Thứ Tư, 15 tháng 9, 2010

Chiến tranh cận đại ngày mai


Cần biết qua chiến tranh cận đại ngày mai, để nếu cần , lo phương cách chống trả hữu hiệu hơn cha ông, khỏi họa mất nước, cuối thế kỷ thứ 19 :
         Chiến đấu bằng máy chụp hình (ảnh)
                                                                       G S Tôn Thất Trình    
            
Máy bay  không người lái kêu vo vo - drone,  kích thích doanh nghiệp công nghệ không gian  miền Nam bang Ca Li , Hoa Kỳ; nhờ chánh phủ liên bang  đổ vào  hàng tỉ đô la Mỹ mỗi năm .



                   Máy bay không người lái kêu vo vo
                   
Các xe hơi bắt đầu chạy qua các cổng  kiểm soát an ninh trước bình minh .  Ở đây, tại những cơ sở phức tạp đang tràn làn nổi lên giữa  các mõm đá  cheo leo  phía Bắc quận San Diego , Nam Ca Li, 3300 nhân viên đang xây dựng những thế hệ mới ,  trọng tâm cái nhìn quân sự mới mẽ về chiến tranh cận đại. Đây là nơi công ty  General Atomics Aeronautical Systems  làm ra các máy bay vo vo không người lái kiểu Bắt Mồi - PredatorMáy Gặt - Reaper , những máy bay robot có thể đe dọa các dãi núi lởm chởm Hồi Quốc - Pakistan, chụp bắt  theo hình ảnh viđêô hầm trú ẩn  các tay khủng bố  và phóng ra các hỏa tiển nặng 500 cân Anh “ Lữa Địa Ngục - Hellfire”   đốt  hầm cháy tan tành.


                       
Cơ sở công ty rộng 1. 9 triệu bộ vuông - square foot ( gần 18,6 ha )  là một  trưng bày  ngành công nghệ làm máy bay vo  vo không người lái - drone Nam Ca Li ,  sử dụng 10 000 người .  Doanh nghiệp phát triễn mau lẹ này  do tiền Ngũ Giác Đài  thúc đẩy, đã chi ra ít nhất là 20 tỉ đô la kể từ năm 2001.  và nay  CIA và quốc hội Mỹ sẽ chi thêm nhiều tỉ đô la nữa.   Nhìn thấy một thị trường hầu như không giới hạn,  một tá công ty thầu quốc phòng như Boeing Co., và Lockheed Martin Corp.  đã cố gắng xông vào lảnh vực .  Họ làm ra những máy bay vo vo không người lái  nhỏ như sâu bọ  , có thể bay  xuyên qua những cửa sổ mở  và những drones khá to lớn như các máy bay phản lực, có thể bay lướt qua tầng bình lưu - stratosphere.

Các chuyên viên cho biết , sắp tới đây,  các công ty tư nhân và giới quân sự Hoa Kỳ  sẽ có những hạm đội máy bay rôbôt có thể làm bất cứ việc gì  máy bay có người lái làm được , tỉ như chuyên chở hàng hóa hay  đánh nhau trên không . Theo Loren Thompson , một nhà phân tích chánh sách quân sự cho Viện Lexington , một  cơ quan nghiên cứu chiến lược tại Arlington , bang Virginia,  đây là một hệ thống vỏ khí  đeo đuổi nóng bỏng nhất của một thế hệ. Công nghệ tập trung ở Nam Ca Li, một di chúc  lịch sử vũ trụ không gian  giàu có của vùng và một lực lượng nhân công tăng nhiều nhờ vậy .  Và cũng là sản phẩm  vận động hành lang tiền của to lớn và  chính trị công phí quốc hội mua chuộc uy tín - pork-barrel politics.

 Khúc quẹo
 Thomas J. Cassidy Jr.  đứng  tại  sân trải nhựa gió thổi vù vù  ở phi trường Adelanto Airport, Sa Mạc Mojave Desert , diễn đạt  những kỳ diệu  của Predator drone  cho một tá chức quyền khoa học và chửa lữa . Đối với Cassidy , đây là danh sách B.  Ngũ Giác Đài luôn luôn được xem  là khách hàng  chủ yếu  mua Predator , nhưng những  thử nghiệm  sớm  về Predator trong trận chiến tại xứ Bosnia  không tốt đẹp tí nào .  Máy bay nhỏ này  do  một cánh quat  đẩy chạy, rất dễ bị phòng không đối phương  bắn hạ.  Các phi công chiến đấu  gọi đùa đó là một máy bay kiểu mẩu quá đắt tiền .

    Cassidy là một  cựu  phó đô đốc hải quân cục cằn, công ty General Atomics mướn  để thuyết phục đồng bạn quân sự  mua Prredator .  Nay thì ông đang cố xem  thử có khách hàng nào mới chiếu cố đến máy bay này không. Predator có thể sử dụng để  nhắm và lữa cháy rừng hoang vu. Nó cũng có thể theo dõi  hiện tượng hâm nóng toàn cầu - global warming .

 Cử tọa lễ phép lắng nghe , rồi  phân tán mau lẹ  khi buổi trình diễn chấm dứt. Không một ai chịu mua cả. Ngày đó là mồng 6 tháng 9 năm 2001. Năm ngày sau, thế giới thay đổi , khi điện thoại reo , theo lời Cassidy.  Khi quân khủng bố  tấn công ngày 11 tháng 9, bổng nhiên  giới quân sự Hoa Kỳ muốn có  một vỏ khí, vừa có thể tìm địch vừa phá tan các hang ổ Al Qaeda trong núi. Predator đã có người mua.

 
  Đây  cũng là khúc quanh cho hảng General Aytomics  và hảng sẳn sàng  lợi dụng ưu điểm cơ hội này .  Xuyên qua ủy ban  chính trị,  hảng General Atomics  đã làm quen với nhiều bạn bè ở thủ đô Washington,  từ những năm đầu tiên  thập niên 1999, cống hiến gần 3 triệu đô la kể từ năm 1998 , theo Trung tâm về Đáp lại Chánh trị- Center for Responsive Politics . Hầu so sánh,  Ủy ban Hành động  Chánh trị cho hảng Northrop Grumman Corp . ở thị trấn Century City , cũng đã cống hiến 8.2 triệu đô la vào thời gian này. Nhưng Northrop là một hảng khổng lồ có 120 000 nhân viên và lợi tức mỗi năm  là 33 tỉ đô la Mỹ Các nhà phân tích ước lượng là hảng tư nhân General Atomics  có 4500 nhân viên và lợi tức mỗi năm  khoảng 600 triêu đô la. Trong số người nhận  tiền vận động bầu cử của General Atomics , phải kể đến dân biểu Rangdy «  Duke «  Cunningham , đảng Cộng Hòa  vùng San Diego,  năm 2006 bị kết án  hơn 6 năm tù,  vì đã nhận  2 triệu đô la tiền  hối lộ từ 2 nhà  thầu quân sự và tránh không khai thuế lợi tức .

General Atomics không dính dáng gì đến  xì căn đan này cả . Nhưng Cunningham là một bạn bè thân thiết của hảng . Hảng đã giúp cho ông ta ít nhất là 35 000 đô la  để vận động tuyễn cử từ năm 1998 đến năm 2006  và nắm giữ  năm 2004  một quỉ  tiền  tuyễn cử cho Cunningham  và các ứng cử viên khác ở cơ quan trung ương hảng tại San Diego. Tiền góp này  chỉ là một phần câu chuyện. Từ năm 2000 đến giữa năm 2005, General Atomics đã chi ra  660 000 đô la , nhiều  hơn mọi công ty Hoa Kỳ khác để thanh tóan tiền  68 chuyến chuyên chở  các dân biểu quốc hội, các bà vợ và các phụ tá họ  đến những cơ sở tiện nghi  công ty  và đi chơi ngoại quốc, theo một nghiên cứu của nhóm dò la là Trung Tâm  Về  Thanh Liêm Công Cọng.  Các loại «  chè chén » này, nay  đã bị cấm đoán .

 Theo lời Cassidy, tuổi 78, vừa nghỉ hưu, không còn là chủ tịch  Nhóm Hệ thống Máy Bay của hảng General Atomics nữa : General Atomics  không phải là hảng duy nhất chi tiền, nhưng hảng đã có phần nhân sự thích nghi để  chống đở, bênh vực cho hảng ở quốc hội Hoa Kỳ.  Hai nhân vật trong số này là Lerry Lewis, dân biểu cộng hòa đại diện cho vùng Redlands, nhân viên  cao cấp cộng hòa  ở Ủy ban  Phân phối Kinh phí - House Appropriations Committee và  dân biểu cộng hòa Howard  P. «  Buck «  McKeon , đại diện vùng Santa Clarita , một quận bao gồm  cả Thung lũng Hươu - Antelope Valley  , trung tâm của hoạt động vũ trụ không gian - aerospace . Cho đến nay , Quốc hội Hoa Kỳ  đã dành riêng - earmark ít nhất là 120 triệu đô la cho máy bay drones . Con số không chắc chắn lắm , vì tiền dành riêng này  chỉ được mô tả kín đáo ,khó hiểu .


 McKeon  nói rằng chế tạo drones rất hửu lý vì chúng thi hành những  chức năng khẩn thiết quân sự ,mà không làm  nguy hiểm đời sống phi công.  Đồng thời chúng cũng tiết kiệm ngân khoảnMột máy bay Predator  chỉ tốn chừng 4 triệu đô la , trong khi  một máy bay  kiểu mới F -35 Joint Strike Fighter đang bay thử, tốn cho dân đóng thuế Hoa Kỳ có lẽ đến 100 triệu đô la.  Drones cũng  giúp tái thiết  công nghệ không gian vũ trụ địa phương , đã bị moi hết ruột gan vì cắt giảm  ngân sách quốc phòng, đầu thập niên 1990. Theo Mc Keon, drones  là đợt sóng mới tương lai.  Tuy nhiên ,các nhà chỉ trích nói rằng   viễn tượng của công ăn việc làm và tiền vận động tuyễn cử đã làm mù mắt  Quốc hội Hoa Kỳ, không nhìn thấy khiếm khuyết của máy bay rôbôt.  Tại chiến trường, máy bay drones không người lái đã phải phấn đấu  chống lại các hư hỏng hệ thống, trục trặc computer  và sai lầm con người.  Theo Winslow T. Wheeler,  nhà phân tích  ở  Trung Tâm Thông Tin Quốc Phòng, một nhóm « chó kiểm soát » cho Ngũ Giác Đài : mọi người đều ngốc nghếch về kỷ thuật, nhưng họ chưa có đủ tiền và thời gian quan sát drones bay. Drones lại không phải rẽ tiền và có nhiều giới hạn .

Hàng trăm nhân mạng  dân sự  không cố ý  đã  bị  chết chóc liên quan đến đánh phá của drones ở A Phú Hãn và ở Hồi Quốc. Hơn nữa , vài nhà chỉ trích  nói là kỷ thuật  là một thay thế  cho chiến lược , dựa trên  kiểm soát viđêô, theo dấu các di chuyễn  quân khủng bố  thay vì cố gắng  xây đắp  một tình báo  lề lối  cù , xuyên qua liên hệ đến dân gian địa phương.  Cuối cùng vài người lo ngại là kỷ thuật drones sẽ lọt vào tay khủng bố  và được sử dụng chống lại các mục tiêu Hoa Kỳ . Trong thập niên 1990, các biện cứ chống drones tuồng như nặng cân hơn. Cho nên Tổng Giám đốc điều hành General Atomics J. Neal Blue quyết định tuyển Cassidy.



     Có lúc Cassidy là Chỉ huy trưởng Căn cứ Hải Không Quân Miramar ở San Diego, nay  là căn cứ Không Quan của Thủy quân Lục chiến -Marine đã được tuyễn làm cố vấn kỷ thuật  cho phim xi nê «  Top Gun » năm 1989 . Ông thích hợp hoàn toàn ở vai trò một nhà quân sự không có làm điều vô nghĩa lý - no nonsense , khiến  nhà sản xuất phim đã dùng ngay ông làm nhân vật phim . Sau khi ông gia nhập General Atomics,  vào đầu thập niên 1990 , Cassidy đã thành công  để Ngũ Giác Đài   dàn bay  vài Predator ở Bosnia, nơi đó máy bay không có vỏ khí cung cấp viđêô chiến trường  thời giờ  thật sự  cho các nhà theo dõi ti vi cách đó hàng trăm dặm Anh. Nhưng loại máy bay này chưa sẳn sàng. Vài Predator bị phòng không địch bắn rơi  và vài chiếc bị hư hỏng động cơ .  Các phi công  thấy rắc rối điều khiển máy bay từ xa .

Tấn công khủng bố thay đổi hẳn số phận Cassidy.  Chỉ 4 ngày sau ngày 11/9/2001, Ngũ Giác đài  lắp một hỏa tiễn « Lữa Địa Ngục- Hellfire » và thử nghiệm  tại trạm Vỏ khí Hải Không Quân China Lake ở Sa Mạc Mojave . Ngày nay  các drones đã trở thành bộ phận thiết yếu của mọi cuộc hành quân.  Ngũ Giác Đài đã chi tiêu  hơn 4 tỉ đô la năm nay,  mua và hoạt động drones. Hơn  7000  hành quân này là ở Iraq và A Phú Hãn.  CIA cũng chi chừng 1 tỉ đô la một năm về kỷ thuật drone , theo lời các nhà phân tích , dù rằng  không biết rỏ ngân khoản thực sự  vì ngân sách Cơ Quan  là bí mật .

Ngoài ra còn một thị trường quốc tế  vạm vỡ  cho các drones  Hoa Kỳ sản xuất gồm  các nước như Thổ Nhĩ Kỳ - Turkey , Ý và Anh Quốc.  Năm ngoái , Không lực Hoa Kỳ  giải tỏa  Dự án  Hệ thống Máy bay Không người lái , tiên  liệu  có thể phát triễn  drones đến năm 2047.  Trong dự án này , Không lực trình bày  cách nào drones có cơ thay thế hầu hết mọi phi cơ có người lái , từ chiến đấu cơ đến các phi cơ tiếp nhiên liệu - tankers đến phóng pháo - thả bom.  Vì chưng tổng thể chi phí quốc phòng Mỹ chậm lại, các nhà thầu không gian vũ trụ aerospace  đều cố gắng xông vào doanh vụ. 
General Atomics và Northrop  là  hai hảng làm drones lớn nhất , ngự trị nhờ các xưởng máy và  công nghê,  rải rác khắp vùng . Các đối thủ cạnh tranh là :


Boeing Phantom Ray 8
  Boeing là hảng đang cố nuốt  các hảng nhỏ chế tạo drones, hy vọng  sẽ đuổi kịp kỷ thuật.  Một trong  những hảng nhỏ này là Frontier Systems Inc.  ở thị trấn Irvine, đang làm một trực thăng drone có thể dùng  chuyên chở hàng hóa và do thám.  Trong số  drones Boeing đang phát triễn là  Phantom - Con Ma kích thước chiến đấu cơ mà các nhà phân tích nói rằng cũng sử dụng được như là phi cơ oanh tạc hành động tầm xa  , và Phantom - Eyes- Mắt Con Ma, một phi cơ điệp viên  hình dạng trứng gà , có thể đứng trên không gian đến 4 ngày ở 65 000 bộ Anh ( 18 500m ).

Raven
             AeroVironment Inc . tọa lạc ở  Monrovia, làm một loạt drones nhỏ  là vỏ khí chánh cho Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ ở A Phú Hãn .  Một chiếc drone tên gọi là Raven  chỉ nặng  4 cân Anh ( chưa đến 2kgr )  có mang theo máy chụp viđêô  hầu cung cấp cho  quân lính Hoa Kỳ  một cái nhìn mắt chim  là phía trước hay trên đồi đang có gì .  Cũng như Boeing , AeroVironment cũng đang  xây dựng một máy bay  do thám bền bĩ  tên gọi là  “ Đài Quan sát Toàn Cầu - the Global Ogserver  ,đang  bay thử nghiệm ở căn cứ Edwards Air Force Base gần Mojave . Máy bay này  có cánh dài 175 bộ Anh ( 52,5 m ) kiểu vẻ dự trù  bay cao đến  65 000 bộ Anh trong một tuần,  một lần bay .    

                Lockheed Marin Corp.  là nhà thầu quân sự lớn nhất Hoa Kỳ đang làm những drones tránh được radar gọi là Lính Canh - Sentinel RQ-170 hay “Con thú - Beast Kandahar”.  Máy bay lén lút này ít được biết rỏ , ngoại trừ là nó đang được phát triễn ở  xưởng danh vang Skunk Works tại thị trấn Palmdale . Hảng tọa lạc ở Bethesda , bang Maryland này cũng góp sức  với hảng Kaman Aerospace Corp.  làm một trực thăng rôbôt chuyên chở hàng hóa .  

Sentinel RQ-170 
Đây là  những máy bay khác nhau , có khả năng khác nhau , nhưng trên căn bản  chúng đều ở cả bang Ca Li này. Vào lúc thịnh thời các thập niên 1970 và 1980, công nghệ  không gian vũ trụ  sử dụng 300 000  người trong vùng .  Tuy ngày nay chỉ còn ít hơn 60 000 người, miền Nam Ca Li  vẫn còn là dẫn đạo mủi nhọn  của lảnh vực, kể luôn cả   La bô Sức đẩy Phản lực - Jet Propulsion Laboratory làm phi thuyền tiền phong   ở Can(h)ada Flintridge  và công ty hiểm nguy  tư nhân  chế tạo  hỏa tiễn  tỉ như  Space Exploration Technologies ỏ Hawthorne.   Dù rằng doanh nghiệp drone tiếp tục truyền thống , công nghệ vẫn chưa lớn đủ nếu chỉ có một mình , tái lập  lại thời vàng son ngành công nghệ không gian vũ trụ.

X-47 B drone
Ở xưởng  ráp máy bay phong pháo lén lút - steath bomber B-2, hảng Northrop cũng đang phát triễn  X-47B , một drone  họa kiểu để thả một quả bom , rồi đáp lại hàng không mẩu hạm , mọi sự một cách tự trị. Hảng hy vọng là  sẽ cho bay thử chiếc drone đầu tiên tháng 12 /2010 ở căn cứ Edwards Air Force Base.  Theo McCormack , nhân viên đã hoạt động chế tạo B-2 vào thập niên 1990 , nay   đang ráp  “ Global Hawk - Diều Hâu Toàn Cầu “, một drone kiểm soát , có thể bay cao 60 000 bộ Anh ( 18 000 m )   thì so với ráp B-2  dùng đến 3000 người, đây là một chương trình nhỏ hơn và nhóm ít người hơn nhưng liên hệ chặc chẻ hơn.  

Cơ sở chế tạo drones của General Atomics ở Poway lớn hơn nhiều, tọa lạc trên 7 dinh thự rộng 85 mẩu Anh - acres  ( gần 40 ha )  các nhân công đang làm ra Predators và các mẩu drones chị em , kể cả drone  Reaper và  Avenger  sức đẩy phản lực . Xưởng này có thể xem  là cơ sở chế tạo drones lớn nhất thế giới.   Nó đang cố trở lui lại thời kỳ  các hảng tiền phong không gian vũ trụ  Mỹ miền Nam Ca Li,  tỉ như Lockheed, Douglas Aircraft và North America Aviation  chế tạo phi cơ   từ đầu đến cuối, chế tạo hầu như toàn thể các bộ phận  tại gia, tại Hoa Kỳ .   
Reaper
Avenger

  Mặc áo quần xanh dương  sáng chói , nhân viên làm việc ngày đêm .  đập gỏ  những tấm kim loại  cho thành bộ phận  máy bay, hay dung hợp các phần điện tử thành những bảng mạch vòng - circuit boards.  Những thành phần drone  sẽ đến gặp nhau ở sàn sản xuất chánh . Dưới ánh đèn,  drones đang ở những thời kỳ ráp  khác nhau, xếp thành hàng ngay ngắn  với các chuyên viên  bay lượn  quanh chúng như bầy ong .  Rất nhiều công ty đang giảm bớt kích thước . Nhưng General Atomics thì đang tăng trưởng mạnh .  

Lựa chọn drones nào ?

Drones thực hiện  một loạt sứ mệnh , không để cho phi công  bị nguy hiểm , chế tạo  theo nhiều hình dạng và kích thước khác nhau, mau lẹ trở thành một vỏ khí quan trọng cho chiến trường cận đại.

1-      RQ -4b Global Hawk

-          Chức năng chủ yếu :  Do thám / Kiểm soát  tầm xa
-          Bộ cánh - wingspan dài 130 .9 bộ Anh
-          Tầm : 10 000 dặm Anh ( trên 18 000 km )
-          Bay cao: 60 000 bộ Anh
-          Mức bền bĩ : 24 giờ đồng hồ
-          Lưu ý :  ở một sứ mệnh  radar của nó  bao phủ hơn 3 triệu dặm Anh vuông ( trên 2.6 triệu Km2  )           
    
2-      MQ-1B Predator      

-          Chức năng chủ yếu : Do thám / Kiểm soát có gắn vỏ khí
-          Bộ cánh : 55 bộ Anh
-          Tầm xa : 770 dặm Anh
-          Bay cao : đến 25 000 bộ Anh
-          Lưu ý : mang theo hỏa tiễn Hellfire

3-      RQ-11 B Raven

- Chức năng chủ yếu :   Do Thám / Kiểm soát ở cao độ thấp
- Bộ cánh : 4.5 bộ Anh
- Tầm xa :  5-7.5 dặm Anh
- Cao độ 100- 500 bộ Anh
- Mức bền bỉ :  80 phút
- Lưu ý :   phóng bằng tay

4-      Wasp III

-          Chức năng chủ yếu :  Thông tin mục tiêu  cao độ thấp
-          Bộ cánh ;  28.5 ngón Anh - inches ( 72.4 cm ) .
-          Nặng:  1 cân Anh ( chưa đến ½ kgr )
-          Cao độ : 150- 500 bộ Anh
-          Mức bền bỉ : 45 phút
-          Lưu ý : chạy bằng một động cơ  điện

5 - RQ-16 T - Hawk

- Chức năng chủ yếu :  Do thám, lượn bay và nhìn
- Nặng 20 cân Anh ( chưa đầy 10kgr )
- Tầm xa : 7 dặm Anh
- Mức bền bỉ : 40 phút
- Lưu ý : cất cánh và hạ cánh thẳng đứng. Dùng để dò các bom chôn cạnh đường đi  .
 
            ( chiếu theo  nhật báo Los Angeles Times ngày  12 tháng chín năm 2010  )

                        (Irvine Ca Li ngày 14 tháng chín năm 2010)



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét