Bác sĩ Baruj Benacerraf,
nhà đọat giải Nobel
nghiên cứu hệ thống
miễn nhiễm,
qua đời! G S Tôn thất Trình
Bác sĩ Baruj Benacerraf , người
chia sẽ giải Nobel 1980 về sinh lý học
hay y khoa với công trình tiền phong , giải thích tại sao vài người, lại có khả
năng đẩy lui lây nhiễm và u ung thư, trong khi những người khác lại không chống đở được. Ông
mất ngày thứ ba mồng hai tháng 8 năm 2011,
tại nhà ở TP Boston, thọ 90 tuổi (1920- 2011).
Benacerraf chết vì đau viêm phổi, theo Viện Ung
thư Dana-Farber tại Boston , nơi ông
làm sự nghiệp gần suốt đời. Bác
sĩ Edward J. Benz JR. chủ tịch Dana-Farber nói trong một tuyên bố: những khám
phá gieo mầm của bác sĩ Benacerraf về kiểm sóat di truyền của hệ thống miễn nhiễm giúp chúng ta
hiểu biết được tiến trình căn bản bệnh tật, tỉ như lây nhiễm, các rối lọan miễn nhiễm tự động – autoimmune disorders
và ung thư .
George D Snell |
Công trình của Benacerraf tạo
hình mọi thứ, từ cấy bộ phận đến chữa
trị AIDS, và gần đây nhất đến phát triễn
các vaccines – thuốc chủng chửa trị
ung thư.
Khi Benacerraf và các bạn đồng
lảnh thưởng: George D. Snell của La bô Jackson
tại Bar Harbor - bang Maine và bác sĩ
Jean Dausset tại Viện đại học Paris - Pháp, khởi sự nghiên cứu hệ thống miễn nhiễm
sau Thế Chiến Thứ II, một thể thức chưa ai biết chức năng là gì cả
. Qua nhiều thập niên, họ đã giải thích
căn bản di truyền cách nào hệ thống miễn
nhiễm họat động.
Jean Dausset |
Snell mở đầu mối công trình trên
chuột nhắt, chứng minh khả năng các lòai
vật gặm nhắm- rodents này, nhận
diện các mô chúng – own tissues và
phân biệt chúng từ những mô chuột nhắt
khác là thành quả những phức tạp protêin
/ đường ở trên mặt các tế bào tên gọi là
kháng -gen( kháng nguyên ) – antigens. Ông đặt tên những cấu tạo này là kháng -gen
tương hợp mô – histocompatibility , dùng từ Hy Lap “histo” có nghĩa là mô.
Snell cũng trinh bày rằng những
kháng -gen này được tạo ra bằng một bộ
gen đặc thù; nay gọi tên là phức
tạp chánh tương hợp mô. Các nhà khảo
cứu biết hiện nay có đến 80 genes
riêng rẽ ở phức tạp trên chuột nhắt .
Dausset chứng minh là cũng có một
lọai phức tạp tương hợp mô như vậy, trên con người. Thoạt tiên, Dausset
nghiên cứu các kháng – gen trên các bạch huyết cầu và gọi chúng là các kháng – gen bạch cầu con người- human leukocyte anti
-gens ( HLA ). Phân lọai HLA
giúp cho các việc cấy ( bộ phận
) – transplants thành công, ít khi
bị đào thải hơn là các mô
lựa chọn ngẩu nhiên. Ông cũng trình bày
là vài lọai kháng- gen HLA liên
hệ đến khuynh hướng tăng thêm vài lọai
bệnh tật.
Benacerraf , họat động trên chuột lang – guinea pigs , vấp
phải phần ông đóng góp một cách bất ngờ.
Ông tiêm vào các động vật mới một chất
ngọai lai đặc thù tương tự một kháng – gen, có ý định gây ra một phản
ứng miễn nhiễm trên chúng. Tuy nhiên chỉ có 60 % chuột lang phản ứng mà thôi.
Xuyên qua một lọat thị nghiệm cường tính tuyễn chọn, Benacerraf quyết
định là khả năng chuột lang xây
dựng lên một phản ứng miễn nhiễm cho một
chất liệu ngọai lai, được các genes đặc thù của phức tạp tương hợp mô, kiểm sóat. Sau đó , những genes này cũng được tìm thấy
trên con người và trên động vật có vú
– mammals.
Các nhà khảo cứu biện cứ là các genes
giúp ít nhất cho vài thành viên của một lòai vật, sống sót
sau một tấn công của một virus
đột biến hay của một vi khuẩn. Tiếc thay, những genes này cũng giúp phát triễn
vài lọai bệnh miễn nhiễm tự động, trong
đó hệ thống miễn nhiễm lại tấn công vài
phần thân thể một con người .
Baruj
Benacerraf sinh ngày 29 tháng mười năm 1920 tại TP Caracas,
xứ Venezuela. Cha ông là dân Ma Rốc thuộc nhóm
Do Thái Sephardic Jew và mẹ ông
là người xứ Al-gê-ri. Gia đình di chuyễn
về Paris khi Baruj lên 5 tuổi, hầu cha ông có thể mua tơ sợi đem bán ở Venezuela . Lúc còn là con nít, Baruj bị
suyễn. Ông nói rằng sau đó bệnh suyễn đã góp phần làm ông thích thú ngành
miễn nhiễm học và các bệnh tật miễn nhiễm.
Gia đình trốn chạy Đức Quốc Xã – Nazis
năm 1939, đầu tiên qua Venezuela ,
rồi di chuyễn qua New York năm 1940, để Benacerraf có thể tiếp nhận giáo
dục Hoa Kỳ. Ông tốt nghiệp viện đại học Columbia với một cấp bằng sinh học năm 1942. Nhưng ông
bị đào thải, không được nhận vào 25 trường y khoa ông nạp đơn , vì lúc đó ông là
một dân nguồn gốc Do Thái và khoông
có quốc tịch Hoa Kỳ. Cuối cùng, cha một người bạn thân, bảo đảm cho ông được phỏng vấn ở trường đại học y khoa Virginia
tại TP Richmond
và ông vào trường năm 1942. Ông bị động viên một năm sau đó vào Lục quân Hoa Kỳ
, song song với các sinh viên y khoa
khác. Sau khi tốt nghiệp bác sĩ y khoa
năm 1945, ông đựoc tập sự ở Bệnh viện Queens General
Hospital ở TP New York City.
Năm 1943 ông trở thành công dân
Hoa Kỳ, và gia nhập Quân đòan Y Khoa Lục
Quân năm 1946 và tùng sự gần 2 năm ở
Paris và Nancy, Pháp. Sau 2 năm làm việc ở giảng khoa y khoa, viện đại học Columbia, ông di chuyễn về Paris năm 1949, để làm doanh
vụ gia đình ông, nhưng vẫn tiếp tục khảo cứu y khoa. Vì ông không có quốc tịch Pháp, cơ hội tiến thân vào Hàn lâm Viện Pháp rất giới hạn, nên ông trở về Hoa
Kỳ. Ông gia nhập trường Y Khoa New
York và bắt
đầu công trình về hệ thống miễn nhiễm .
Trong thời gian này, ông cũng
quản trị một ngân hàng New York, là
Colonial Trust Co., gia đình ông và những nguời liên hệ làm chủ nhân. Rồi thì
ông rời khỏi thế giới doanh nghiệp để
làm khảo cứu, vì ông thấy rằng thách thức lớn hơn nhiều cho khảo cứu y khoa,
ngành ông lựa chọn.
Năm 1970, ông được mời giữ chức Trưởng ban bệnh học tại trường y khoa Harvard , trước
đây đã không chấp nhận cho ông vào học. Một
chục năm sau, ông biến thành Viện ( hiệu
trưởng , chủ tịch ) Trưỡng Dana –Farber, cũng đã
được kết nạp vào đại học Harvard.
Lúc này trường phát triễn đồ sộ, nhờ ông tuyễn
các bác sĩ lâm sàng và nhà khảo
cứu chóp bu- đầu sọ , cũng cứu xét , theo dõi xây dựng hai cơ sở khảo cứu chánh.
Ông thôi giữ chức viện trưởng năm 1992,
nhưng vẫn tiếp tục công trình
khảo cứu của mình, mãi đến quá tuổi bát
tuần. Vợ trong 68 năm của ông, bà
Annette Dreyfus, chết tháng 6 năm 2011.
Con gái , bà bác sĩ Beryl
Banacerraf ở Boston
, 2 cháu ngọai và em ông, Paul, ở
Princeton , còn sống.
( Irvine ,
ngày 11 tháng 8 năm 2011 )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét