượng Nhật chưa thấy:  một nhà khoa học danh vang.  Nhiều nhóm báo chí   náo động la bô ông ở viện đại học Kyoto . Chánh phủ Nhật đã chịu trả hàng triệu đô la Mỹ,  giúp ông tiếp tục công cuộc khảo cứu. . Riêng Yamanaka có vẽ chán chường huyên náo này , đôi chút bực tức nữa .  Ông  phẩn nộ mất thì giờ bỏ công việc , hầu giải thích ngày này qua ngày khác, chi tiết khám phá của ông cho kẻ ngọai cuộc .Ông nói với các nhà phỏng vấn là ông thích trở lại la bô hơn , biến khám phá thành một kỷ thuật y  khoa thực tiển, giúp dân chúng chửa trị vô số bệnh đau khổ , từ các thương tích xương sống đển bệnh tim .Yamanaka nói: tôi là một bác sĩ y khoa , trước khi tôi trở thành một nhà khoa học, giải thích tại sao  ông không muốn giàu có và danh tiếng . Tôi thích  nhất là khám phá có thể làm gì để chửa bệnh nhân .
      Quyết tâm của Yamanaka  phải ra mắt trình bày  chỉ vì  lợi ích công cọng , ngay cả lúc ông đang huy hòang , thật đúng vào tâm trạng dân Nhật muốn các nhà khoa học Nhật cư xử . Nhún nhường . Khinh rẻ giàu có . Dân gian Nhật muốn họ tương tự nhà khoa học thần kinh Ryuta Kawashima . Đã biến những ý kiến của ông ta,  cách nào chống trả già nua thành một công nghệ đồ sộ sách vở và trò chơi viđêo huấn luyện bộ nảo .  Chắc chắn là Kawashima không thích khóac lác là ông đã không nhận  một đồng xu con , hàng triêu  đô la tiền bản quyền tác giả ông  được quyền hưởng . Ông cũng không muốn nghĩ xã hơi, thích dùng thời  giờ có được , gíup đở người già .
      Không phải ai cũng nghĩ rằng nhấn mạnh đế nhún nhường , khiêm tốn là một điều tốt đẹp cả đâu . Họ tự hỏi rằng công nhận giới hạn có là lý do khiến người Nhật trẻ tuổi không chịu theo sư nghiệp khoa học không ?  Giới khoa học Nhật  đã nhận thức vấn đề  và đã làm những bước tiến  đầu tiên thay đổi tình trạng này, nâng lên  cấp lảnh đạo  những tài năng khoa học son trẻ . Ý kiến là  làm cho khoa học “ ra mã”, khêu gợi dục tính hơn .
          Shiro Segawa  , một giáo sư báo chí khoa học nói : “ chúng ta có những anh hùng về thể  thao,  và tôi luôn luôn nghĩ rằng các nhà khoa học Nhật có đủ chuyện kể , biến họ thành anh hùng .  Sagawa liên quan đến  cuốn sách xuất bản năm 2004 đề tựa là “ Bạch Thư Khoa học – Science White Paper “ , cố gắng lưu tâm những công trình Nhật . Thế nhưng  công chúng Nhật rất ít chú ý tới .
           Segawa nhấn mạnh nhà  khoa học gương mẩu thời hậu chiến là Hideki Yukawa , một nhà vật lý học  đầu tiên đọat  giải Nobel và rất nổi tiếng vì tính khiêm nhường  của ông .  Shigeyuki Koide ,  biên tập viên khoa học nhật báo Yomiuri Shimbun nói :  Chúng tôi được dạy dỗ khoa học là một triết lý , giống âm nhạc và nghệ thuật hơn . Đối với người Nhật ,  khoa học được xem như là một thú vui , không phải  làm nên danh vọng .  Ai đó tìm kiếm công nhận và tưởng thưởng ( nhờ khoa học ) sẽ có nguy cơ bị tẩy chay .
           Hãy lấy thí dụ ca Shuji Nakamura , nhà sáng chế ra diod  phát ánh sáng xanh dương  năm 1993 , mở đường  cho tiết kiệm  to lớn năng lượng  sản xuất ánh sáng . Vào thời gian này,  Nakamura đang làm việc cho  hảng Nichia Corp ., được tăng thêm lương  180 đô la Mỹ .  Ông than phiền là ông bị đối xử như một kẻ nô lệ   Ông rời Nhật năm 1999, giữ một chức vị tại viện đại học U C Santa Barbara , Ca Li- Hoa Kỳ . Hai năm sau,  ông đưa đơn kiện chủ củ , cố tìm cách chia sẽ lợi lộc thành quả công trình ông sáng chế . Dân Nhật  chia ra 2 phe ở vụ kiện cáo này, theo lời Koide .  Vài người thiện cảm hòan cảnh khó khăn  của một nhân viên lương thấp kém  dưới  tay một chủ hảng. Vài người khác sửng sốt  điều ho cho là một chụp giựt giàu có, không thích nghi .
         Yoshiro Nakamatsu, một nhà sáng chế phong phú   , có nhiều môn bài  tác quyền hơn tất cả mọi người Nhật nào khác trong lịch sử , tỏ vẽ coi khinh , nói :Nakamura đã chọn lề lối Mỹ , không phải lề lối Nhật.  Mục đích khoa học và sáng chế là thương yêu , không phải làm giàu . Tôi đã làm ra những sáng chế đầu tiên, vì tôi yêu thương mẹ tôi.  Sau đó tôi sáng chế vì dân gian và quốc gia Nhật . Các nhà khoa học Nhật không nên  để ý tới việc họ có trở thành danh tiếng hay không .
      Văn hóa này có  thể giải thích tại sao công  chúng Nhật lại  ôm chồm Koichi Tanaka , một kỷ sư điện , chia sẽ  giải Nobel năm 2002 về   hóa học . Tanaka cũng đang làm công cho một hảng tư  , khi ông khám phá một cách ngẩu nhiên, theo lời ông , một phương pháp cải thiện kỷ thuật phân tích protein, một tiến trình sử dụng được dò tìm sớm ung thư .   Ông cũng chỉ được tăng thêm chút ít lương . Nhưng Tanaka không bao giờ than phiền cả .  Thay vào đó , Tanaka  chia sẽ công lao với các đồng nghiệp và khen công ty đã cho phép ông tự do thí nghiệm . Ông nói : tôi bất hạnh là đã có danh tiếng trong dân gian Nhật , khi được phỏng vấn nhận giải Nobel . Tôi mong muốn trở lại đời sống bình thường .
     Yamanaka  đóng khuôn đúng y mẩu mực  nhún mình. Nhưng điểm chia cách giữa ông và các nhà khoa học Nhật khác là khám phá của ông , lý thuyết mơ ước,  xảy ra ở một lảnh vực nóng bỏng nhất thế giới.  Khi đủ khả năng biến các tế bào trưởng thành cư xử như là những tế bào gốc phôi – embryonic stem cells, dọn đường mới mẽ chửa trị vô số kể bệnh tật .  Công trình có cơ cách mạng hóa y khoa !  Cứu nạn hàng triệu đời sống nhân lọai .  Đúng là một cái ngữ ích lợi !  Ông nói thêm : Ngày nào đó tôi hy vọng chửa trị được  cả trọc đầu  nữa .  Đó là mơ tưởng  của tôi .
    3-Nhìn cá trong suốt theo dõi tiến triễn và chửa trị ung thư.
                Theo gót ếch trong suốt – see- through frogs các nhà khảo cứu ở bệnh viện nhi đồng Boston ,Hoa Kỳ , đã lai giống, tuyễn chọn được các cá sọc vằn – zebrafish  trong suốt , phô bày rỏ rệt  u ung thư và tế bào gốc, khi chúng tăng trưởng.  Các động vật la bô này , đã bắt đầu cung cấp cái nhìn bên trong ,cách nào các tế bào ung thư lan tràn và cách nào có thể chửa trị được ung thư ở những con người, không nhìn trong suốt được . Dự án nuôi cá và ứng dụng y khoa này  đã đăng tải ngày 06 tháng hai , 2008 ở tạp chí Tế bào – Tế bào Gốc, cũng  như ở trình bày giải tỏa của bệnh viện nhi đồng Boston . Cá soc vằn cũng như ếch và chuột , thường được sử dụng làm các mô hình thử nghiệm các bệnh tật và các tiến triễn xảy ra ở trên con người.
          Các nhà khoa học thường để cho các động vật mắc phải những bệnh tật tương tự ở người, rồi giết chúng đi và mổ xẽ chúng ra . Đối với tiến triễn ung thư , các nhà khảo cứu muốn thấy tận mắt, cách nào ung thư tiến triễn ở động vật sống.  Các nhà khoa học đã sử dụng phôi cá sọc vằn trong suốt, ,theo dõi mục tiêu này . Nhưng khi trưởng thành, cá đều trở thành mờ tối om , không khảo cứu gì được nữa , sau 4 tuần lễ, theo Richard White, một chuyên viên lâm sàng chương trình tế bào gốc bệnh viện nhi đồng và là giảng sư y khoa tại viện Dana Farber . White và các đồng nghiệp ở la bô Leonard Zon, bệnh viện nhi đồng, đã lai hai lòai , giống các cá sọc vằn . Một lòai tên gọi là “ roy- orbinson “ có hai sắc tố đen và vàng. Lòai kia tên gọi là “ nacre  “ không có sắc tố đen , nhưng lại có một sắc tố phản chiếu – reflective pigment  và sắc tố vàng . Con lai giữa hai lòai này,  nở ra không còn sắc tố đẹn, hay không có sắc tố phản chiếu . Chỉ còn sắc tố vàng nhìn trong suốt được.  White gọi những con lai này theo tên mới là “ casper “ , chiếu theo con ma  phim họat họa- cartoon ghosts .   Các cá trong suốt có thể giúp theo dõi tiến trình ung thư, từ điểm địa phương đến các nơi lan tràn , cuối cùng làm chết người .  Đây là bức xúc các nhà ung thư học phải đối diện . Họ không biết tại sao  tế bào ung thư lai  di chuyễn xa các vị trí chúng phát khởi,  đến các nơi khác trong thân thể.  Khi tạo ra một u ung thư dahùynh quang – fluorescent ở lổ hổng trong bụng cá , họ nhìn kính hiển vi  thấy được cách nào các tế bào ung thư di căn- metatasized ; trong vòng khỏang 5 ngày , dừng lại ở da cá, sau khi rời da lỗ hổng bụng cá . Khám phá này gợi ý trong tương lai  , sẽ có cách lừa cho các tế bào đi sai mục tiêụ,  làm hỏng hẳn việc di căn . Họ cũng phóng xạ các tế bào gốc làm ra máu cùng tủy xương sống - bone marrow, rồi cấy các tế bào gốc huỳnh quang này  đến một cá sọc vằn khác và nhìn thấy được cách nào tế bào gốc lại trở về chốn cũ . White nói rằng nảo , tim , đường ruột tiêu hóa … đều thấy rỏ cả. Giúp nghiên cứu   nhìn thấy sâu rộng, tận bên trong, các bệnh di truyền, tỉ như bệnh mất trí nhớ Alzheimer hay hội chứng viêm sưng ruột- inflammarory bowel syndrome .
    4-  Tương lai y khoa :  Mầm bệnh này có thể cứu sống bạn hay câu chuyện thần tiên vi khuẩn cầu chuổi Streptococcus mutans sống trong miệng bạn
          Theo nhà vi trùng học David Thaler , viện đại học Rockefeller, New York, thay vì khử sạch trùng – sterility, đã đến lúc nên  xem xét đưa sinh vật thiện cảm sự sống – probiotics, nghĩa là các vi khuẩn có ích , vượt ra khỏi đường ruột, dùng chúng trong môi sinh chúng ta . Trong viễn cảnh tương lai, “ thuần khiết - purity “ kjhông còn có nghĩa là 99.9 % sạch mầm bệnh .Mà theo tiên đóan của Thaler ,  lại có nghĩa là một quân bằng hòan mỹ của những vi trùng lành mạnh.  Sau đây là câu chuyện hổ trợ tầm nhìn xa của Thaler, khuẩn cầu chuẩn  Steptococcus mutans ( xem hình ) sống bên trong miệng bạn . Jegffrey Hilman , nhà sinh học miệng , viện đại học  Florida   là cha đẻ lọai  phép trị liệu sinh học tương lai  theo viễn ảnh Thaler.  Hilman đã mất cả chục năm  vận động hành lang,  hầu được FDA cho phép ông thử nghiệm  một vi khuẩn chuyễn gen – transgenic trên các thiện nguyện .  Hilman nói : May thay , tôi không biết điều gì sẽ xảy ra về những yêu cầu ông phải điều hòa , phải phấn đấu xử sự , kể từ năm1996.  Đó là năm ông  thiết lập hảng Oragenics,  một hảng kỷ thuật công nghệ sinh học, cổ vỏ thị trường hóa  Streptococcus mutans, ông có môn bài sáng chế chống sâu răng- cavity .  Khuẩn cầu  chuổi này là một  sinh vật sửa đổi di truyền – genetically modified organism  ( GMO ) , thành phẩm sản xuất của gần 30 năm khảo cứu khoa học .
          Bên trong miệng của hầu hết mọi người trên hành tinh này,  những tập đòan  vi khuẩn  sống phong phú ở những chất đường còn sót lại.  Sản phẩm phụ tiêu hóa của chúng là acid ăn mòn hết men răng và gây ra sâu ( lũng ) răng . Nhưng có rất nhiều dòng – strains S. mutans , và nhiều dòng gây rắc rối hơn các dòng khác .  Mùa hè năm 1976 , Hilman cố gắng thay thế các dòng làm sâu răng với các dòng sản xuất ít acid làm hư răng hơn .  Tiếc thay , tuồng như gần bất cập  lọai bỏ hẳn  S. mutans của một người  “bản xứ “, một khi răng người đó đã bị chúng đến định cư, từ thở còn nhỏ dại .  Hilman nhớ lai : chúng tôi đã thử điên cuồng mọi cách .  Có một lần , chúng tôi đã phết iodine trên răng các thiện nguyện . Rồi chúng tôi nhét vào lỗ sâu răng  thuốc kháng sinh .. Nhưng dù theo cách nào di nữa, khi Hilman mau lẹ đưa vào răng họ những dòng ít làm hư răng ,  nhanh hay chậm nhưng chắc chắn , dòng bản xứ luôn luôn trở lại.
          Năm 1982,  Hilman tìm ta được một dòng năng nổ đủ sức hích cùi chỏ các dòng bản xứ , rồi đá văng những gen của chúng sản xuất ra acid . Ông làm ra những tranh hùng vi khuẩn như những cuộc chọi ( đá ) gà , đưa ra những dòng S. mutans  đánh nhau trên những dĩa Petri đầy nhóc vi khuẩn. Khi ông thấy một tập đòan  châm kim – pin prick làm  một vòng  hòan tọan sạch thảm cỏ các dòng vi khuẩn khác quanh đó ,  thì ông chắc là đã kiếm ra đựợc thí sinh lý tưởng.  Khi Hilman  và hai cộng sư viên ở la bô, đưa dòng này vào chính miệng họ , dòng  mau lẹ chiếm ngụ , đày đi hết những dòng S. mutans bản xứ .  Tiếp theo , ông xóa bỏ gen  sản xuất acid của  dòng vi khuẩn này , nhưng siêu bọ không sống sót được thao tác.  Đa số các dòng S. mutans , cũng như dòng siêu bọ  dùng acid lactic  để xài  các phế thải chuyễn hóa . Không bài tiết ra acid , phế thải chồng chất mãi, cho đến mức độc hại giết chết vi trùng .
       . Hilman giải quyết vấn đề  bằng cách làm siêu bọ- superbug của ông sản xuất ra alcohol , thay vì acid .  Ông vay mượn một gen sản xuất cồn - alcohol  củaZymomonas mobilis , đã được sử dùng làm bia Mễ tây Cơ pulque . Con siêu bọ mới này sản xuất đủ alcohol , để làm ký chủ ngà ngà , chuyếnh chóang .Nhưng trên nghiên cứu với chuột la bô, siêu bọ đã thay thế S. mutans bản xứ của chuột , giữ cho chuốt hầu như không còn bị sâu răng , khi cho chuột ăn uống nhiều chất đường , bình thường phá hủy răng chuột . Rắc rối là Hilman nay đã có một chuyễn gen thật sự , một vi sinh vật làm biểu hiện gen của hai lòai khác nhau   Cho nên Hilman, nếu muốn thử nghiệm trên người , phải có sự chấp thuận của FDA , FDA  chuyễn ca ( trường hợp ) này cho Ủy Ban Cố vấn  Tái Phối hợp DNA – Recombinant DNA Advisory Committee của Các Viện Y Tế Quốc Gia Hoa Kỳ , thiết lập năm 1974 , sau phản ứng quần chúng lo ngại về mức an tòan của trao đổi gen giữa các lòai .  Năm 2004 ,  Ủy Ban chấp thuận , bật đèn xanh cho Hilman thử nghiệm . Thường lệ điều này đủ cho FDA chấp thuận ,.
            Nhưng kỳ này, các nhà điều hòa FDA  đòi hỏi Hilman phải làm què , tàn tật siêu bọ , hầu bảo đảm là có thể lấy nó đi , nếu có rắc rối xảy ra . . Các nhà điều hòa xem vi khuẩn sửa đổi di truyền , đủ  lực lưỡng  chiếm ngụ bất cứ miệng ai , nhưng họ lo ngại chúng lan tràn không kiểm sóat .  Quyết định này phản ảnh chỉ trích thông thường về phép trị liệu sinh học bằng GMO . Như của nhà khoa học Joe Cummins , phát ngôn viên chánh thức cho viện “Khoa học trong Xã hội “ một nhóm chống đối GMO , căn cứ tại Luân Đôn , Anh Quốc. Cummins nói : “ vấn đề chánh cho  GMO … là vì chúng khó giữ, cách chế ngự chúng còn yếu kém . Khi  thóat ra ngòai, chúng sẽ ô nhiễm những hệ thống  dân gian không đòi hỏi  trị liệu “ 
              Cho nên Hilman đã phải đá văng ra ngòai nhiều gen hơn nữa . Kỳ này làm cho vi trùng của ông không còn sống sót nổi nữa mà không có một amino acid những  vật thử nghiệm  cần được cung cấp , hai lần một ngày , bằng cách rữa miệng  với một thuốc súc miệng chế biến đặc thù . Thêm vào đó, cơ quan điều hòa  còn yêu cầu  Hilman thử nghiệm trên bệnh nhân có hàm răng giả đầy đủ , có thể rữa tẩy sạch cuối mỗi tuần lễ .Các thiện nguyện không được  có trẻ em ở nhà mình và các hôn phối cũng phải  mang hàm răng giả đầy đủ.  Cả hai , thiện nguyện và hôn phối , phải còn thật mạnh khỏe và dưới 55 tuổi . Hilman nói : chúng tôi đã sàng lọc hơn 1000 thiện nguyên , để tìm ra 2 người đủ điều kiện .
          Thử  nghiệm nhỏ nhoi hai người  diễn tiến không trục trặc gì cả ;đến cuối năm 2006, không có dị ứng tai hại nào và đào thải hòan tòan vi sinh vật sau mỗi 7 ngày . Tháng 11 năm 2007, , sau 10 năm kỷ niệm  ngày ông nạp đơn cho FDA , Hilman nhận được sự chấp thuận cho dùng các vi khuẩn què quặt của ông , để  thử nghiệm lâm sàng rộng lớn hơn.  Ông hớn hở : thử nghiệm trên người  thật sự và trên răng thật sự. Để đủ an toàn , các thiện nguyện  phải  sống ở tuần lễ thử nghiệm trong một  phòng ốc chống được ô nhiễm sinh học.
          Nếu siêu bọ của ông chứng minh là không có  tai hại gì cả , như chúng có vẽ như vậy , Hilman hy vọng là FDA sẽ chấp thuận  cho ông bỏ qua giai đọan  phải làm chúng què quặt dinh dưỡng .  Ai dùng sẽ khỏi cần súc miệng thuốc amino acid mỗi ngày.  Vậy chớ siêu bọ có khởi sự lan tràn từ miệng người này qua ngươì khác không đây ? . Hình như không , theo lời Hilman .  Khi ông và các công sự viên la bô cho tập đòan cư ngụ  răng của họ với các tổ tiên GMO, chúng không lan tràn đến vợ  hay bạn gái , dù đã chiếm cứ miệng chính của họ, cả mấy chục năm  rồi .
           Các người đề xướng như Thaler , đật câu hỏi là liệu  “ những giải tỏa không kiểm sóat – uncontrolled release “, nếu giả thử xảy ra ,  có là một điều xấu xa không ? Sẽ như thế nào , như thể chúng ta có những dịch bản hiền lành Mary Thương hàn – Typhoid Mary   bách bộ quanh đó , làm lan tràn  những mầm  sinh cường sức khỏe ? Tuy nhiên trong vài ca, giải tỏa không kiểm sóat những vi khuẩn sửa đổi di truyền có thể dẫn tới tai họa, dù cho ảnh hưởng ý định chỉ có lợi  ích . .   
B-    Kiến trúc, công nghệ ….
5 – Kiến trúc cận đại : một lưỡi dao, tàu lá mỏng xanh xanh,  họa kiểu tháp nhà công quản cận đại  màu xanh, ít nhất là trên lý thuyết.
 Kiến trúc sư Jean Nouvel muốn  thêm mốt kiểu lai căng vào các nha chọc trời thị trấn Century City .  Đây là một đề nghị  trị giá 400 triệu đô la Mỹ làm một lọai tháp nhà ở công quản – condo tower, 45 tầng  xa xĩ tai số 10 000 đại lộ Santa Monica ,  tiết lộ  đầu tháng 2/ 2008 ,  sinh ra bằng cách phối hợp  hai quan niệm kiến trúc từ lâu vẫn chống đối nhau kịch liệt .
       Như một vật thể hiện ra mập mờ  trên cảnh tượng thành phố , họa kiểu  không phải là ủy nhiệm đầu tiên cho Los Angeles  mà cũng là dự án đầu tiên phía tây thủ phủ Minneapolis, nơi đó  Hí trường Guthrie Theater, ấp trứng đáng ngạc nhiên, đã khai trương cách đây 2 năm là một tụng thi  cho các anh hùng cận đại ngành kiến trúc.  Một tấm ốp  tuồng như mỏng manh không thể có được, cao ngồng,  nguyên khối ,  rất giống  tháp 39 tầng của Liên Hiệp Quốc , một xây cất  năm 1953 , do một nhóm kiến trúc sư quốc tế họa kiểu ,kể cả bậc thầy Le Corbusier , cũng người Pháp.
        Theo nghĩa này , nó nhắc lại một thời kỳ  kiến trúc tìm kiếm  là một  phản đề  của Thiên nhiên, một họa kiểu hửu cơ  , và sử dụng  phong cảnh , nếu đúng như thế ,  chỉ là một trang trí hình lá đầy bi kịch tính .  Năm 1923 , khi phong trào Cận Đại  đang lên cao , Le Corbusier định nghĩa , vang lừng , một gia cư , một nhà ở là “ một máy móc hầu sống trong đó “ . Tháp Century City của Nouvel làm ra , cốt để có 177 đơn vị gia cư , là một máy  móc  cho vài trăm người sống trong đó.   Với nhà ở công quản diện tích từ 3400  đến 9500 bộ vuông ( khỏang 330 – 900 mét vuông ) một đơn vị ,  chúng có vẽ chỉ dành riêng ưu đải vài kẻ giàu có  .
    Tuy nhiên cùng lúc,  hình dáng  eo hẹp bất thường kiểu họa của Nouvel ( nên nghĩ tới trái nho , sồi đen hay một cỗ bài chống đở một phía)  cũng là dấu hiệu  những điều sẽ đến.  Chính  dạng này nối xây cất  với trường phái Cận Đại cổ điển , gạch nối kết với phong trào họa kiểu môi sinh xanh. Giúp  nó họat động  theo một  góc độ đáng chú ý về hiệu quả năng lượng. Đó là lý do tại sao những tháp cao trung bình hay thấp nhỏ ( theo kích thước Hoa Kỳ ) đã ca ngợi thư ủy nhiệm   xanh , gồm luôn cả  Dinh thự  Liên Bang Thom Mayne ở Cựu Kim Sơn – San Francisco , khai trương năm 2007 và Trung Tâm Nghệ Thuật Rộng Rải  tại viên đại học UCLA , do hai nhà kiến trúc sư Michael Palladino và Richard Meier vẽ ra ,  gần như chia sẽ  chính xác dạng kiểu này .  Cho nên rất nhiều tháp mới  đang dự tính cho nhiều đô thị,  thị trấn  khắp thế giới ( Còn Việt Nam mỗi ngày dân cư càng đông đúc ,đất nông nghiệp giới hạn, phong  trào di cư về  đô thị mỗi ngày mỗi lớn theo đà tiến triễn công nghệ , dịch vu .... đang cố gắng xây dựng tháp như nhà 45 – 60 tầng dự liệu ở Sài Gòn, nghĩ sao đây ? )
       Kích thuớc dinh thự xây cất này sẽ cao 600 bộ ( 200m ) , rộng 142m , nhưng chỉ sâu có gần 17m, sẽ giúp cho ánh nắng mặt trời  chiếu sâu vào tận mỗi đơn vị gia cư. Cho nên các gia chủ  có thể tắt đèn  phần lớn ban ngày . Những chiều này cũng giúp thóang hơi thiên nhiên , giảm bớt điều hòa không khí . Hảng Suncalcos đặt hàng Nouvel nói rằng đang nhắm vào  chứng  nhận nữa chừng tháp của chương trình LEED ( Lảnh đạo về Họa kiểu Năng lượng và Môi Sinh ) của  Ủy Ban Xây cất Xanh. Chiếu theo các nhà phát triễn , dự án sẽ thắng nhiều điểm LEED từ Ủy Ban , vì chưng  các người cư ngụ sẽ  có khả năng  lấy ưu thế của Century City bằng chân , để xe hơi trong ga ra dưới đất ngầm ,  đi bộ đến tiệm ăn và kịch trường , ngay ở khu cư dân, thủi phủ Los angeles, mỗi ngày mỗi đông đúc thêm .
      Century City đại lộ rộng rải và mở toang, qui họach đô thị kiểu cung trăng, như thể một thiên đường cho bộ hành ?  Như vậy, sẽ là tin sốt dẽo rồi cho ai  đã sống và làm việc tại đây. Nhưng ít nhất , chúng ta hy vọng  là vùng lân cận cũng sẽ tiếp tục tiến theo chiều hướng này.  Điều này , chắc chắn đúng theo  việc sống trên cao ngất, nếu kèm theo di dịch hay chia sẽ những dịch vụ  khác ở mặt đất , có thể là sinh sống môi sinh , xanh . 
       Thật sự,  xa quá hơn cả hy vọng  có hiệu năng , đã khiến cho xây cất của Nouvel  có được một pha trộn  giữa  Cận đại lề lối cũ với họa kiểu xanh , môi sinh .  Đó cũng là một phương cách Nouvel  hình dung  ra phong cảnh bò lan chung quanh  cao thêm mãi  xuyên qua ngay cả xây cất, dinh cơ . Họat động chung với  Hảng Rios Clementi Hale Studios, Los Angeles, Nouvel  đã vẽ ra một tháp dâng cao lên từ một vườn um tùm rộng  trên 4000 mét vuông .  Vì lẽ xây cất này  phải đẩy dựng cao lên  ở mép cuối  vị trí , nơi tháp nối với đại lộ Santa Monica , vườn sẽ tuôn trào ra  dưới chân xây cất , như thể một tấm thảm vậy đó
      Ở những tầng trên , mỗi đơn vị  sẽ gồm  cả  phô trương  phía bắc lẫn phía nam, những đơn vị cuối bọc gương ba mặt .  Phong cảnh thêm , sử dụng  một hệ thống thủy sinh – hydroponics đặc biệt , hầu tránh làm rối lọan  dạng hình dòng chánh  của tháp  với thợ, máy trồng trọt hay  bùn dơ; sẽ nhờ các tóan họa kiểu,  cọng vào những sân thượng ở mỗi tầng.  Mồi đơn vị cũng sẽ có một một vườn hoa riêng biệt. Cú nốc- knock đánh vào những tháp  trơ trọi , không trang trí  xây cất ở thời cổ truyền Le Corbusier  là chúng hòan tòan không  có địa điểm nữa,  tha hóa cư dân với cảnh vật chung quanh  và mọi cảm giác liên kết từng vùng.  Nouvel xem phong cảnh  và những  thể thức khác,  lấy khí hậu làm ưu điểm ,  như là một cách làm êm dịu  rạng danh , khâu nối tháp trực tiếp vào vị trí.  Ông mệnh danh tháp là ‘lưỡi kiếm hay tàu lá xanh. “ .
       Căn bản tương tự  lề lối đã hướng dẫn Frank Gehry  và cặp kiến trúc sư phong cảnh của Frank , đầu tiên là Laurie Olin,  nay là Nancy Goslee Power ,  ở những họa kiểu của họ cho dự án Đại lộ Lớn trung tâm thành phố. Dự án cũng cố tâm  thiết lập một xếp đặt  um tùm ở mức  ngang đừờng , vươn mình cao thẳng đứng .  Như Nouvel tuyên bố : kiến trúc hiện tại  của thế kỷ thứ 21 , phải biểu hiện nghệ thuật sinh sống   ở một điểm đặc biệt vào một thời gian đặc biệt “.
 Lọai logic nguyên văn thật là  đáng  ghét căm cho các kiến trúc sư tiền phong trường phái Cận Đại .  Còn quá sớm để mua ngay  hòan tòan lời rao từ chương này , dù cho ca này có vẽ hấp dẫn mấy đi nữa .  Nếu cây cối trên sân thượng không  mọc dày dặc như dự tính, rất dễ dàng tưởng tượng  xây cất chỉ là  một hộp gương hâm nóng khác qúa khổ,  quá kích thước. , hình dáng đôi chút  thanh lịch hơn tất cả .   Khởi sự L .A . của Nouvel  theo mẩu mực của ông thật là thẳng thừng, ít dị thường  và ít lộn xộn   hơn là đa số dinh thự cao tầng, cao ốc ông vẽ ra mới đây ở New York và ở Âu Châu .Cạo mọi lông xanh lè  đi,  chúng sẽ mất hết mọi hấp dẫn kiến trúc . Nhưng nếu  phong cảnh sản phẩm cuối cùng sánh được miêu tả nguyên thủy, tháp sẽ được xem là một cú ngọan mục : một máy móc sinh sống cùng một vặn chéo Nam Ca Li xanh um . ( chiếu theo tài liệu  của Christopher Hawthorne, biên tập viên L A Times . )                                        
      6- Lịch sử của transistor,  bé tí xíu nhưng rất uy vũ, có lẽ cũng nên biết rỏ hơn đôi chút ở thời đại điện tử ngày nay ?
      Một linh kiện nho nhỏ  phát khởi những bùng nổ kỷ thuật đáng kinh ngạc  của lịch sử văn minh nhân lọai,  lên 60 tuổi trời , tháng 12 năm 2007 .  Cái transistor thấp hèn  và dòng dõi con cháu nó , chip – vi xử lý bán dẫn,  gíup tạo nên cuộc cách mạng kỷ thuật số - digital , ngày nay  đụng tới mọi mặt đời sống chúng ta . Quanh chúng ta , hàng tỉ  này đến hàng tỉ khác  transistors  thầm lặng  họat động trên máy computer , điện thọai tế bào , rađiô , ti vi , máy in , máy sao chép , máy chạy CD , xe hơi , trên bất cứ vật gì có điện tử bên trong .   Transistors giúp thám hiểm không gian và cuộc cách mạng  máy computer cá nhân – personal computer PC . Theo lời  Bill Gates , không có phát minh  transistors,  chắc chắn  là PC không thể hiện được, như chúng ta  biết về PC ngày nay .  Không có computer cũng không có iPod hay các điện thọai tế bào cầm tay  .   Không có Internet .  Cũng không có được công nghệ bán dẫn trị giá nhiều tỉ đô la Mỹ ; không có Intel, Nokia , Microsoft hay Google .
    Ngày nay , chip silicon phức tạp nhất  mang theo hơn một tỉ transistor mỗi chip , và chúng ta đã  chế tạo hàng tỉ chip mới mỗi năm .  Hầu như không còn hiểu được các con số nêu ra . Mỗi năm ,chúng ta chế tạo khỏang 10 triệu lần transistror hơn là  ngôi sao- stars  ước lượng ở giải Ngân Hà – Milky Way .  Một transistor là một nút bấm điện tử nhỏ  có khả năng phóng đại một dòng điện , do  John Bardeen , Walter Brattain , và William Shockley sáng chế ra tại la bô BellNew Jersey ngày 16 tháng chạp năm 1947.  Hội thẩm lừa  đảo  transistor đầu tiên  , sử dụng một miếng giấy xén cắt , vài lá germanium và vàng kim ,  tìm thấy  là nó tăng cường dòng điện một trăm lần hơn .  Họ giữ cho họ phát minh này một thời gian , rồi trình bày cho các  thủ trưởng trước Giáng Sinh . Bardeen , Brattain và Shockley đọat giải thưởng Nobel về vật lý học năm 1956 .
      Điện tử cận đại khỏi sự năm 1906 , khi Lee de Forest khám phá  là một mắt lưới  điện , đặt giữa hai điện cực  ở một chân không   có thể phóng đại   một dòng điện , xử sự như một nút bấm .   Những ống chân không thành quả  này mau lẹ  trở thành những ngựa thồ  của ngành điện tử , dùng trong rađiô  và hệ thống điện thọai. Cuối thế chiến thứ nhất, Hảng Western Electric đã chế tạo  khoảng 1 triệu ống chân không mỗi năm . Kỷ thuật ống chân không đạt đỉnh  với  máy computer kỷ thuật số đầu tiên tên gọi là ENIAC, làm ra khỏang 1944- 1946 , tại đại học PennsylvaniaENIAC là một máy đồ sộ , dài 30 mét , cao 3m  và sâu 1m , gồm có chừng 100 000 bộ phận  , kể cả  18 000 ống chân không . Nhiều người nói rằng khi mở ENIAC ,   đèn điện ở phía tây thành phố Philadelphia mờ  lịm hẳn đi . Vài ngày sau là ống hư  hỏng , phải thay thế . Đó là nhược điểm của các ống chân không .  Chúng xài quá nhiều điện và  hư hỏng hòai .
      Các nhà khảo cứu hảng Bell đã tiên liệu vấn đề này  và giữa thập niên 1940,  tạo dựng một nhóm tìm cách sửa đổi.  Mục đích là  làm một linh kiện chất đặc , không cần đến chân không ,không có dây  đèn điện và không có bộ phận di chuiyễn .  Nhóm này cá cuộc trên các bán dẫn , những vật liệu như silicon và germanium  , dẫn điện được trong vài điều kiện .  Tháng chạp năm 1947 ,  họ đào được mỏ vàng kim .Sản phẩm thương mãi đầu tiên sử dụng transistor  là một máy nghe phụ giúp tai điếc – hearing aids , làm ra năm 1952.  Tuần Báo Fortune , tuyên bố năm 1953 là “ Năm của Transistors “  và năm 1954 , hảng Texas Instruments   xây dựng được  một mạch vòng hội nhập – integrated circuit đầu tiên  , phối hợp một số transistor trên một chip silicon,  một cột mốc của lịch sử bán dẫn .
      Từ những khởi đầu tương đối  khiêm tốn , thay đổi bừng dậy  so sánh không kém gì cuộc Cách Mang Công ( Kỹ ) Nghệ .  Nhiều người đã nghe tới định luật Moore, trở thành một thần chú cho Thời đại Kỷ thuật số. Trước tiên  do đồng sáng lập viên Gordon Moore của Intel vào thập niên 1960 đề xướng , nói rằng  số transistor trong một chip   ( cũng có nghĩa là lực xử lý – processing power), cứ 2 năm  tăng gấp đôi,trong khi giá của chip giảm đi phân nữa.  Định luật Moore  đã  đứng vững  hơn 4 chục năm , đưa đến  một tăng trưởng kỷ thuật, làm bé nhỏ hóa – mimiaturization  và  thịnh vượng,  không tin nổi.
      `Ngày nay,  chip điêu nghệ  chứa hơn 1 tỉ transistor , nén gói  chặc rtong một vùng kích thước chỉ bằng móng tay người .  Nói theo ngôn từ kinh tế học , nếu giá xe hơi  cũng theo đúng đà tiến giảm giá như  transistor, chúng ta sẽ trả tiền mua xe hơi, chỉ bằng một lát bánh hỏi mì pizza Ý . 
      Vài năm tới ,  vấn đề là liệu công nghệ bán dẫn  có thể nào  giữ bền vững  tiến bộ không ngưng ? Làm nhỏ bé  transistor hơn nữa  có vẽ khó khăn  một khi  các rào cản vật lý học  căn bản đã đạt được ; trong lúc đó ,  những biên cương mới đang mở toang ra thêm . Tìm kiếm  tạo những transistors  hửu hiệu hơn  , sử dụng hay sinh cường ánh sáng thay vì điện , sẽ có cơ  gíup đạt những tốc độ xử lý  mau lẹ hơn .
      Thế cho nên , vào ngày kỷ niệm  transistor được 60 năm, khi bạn trả lời máy điện thọai tế bào, tống mạnh máy computer,  búng  trên iPod, và trong  tiến trình xử lý , nướng ấm  transistor khó tin nổi, một nút chuyễn  điện tử thấp hèn,  đã  chỉ trong hai thế hệ dân gian ,  thay đổi  hòan tòan cách nào chúng ta sinh sống , làm việc hay vui chơi .         
      
     7- Schlumberger mua kỷ thuật của Raythreon :Vi ba giúp trích dầu lữa 
      Hảng thầu lớn cho Bộ Quốc phòng Mỹ Raytheon  đang bán kỷ thuật vi ba- microwave cho một hảng khai thác dầu lữa lớn, hầu trích các dự trử dầu lớn tại các  mỏ trầm tích diệp thạch – shale deposits dưới đất miền Tây Hoa Kỳ . Ngày 22 tháng giêng năm 2008 , hảng Schlumberger  tuyên bố là đã mua  kỷ thuật Raytheon  phát triễn với hảng CF Tecnologies căn cứ tại thành phố Boston , cung cấp chuyên môn để trích dầu , sử dụng phương pháp có tên là  siêu cực trọng  carbon dioxide lỏng – supercritical liquid carbon dioxide .
      Phó chủ tịch Raytheon là Lee Sylvestre  nói  Slumberger đang trả lệ phí  không phổ biến  song song với tác quyền .kéo dài mấy chục năm cho những lợi tức nào Sclumberger tao ra được, nhờ kỷ thuật này.   Vài tiền lời cũng sẽ được  chia sẽ cho  CF Technologies . Raytheon, căn cứ tại Waltham , bang Massachussetts, và Schlumberger , căn cứ tại Houston - Texas , từ chối không tiết lộ thêm chi tiết .  Hảng thầu quốc phòng dứng hàng thứ 5 trên thế giới Raytheon , đã phát triền kỷ thuật vi ba , có thể xem như là một dụng cụ căn bản để khai thác dự trữ dầu đóng khóa khó trích tại miền Tây Hoa Kỳ, đặc biệt ở đất liên lục địa phân tán từ các đất đai liên bang tại các bang Colorado , Utah và Tây Nam Wyoming . Đa số chú tâm tụ điểm trên vùng này ,  vì ước lượng vùng chứa đến 1.8  ngàn tỉ thùng dầu . bị  bẩy ở diệp thạch, nghĩa là 3 lần lớn hơn dự trữ đã được chứng minh ở Ả rập Saudi Arabia .  Trong số này khoảng 800 tỉ có thể khai thác được. Cũng như lò vi ba dùng hâm nóng thực phẩm , kỷ thuật Raytheon  trông cậy vào vi ba để tạo ra dưới đất nhiệt lượng  và làm nung chảy một lọai chất sáp  ở diệp thạch tên là Kerogen, cho nên có thể chuyễn hóa thành dầu lữa.   Carbon dioxide hâm nóng và áp lực hóa thành một chất lỏng  , rồi được sử dụng  trích dầu từ khối đá ,đưa tới một giếng dầu .
     Raytheon và các hảng dầu lữa  khởi sự  thám hiểm những phương cách   trích dầu tư diệp thạch  đã hàng chục năm nay, nhưng phần lớn các cố gắng đã xếp vào ngăn tủ vào thập niên 1980 khi gía và cung cấp dầu lữa cố định . Vài dự án ,.kể cả dự án Raytheon, đã  cho tái sinh , những năm gần đây , khi giá cao hơn,   và cải thiện kỷ thuật cũng như hy vọng Hoa Kỳ bớt phụ thuộc  dầu lữa ngọai quốc . Rayrheon sáng chế thực phẩm vi ba  một cách bất ngờ năm 1945 , khi một kỷ sư  hảng nhận thấy  là các làn sóng tư thiết bị radar  làm chảy môt thanh sô cô la  trong túi ông ta ,  không phải là hảng duy nhất sử dụng các làn sóng  kỷ thuật vi ba , cố gắng mở khóa kho tàng .
       Hảng Global Resource Corp. ở West Berlin, bang New Jersey cũng làm một phương thức tương tự  và tháng 11 năm 2007  đã tuyên bố một thỏa hiệp  với một giáo sư đại học bang Pennsylvania  khảo cứu  cách thị trường hóa  tiến trình của hảng tổ hợp .  Từ năm 1996 , công ty Shell Frontrier Oil & Gas cũng  đã thử nghiệm trên đất tư nhân ở miền Tây bang Colorado .  Những thử nghiệm này  gồm có   hầm nướng các khối đá  ở dưới đất với  các thanh điện , rồi bơm dầu  nung chảy  lên mặt đất .  Shell nói rằng  cần nhiều năm nữa  kỷ thuật mới thương mãi hóa được .

             Kỷ  thuật Raytheon  cũng liên quan đến hâm nóng  dưới đất, nhưng dùng các vi ba  chiếu luồng – beam từ các máy phát  xuống thấp đến diệp thạch . Không rỏ các vùng diệp thạch đất liền luc địa các trầm tích  đồng bằng sông Hồng , đồng bằng sông Cửu Long  v.v…Việt Nam có chứa dầu không và có áp dụng tương lai kỷ  thuật vi ba trich dầu nay được không ? Khi Trung Quốc đe doa khai thác các trầm tích các thềm lục địa  hải phận Việt Nam mà Trung Quốc đã chiếm cứ .     

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét