Thứ Hai, 25 tháng 1, 2010

Tranh đua khí thế, sức lực ở Ấn Độ Dương



Cập nhật kiến thức về phía Tây Việt Nam :
Tranh đua khí thế, sức lực ở Ấn Độ Dương
G S Tôn Thất Trình

Chúng tôi đã đề cập trước đây về khí thế sức lực của Trung Quốc, cận đại vỏ trang nhất là về Hải Quân, bành trướng và đe dọa lộ liễu của Trung Quốc ở biển Đông, ở Thái Bình Dương, khiến Úc đã phải tăng cường quốc phòng ( theo tin mới Shearer ở Viện Nghiên cứu Chánh sách Quốc tế Sydney - Úc cho biết ngày 10/ 4 năm 2009), là tậu thêm 3 khu trục hạm tân tiến, thay thế 6 tàu ngầm qui ước bằng những tàu lớn hơn, khả năng cao hơn và mua nhiều hỏa tiễn tuần tra biển - cruise missile. Khi mà Hoa Kỳ ( theo tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng, đăng ở Los Angeles Times ), lại không cải thiện thêm phi cơ tân tiến lén lút Stealth F22 , không bán cho Nhật lọai phi cơ này và “ rút “bớt phòng thủ - tấn công bằng hỏa tiễn ở Âu Châu ( ? ).
Tầm quan trọng của Ấn Độ Dương càng tăng thêm, vì ai cũng muốn bảo đảm con đường vận chuyễn dầu lữa, một chủ lực phát triễn công nghệ,kinh tế thế kỷ 21 và hàng hóa giao thương Đông - Tây. Chúng ta cần biết rỏ sự cạnh tranh ở Ấn Độ Dương giữa Trung Quốc và Ắn Độ, nhất là khi Việt Nam đang cố gắng mua 6 tàu ngầm thế hệ mới giá 1.8 tỉ đô la ( theo báo Người Việt ngày thứ tư 13/5 / 2009), vỏ khí cận đại kiểu Nga, Ấn Độ sản xuất rẽ tiền hơn ở Nga , phòng chống Trung Quốc xâm lăng nước ta, như Trung Quốc đã nhiều lần đe dọa mới đây ( báo chí Hồng Kông ). Nhất là khi mọi đường Xuyên Á, từ Biển Đông Việt Nam đều đổ về biển Andaman, Miến Điện - Myanmar, Ân Độ Dương. Chúng ta không nên quên là dân số Ấn Độ cũng tương đương 1.3 tỉ người nay mai như Trung Quốc, nền kinh tế Ấn cũng sắp lên hàng thứ tư thế giới, chỉ còn sau Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nhật Bổn
Phô trương uy thế ở Ấn Độ Dương
Vì hòan cảnh địa lí, sau Thế Chiến Thứ Hai, Hoa Kỳ đặc biệt tập trung vào Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Theo đồ bản qui ước lọai Mercator, Ấn Độ Dương, Bán cầu Tây phương nằm đúng chính giữa, đẩy Ấn Độ Dương ra hai bờ rìa xa xăm. Thế nhưng họat động hải tặc mới đây ở gần bờ biển xứ Somalia và khủng bố tàn sát ở Mumbai ( Bombay cũ ) mùa thu năm 2008, gợi ý rằng Ấn Độ Dương, vùng chứa nước lớn thứ ba địa cầu này, đã trở thành trung tâm thách thức sức lực chánh cho thế kỷ thứ 21. Vòng cung Đại Ấn Độ Dương - Greater Indian Ocean bao gồm tòan thể vòng cung Hồi Giáo từ Sa Mạc Sahara đến quần đảo Inđônêxia. Dù rằng dân Ả Rập và dân Ba Tư được dân Tây Phương xem là dân cư sa mạc, họ cũng đã là những tay đi biển dũng cảm. Vào thời Trung Cỗ, họ đã dùng thuyền đi từ Arabia đến Trung Hoa, truyền Hồi giáo song song với thương mãi đường biển.Hàng trăm triệu dân Hồi giáo đang sinh sống dọc theo bờ rìa miền Đông Ấn Độ Dương, ở Ấn độ, Bangladesh, Malaysia và Inđônexia.
Hai vịnh to lớn , biển Arabian và và vịnh Bengal, ngự trị Ấn Độ Dương. Gần chóp hai vịnh này là hai quốc gia ít ổn định nhất thế giới: Hồi Quốc - Pakistan và Miến Điện- Myanmar ( trước đây gọi là Burma, Birmanie ). Sụp đổ chánh quyền quân nhân ở Myanmar, nơi Trung Quốc và Ấn Độ đang cạnh tranh nhau về năng lượng và tài nguyên thiên nhiên sẽ đe dọa những nền kinh tế lân cận và sẽ đòi hỏi những can thiệp nhân đạo chở đường biển đồ sộ. Mặt khác, sự cố một thể chế tự do hơn ở Myanmar sẽ hủy hoại vị trí chủ trì của Trung Quốc, sinh cường ảnh hưởng của Ấn Độ,và có thể làm hội nhập kính tế vùng mau lẹ hơn .
Nói một cách khác, hơn hẳn đặc điểm địa lí, Ấn Độ Dương là một ý niệm, một ý nghĩ. Nó phối hợp trục trung tâm của Hồi giáo với các chính trị năng lượng tòan cầu và và sự trổi dây của Ấn Độ và Trung Quốc, tiết lộ một thế giới đa tầng, đa cực. Tăng trưởng kinh tế đáng kinh ngạc của Ấn Độ và Trung Quốc đã được lưu ý, nhưng việc đâm nhánh quân sự liên quan đến phát triễn kinh tế này, lại ít được ai bàn đến. Theo hai phó giáo sư chiến lược tại trường Hải Quân Hoa Kỳ James Holmes và Tochi Yoshihara, các tham vọng đại dương của hai quốc gia này, cũng như thèm khát an ninh năng lượng, đã bó buộc Ấn Độ và Trung Quốc “ đổi hướng nhìn từ đất liền đến biển cả “ . Và sự kiện thật sự là hai quốc gia này đang tụ điểm về lực lượng biển, cho thấy là họ đã vững tâm tại đất liền ( lảnh địa ) biết là bao . Đồ bản ( xem hình đính kèm ) Ấn Độ Dương cũng trưng bày rỏ những nét viền sức mạnh chánh trị ở thế kỷ thứ 21, Việt Nam cần biết.
Thay đổi trên biển cả
Suốt lịch sử thế giới, các đường biển luôn luôn quan trọng hơn đường bộ, vì chúng chuyên chở nhiều hàng hóa rẽ hơn , kinh tế hơn. Ngay cả hiện nay, vào thời đại
phản lực và thông tin, 90 % thương mãi tòan cầu và khỏang 65 % di chuyễn dầu lữa là bằng đường biển.Toàn cầu hóa đã xảy ra được là nhờ tàu thủy chở công tên nơ - containers , rẽ tiền và dễ dàng trên tàu kiểu chở dầu - tankers và Ấn Độ Dương chiếm phân nữa chuyên chở công tên nơ. Hơn thế, 70% tổng số chuyên chở sản phẩm dầu lữa, đi ngang qua Ấn Độ Dương , từ Trung Đông đến Thái Bình Dương. Chúng phải vượt qua ba điểm thắt họng - choke point của ngành thương mãi thế giới là Babel Mandeb , hai Eo biển Straits Hormuz và Malacca. 40 % thương mãi thế giới đi ngang qua Eo Biển Malacca và 40% dầu thô thế giới qua Eo biển Hormuz.
Nhắc lại là yêu cầu năng lượng tòan cầu sẽ tăng khỏang 45 % từ năm 2006 đến năm 2030, gần phân nữa tăng trưởng này sẽ ở Ấn Độ và Trung Quốc.Yêu cầu dầu thô ở Trung Quốc đã tăng gấp đôi, từ năm 1995 đến năm 2005, và dự tính cũng sẽ tăng gấp đôi một lần nữa, 15 năm tới.Vào năm 2020, Trung Quốc e sẽ phải nhập khẩu 7.3 triệu thùng dầu thô mỗi ngày, nghĩa là phân nữa mức sản xuất hiện nay của Saudi Arabia. Hơn 85 % dầu lữa và sản phẩm dầu lữa chở đến Trung Quốc, đi ngang qua Ấn Độ Dương và Eo Biển Malacca. Ấn Độ cũng tùy thuộc dầu cho 33% yêu cầu năng lượng và phải nhập khẩu 65 % yêu cầu này. Ấn Độ đã hỏi mua than đá Việt Nam, tuy hiện nay nhập khẩu từ Mozambique và hai quốc gia khác ở Ấn Độ Dương là Nam Phi - South Africa và Inđônêxia, ngòai Úc Châu .90 % dầu Ấn Độ nhập khẩu sẽ phải chở từ Vịnh Ba Tư trong tương lai. Các tàu thủy đến Ấn Độ cũng sẽ phải chuyên chở một số lượng mỗi ngày một gia tăng khí dầu lỏng thiên nhiên LNG - liquefied natural gas từ Nam Phi, và tiếp tục nhập khẩu LNG từ Qatar, Malaysia và Inđônexia.
Khi tòan thể biển Ấn Độ Dương, kể cả bờ biễn miền Đông Phi Châu, trở thành một mạng lưới rộng thương mãi năng lượng, Ấn Độ đang tìm cách tăng ảnh hưởng từ Cao nguyên Iran ( Ba Tư ) đến Vịnh Thái Lan, một nới rộng cả đông lẫn tây, trải dài vùng ảnh hưởng của các phó vương Raj. Thương mãi giữa Ấn Độ và các nước Ẩ Rập ở vịnh Ba tư và Iran, gần gủi nhau từ lâu về kinh tế, văn hóa, nay đang phồn thịnh. Chừng 3.5 triệu dân Ấn làm việc tại 6 quốc gia Ả Rập ở Ủy Ban Cọng tác Vịnh và mỗi năm chuyễn 4 tỉ đô la Mỹ về Ấn. Iraq, Iran cũng như A Phú Hãn- Afghanistan, đã trở thành một hậu cứ chiến lược của Ấn Độ, chống lại Hồi Quốc
Năm 2005, Ấn Độ và Iran ký kết một dịch vụ hàng ngàn tỉ đô la, theo đó Iran sẽ cung cấp cho Ấn Độ 7.5 triệu tấn LNG mỗi năm,trong vòng 25 năm, khởi sư năm nay 2009. Hình như đã có dự tính thiết lập một đường ống dẫn dầu từ Iran đến Ấn Độ qua Hồi Quốc. Ấn Độ đã giúp Iran thiết lập cảng Chah Bahar ở vịnh Oman, cũng là một căn cứ tiền biên hải quân Iran. Nhắc lại là thời Cộng Hòa , Việt Nam đã đặt đại sứ tại thủ đô Iran để nhờ Iran giúp đở thiết lập ngành khai thác công nghê dầu lữa, khi được biết là vùng biễn Côn Sơn chứa nhiều mỏ dầu khai thác thương mãi được. Tướng Võ Nguyên Giáp khi bị thất sũng về quân sự - quốc phòng, đã được phái đến Madagascar cố vấn khuếch trương ngành trồng cao su thiên nhiên ( nhưng lại khuyến cáo vùng Đông Madagascar ( ? ), quê hương đại tá cựu Tổng Thống xứ này, cao su dễ bi bảo tố phá họai . . Việt Nam vẫn bán gạo, trà xanh ( ? )…. cho Iran , Iraq ( ? ). Nay đã giao thuơng với Mozambìque, Tanzania … ( mua hột điều thô chế biến nhân ở Việt Nam ). Sau cộng tác với Kuwait làm nhà máy lọc dầu lớn hơn Dung Quất, ở Nghi Sơn Thanh Hóa , có lẽ cũng nên nới rộng thêm cộng tác với các nước Ả Rập Ấn Độ Dương trên phương diện dầu và khí dầu lỏng, mở các đừờng ống dẫn dọc theo các đường xa lộ Xuyên Á trong nội dịa Việt Nam , nối các cảng Biển Đông, Biển Tây Việt Nam ( Đà Nẳng,Vân Phong, Cái Mép - Vũng Tàu, Cà Mau, Rạch Giá,Hà Tiên, Phú Quốc … ) đến biển Andaman Miến Điện chăng ?
Ấn Độ cũng đã nới rộng liên hệ quân sự với Miến Điện - Myanmar về phía đông . Ấn Độ Dân Chủ không thể xài sang, chống đối chánh quyền quân nhân Myanmar, vì rằng Myanmar giàu tài nguyên thiên nhiên như dầu lữa, khí dầu thiên nhiên, than đá , kẻm, đồng, uranium, gỗ và thủy điện; những tài nguyên mà Trung Quốc cũng đang đầu tư mạnh khai thác. Ấn Độ hy vọng rằng mạng lưới đường bộ Đông Tây và các đường ống năng lượng sẽ giúp Ấn nối kết chặc chẻ với Iran, Hồi Quốc và Myanmar.Ấn Độ cũng đang tăng cường hải quân theo tinh thần kể trên. Với 155 chiến hạm , hải quân Ấn nay đà là một trong số hải quân lớn nhất thế giới. Ấn độ hy vọng sẽ đóng thêm 4 tàu ngầm nguyên tử và 3 hàng không mẩu hạm vào năm 2015. Tàu ngầm nguyên tử tấn công được trang bị thủy lôi và hỏa tiễn tầm xa, ngòai vai trò tấn công tàu ngầm, tàu chiến còn có thể tấn công trên đất liền, làm gián điệp và hộ tống hạm đội nữa. Một lý do khác, theo lời nhà học giả Mohan Malik tại Trung Tâm Á châu - Thái Bình Dương về Nghiên Cứu An Ninh, Hawaii, là “ thế tiến thóai lưỡng nan Hormuz “ của Ấn Độ, nghĩa là phụ thuộc nhập khẩu qua eo biển này, gần bờ biển Makran của Hồi Quốc; nơi đây Trung Quốc đang giúp Hồi Quốc phát triễn các cảng nước sâu.
Thật thế, khi ảnh hưởng Ấn Độ tiến sang Đông cũng như sang Tây, trên đất liền và trên biển cả, Ấn Độ chạm trán ngay với Trung Quốc. Muốn bảo vệ quyền lợi ở vùng này, Trung Quốc đã tiến về phía Nam.Tổng Thống Hồ Cẩm Đào cũng lo ngại về “:thế tiến thóai lưỡng nan Malacca “. Chánh quyền Trung Quốc hy vọng sẽ tránh khỏi qua eo biển Malacca phần nào, bằng cách chuyên chở dầu lữa và các sản phẩm năng lượng khác bằng đường bộ và ống dẫn dầu, từ các cảng Ấn Độ Dương đến tận trung tâm Trung Quốc. Một lý do khiến Bắc Bình mong muốn nhập ngay Đài Loan vào Trung Quốc là sau đó Trung Quốc sẽ chuyễn hạm đội từ Eo biển Đài Loan đến Ấn Độ Dương.
Chánh quyền Trung Quốc đã chấp thuận chiến lược “ Chuổi Ngọc - String of Pearls “ ở Ấn Độ Dương, nghĩa là lập một lọat cảng ở các nước bạn, dọc theo miền Bắc đại dương này. Trung Quốc đã giúp Hồi Quốc xây dựng một căn cứ hải quân rộng lớn ở Gwadar ( nhờ đó theo dõi dược tàu đi ngang qua Eo Biển Hormuz ), một cảng khác là Pasni cũng ở Hồi Quốc, cách Gwadar 75 dặm Anh về phía Đông, nối liền với Gawdar bằng một xa lộ, một trạm bơm nhiên liệu ở bờ biển miền Nam Sri Lanka, thêm cơ sở công ten nơ và quân sự, thương mãi ở Chittagong, xứ Bangladesh. Ở Myanmar, hội đồng tướng lĩnh nắm chánh quyền cũng nhận được hàng tỉ đô la Bắc Bình viện trợ quân sự. Trung Quốc cũng đang xây dựng hay nâng cấp các căn cứ thương mãi và hải quân, xa lộ , đường sông và ống dẫn dầu, khí; hầu nối liền Vịnh Bengale với tỉnh Vân Nam, miền Nam Trung Quốc. Vài cơ sở tiện nghi này gần các thành phố miền Trung và miền Tây Trung Quốc hơn cả thủ đô Bắc Bình hay Thượng Hải. Làm xa lộ và dường xe lữa từ các cơ sở này đến Trung Quốc, sẽ đẩy mạnh nền kinh tế các tỉnh không có bờ biển này . Chánh phủ Trung Quốc đang nhắm làm một sông đào ( kênh ) - canal ở Eo Đất Isthmus of Kra ,Thái Lan, nối Ấn Độ Dương với bờ biển Thái Bình Dương Trung Quốc, một dự án kích thước Kênh Đào Panama Canal . Dự án này sẽ làm nghiêng đòn bẩy cán cân sức mạnh về phía Trung Quốc. Bằng cách cung cấp cho hạm đội và đội tàu thủy thương mãi Trung Quốc ra vào dễ dàng hơn, với một liên tục đại dương từ Đông Phi Châu đến Nhật Bổn và bán đảo Triều tiên ( Cao ly , Đại Hàn ). Tăng cường phát triễn dầu, khí với Cam Bốt ( hình như hảng Total-Pháp đã phát hiện mới đây, đâu gần Phú Quốc và cảng Sihanoukrville hay thị trấn Kampot ( ? ) sau cọng tác với Malaysia khai thác dầu , khí vùng chồng lấn Thổ Chu “ , cọng tác hải quân giữa 3 hay 4 nước: Thái Lan - Malaysia- Việt Nam - Cam Bốt, sẽ giúp các nước này khống chế phần nào ra vào kênh Kra bành trướng tương lai, thêm thế lực Trung Quốc ở Vùng Biển Tây, Vịnh Thái Lan.
Phản ứng của Ấn Độ
Lẽ dĩ nhiên là những họat động này làm Ấn Độ tức giân. Ấn Độ lo ngại sẽ bị Trung Quốc bao vây, nếu Ấn Độ không mở rộng vùng Ấn Độ ảnh hưởng. Những quyền lợi lẫn lộn nhau, chánh trị cũng như thương mãi, thúc đẩy tranh đua, ở vương quốc hải quân lớn hơn ở lục địa nhiều. Zhao Nanqi, giám đốc Cục Tiếp Vận của Quân đội Nhân dân Trung Quốc đã tuyên bố , từ năm 1993, là Trung Quốc không còn có thể chấp nhận Ấn Độ Dương như một đại dương dành riêng cho Ấn Độ. Ấn Độ phản ứng xây căn cứ quân sự Gwadar, bằng cách thiết lập căn cứ Karwar ở lảnh thổ Ấn Độ, phía Nam Goa . Trong lúc đó, nhà phân tích hải quân Trung Quốc cảnh cáo rằng 244 đảo làm thành quần đảo Andaman và Nicobar của Ấn Độ có thể là một “ dây chuyền kim lọai- metal chain “ chận đứng ra vào Eo biển Malacca , Trung Quốc đang cố dựa vào đó. Theo Zhang , Ấn Độ là địch thủ chiến lược của Trung Quốc thực thể nhất. Trung Quốc đã xem Tân Dề Li như thể là một cường quốc biển cả .
Còn Hoa Kỳ thì sao : một suy thóai lịch sự ?
Hiện diện gia tăng của Trrung Quốc và Ấn Độ ở Ấn Độ Dương là thách thức hiền hòa hơn cho Hoa Kỳ trong 3 cơn ác mộng liên hệ địa lí chánh trị ở Á châu: Ấn Độ Dương , Trung Đông và phần miền Nam cựu đế quốc Sô Viết. Sự lớn mạnh Hải Quân Ấn Độ nay mai sẽ là hải quân đứng hàng thư 3 thế giới, sau Hoa Kỳ và Trung Quốc, sẽ có chức năng thuốc giải độc cho bành trướng Trung Quốc. Nhiệm vụ của Hải Quân Hoa Kỳ là sẽ là đòn bẩy thầm lặng về sức mạnh biển cho 2 đồng minh gần gủi Hoa Kỳ: Ấn Độ ở Ấn Độ Dương và Nhât bổn ở Thái Bình Dương. Mục tiêu của Hoa Kỳ có lẽ phải là rèn luyện ra một hệ thống đường biển tòan cầu, có cơ tối thiểu hóa hiểm nguy những xung đột các xứ trong vùng, cùng lúc cần giảm thiểu chánh sách tuần tra của hạm đội Hoa Kỳ.
75 % dân số thế giới sinh sống trong vòng 200 dặm Anh cách biển: khí thế sức lực quân sự thế giới tương lai, có lẽ sẽ do Hải Quân ( và Không Quân ) ngự trị, cần họat động ở nhiều vùng rộng lớn. Hải quân có mặt, cốt để bảo vệ quyền lợi kinh tế . Cho nên ngày nay, các đô đốc Hoa Kỳ cần nghĩ xa hơn là chiến đấu và thắng trận, lảnh những trách nhiệm mới, tỉ như kiểm tra thực thi những thỏa ước giao thương tòan cầu. Tuy thách thức tăng cấp, hiện nay không rỏ ràng gì cả là quyền ngự trị hạm đội Hoa Kỳ có cơ kéo dài bao lâu nữa đây. Cuối Thế Chiến Thứ Hai, Hải quân Hoa Kỳ huênh hoang có khỏang 600 tàu chiến. Nay chỉ còn 279, tuy hỏa lực và khả năng tác chiến có phần tăng cường. Có thể những năm tới con số tàu chiến sẽ lên lại 313 . Nhưng cũng có lẽ sẽ ít hơn 200 vì phí tổn tân tạo vượt mức dự trù và đóng tàu thường chậm trễ.
Trong lúc đó, Hải quân Trung Quốc sẽ có nhiều tàu chiến hơn Hoa Kỳ. Trung Quốc sản xuất hay tậu tàu ngầm 5 lần mau hơn Hoa Kỳ. Ngoài tàu ngầm,.Trung Quốc đã khôn ngoan tập trung mua mìn thả biển, hỏa tiễn theo đường đạn - ballistic missiles có thể bắn trúng tàu đang chạy hay muc tiêu di chuyển ở biển, kỷ thuật chận đứng tín hiệu từ các vệ tinh GPS , hải quân Hoa kỳ đang trông cậy vào để hành quận. Trung Quốc đang cố gắng mua hay tân tạo ít nhất một hàng không mẩu hạm nữa đó.
( nhiều ý kiến chiếu theo Robert Di Kaplan, chánh chuyên viên Trung Tâm Về An Ninh Mới Hoa Kỳ - New American Security ở Hoa Thịnh Đốn, số tháng 3/ 4- 2009, tạp chí Foreign Affairs )
(Irvine , Ca Li ngày 13 tháng 5 năm 2009 )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét