Thứ Ba, 23 tháng 8, 2011

Danh nhân


Việt Nam đang cố gắng sắp làm nhà máy điện hạt nhân, tưởng cũng nên biết qua :                                 
Maurice Goldhaber,  nhà vật lý học hạt nhân và hạt tử,  đã qua đời
                                         G S Tôn thất Trình

Maurice Goldhaber là một trong những nhà tiền phong về vật lý học cận đại, làm những thí nghiệm  giúp tạo ra những hiểu biết hiện hửu cách nào thế giới họat động, đã  chết  ngày 11 tháng 5 năm 2011, tại gia ở Long Island, N.Y. , sau một thời ngắn bịnh họan. Ông đã  tổ chức kỷ niệm  ngày sinh nhật 100 năm  của mình vào tháng tư trước đó.

            Goldhaber  là một  trong nhưng nhà vật lý học   hạt nhân và hạt tử  danh tiếng nhất  thế giới, theo lời  chánh phủ Hoa Kỳ  khi tưởng thưởng ông,  năm 1998,  giải thưởng uy tín nhất Enrico Fermi Award. Những thí nghiệm  sáng tạo và gây suy tư ông làm, cung cấp nhiều cho kiểu mẩu tiêu chuẩn vật lý học, nay  họa ra cái nhìn của chúng ta về vũ trụ và và tư cách lảnh đạo và nhìn xa, khi ông là Cục trưởng La Bô Quốc Gia Hoa Kỳ Brookhaven vào thập niên 1960, giúp Hoa Kỳ đọat 3 giải Nobel vật lý học  cho tổ chức Long Island .

          Ông cũng là trưởng nhóm một gia đình nhà vật lý học đã góp phần căn bản ở lảnh vực này. Em ông Gerson, chết năm ngóai 2010,  đóng một vai trò then chốt trong việc khám phá ra kháng-proton hay antiproton, quark mê hoặc – charm quark và  hạt tử psi.  Vợ ông, bà Gertrude Scharff Goldhaber họat động với ông trong vài khám phá then chốt của ông và  cũng được xem là người đã khám phá ra rằng các  phân hạch  tự nhiên –  spontaneous fission  dẫn đến phát ra neutrons.

          Con trai ông bà Alfred Scharff Goldhaber và  cháu  ngọai David Goldhaber – Gordon  là những  nhà vật lý học danh tiếng .

          Một trong những góp phần  quan trọng nhất của Goldhaber ở thập niên 1950 , liên hệ đến neutrons , những hạt tử không thực chất , gần như vô hình ( không nhìn thấy được ) có thể đi ngang qua chất liệu dày đặc, hầu như không có  tương tác, một hiện tượng  làm chúng rất khó  dò ra và đo lường được .

         Một trong số luật lệ căn bản của vật lý học  vào thời gian đó  là nguyên tắc  đối xứng – symmetry principle  , cho rằng các hạt tử nguyên tố , gồm cả neutrino, đều như nhau,  phải quay tròn - spin vào  bất cứ hướng này , theo kim đồng hô hay ngược chiều kim . 

        Trên một thí nghiệm thanh nhã ở mặt bàn, làm ra tại Brookhaven trong vòng 4 năm, Goldhaber , L. Grodzins và A. W. Sunyar  chứng minh  là  neutrino luôn luôn quay tròn  chỉ theo một hướng mà thôi,  ngược chiều kim đồng hồ. Khám phá này đưa tới phải vất bỏ  ý kiến bảo tồn đồng giá – parity conservation  ở những tương tác yếu kém và tới một quan điểm mới về tính chất các hạt tử căn bản .

       Maurice Goldhaber sinh ở Lemberg, nước Áo ( Austria , Autriche ) ngày 18 tháng 4 năm 1911.  Ông ghi danh vào đại học Bá linh- Berlin, nhưng di chuyễn sang Anh Quốc  đầu thập niên 1930 , lúc đảng Quốc xã –Nazi bừng dậy.  Khi là một sinh viên cao học viện đại học Cambridge, ông tiếp xúc nhà vật lý học James Chadwick, lúc đó  vừa mới khám phá ra trung hòa tử - neutron , với ý kiến  về cách nào đo lường khối lượng của hạt tử này.

       Lúc đó , các nhà khảo cứu  tin tưởng là neutron gồm có một proton và một electron. Goldhaber đề nghị là  đo lường ngang hàng  khối lượng neutron, bằng cách dùng phóng xạ phân chia deuteron vừa mới khám phá ( deuteron gồm một proton và một neutron ) . Chadwick rất hồ hởi  và  cả hai  làm đo lường chính xác đầu tiên khối lượng neutron, chứng minh neutron là một hạt tử nguyên tố mới , không phải là một hổn tạp – composite  proton và electron.

         Goldhaber và Chadwick cũng  trình bày lần đầu tiên là vài nhân – nuclei tan vỡ khi  chúng bị  các neutron chậm – slow, những neutron có năng lượng động học – kinetic energy thấp,  bắn nhằm. Bắn lithium-6 chẳng hạn ,  sản xuất ra hydrogen – 3 ( tritium ) phân hủy thành helium- 3. Bắn nitrogen -14 sản xuất ra carbon-14.  Những phản ứng này vẫn còn được sử dụng rộng rải để sản xuất tritium và carbon – 14 cho các thí nghiệm khoa học.

          Goldhaber cũng chứng minh là beryllium có thể là một chất điều tiết- moderator ích lợi sản xuất ra neutrons, bằng cách giảm bớt năng lượng động học của chúng, một nguyên tắc  sử dụng ở các lò phản ứng hạt nhân.

         Năm 1938, Goldhaber di cư vào Hoa Kỳ, nhận một chức vụ ở  viện đại học Illinois. Ông trở thành công dân Hoa Kỳ năm 1944. Họat động cùng vợ ở viện đại học này, ông chứng minh là các tia – beta phát ra,  khi suy tàn phóng xạ, y hệt các electrons .

         Illinois  có nhữing luật lệ khắc khe về  thói gia đình trị, cho nên  khoa không thể tuyễn Gertrude. Năm 1950, vợ chồng Goldhaber  chuyễn qua Brookhaven, có thể tuyển dụng cả hai.  Goldhaber về hưu năm 1985, nhưng tiếp tục  làm khảo cứu  mãi cho đến khi ông gần chết.

          Nhà vật lý học Matin Blume, biên tập viên  cho các tạp chí Hội Vật lý học Hoa Kỳ xuất bản , nhớ lại  đã lái xe đưa Goldhaber mỗi buổi sáng đến Brookhaven từ năm 2000 tới năm 2008 .  “ Goldhaber có một ý kiến cứ mỗi phút” theo lời Blume;  đôi khi Blume đã phải lấy nhiều biện pháp tuyệt vọng,  hầu làm Goldhaber câm lặng để Blume có thể tập trung  lái xe .

           Các nhà vật lý học nào cũng biết  là Goldberg  đã thua một cá cuộc.  Ở một buổi dạ tiệc,  năm 1954  tại nhà  nhà vật lý học lý thuyết Hartland Snyder, Goldberg  biện cứ sôi nổi  với chủ nhân, chối từ hiện diện của antiproton. Snyder nói:  tôi cá với ông 550 đô la là antiproton hiện diện. Goldhaber nhớ lại đã nói : “ OK , mà không suy nghĩ gì cả.”

          Năm sau , một nhóm gồm có em ông,  chứng minh là hạt tử này hiện diện.  Vài nhà chuyên môn  nói cuối cùng họ chấp nhận hạt tử hiện diện, vì lẽ Maurice đã trả tiền thua cá cuộc.

        Ngòai  giải thưởng Fermi, Goldhaber cũng nhận thêm  Mề  Đay  Quốc gia Khoa học năm 1985 , giải thưởng WolfPrice  năm 1991 và giải J. Robert Oppenheimer Memorial Price năm 1992.

         Gertrude chết năm 1988. Ngoài con trai Alfred, một con trai khác là Michael, hai  cháu và bốn chắt của Goldhaber còn sống .
      
            ( Irvine, Ca Li – Hoa Kỳ,ngày 12 tháng 8 năm 2011 )



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét