Đếm lui từ 10 xuống 1 những dụng cụ mới cho tiến bộ Khoa học Vĩ đại
G S Tôn thất Trình
Hầu có cái nhìn cải thiện về vũ trụ bao la và phức tạp, các nhà khoa
học đang tham vọng tạo ra những dụng cụ khám phá mỗi ngày mỗi rộng lớn
thêm. Khoa học Vĩ đại- Big Science đòi hỏi hàng chục năm cam kết tốn tiền từ
nhiều quốc gia. Thế nhưng những khí cụ
có những thành quả thật truyền
cảm kinh hải, không kém nổi kinh hải nhìn những thế giới mới, chúng giúp chúng
ta khám phá ra. Số tháng 8 năm 2011,
nguyệt san Khoa Học Phổ thông – Popular Science xếp hạng 10 công
trình anh hùng nhất trong số công
trình khoa học vĩ đại , theo hạng đếm
lui từ 10 xuống 1. Vài công trình, có lẽ
Việt Nam
nên theo dõi ( ? ) được kể ra sau đây: các hạng 10, 9 , 5 , 4, 1. Hạng 2 là công
trình LHC, đã được đề cập đến khi bàn về boson Higgs.
10 : Máy đụng độ ion nặng thuộc tương đối
luận – relativistic heavy ion collider ( RHIC )
Đây là một máy thời gian – time machine để tiết lộ những nguồn gốc của vũ trụ.
Khi những ion vàng kim -gold ions chạy mau bên trong máy đụng độ ion nặng thuộc tương đối
luận, tại Long Island, New York, đụng nhau tan vỡ vụn, những đụng độ này có
thể sản xuất ra nhiệt độ lên đến 7.2 ngàn tỉ - trillion độ Farenheit ,
nóng đến nổi các protons và neutrons nung
chảy – melt. Khi những hạt tử này
phân hủy, các quarks và gluons trong thành phần của chúng, tương tác tự do tạo
thành một tính trạng mới của chất liệu – matter, tên gọi là plasma
quark – gluon . Khi vật liệu nguội
đi sau khi đụng độ đã chấm dứt, protons và neutrons tái lập , sản xuất ra 4000 hạt tử phụ nguyên tử - subatomic particle theo tiến trình. Sử dụng RHIC, các nhà khoa học cố gắng tái tạo những
điều kiện đã hiện diện vào 1phần triệu
giây đồng hồ đầu tiên, sau tiếng Nổ Vang – Big Bang.
Vậy
chớ RHIC có ích lợi gì cho khoa học ?
Muốn hiểu tốt đẹp hơn các nào
chất liệu tiến trào trong vũ trụ của chúng ta, các nhà vật lý học ở RHIC, cho
các nguyên tử vàng kim chạy qua
nhiều máy gia tốc- accelerators ,
lấy đi các electrons của chúng khiến
chúng trở thành các ions điện tính dương. Những ion này được tung ra ở hai ống
hình vòng tròn và chạy đến tốc độ
99.9 % của tốc độ ánh sáng trước khi đụng độ.
Quan sát những gì còn lại của các đụng độ, các nhà khoa học đã tìm thấy là
những hạt tử ở thời kỳ hậu Big Bang này,
cư xử
như thể một chất lỏng hơn là chất khí tiên đóan .
Nhưng
điều vừa kể ích lợi gì cho bạn ? Các
nhà khoa học RHIC, đang phát triễn những linh kiện gia tốc các protons và dắt dẫn chúng chính xác hơn đến phóng xạ và
giết chết các u ung thư trên con
người. Các kỷ sư cũng dùng luồng nặng ion để đục những lỗ ở những tấm
plactic, làm ra những sàng lọc – filters có cơ lựa chọn- sàng sẩy nhũng chất
ở mức độ phân tử. Sau hết, chúng
ta có thể thấy những kinh kiện tồn trữ năng lượng hửu hiệu hơn căn cứ trên kỷ
thuật nam châm siêu dẫn - superconducting magnet technology , sử
dụng ở RHIC .
Ngân sách hàng năm dùng
RHIClà 160 ,000, 000 đô la Mỹ . Xây cất RHIC
đã tốn 671, 000, 000 đô la . Nhân viên
chuyên môn là 700 người. Kích thước nhà
máy là đường tròn chu vi dài 2.4 dặm Anh
( 4.056 km )
9-
Đài Quan Sát Hải Vương -
Neptune
Đây là đài quan sát dưới biển sâu lớn nhất thế giới.
Đại dương chiếm gần ¾
diện tích bề mặt Trái Đất và chứa 90 %
tòan thể đời sống địa cầu. Nhưng
hầu như chưa được khám phá gì mấy cả . Hải
Vương- Neptune là một mạng lưới đài
quan sát đại dương
gồm chừng 530 dặm Anh ( 852.8 km ) dây cáp và 130 khí cụ
với 400 máy dò – sensors , tất cả nối kết Internet ; sẽ cung
cấp theo dõi kích thước rộng lớn và suốt
ngày đêm lần đầu tiên về hệ thống đại
dương gồm cả đời sống động vật, địa chất
và hóa học.
Và
công trình ích lợi gì cho bạn ? : các nhà khoa học xa thực tế - armchair( và chuyên nghiệp
) khắp thế giới có thể điều hưởng Internet để thấy dòng viđêô của xe crawler Wally lăn trên sàn biển, quan sát
các sâu ống –tubeworms
biển sâu bồng bềnh theo các dòng
chảy của một lỗ thông thủy
nhiệt – hydrothermal vent hay nghe
nhạc của một cá voi lưng bướu –
humpback whale.
Ngân sách hàng năm của Neptune
là 12 triệu đô la Mỹ. Phí tổn xây xất là 160 triệu đô la. Nhân viên chuyên môn là 45 người. Kích thước lý học là 530 dặm Anh
dây cáp .
5- Nguồn ánh sáng tiên tiến :
kính hiển vi – microscope cuối cùng
Từ năm 1933 , các nhà khảo cứu tại Nguồn Ánh sáng Tiên tiến –
Advanced Light Source ( ALS ), một
máy gia tốc hạt tử tại
Berkeley, đã gửi đi một luồng photon một triệu lần
sáng hơn bề mặt của Mặt Trời dưới
thể proteins , các điện cực bình điện,
các siêu dẫn và các vật liệu khác , hầu làm tiết lộ những đặc tính nguyên tử , phân tử và điện tử của chúng.
Ích lợi
gì đây: ALS là một trong những nguồn tia-X mềm
sáng nhất, có các chiều dài làn sóng – wavelengths đúng cho các máy kính hiển vi quang phổ -
spectromicroscopy, một kỷ thuật khoa học
tiết lộ thành phần cả cơ cấu lẫn hóa học những mẩu kích thước chỉ rộng vài nanometers. Năm 2006 , các nhà
khoa học tại ALS đã giúp qui định bụi – dust chụp bắt từ đuôi một sao chổi
hình thành gần Mặt Trời rất sớm ở
lịch sử hệ thống Thái Dương ( Mặt Trời ). Trình bày rằng những thành phần vũ trụ
nguồn gốc ở góc cạnh chúng ta, đã khởi sự trộn lẫn nhau sớm hơn là chúng ta tưởng. Năm đó, Roger D.
Kornber, viện Đại học Stanford đã đọat
giải Nobel về Hóa học, ( nhắc lại cha ông là Arthur Kornberg cũng đã đọat giải Nobel về y khoa và sinh lý
trước đó ) nhờ giải thích công trình làm
ở ALS về cơ cấu 3-D các enzyme RNA polymerase. Dữ liệu cơ cấu giúp ông mô tả cách nào DNA dịch mã –
translate thành RNA trong tiến trình tên gọi là phiên mã –
transcription ( nghĩa là sự tổng hợp
RNA trên khuôn DNA ).
Ích
lợi gì cho bạn ? Công trình ALS trên một protein liên hệ
đế u ung thư hắc tố - melanoma đã giúp phát triễn ra một thuốc
mới chống lại ung thư này. Thuốc này hiện đang ở giai đọan
II và III của thử nghiệm lâm sàng. Những
dữ liệu khác từ ALS cỏ thể đưa tới làm các điện cực bình điện lithium khả năng cao, có cơ tăng thêm
khả năng sạc điện của lọai bình này. Cuối cùng, hiểu biết cơ cấu vật lý và điện
tử của các tấm carbon, tên gọi là
graphen, có thể thúc đẩy phát triễn các transistors kích thước nguyên tử và các vi xử lý computer mau lẹ hơn nhiều.
Ngân sách hàng năm cho ALS là 54,200, 000 đô
la. Xây cất tốn 154 triệu đô la. Cơ sở rộng
78 432 bộ vuông – square feet .
4-
Trạm Không gian Quốc tế : một
La bô trên Quỹ đạo- An Orbital Laboratory
Cần
2 tỉ đô la Mỹ một năm và hàng ngàn nhân viên để giữ cho hệ thống đèn vẫn sáng ở
Trạm Không Gian Quốc tế -
International Space Station ( ISS).
Cho đến nay, 201 người từ 11 quốc
gia ( và 7 đại gia du khách ) đã viếng thăm ISS, là nơi
đã liên tục con người hiện diện
lâu nhất trên qũy đạo: tháng 11 năm 2011,
đúng là đã 11 năm tròn và sẽ còn tiếp tục thêm một chục năm nữa. ISS cũng sẽ tiếp đón Máy Quang phổ Alpha magnetic Spectrometer
( AMS ), một khí cụ lớn nhất, nặng nhất tung bay trên không gian.
Ích
lợi gì cho Khoa học ? Trên ISS, các nhà khoa học và
phi hành gia từ NASA và các người chung sức,
thử nghiệm các thành phần của phi thuyền
và hổ trợ những hệ thống có thể
sử dụng cho các chuyến bay không gian xa vời
của con người. Họ cũng xem
xét sinh lý cơn người , nghiên cứu những
ảnh hưởng của không trọng lượng – weightlessness trên tỉ trọng xương và sản xuất tế bào máu đỏ và cách nào hệ
thống miễn nhiễm thay đổi sau thời gian
ở lâu dài trên không gian. Đến tháng 5
năm 2011, các nhà khảo cứu đã vào được
AMS , một khí cụ có khả năng dò ra các
vật xa lạ , những quarks đã được các máy
gia tốc hạt tử làm ra, nhưng chưa bao giờ thấy cả trong thiên nhiên.
Ích lợi
gì cho bạn: Các khảo cứu thực hiện ở
ISS đã đưa tới khám phá là vi khuẩn salmonella trở nên hung dữ hơn trên không
gian. Khám phá này và việc xác định
những gen gây ra thay đổi, đã chêm thêm xăng
cho việc phát triễn những
vaccines đầu tiên chống lại salmonella
và vi khuẩn cầu chùm Staphyllococcus
aureus kháng methicillin, lây nhiễm cầu chùm -staph đã làm khổ sở hàng ngàn bệnh nhân ở bệnh viện.
Ngân sách hàng năm cho ISS là 2,310,
000, 000 đô la Mỹ . Phí tổn xây cất là 4,500 ,000, 000 đô la . Kích thước lý học là 32, 333 bộ khối – cubic feet .
1-
Viễn vọng kính Trái Đất EARTHSCOPE.
Là một viễn vọng kính nhìn sâu
vào tâm cang của hành tinh chúng ta.
Họa kiểu ra để theo dấu tiến
trào địa chất Bắc Mỹ Châu .
EARTHSCOPE là dự án khoa học lớn
nhất trên Địa cầu, Trái Đất. Đài Quan
sát Khoa học – Trái Đất ghi chép dữ
liệu trên 3.8 triệu dặm Anh vuông - square miles . Từ năm 2003 , hơn 4000 dụng cụ của nó đã
thu thập được 67 terabytes dữ liệu ( 1 tera là 1012 hay là 1 triệu triệu ),
tương đương với hơn một phần tư dữ liệu
của Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ - Library
of Congress và cứ mỗi sáu hay tám tuần lễ, lại tồn trữ thêm môt terabytes nữa .
Ích
lợi gì cho Khoa học? Các nhà khảo
cứu sử dụng EARTHSCOPE , gồm có rất nhiều lọai thí nghiệm, để xem xét nhiều
khía cạnh của thành phần địa chất Bắc Mỹ.
Xuyên qua lục địa Hoa Kỳ và Puerto Rico , 1100
đơn vị GPS vĩnh cửu, theo dấu
những méo mó bề mặt đất đai do những lay chuyễn
kiến tạo bên dưới gây nên. Các máy dò địa chấn gần Đường
Nứt San Andrea Fault đang tích cực ở bang California, Hoa Kỳ ghi chép những lay trượt
bé tí teo nhất, trong khi những tảng đá lâu từ một vị trí khoan đào sâu 2 dặm Anh
đến tận đường nứt, tiết lộ nghiền nát và căng thẳng trên đá xảy ra, khi hai cạnh của đường nứt
đi ngang qua nhau trong một động đất.
Và trong thời gian 10 năm, những đội
nhỏ đã chuyễn dịch một dàn 400 máy địa chấn ký -seismograph di chuyễn được khắp xứ sở, dùng những gàu
xúc ngược – backhoes và mồ hôi. Khi
các trạm đến Bờ biển Đông Hoa Kỳ năm 2012, chúng sẽ thu thập được dữ liệu của gần 2000 vị trí.
Ích lợi
gì cho bạn ?
Tập thể , đo lường EARTHSCOPE có
thể giúp giải thích các lực bên sau các sự cố địa chất, tỉ như các trận động đất và núi lữa phun, dẫn
tới dò tìm tốt hơn. Cho đến nay, dữ liệu
từ dự án đã cho thấy các tảng đá ở San Andrea Fault yếu kém hơn là đá bên ngòai và chùm macma – magma plume dưới
siêu núi lữa Yellowstone còn lớn hơn
dự tính trước đây nữa đó.
( Irvine, Ca Li - Hoa Kỳ, ngày 18
tháng 8 năm 2011 )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét