Thứ Hai, 25 tháng 1, 2010

Arthur C. Clarke, 1917- 2008, qua đời

Nhân vệ tinh truyền thông Việt Nam đầu tiên Vinasat , dự kiến phóng lên từ Guyane – Pháp , ngày 2/4 2008 ở qủi đạo địa tỉnh 132 độ Đông , cách Trái Đất 35 768 km, do hảng Mỹ Lockheed Martin sản xuất và do tập đòan tư vấn , giám sát, xây dựng Telesat - Canada đảm nhiệm , có hai trạm mặt đất hổ trợ là Trung tâm vệ tinh Quế Dương – Hoài Đức - Hà Tây và trạm điều khiển vệ tinh Bình Dương nói về :
Nhà khoa học tiên đóan hư ảo và tiên liệu sử dụng vệ tinh truyền thông Arthur C. Clarke, 1917- 2008, qua đời.

G S Tôn Thất Trình


Câu chuyện hạnh ngộ chưa xa xôi mấy
Thuở còn học tiểu học ở Quảng Trị , chúng tôi đã say mê những câu chuyện cha mẹ cấm đọc, vì sợ không đủ thì giờ học bài : truyện Phong Thần (“ Từ đời Bàng Tổ ẩn non rừng…” Tây Du Ký ( Tề thiên đại thánh- Bậc mã Ôn -Tôn Ngộ Không , 72 phép thần thông biến hóa … ), Kiếm hiệp ba xu ( Kim hồ điệp , Ngọc kỳ Lân.., cuộc tranh đấu giữa Khốc ( Khấp ) Hòa thượng ( Khóc ) và Tiếu ( Hỉ ) Hòa thượng ( Cười) …) . Lớn lên học Trung học ở Huế , được làm quen với truyện Jules Verne ( không dạy ở trường) và vào Sài Gòn làm việc, sau khi du học Pháp về , thì mê các chuyện Kim Dung như nhiều người, những mối tình giang hồ lãng mạn sặc mùi đấu tranh dành lảnh đạo vỏ hiệp , môn phái : Tiểu Long Nữ- Dương Qua , Quách Tỉnh -Hòang Dung, Đòan Dự - Vương Ngọc Yến, Lệnh Hồ Xung – Nhậm Doanh Doanh , Trương Vô Kỵ - Triệu Minh …. Trí tưởng tượng khoa học chúng tôi được kích thích nhất , không phải là các truyện Jules Verne, mà là những truyện khoa học hư ảo – Sci –fi ( Science fiction ) , nhiều khi còn được gọi là tương lai học- futuristic . Cơ duyên gặp gở này là một hôm đến thăm giáo sư Tôn Thất Thiện, đâu khỏang 1965-66 gì đó, anh Thiện đưa cho một chồng sách những tác giả Anh Quốc viết về tương lai học , bảo cậu hãy đọc đi , và tóm tắt cho viện đại học Vạn Hạnh, vì anh Thiện không còn thì giờ đọc những lọai này nữa . Trong đó, nếu tôi không lầm , có vài cuốn của Arthur C. Clarke. Lúc đó phong trào công nghê sinh học và Nga Sô - Hoa Kỳ dành nhau du hành , chiếm đọat không gian… chỉ mới manh nha phát triễn, không phổ biến gì nhiều ở Việt Nam, còn bị chiến tranh tương tàn thảm khốc. Tôi lược dịch vài cuốn, bàn về ảnh hưởng xã hội của những đột phá sinh học các nhà tương lai học nêu ra , như thụ thai trong ống nghiệm , sinh đẽ không còn mang nặng đẻ đau ( lại sợ mất đi phần nào tình mẩu tử ) làm tinh dòng thông minh con người ( nếu làm ra hàng triệu Hít – le thay vì hàng triệu Einstein , thì thế giới sẽ đi về đâu ? ) v.v… Bài gửi cho tập san đại học Vạn Hanh đăng . Thượng tọa dại học Vạn Hanh Thích Minh Châu đọc xong, yêu cầu Anh Thiện nói với tôi giảng đạy bổ túc xã hội về tiến triễn khoa học , kỷ thuật . Không biết là sau những tóm tắt này , tôi hòan tòan tắc tị, không còn ý kiến mới gì nữa về tương lai học , ảnh hưởng tiến bộ khoa học trên xã hôi . Lương bổng công chức dù là cao cấp đi nữa lúc đó không đủ sống , tiền đâu mua những sách hiếm , đắt như vàng. Lẽ dĩ nhiên là tôi nói với anh Thiện là tôi không đử sức , không đủ tài liệu sọan bài, ở một lảnh vực ngoài chuyên môn của mình. Sau 1975, làm việc ở Lương Nông Quốc tế nhiều nước Phi Châu và nhất là ở Roma , vào thư viện chuyên môn của tổ chức này, mới tha hồ đọc mọi tài liệu sinh học và tương lai học mới mẽ , cập nhật .

Chọn lựa vài sách, công trình của Arthur C. Clarke
“ Mở màn đầu cho Không Gian – Prelude to Space “ ( 1951 ) là truyện Clarke xuất bản đầu tiên , được ông viết ra trong 3 tuần lễ mùa hè năm 1947.
“Anh Lính canh – The Sentinel “ một truyện ngắn , xuất bản năm 1951 là một trong những công trình ông được chiếu cố nhiều nhất . Nói về tiếp xúc của một nam nhân với đời sống có tri giác, có nhận thức .
“Dãy Khỏang Cách Sâu – The Deep Range “( 19057 ) ông viết về Bờ Rào Cản Rặng San Hô Lớn ở Úc, khi cùng ông bạn là Mike Wilson chụp Bờ Rào Cản này .
“ Bụi Trăng Rớt- A Fall of Moondust “ ( 1961 ) Câu chuyện của một thuyền trăng hai buồm dọc – moon schooner màu nâu sẩm pha đỏ
“ Đảo Cá heo – Dolphin Island “ ( 1963 ) . Sau khi bị tê liệt vì tổn thương ở đầu , Clarke viết ra truyện này ,như một biệt ly cùng biển cả .
“ Kho Tàng của Rặng San hô Lớn- The Treasury of the Great Reef “ ( 1964 ) Clarke phục hồi sức khỏe, thám hiểm dưới nước sâu biển Sri Lanka , viết ra sách này.
“ 2001 : Phiêu lưu Đáy biển Không Gian – A Spase Odyssey “ ( 1968 ) , Mùa xuân năm 1964 , Clarke bắt đầu viết một truyện về du hành không gian , căn bản cho một phim xi nê . Ông tiếp tục viết truyện lắm tình tiết- xaga ( saga ) theo ba hồi kế tiếp nhau . “ 2010 : Phiêu lưu Đáy biển Hai – Odyssey Two “ ( 1982) ,” 2061 : Phiêu lưu Đáy biển Ba Odyssey Three “ ( 1988 ) và “3001 ; Phiêu lưu Đáy biển cuối cùng - The Final Odyssey “ ( 1996 ).
“ Hẹn gặp Rama – Rendezvous with Rama “( 1973 ). Một nhóm khảo cứu được gởi đi điều tra một vật thể hình trụ, kêu lỏang xỏang ở hệ thống mặt trời.
“ Búa Thượng Đế - The Hammer of God ‘ ( 1993 ) Chuyện một vì sao nhỏ kêu lỏang xỏang tiến về Trái Đất , tiên liệu cho những phim xi nê “ Đụng chạm sâu xa – Deep Impact “ ( 1998 ) và “Armageddon – Cuộc Chiến Đấu quyết liệt cuối cùng“ ( 1998 ) .

Clarke đúng là một kỳ diệu khoa học hư ảo phổ cập
Arthur C. Clarke nhìn chăm chú vào những Thiên đường, nhờ một viễn vọng kính làm tại nhà khi còn nhỏ tuổi, lớn lên trở thành một nhà văn khổng lồ, viết tưởng tượng ngành khoa học hư ảo và đã cộng tác với giám đốc Stanley Kubrick làm ra phim cột mốc : “ 2001 : một Phiêu lưu đáy biển không gian- A Space Odyssey “ , đã từ trần ngày thứ tư 19 tháng 3 năm 2008 ; tuổi thọ 90 .

Nhà văn sinh ở Anh , được phong tước hiệp sĩ , chết tại thủ đô Colombo- Sri Lanka, nơi ông cư ngụ . Clarke viết rất nhiều truyện hư ảo và không hư ảo , ( đôi khi viết chung với người khác ) và hơn 100 chuyện ngắn, cũng những hàng lọat bài báo và tiểu luận . Sách được nhều độc giả nhất là các truyện khoa học hư ảo : Chấm đứt thời con trẽ - Childhood ‘s End “, “ Hẹn với Rama - Rendez- vous With Rama “, “ Đế quốc Trái Đất – Imperial Earth “ “ và “2001: Cuộc Phiêu lưu Đáy biển Không gian “.

Được xem như thể một nhà tiên tri khoa học , Clarke báo trước một lọat sắp xếp ý niệm kỷ thuật trong những công trình ông viết , tỉ như các trạm không gian , đổ bộ mặt trăng ở một tàu mẹ và một hình thái chân ghép đổ bộ, điện thọai tế bào, mạng Internet. Theo tác giả khoa học hư ảo Isaac Asimov, chưa một ai đã tiên liệu soi sáng như vậy cả . Giáo sư vật lý học , đại hoc UC Irvine, Gregory Benford một nhà đọat giải thưởng viết khoa học hư ảo, cọng tác với Clarke, năm 1990, viết truyện” Xa Hẳn Màn Đêm Rơi-Beyond the Fall of Night “ nói với Nhật Báo The Times , năm 2005: tôi nghĩ rằng Clarke là nhà văn chánh viết khoa học cứng - hard hư ảo , nghĩa là một nhà viết truyện khoa học hư ảo mà lại đắn đo kỷ lưỡng trên phương diện khoa học, ở nữa cuối thế kỷ 20.
George Slusser , tác giả năm 1978 sách “ Những Phiêu lưu Đáy Biển của Arthur C. Ckarke và là Ủy viên quản trị danh dự Bộ Sưu tập Eaton , đại học UC Riverside, bộ sưu tập lớn nhất thế giới khoa học hư ảo, không tưởng, truyện hoang đường khiếp đảm và hảo huyền , đặt Clarke vào một trong ba nhà viết khoa học hư ảo vĩ đại nhất từ trước đến nay trên thế giới. Slusser , giáo sư về văn chương so sánh , nói năm 2005 : Clarke song song Asimov và ( Robert ạ ) Heinlein rất độc đáo , vì những bi kịch nhân lọai đều được qui định bằng tiên tiến khoa học và kỷ thuật . Ông đã đặt các nhân vật vào tương lai gần , khi khoa học thay đổi phương cách chúng ta sinh sống và những khả năng chúng ta phiêu lưu . “ Clarke hiện thân bản chất của khoa học hư ảo , nghĩa là trộn chung hai họat động chống đối nhau, vào cùng một câu chuyện duy nhất và đó là tiến triễn của nhân lọai.”

Những kỷ lục ghi chú đáng phục của Clarke, nhìn thấy trước những kỷ thuật tương lai , đưa ông tới địa vị “ Bố già của viễn thông vệ tinh “ . Một nhà tiền phong radar cho Không lực Hòang Gia ( Anh ) vào thời kỳ Thế chiến Thứ Hai , ông viết ra năm 1945 một bài báo cho tuần san Thế Giới Không Dây -Wireless World , trong đó ông phác họa một mạng truyền thông thế giới căn cứ trên các vệ tinh cố định bay quanh quỉ đạo Trái Đất, cao 22 300 dặm Anh . Vùng quỉ đạo này thường được gọi tên là Quỉ đạo Clarke . Bài bảo căn bản của Clarke , tiền nhuận bút là 40 đô la Mỹ, đăng tải hai chục năm, trước khi vệ tinh truyền thông thế giới đầu tiên Syncom II được đặt vào quỉ đạo đồng bộ trái đất- geosynchronous orbit, năm 1963 . Nhờ tiền phong ý niệm vệ tinh truyền thông, Clarke nhận được một số danh dự, tỉ như Nhóm Giao Tình Marconi International Fellowship 1982 và giải thưởng Charles Ạ Lindbergh .

Sự nghiệp văn chương ông bốc cao theo thành công sách không ảo tưởng năm 1951 “ Thám hiểm không gian – The Exploration of Space “ và sách khoa học hư ảo cổ điển được phê bình hoan hô “Chấm Dứt thời con trẻ-Childhood ‘s End “ , xuất bản năm 1953 . “Hẹn gặp Rama – Rendez- vous with Rama “ , năm 1972, là câu chuyện một máy thăm dò không gian phóng đi để thám hiểm một vật thể đồ sộ trên trời , xuyên qua một hệ thống thái dương , thật ra là một phi thuyền không gian kẻ xa lạ bí mật ; một trong những thành công lớn nhất của Clarke , theo các nhà phê bình . Sách này đọat gỉai vang danh Nebula, Hugo và John Campbell về truyện hay nhất, cũng như Giải thưởng Anh quốc về các nhà viết Khoa học hư ảo, giải thưởng Locus Award và Giải thưởng Jupiter Award .

Clarke cọng tác với Kubrick để tạo ra công trình về vị trí con người trong vũ trụ khởi sự năm 1964, khi ông ở thành phố New York City hầu hòan tất công trình của ông ở sách Thời Gian/ Đời Sống “ Con người và Không Gian- Man and Space “. Kubrich luôn luôn luôn nói với Clarke : “điều tôi muốn là chủ đề về một vẽ huy hoàng thần thọai “ . Cảm hứng một phần nào câu chuyện ngắn “ Anh Lính Canh-The Sentinel “ . về khám phá một hiện tượng đồ giả xa lạ trên mặt trăng, hai ông bắt đầu cọng tác ở nhiều tuần lễ đầy phiên họp ý kiến hay bất ngờ.

Clarke viết ở lời tựa cho cuốn xuất bản thiên niên kỷ “ 2001 :Cuộc Phiêu lưu Đáy Biển Không gian – A Space Odyssey “: ” có lẽ Stanley nhận thức rằng tôi ít chịu đựng được tình trạng buồn tẻ. Nên Stanley gợi ý trước khi chúng tôi lên tàu làm kiếp thân trâu ngựa cho kịch bản gốc , chúng tôi đã thả lỏng cho trí tưởng tượng bay bổng tự do , viết tòan truyện , rồi từ đó mới họa ra kịch bản gốc . Ông viết tiếp : đó là ít hay nhiều phương cách ông thực hiện , dù rằng gần kết thúc, truyện hay kịch đều đã được viết ra cùng một lúc, hồi tiếp cả hai phía . Cho nên tôi đã viết lại vài chương sau khi hấp tấp nhìn phim xi nê, một phương pháp có lẽ đắt tiền cho sáng tác văn chương, ít tác giả khác có thể thụ hưởng .

Truyện “ 2001 “ của Clarke xuất bản vài tháng sau khi phim ra mắt năm 1968. Thời gian này ,theo lời Kubrick , có lẽ trí óc Clarke chứa đựng một lọai thế giới không bao giờ cho là đã đủ rồi , một dàn bày tưởng tượng, thông minh , hiểu biết và óc tò mò giểu cợt , thường che đậy nhiều hơn là ba phẩm giá đầu tiện đã kể . Phim liên quan đến “Bình Minh con người - Dawn of Man “ , một đá nguyên khối – mônôlít bí ẩn màu đen và một sứ mệnh đến Sao Mộc – Jupiter của HAL , một máy computer trên phi thuyền , biết trò chuyện và làm chết người. Rốt cục , nhà phi hành vũ trụ duy nhất sống sót tái sinh như thể một phôi đôi mắt to lớn ,lui tới như bóng ma bay quanh quỉ đạo Trái Đất trong một nhau trong suốt . Dù vài nhà phê bình than phiền phim chậm rề , đầy ảnh hưởng đặc biệt , đối thọai tối thiểu , thiếu hẳn một cốt truyện âm mưu và phát triễn tính cách , đa số vẫn ngợi khen , xem đó là một phim cột mốc .

“ 2001 “ mau lẹ trở thành một phim phải xem , đặc biệt cho thanh niên mê mẫn hình ảnh lóe mắt. Môt học sinh trung học Mỹ 17 tuổi đã báo cáo như sau : có thể giả thiết là em không hiểu , nhưng em phải giả thiết là cần xem phim . Sau đó , Clarke hoan hỉ kể chuyện là trong một chuyến viếng thăm Hoa K`y , khi một chức quyền Sở Di Trú nhìn vào sổ thông hành của ông nói: tôi không để ông vào Hoa Kỳ , cho đến khi nào ông giải thích đọan kết thúc “ 2001 “. Ở phỏng vấn 1982 với nhật Báo The Times, tác giả giải thích : chủ đề sách lẽ dĩ nhiên là tiến trào từ lòai Nhân – Khỉ ( Ape- Men ), bạn thấy lúc ban đầu , đến nhà du hành vũ trụ thừa kế, đến một thể dạng tri thức hay thông minh , con trẻ dạng sao- child star .

Nhờ kịch bản phim “ 2001: Phiêu lưu Đáy biển Không Gian” Kubrich và Clarke được ghi danh tranh giải thưởng Oscar và Clarke, tuy đã được biết đến rồi , còn thêm danh vang quốc tế , như thể một “ Thi sĩ của Thời đại Không Gian “ không chính thức , theo lời một nhà báo . Sau đó , Clarke viết và dẫn chuyện cho hai lọat ti vi , được hiệp đòan khắp thế giới , thập niên 1980 : “ Thế giới Bí ẩn của Arthur. C. Clarke “ và “ Những Quyền lực Thế giới Lạ lùng của Arthur C. Clarke “ . Danh tánh Clarke được dùng gọi một vì sao nhỏ và một vệ tinh chung Nga- Âu Châu , và tác giả thích thú vụ nổi danh này . Bạn ông là nhiều nguyên thủy quốc gia và một số nhà du hành vũ trụ Ông được biết đến , theo một nhà báo , như thể “ một tính khí không biết hổ thẹn, làm mọi phê bình tiêu tan hết ngờ vực “ .

Thân thế Arthur C . Clarke
Clarke chào đời ngày 16 tháng chạp năm 1917 ở Minehead , Anh Quốc và lớn lên ở nông trang Someset . Ông là con lớn tuổi nhất trong 4 con của gia đình . Thoat tiên , lúc nhỏ tuổi ông bị khủng long hấp dẫn và sau đó bị thiên văn làm chóang mắt . Ông xây dựng nhiều viễn vọng kính khúc xạ lúc vào tuổi niên thiếu , chưa đầy hai mươi, bằng cách nhét thấu kính vào những ống cạc tông . Ông đọc tuần báo khoa học hư ảo lần đầu tiện số tháng 11 năm 1928 “ Những câu chuyện đáng kinh ngạc- Amazing Stories “ khi ông chỉ mới 11 tuổi . Nhưng phải mải đến khi ông đọc số tháng ba năm 1930 “ Những Chuyện Sửng sốt Siêu Khoa học” , ông mới nói với nhà viết tiểu sử Neil McAleer “ từ đó đời sống của tôi thay đổi , không có cơ trở lui nữa . “.

Clarke viết một bài báo năm 1983, ở mục Duyệt Sách của Nhật báo The New York Times : các độc giả trẻ tuổi sinh vào một thế giới trong đó các tuần báo khoa học hư ảo , sách và phim xi nê là một thành phần đời sống hằng ngày , không thể nào tưởng tựợng nổi ảnh hưởng của những tập bột giấy hoa mỹ như những” Câu chuyện đáng kinh ngạc – Amazing và đồng nghiệp Lạ Lùng và Lạ mắt -Astounding and Wonder” . Lẽ dĩ nhiên , mẩu mực văn chương thường sâu thăm thẳm ; thế nhưng những chuyện này sôi sục ý kiến , gợi nhắc trọn vẹn cảm giác lạ lùng , thật đúng là một mục tiêu của truyện hư ảo hay nhất . Ôg khởi đầu ngấu nghiến các sách của H. G. Wells , Jules Verne, Olaf Stapleton và nhiều tác giả khác, bắt đầu viết những chuyện ngắn, khi còn niên thiếu cho tuần báo học đường .

Không đủ tiền vào đại học , Clarke làm công chức kiểm tra sổ sách. Những giờ rảnh rỗi, ông thòi mặt ra cùng các đồng nghiệp si mê khoa học hư ảo và nhân viên Hội Giao Tiếp Hành Tinh Anh, một tổ chức hổ trợ và đề xướng thám hiểm không gian. Sau đó, Clarke trở thành ủy viên thủ quỉ và viết những sách mỏng cho hội . Tình nguyện vào Không lực Hòang Gia Anh ở Thế Chiến Thứ Hai, Clarke trở thành một sĩ quan kỷ thuật đóng ở một vị trí radar. Thời gian quân sự, Clarke vẫn tiếp tục viết , phần lớn không là truyện hư ảo . ông nhận được thù lao 180 đô la Mỹ , khi bán được cuốn truyện hư ảo chuyên môn đầu tiên cho Astounding Science, xuất bản năm 1943 “ Phiên Giải cứu - Rescue Party”, một chuyện ngắn ông viết khi còn tại ngũ .

Sau chiến tranh , ông học vật lý học và tóan học thuần túy và ứng dụng tại đại học King , Luân Đôn . Ông trở thành phụ tá biên tập viên cho tạp chí Trích yếu Vật lý học – Physics Abstracts , xuất bản nhiều câu chuyện ngắn khoa học hư ảo và bài bản khoa học, cũng như sách không ảo tưởng “Chuyến bay giữa Hành tinh- Interplanetary Flight cho dài ti vi Anh , hầu đề xướng thám hiểm khoa học và không gian. Nhờ cuốn sách đột phá khoa học phổ thông , năm 1951 “ Thám hiểm Không gian – The Exploration of Space “ thành công lớn , ông thu được một số tiền khá to , khi sách bán cho Sách Câu lạc bộ trong Tháng - Book of the Month Club, ông mới bắt đầu viết tòan thời giạn .

Nhân một chuyến đi khảo cứu cho cuốn sách không hư ảo về Rặng San hô Rào Cản Vĩ đại Úc Châu, năm 1954 , Clarke khám phá ra đảo nhiệt đới Ceylon , nay là Sri Lanka, ở cuối miền Nam Ấn Độ. Ông chọn Sri Lanka làm gia cư , hai năm sau . Năm 1962, ông bị tê liêt. Ông nằm bệnh viện 6 tuần lễ và phục hồi . Nhưng năm 1988 , sau khi thấy cất bước khó khăn, dễ mệt , chuẩn bệnh ông bị Hội Chứng Hậu Tê liệt. Đôi khi ông phải đi xe lăn, nhưng ông vẫn còn khả năng tiếp tục một thú vui dai dẳng suốt đời : lặn sâu mang ống thở – scuba diving , đã đưa ông tới Sri Lanka trước đó ;có lần ông nói là ông họat động tòan mỹ dưới nước sâu! Ở Sri Lanka , ông cách ly mọi người nhưng vẫn còn tiếp xúc . Ông đã sắm nữa tá máy computer , vẫn tiếp xúc bạn bè , đồng nghiệp và kẻ say mê xuyên qua e- mail-thư điện tử hằng ngày . Và ông phải thương thảo với một dòng nhà báo kiên trì.
Clarke thường bỏ qua thể lệ chỉ hỏi một câu thôi ông đặt ra, và trả lời nhiều câu hỏi về một loạt đề tài , kể cả những kẻ Ngòai Trái-đất – Extraterrestrials và UF0 - Vật Bay Không được biết . Ông nói với báo Sydney Daily Telegraph, năm 1997 ,: điều chắc chắn là nếu kẻ Ngoai Trái đất thăm viếng hành tinh chúng ta, họ sẽ không là thể nhân xanh bé bỏng . Sự thật chúng không còn là thể nhân nữa. Thế cho nên khi ai đó nói là họ đã thấy chúng , chưa nói tới bị bắt cóc, . dù đó là đầu , mắt, chân tay hay thân thể, tôi biết là họ đã tự lừa dối mình . Họ có thể tin tưởng rằng một cái gì đã xảy ra .Nhưng họ đã sai lầm . Hãy nhìn xem một lọat khó tin nổi dạng đời sống trên hành ntinh chúng tạ Tuy nhiên, nhiên những kẻ ngoài trái đất thì cũng giống như các kẻ di tản , di cư từ Trung Tâm Đúc Khuôn – Central Casting vậy.

Khi 90 tuổi vao tháng chạp , ông liệt kê ba ước mong cho thế giới , theo báo cáo của Associated Press : ôm chồm lấy tài nguyên năng lượng sạch hơn, tìm một nền hòa bình lâu dài cho xứ ông cư trú Sri Lanka đã bị nội chiến từ mấy chục năm qua và cố gắng tìm chứng minh các thể ngọai trái đất .

Clarke tiếc là chưa đến được mặt trăng, nhưng lại có cảm tưởng rằng ông đã đến không gian nhiều lần . Hôn nhân giữa ông và Marilyn Torgerson , năm 1953 , một bà Mỹ ly dị có một con trai nhỏ , chỉ kéo dài 6 tháng, tuy trên mặt pháp lý hai người vẫn chưa ly dị , mãi đến năm 1964 ..Ông không có con .

( Ca li, tháng ba năm 2008 . )



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét