Thứ Tư, 27 tháng 1, 2010

Thái Nguyên


Hiểu rỏ hơn về một tỉnh núi trung du Đông Bắc Việt Nam :
Thô thiễn lạm bàn phát triễn tỉnh Thái Nguyên
G S Tôn Thất Trình
Chè Thái ( Nguyên ) - Gái Tuyên ( Quang ) …,
( câu cửa miệng lưu truyền trong cộng đồng những người Bắc “ thích lang thang “ ).
“ … Ai ( kiều nữ xứ Tuyên , hậu duệ cung tần mỹ nữ nhà Mạc ? ) qua bến nắng vàng
Lặng nhìn màu nước sông Lô trôi..
( Trường Ca Sông Lô nhạc sĩ Văn Cao 1923 - 1995 )
Phần I : Khái quát
Vị trí :
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi vùng Đông Bắc Việt Nam. Bắc giáp Bắc Kạn, Nam giáp thành phố Hà Nội , Đông giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Tây giáp các tỉnh Tuyên Quang, Phú Thọ. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 4 542.6 km2 .. Dân số năm 1991 là 935 000 người , 1999 là 1 046 000 người; 2004 là 1 095 000 người. Trung bình mỗi năm tăng thêm 14- 15 000 người . Nam 2010 có lẽ đã gần 1200 000 người.Tuy vậy,Thái Nguyên vẫn là một tỉnh nhỏ diện tích chỉ chiếm 1.13 % và dân số 1. 41% toàn thể Việt Nam. Nhưng Thái Nguyên là một trong trung tâm kinh tế , chính trị của Việt Bắc ( gồm Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn , Thái Nguyên, Tuyên Quang và Hà Giang nói riêng và của vùng trung du miền núi Đông Bắc nói chung. Đây cũng là cửa ngõ giao lưu kinh tế -xã hội giữa trung du miền núi với vùng đồng bắng Bắc Bộ, qua cả ba hệ thống đường bộ , đường sắt , đường sông , hình rẽ quạt mà thành phố Thái Nguyên là đầu nút. Thái Nguyên cũng là nơi tụ hội các nền văn hóa dân tộc, đầu mối các hoạt động văn hóa, giáo dục của vùng núi rộng lớn phía Bắc . Thật vậy, ở Thái Nguyên có nhiều tộc dân cùng chung sống. Tộc dân Kinh đa số, chiếm 75.51 % (con số cho năm 2000 ). Thứ hai là Tày 10. 69 % ( trên 900 000 người cả nước , đông nhất ở tỉnh Cao Bằng ), thứ đến là Nùng ( gần 600 000 người, đông nhất ở tỉnh Lạng Sơn ), Dao hay Mán ( gần 350 000 người , đông nhất là ở tỉnh Hà Tuyên ) , Hoa ( khoảng 950 000 người rải rác trên 34 tỉnh , nhiều nhất là ở thành phố Sài Gòn ) ,Sán Dìu (chừng 70 000 người, đông nhất là ở tỉnh Bắc Thái cũ ), Hmông - Mèo (gần 450 000 người) , Sán Chay ( khoảng 80 000 người , đông nhất là tỉnh cũ hợp nhất Hà Tuyên ) . Người Kinh sống tập trung ở thành phố, thị xã, thị trấn và vùng trung du. Các tộc dân khác sống chủ yếu trên vùng trung du và miền núi của tỉnh.
Phân chia hành chánh
Theo Đại Nam Nhất Thống Chí , tập IV , quyễn XX , vào năm Minh Mạng thứ 12 ( 1831 ) trấn Thái Nguyên chánh thức đổi thành tỉnh Thái Nguyên. Ngày 21 tháng 4 năm 1965, Thái Nguyên và Bắc Kạn hợp nhất thành tỉnh Bắc Thái. Ngày 6 tháng 11 năm 1996, quốc hội kỳ họp thứ 10 phê chuẩn việc tách tỉnh Bắc Thái thành hai tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên. Thái Nguyên ngày nay có 1 thành phố là Thái Nguyên , một thị xã là Sông Công và 7 huyện là : Đại Từ, Định Hóa, Đồng Hỷ , Phổ Yên, Phú Bình, Phú Lương và Võ Nhai . Toàn tỉnh nay có 180 xã , 22 phường, 13 thị trấn. Thị trấn ở huyện Định Hóa là Chợ Chu , ở Võ Nhai là Đình Cả , Ở Phú Binh là Úc Sơn . Phú Lương có 2 thị trấn là Đu và Giang Tiên . Đại Từ có hai thị trấn là Đại Từ và Quân Chu. Đồng Hỷ có 3 thị trấn là Chùa Hang , Trại Cau và Sông Cầu. Phổ Yên có 3 thị trấn là Bãi Bông, Bắc Sơn và Ba Hàng .
Địa hình
Địa hình Thái Nguyên chủ yếu là đồi núi thấp , chạy theo hướng bắc - nam, thấp dần từ bắc xuống nam Bao quanh phía tây nam và phía bắc là những dãy núi Tam Đảo , Ngân Sơn, Bắc Sơn . Phia tây nam là dãy Tam Đảo với đỉnh cao nhất 1590m , các vách núi dựng đứng, và kéo dài theo hướng tây bắc - đông nam. Sở dĩ có tên Tam Đảo vì trên dãy núi này có ba ngọn là Phù Nghĩa , Thạch Bàn và Thiên Thị đều cao gần 1400m. Dãy Tam Đảo phần lớn làm ranh giới cho hai tỉnh Thái Nguyên và Vĩnh Phúc. Lưu ý là vùng núi dãy Tam Đảo, dài 60km, có khu nghĩ mát cùng tên Tam Đảo nổi tiếng , độ cao 879m, thuộc tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay, nguyên là tỉnh hợp nhất từ hai tỉnh Vĩnh Yên ( lập năm 1890 ) và tỉnh Phúc Yên ( lập năm 1905 ) vào tháng hai năm 1950, một bộ phận của tỉnh Vĩnh Phú ( Vĩnh Yên và Phúc Yên hợp nhất với tỉnh Phú Thọ ). Nhưng từ tháng 11 năm1996 lại được tách ra thành tỉnh Phú Thọ và tỉnh Vĩnh Phúc . Thời chiến tranh Nam Bắc, hình như ở đỉnh Tam Đảo, vào thập niên 1960-70, Nga Sô có viện trợ phòng không rađar tân tiến cho miền Bắc để bắn hạ các phi cơ Mỹ oanh tạc Bắc Việt ( ? ) từ Biển Đông. Cả 3 dãy núi đều tỏa ra theo hình cánh cung. Cánh cung Bắc Sơn, độ cao trung bình 400- 500m , nhiều đá vôi ( nên có nhiều hang động , thung lũng sụp ) , chạy dọc thung lũng sông Thương lên đến Cao Bằng . Xin nhắc là thung lũng Ải Nam Quan thông qua Trung Hoa ở Lạng Sơn, nằm trên thượng lưu sông Thương. Cánh cung Ngân Sơn , trải dài từ Bắc Kạn lên đến Đồng Văn, thuộc tỉnh Cao Bằng, từ Bắc Kạn chạy theo hướng đông bắc đến Võ Nhai - Thái Nguyên. Cả 3 dãy núi này án ngữ, che chở Thái Nguyên khỏi gió mùa quá lạnh mùa đông. Dù rằng nhà thơ Tố Hửu, khi còn tinh thần quốc gia đầu kháng chiến 1946- 54, (chưa thương khóc ông độc tài đỏ Xít Ta Lin mười lần hơn cha mẹ …) lại cho rằng rét từ Thái Nguyên đổ sang Bắc Giang, không có gì cản trở :
Rét Thái Nguyên , rét về Yên Thế
( phía Tây Bắc - Bắc Giang )
Rét qua rừng Đèo Khế
( phía tây Thái Nguyên , ở ranh giới Tuyên Quang và Thái Nguyên)
rét sang… .
Khí hậu
Vì địa thế thấp dần từ núi tương đối cao đến núi thấp và đồi trung du, trên phương diện nhiệt độ mùa đông, Thái Nguyên chia ra làm 3 vùng phụ: vùng lạnh ở phía Bắc Võ Nhai ,vùng ôn hòa gồm Định Hóa, Phú Lương và phía Nam Võ Nhai và vùng nóng nực gồm Đại Từ , Đồng Hỷ, Phú Bình, Phổ Yên, thành phố Thái Nguyên và thị xã Sông Công. Khác biệt giữa những tháng nóng nhất và lạnh nhất là 13.7 0C ( trung bình tháng 6 là 28.90 C và tháng giêng là 15 .2 0 C. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1300 - 1750 giờ, phân bố tương đối đều cho các tháng trong năm. Vũ lượng trung bình hàng năm khoảng 2000 - 2500mm, cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng giêng. Lượng mưa tập trung nhiều hơn ở thành phố Thái Nguyên, huyện Đại Từ, trong khi đó tại các huyện Võ Nhai, Phú Lương, mưa ít hơn. Khỏang 87 % lượng mưa rơi vào mùa lũ lụt , từ tháng 5 đến tháng 10. Riêng lượng mưa tháng 8 chiếm gần 30 % tổng lượng mưa cả năm, nên thường gây ra lũ lụt.Vào mùa khô đặc biệt tháng 12, lượng mưa trong tháng chỉ bằng 0.5 % lượng mưa cả năm
Khí hậu Thái Nguyên tương đối thuận lợi cho việc phát triễn một sinh thái đa dạng nhiệt đới và bán ôn đới ( bán nhiệt đới ) cho nông nghiệp thực vật nước nhà .
Thủy Văn
Thái Nguyên có 2 con sông chánh chảy qua là sông Công và sông Cầu. Sông Công có lưu vực 951 km2 , bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá huyện Định Hóa, chạy dọc theo chân núi Tam Đảo. Dòng sông đã được ngăn lại ở Đại Từ , tạo thành hồ Núi Cốc , có mặt nước rộng 2500 ha. Hồ chứa được 175 triệu m3 , tưới tiêu được cho 12 000 ha lúa 2 mùa , hoa màu, cây công nghiệp, cung cấp nước uống cho thành phố Thái Nguyên và thị xã Sông Công. Sông Cầu ( (còn có tên là sông Như Nguyệt, sông Nguyệt Đức ) thuộc hệ thống sông Thái Bình có lưu vực rộng 3480 km2 , bắt nguồn từ Chợ Đồn - Bắc Kạn, chảy theo hướng bắc - đông nam. Lưu lượng nước mùa mưa là 3500m3 / giây , mùa kiệt là 7.5 m3 /giây . Trên sông này có hệ thống thủy nông Sông Cầu ( trong đó có đập dâng Thác Huống ) tưới cho 24 000 ha lúa hai vụ các huyện Phú Bình ( Thái Nguyên) và Hiệp Hòa, Tân Yên ( Bắc Giang ) .
Ngoài ra trong tỉnh còn nhiều sông nhỏ khác , thuộc hệ thống sông Kỳ Cùng và hệ thống sông Lô. Trên các sông chảy qua tỉnh , có thể xây dựng nhiều công trình thủy điện kết hợp với thủy lợi qui mô nhỏ . Thái Nguyên có trữ lượng nước ngầm khá lớn, nhưng khai thác , sử dụng còn hạn chế . Nước ngầm tập trung ở khu vực Đồng Bẩm - Túc Duyên với trữ lựợng 27 308m3 // ngày.
Đất đai
Đất đai Thái Nguyên chia ra 3 nhóm: đất núi non chiếm 48.4 % diện tích phần cao độ hơn 200m và do các đá mắc ma ( magma ) , đá tảng và đá trầm tích tạo thành, thường là nhóm thỗ nhưỡng học feralit vàng và đỏ vàng- ferralit acrisols.; đất đồi chiếm 31.4 % diện tích do cát , sét hay phù sa dày đặc làm rạ, cũng thường thuộc nhóm thổ nhưỡng ferralit nâu vàng. Đất đồi ở vài nơi như Đại Từ, Phú Lương dày 120 - 200m hay hơn nữa, sườn dốc không cao lắm , từ 50 đến 20 0 lý tưởng trồng cây công nghệ. hay cây an trái rễ sâu. Đất dốc tụ và đất đồng bằng , thung lũng hẹp ( có tên là dọc ) trên thềm phu sà cỗ, phù sa dọc sông suối, thường thuộc nhóm đất xám bạc màu trên phù sa cỗ - haplic acrisols , đôi khi thuộc nhóm đất xám gley - gleyish acrsisols , chiếm 12.4% hay bị lũ lụt hay hạn hán bất kỳ , nên thu họach khó khăn.
Trên tổng quỹ đất, đất nay đã được sử dụng chiếm 67.2 % diện tích tự nhiên, khoảng 220789 ha, Trong số đất đã được sử dụng vào năm 2000, đất dùng cho nông nghiệp là 76700 ha, đất lâm nghiệp 149700 ha, đất thổ cư 8200 ha, đất chuyên dùng 19600 ha .Như vậy , trong 10 năm qua, đất đã sử dụng lại it đi trong khi dân số lại gia tăng và phần dân số nông thôn ( trên 79% ) không giảm . Đất chưa sử dụng, năm 2009, còn 109 669 ha, chiếm 30.8 % diện tích tự nhiên. Trong số này, chỉ có 1714 ha có khả năng sản xuất nông nghiệp, gàn 67 000 ha có khả năng lâm nghiệp và 41250 ha là đất đá vách núi, đồi trọc, khó lòng làm xanh tươi mau lẹ .
Vài thắng cảnh Thái Nguyên
Đáng kể ra nhất là thắng cảnh hồ Núi Cốc , cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 15 km về hướng Tây Nam. Đi theo tỉnh lộ Đán - Núi Cốc trải nhựa phẳng phiu, uốn lượn qua những cánh rừng bạt ngàn, là tới khu du lịch Núi Cốc chưa phát triễn hoàn toàn tiềm năng. Sơn Thủy hửu tình, thiên nhiên kỳ thú vùng Núi Cốc đã nổi tiếng đẹp thiên tạo từ bao năm qua. Vùng này nên thơ và lung linh màu sắc huyền thoại của câu chuyện tình thủy chung truyền thuyết, gắn Nàng Công với Chàng Cốc. Chuyện tình đẹp đẽ không kém, nhưng không được phổ biến như chuyện tình Trương Chi - Mỵ Nương. Dựa vào huyền thoại này, chức quyền nghiệp đoàn Núi Cốc đã thiết lập ra Lâu Đài truyền thuyết - Palace legend trong một hế thống hang động vùng núi Cốc, xây cất rộng 3000 mét vuông. Hai tượng chàng Cốc và nàng Công sừng sửng trước của vào. Còn Lâu Đài, cách cổng chừng 100m, hiện ra như một dãy núi với tượng một ông Tiên cầm sào tre, hiện thân của chiến đấu cho điều thiện chống điều ác . Trong lâu đài là một dòng sưối nhân tạo chảy quanh hang. Hệ thống công trình kiến trúc kể lại hình ảnh truyền thuyết Công và Cốc . Hai nhân vật này yêu nhau tha thiết , nhưng không thành sự thật được, vi địa vị xã hội khác nhau. Chàng Cốc đợi người yêu lâu đến nổi chàng biến thành Núi Cốc và Nàng Công khóc than đợi người yêu cũng quá dài năm tháng, nên biến thành con sông Công . Nước mắt nàng Công rơi tầm tả đầy vùng đất Tân Cương , làm mọc lên cây vườn chè ( Trà ) Thái Nguyên ngon đặc biệt, là trà Tân Cương ngày nay. Câu chuyện tình yêu bất diệt này chấm dứt khi thuyền chở du khách đến bến bải bờ sông để dùng thuyền, tàu khác thăm viếng Hồ Núi Cốc .
Hồ Núi Cốc là hồ nhân tạo, chắn ngang dòng sông Công, trên địa phận huyện Đại Từ , ở lưng chừng núi. Hồ Núi Cốc nguyên là một công trình thủy nông năm 1973 để điều hòa dòng chảy sông Công, tưới ruộng cho các vùng thuộc 3 tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang và Bắc Ninh. Hồ được khởi công xây dựng năm 1993 và hoàn tất năm 1994 . Hồ gồm một đập chính dài 480m và 6 đập phụ. Diện tích mặt hồ rộng 2500 hạ. Trên mặt hồ có 89 hòn đảo. Lòng hồ sâu 23m. Dung tích nước hồ là 175 triệu m3 , như đã nói trên.
Thứ hai là di tích hang Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà thuộc xã Phú Thượng , huyện Võ Nhai , cách thành phố Thái Nguyên 42 km về phía đông bắc. Đây là một quần thể thắng cảnh đẹp của tỉnh Thái Nguyên, nhờ phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, nhiều dáng vẻ kỳ thú, có thác nước, dòng suối trong xanh, mùa hè khí hậu ôn hòa, mát mẻ. Danh thắng Phượng Hoàng, suối nước và bến tắm hang Mỏ Gà đã được Việt Nam xếp hạng di tích quốc gia từ năm 1994 .
Phần II.
Lạm bàn phát triễn tỉnh Thái Nguyên : công nghệ sắt thép, khai khoáng, cơ khí , xây dựng , khu công nghệ hổ trợ; phát triễn du lịch, nông lâm mục : trà chè . cà phê chè , sắn - khoai mì công nghệ , sửa, ngư nghiệp lục địa.
A - Các tiểu vùng kinh tế
Về đại thể , có thể chia Tỉnh Thái Nguyên ra làm hai tiểu vùng kinh tế :
- Vùng Trung tâm , bao gồm thành phố Thái Nguyên , các huyện Phú Bình, Phổ Yên, thị xã Sông Công; chiếm 21 % diện tích tự. nhiên, 49 % dân số toàn tỉnh. Đây là vùng phát triễn của tỉnh với trọng tâm là : công nghiệp gang thép , gắn liền với sự phát triễn thành phố Thái Nguyên; công nghiệp khai khoáng; một số ngành công nghiệp thu hút nhiều lao động như may , láp rắp điện tử ; thương mãi, ngân hàng, du lịch ở thành phố Thái Nguyên và thị xã Sông Công; trồng và chế biến chè , trung tâm giáo dục - đào tạo đại học .
- Vùng phía Bắc bao gồm các huyện Võ Nhai, Định Hóa, Phú Lương, Đại Từ Đồng Hỷ , chiếm 87.9 % diện tích, 51 % dân số toàn tỉnh, chủ yếu là vùng núi, có nhiều tiềm năng về nông lâm nghiệp. Đây cũng là địa bàn cư trú tập trung của đồng bào các tộc dân , ngoài Kinh.
B - Phát triễn công nghiệp
Công nghiệp Thái Nguyên hình thành, từ những năm đầu của thập niên 1960 , lúc miền Băc xâm nhập mạnh mẽ miền Nam và Hoa Kỳ thay đổi chiến lược, chiến thuật bảo vệ miền Nam, luôn cả thực hiện chánh thể miền Nam hoàn toàn theo chánh sách Hoa Kỳ mong muốn. Trải qua khoảng 4 thập niên thăng trầm do hậu quả của chiến tranh , do sự“đổi mới “ từ năm 1989 cơ chế quản lý … đến nay ngành công nghệ Thái Nguyên đã có một cơ cấu tương đối ổn định hơn, với sự góp mặt của hầu hết các ngành như năng lượng , luyện kim , cơ khí , hóa chất, xây dựng…
1- Công nghiệp luyện kim và sản xuất sắt thép, xây dựng phôi thép là ngành công nghiệp chủ yếu của tỉnh nhà. Ngành công nghệ nặng gang thép chỉ mới đạt mức đáng kể với kế họach phát triễn, cận đại hóa cho các năm 2007 - 2015, liên doanh với các hảng ngoại quốc hay mở rộng đầu tư sang Singapore( mua của hảng công nghệ thép Tata - Ân độ ?…) . Nhưng ngành gang thép Thái Nguyên cũng như ở nhiều tỉnh khác đang tùy thuộc , dành nhau mỏ quặng sắt để tinh luyện.
Khu gang thép Thái Nguyên bắt đầu xây dựng từ năm 1958 do Trung Quốc giúp đở về mặt kỷ thuật, thiết bị với công xuất thiết kế ban đầu là 100 000 tấn thép cán / năm, ở 3 công trình xây dựng lớn thuộc khu vực Lưu Xá, Cao Ngạn và Trại Cau. Lúc đó Lưu Xá là trung tâm. Thập niên 1960 , bị máy bay ném bom phá hủy phần lớn, khiến 20 000 người thất nghiệp . Năm 1975 , Cộng hòa Dân chủ Đức - Đông Đức giúp xây dựng, vận hành thêm nhà máy luyện cán thép Gia Sàng , công xuất thiết kế 50 000 tấn thép một năm. Ngay từ bước đầu khu công nghiệp được quan niệm có đủ cơ cấu một khu công nghệ nặng hiện đại, bao gồm các qui trình công nghệ từ khai thác, tuyễn rữa quặng, thiêu kết quặng , luyện gang, luyện thép đến cán thép và một hệ thống các cơ sở phục vụ. Khu mỏ sắt Trại Cau có thể sản xuất 250 - 300 000 tấn quặng /năm. Các lò cao có dung tích 100m3 , công xuất mỗi lò 100 tấn/ngày. Ở Lưu Xá , luyện thép theo phương pháp lò Martin ( lò bằng ), mỗi mẻ thép cho 50 tấn, mỗi lò 150 tấn thép / ngày; xưởng cán thép có công xuất xấp xĩ 100 000 tấn thép cán/ năm . Ở Gia Sàng luyện thép theo phương pháp lò LD thổi ôc xy từ đỉnh, kỷ thuật tiến tiến hơn.
Năm 1994, chánh quyền thành lập Tổ hợp Thép -Viêt Nam Steel Corporation viết tắt là VSC, trong đó ngoài các nhà máy của VSC , còn thêm ba công ty khác là Tổ Hợp Sắt Thép Thái Nguyên - TISCO ( Thái Nguyên Iron and Steel Corporation ), hai công ty hợp doanh là Vinausteel (Việt Nam - Australia Joint Venture Company và Vinakyoei (Việt Nam - Japan Steel Company ). Năm 2000, tuy Việt Nam đã sản xuất được 1.6 triệu tấn thép cán, tăng 165 lần hơn so với năm 1990, nhưng chỉ mới đáp ứng được 2/3 yêu cầu nội địa thép năm đó là trên 1.9 triệu tấn, một yêu cầu rất thấp kém so với nhiều nước Á Châu .
Trại Cau Thái Nguyên sản xuất 200 000 tấn gang và 150 000 tấn thép. Năm 1996, nhà máy Vikimco đưa điện luyện cán thép 20 000 tấn một năm. Nhà máy Vinakyoei ở Phú Mỹ luyện phôi thép nhập khẩu cận đai nhất, sản xuất 240 000 tấn / năm và nhà máy Vật Cách ở Hải Phòng 200000 tấn một năm , vào năm 1997 .
Năm 2007, thế giới tiêu thụ 1 560 triệu tấn thép. Trung Quốc đứng hạng nhất 409 triệu tấn. Nhật đã tiêu thụ 100 triệu tấn; Ấn Độ 51 triệu tấn, Nam Hàn trên 48 triệu tấn, Nga trên 40 triệu tấn, Brasil trên 20 triệu tấn và Thái Lan 9.5 triệu tấn, 4 lần hơn Việt Nam. .Dự trù tiêu thụ thế giới năm 2010 là 1849 triệu tấn.
Kế họach tái tổ chức ngành gang thép 2007 - 20015, thiết lập hay tân tiến hóa 6 nhà máy thép tại nước nhà, mong đạt 6.3 - 6.5 triệu tấn thép nhiều loại năm 2010 , 11 triệu tấn năm 2015 và 19- 22 triệu tấn năm 2015 . Như vậy sẽ vượt yêu cầu trong nước, hy vọng sẽ xuất khẩu 0. 5 triệu tấn. Sau đó sẽ cố đạt 24 - 25 triệu mỗi năm, vượt hẳn mức sản xuất thép ở Thái Lan.
Tuy ngành công nghệ thép Việt Nam tăng trưởng mau lẹ mấy năm gần đây, nhưng mức tăng trưởng theo Bộ Công Nghệ Thương Mãi lại rất bấp bênh, trừ phi các nhà máy luyện thép tìm ra được nguồn cung cấp vững bền ở các tỉnh miền núi nước nhà, thay vì phụ thuộc nhập khẩu sắt thép phế thải mảnh vụn - scrap metal đắt tiền. Dung tích các nhà máy thép cuộn - steel rolling mills nay đã gần gấp đôi dung tích các nhà máy nước nhà tinh luyện quặng sắt thành thỏi thép - steel ingots .. Hơn nữa, 80 % thép thỏi Việt Nam sản xuất từ mảnh vụn sắt thép thải và giá cả thép dao động nhiều trên thị trường thép quốc tế. Theo Hiệp hội Thép Viêt Nam VSA , trong năm 2009 Việt Nam chỉ sản xuất được 2.6 triệu tấn, 60 % yêu cầu nội địa thép thỏi mà thôi . Phải nhập khẩu mỗi năm thêm 2.2 triệu tấn nữa . Các doanh nghiệp nội địa thích thú chấm dứt nhập khẩu sắt phế thải mảnh vụn , vì họ cho rằng làm các thỏi thép từ quặng mỏ sắt trong nước có lợi hơn. Cũng vì vậy các nhà đầu tư ngoại quốc nay đã lựa chọn sản xuất thỏi thép từ các mỏ quặng sắt và tinh luyện tại Việt Nam .
Tổ hợp Sắt Thép Thái Nguyên TISCO đã khai trương giai đoạn 1 nhà máy cải thiện làm thỏi thép , sản xuất 230 000 tấn gang từ 400 000 tấn quặng sắt một năm của các mỏ Trại Cau Thái Nguyên và Ngườm Chang tại Cao Bằng. Từ tháng 7 năm 2009 , TISCO đã trở thành công ty hợp doanh - joint stock company và năm 2009 sản xuất thép của TISCO đã đứng hạng nhất nước nhà. Tuy phải giảm bớt nhân viên vì tự động hóa , tân tiến hóa khỏi các kỷ thuật chế tạo thép cỗ lỗ sĩ , ô nhiễm nhiều môi sinh… kiểu cũ Thiểm Tây - Trung Quốc , thay bằng lò mini - blast hay lò cơ khí hóa, phương pháp làm sạch nước thải , tái sử dụng các khí B- C, , thiết bị tăng hửu hiệu năng lượng, hệ thống dập tắt cốc khô v.v…. , TISCO năm 2009 cũng đã trả trung bình 4 triệu đồng VN ( trên 2000 đô la Mỹ ) / năm cho mỗi nhân viên. Giai đoạn hai, nhà máy này sẽ cần đến 1 triệu tấn quặng , một số sẽ khai thác mỏ quặng Tiến Bộ ngay trong tỉnh nhà. Tuy nhiên dự trữ quặng sắt được xác nhận ở tỉnh Thái Nguyên sắp cạn kiệt, ước luợng chỉ còn 38- 40 triệu tấn. TISCO hiện đang khai thác mỏ Tiến Bộ , dự trữ chừng 24 triệu tấn và dự trữ các mỏ Trại Cau tổng cọng chỉ còn 3.5 triệu tấn( trong số dự trữ chừng 9 triệu tấn manhêtít hàm lựợng Fe trên 60% ), tạm đủ cung cấp quặng cho TISCO và Công ty Kim khí Gia Sàng. Trong lúc đó Công ty Thép Vạn Lợi ở Hải Phòng đang cố tìm nguồn cung cấp quặng cho nhà máy công ty sắp hoạt động cuối năm 2009. Tổ hợp Công ty Thép Hòa Phát, cũng ở Hải Phòng, gặp nhiều khó khăn vì không kiểm soát được nguồn quặng sắt. Ở tỉnh Quảng Ninh, nhà máy mới Gang và Thép Đông Á, dung lượng 300 000 tấn / năm đã phải đóng cửa một lò luyện, sau khi hoạt động một tháng, vì thiếu nguyên liệu.
Theo thủ tục điều hòa hiện hành, ai muốn đầu tư làm công nghệ thép phải trình chánh quyền là dự án có nguồn cung cấp quặng vững bền, nhà máy phải trình bày là đủ quặng sắt hoạt động trong 15 năm. Muốn có đủ quặng sắt các công ty phải được phép chức quyền tỉnh địa phương cho phát triễn các mỏ quặng sắt. Nhưng các chức quyền địa phương lại muốn tinh luyên ngay ở tỉnh nhà, hầu phát triễn các công nghệ liên hệ địa phương. Cao Bằng, chẳng hạn, có 20 mỏ quặng sắt, dự trữ ước lượng là 60 triệu tấn, phân bố ở Thạch Lâm, Bảo Lạc, thị xã Cao Bằng. Các mỏ Na Lũng, Nà Rua tổng trữ lượng khoảng 50 triệu tấn, chủ yếu cũng là quặng manhêtít hàm lượng Fe trên 60% . 12 dự án nhà máy thép đã nạp đơn xin đầu tư. Vài nhà máy như làm thép cơ cấu - structural steel , sản xuất hàng năm 500 000 tấn . Các nhà máy nhỏ hơn làm các hợp[HAC1] kim đặc biệt. Một nhà đầu tư đã cho biết vì Cao Bằng không cho phép xuất tỉnh quặng sắt, công ty đã bắt buộc xây dựng nhà máy ở Cao Bằng, dù rằng Cao Bằng thiếu hẳn hạ tầng cơ sở cần thiết. Như vậy phải xây dựng hạ tầng cơ sở để phát triễn công nghệ thép ở những tỉnh khác có nhiều trử lượng như mỏ Tòng Bá , tỉnh Hà Giang có trữ lượng tổng cộng 200 triệu tấn quartzit manhêtít, hàm lượng Fe 42 - 46 % hay tốt hơn nữa là mỏ Thạch Khê, huyện Thạch Hà , cách thị xã Hà Tĩnh 10 km, trữ lượng ước tính trên 500 triệu tấn quặng loại tốt , hàm lượng Fe 60 - 65 % , các tạp chất có như S, P , Pb , Zn …dưới qui định. Việt Nam đã thiết kế đầu tư 4 tỉ đô la Mỹ, sản xuất 4 triệu tấn thép / năm với quặng Thạch Khê, sẽ khởi sự năm 2012 ( ? ) , mở đầu cho một tổ hợp luyện kim thứ hai đất nước ( ? ) với quặng sắt trong nước, như TISCO Thái Nguyên đã chuyễn hướng , từ năm 2007.
2- Công nghiệp khai khoáng thực thi chậm trễ, đặc biệt ở vùng mỏ Núi Pháo
Khoáng sản Thái Nguyên đa dạng gồm 34 loại, tập trung ở Đại Từ, thành phố Thái Nguyên, Đồng Hỷ ( Trại Cau ) Thần Sa ( Xa ) ( Võ Nhai ).
- Nhóm nguyên liệu đốt ( cháy ) gồm than mỡ, than đá, phân bố tập trung ở Đại Từ , Phú Lương.
- Thái Nguyên là tỉnh có trữ lượng than mỡ đã được xác nhận lớn nhất nước, khoảng 8.5 triệu tấn năm 1999, trong trữ lượng tiềm năng là 15 triệu tấn. Các mỏ chủ yếu là Phấn Mễ ( 2.1 triệu tấn ), Làng Cẩm ( 2.8 triệu tấn ), Âm Hồn ( 3.6 triệu tấn). Chất lượng than mỡ tương đối tốt. Than mỡ làm nhà máy “hóa cốc “ rẽ tiền , tốt hơn là phải dùng than đá anthracit. Có lẽ phải dò tìm thêm mạch than mở Thái Nguyên để khỏi phải nhập thêm than mỡ ngoại quốc làm “ hóa cốc “.
Thái Nguyên cũng là tỉnh có trử lựợng than đá lớn thứ hai trong cả nước , sau tỉnh Quảng Ninh . Trữ lượng thăm dò, tìm kiếm khoảng 90 triệu tấn; chủ yếu ở Bá Sơn, Khánh Hòa ( 73,1 triệu tấn ), Núi Hồng ( 15 triệu tấn ), Cao Ngạn ( 1.9 triệu tấn ).
- Nhóm khoáng sản kim loại Thái Nguyên cũng có nhiều ưu thế so với các tỉnh khác trong vùng, có ý nghĩa đối với cả nước.
* Kim loại đen .Ngoài các mỏ quặng sắt một số đã kể trên, Thái Nguyên đã phát hiện 3 mỏ ( 1 mỏ vừa , 2 mỏ nhỏ ) và 18 điểm quặng kim loại đen titan, phân bố chủ yếu ở ;phía bắc Đại Từ . Khoáng hóa ti tan hàm lượng 30- 80 % ở quặng limônit này , tổng trữ lượng thăm dò đạt xấp xĩ 18 triệu tấn. Nhiều mỏ-điểm quặng măng gan- sắt , hàm lượng măng gan 40- 60% , trữ lượng 5 triệu tấn , phân bố rải rác nhiều nơi . Tuy nhiên ngành luyên kim Thái Nguyên ( và làm pin ) hiện nay, l chỉ khai thác các mỏ Nà Pết ( Chiêm Hóa ) và Na Hang, thuộc tỉnh Tuyên Quang, trữ lượng xác nhận có phần ít hơn ( 3.2 triệu tấn )
* Kim loại màu. Thiếc wonfram là khoáng sản có tiềm năng ở Thái Nguyên. Thiếc có ở Phục Linh , Núi Pháo thuộc huyện Đại Từ trữ lượng SnO2 là 13 600 tấn. Wonfram ở khu vực Đá Liền được đánh giá có quy mô lớn, trữ lượng khoảng 28 000 tấn , không mấy kém vùng Pia Oắc ( Cao Bằng ) ( 23 000 tấn ) , vùng Quỳ Hợp ( Nghệ An , 36000 tấn thiếc sa khoáng và 50 000 tấn thiếc gốc ) và vùng Lâm Đồng ( trữ lượng cũng hàng chục ngàn tấn) . Chì, kẻm được tìm thấy ở vùng Lang Hít, Thần Xa, Đại Từ , quy mô nhỏ, phân bố không tập trung. Đáng kể nhất là Lang Hít có trữ lượng 126 000 tấn, ít hơn mỏ Chợ Điền ( Bắc Kạn ) đã được khai thác từ thế kỷ thứ 19. Tuy nhiên trữ lượng kẻm - chì chỉ mới đánh giá ở một số mỏ cũ, tới độ sâu 30-40 m. Chắc chắn trữ lượng sẽ lớn hơn, nếu tiến hành thăm dò tiếp . Vàng chủ yếu là vàng sa khoáng, hàm lượng thấp, vài chục milligram một tấn ỏ khu vực Thần Xa, Na Rì, Bồ Cu . Đồng, niken, thủy ngân… trử lượng không lớn , khai thác ít hiệu quả kinh tế , nếu không khám phá thêm trữ lượng .
- Nhóm khóang sản phi kim loại .
Thái Nguyên có pyrite, barit, phosphorit nhưng là mỏ nhỏ , so với pyrít Ba Trại ( Ba Vì - Hà Tây ) trữ lượng lên đến trên 12 triệu tấn, có nhà máy super phosphat Lâm Thao hoạt động, cách mỏ này 200 km. Quan trọng nhất ở Thái Nguyên là phosphorit ở Núi Vân , Làng Mới, La Hiên, tổng trữ lượng chỉ khoảng 60 000 tấn ; trong khi trữ lượng mỏ quặng apatit Lào Cai lên đến trên 800 triệu tấn.
Núi Pháo là nơi có dự án khai thác mỏ, đầu tư ngoại quốc lớn nhất tỉnh nhà, trị giá 147 triệu đô la Mỹ, được cấp giấy phép từ tháng hai năm 2004, nhưng nay vẫn chưa hoạt động. Mỏ Núi Pháo chứa wonfram ( 6000 tấn WO3 ) , fluoride (196 000 tấn ), bismuth ( 360 tấn ) và đồng ( 56000tán ) … chiếm 45000 ha ở thị trấn Đại Từ, huyện Đại Từ, cách Hà Nội 80 km .
3- Công nghiệp cơ khí , công nghiệp xây dựng và công nghiệp hổ trợ
Lẽ dĩ nhiên là Thái Nguyên hiện có cơ sở luyện kim lớn nhất nước, phải là một trung tâm lớn phân ngành cơ khí nặng, phát triễn những thiết bị ngành tân tạo đóng tàu biển thương mãi và quốc phòng ( ? ) , ngành đường sắt nhất là loại cao tốc Shinkensen mới ký kết với Nhật, cơ khí điện , cơ khí chuyễn vận đường bộ kể cả loại cao tốc nhiều lằn( lanes ) - mammoth express way, từ Hà Nội đến cầu Cần Thơ, dài 1811 km, tổng phí 187.4 tỉ đô la Mỹ, xe chạy tốc độ 100 km/giờ, ngắn hơn quốc lộ số1 Nam Bắc , chừng 74 km. Chánh phủ đã khánh thành , ngày 24 tháng 11 năm 2009, khởi sự thực hiện giai đoạn đầu nối các thành phố Thái Nguyên, thị xã Bắc Ninh và Hà Nội- Lào Cai, Hà Nội- Hải Phòng , giải tỏa tắt nghẽn giao thông quốc lộ số 3 hiện quá tải, chia sẽ 70 - 80 % chuyễn vận với đưòng này . Khúc đoạn Thái Nguyên - Hà Nội dài 45 km, khởi sự từ Đông Anh- Hà Nội đến gần trung tâm thành phố Thái Nguyên. Giai đoạn hai sẽ làm 4 khúc đoạn dài 222km, trị giá 13. 1 tỉ đô la Mỹ: Trung Lương-cầu Mỹ Thuận-cầu Cần Thơ ; Biên Hòa - Vũng Tàu; Nội Bài - Hạ Long; Đà Nẳng - Quảng Ngãi.
Trong số 71 khu công nghệ đã hoạt động toàn quốc và 53 khu khác đang xây dựng năm 2007 , Thái Nguyên hy vọng sẽ xây dựng xong 27 khu lớn, trung bình và nhỏ vào năm 2010 này khắp mỗi thị trấn trong tỉnh, đã kể ra ở Phần I khái quát và đang xin chánh phủ thiết lập thêm ba khu mới kích thước quốc gia, mỗi khu rộng 150 - 200 ha. Nhưng nên cố gắng đất đai thuộc nhóm đất hoang vu chưa được sử dụng, để khỏi trưng dụng đất đai đã có cư dân phải tái định cư lôi thôi, rắc rối kiện tụng. Đáng kể nhất là khu công nghệ tại địa bàn thành phố Thái Nguyên, năm 1999, cùng với công nghệ gang thép, một số xí nghiệp trung ương và địa phương quản trị như nhà máy điện Cao Ngạn , xí nghiệp cơ khí 1/5, một loạt công nghệ nhẹ và thực phẩm ( may mặc , chế biến lâm sản , chế biến chè - trà … ) . Phân bố thành ba cum :
* cụm công nghệ phía nam lớn nhất thành phố Thái Nguyên gồm công ty Gang Thép TISCO với hơn 20 xí nghiệp thành viên , phân bố trên địa bàn các phường Cam Giá ,Gia Sàng ,Phú Xá , Trung Thành , Tân Thành và một loạt các công sở dich vụ . Một vùng hoang vu, lau lách, đầm lầy, năm 1999 đã biến thành một khu công nghệ. rộng 300 ha cho 13 000 công nhân , nhân viên xí nghiệp, dân số trên 50 000 người.
* cụm công nghiệp phía bắc, bao gồm nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ, nhà máy điện Cao Ngạn , cơ khí 3/2 , Z127 , cụm công nghiệp gạch, sứ Tân Long, các mỏ than Quang Vinh, Khánh Hòa, nằm trên địa bàn các phường Tân Long, Quảng Vinh, Quán Triều.
* cụm công nghiệp trung tâm, nơi tập trung các cơ quan hành chánh, các công trình công cọng của tỉnh và thành phố, chủ yếu là công nghiệp nhẹ và thực phẩm, thuốc lá , bánh kẹo, bia Vicoba, may mặc, in, dược …., thuộc các phường Đồng Quang, Hoàng văn Thụ, Phan Đình Phùng, Trưng Vương
Tưởng cũng nên biết thành phố Thái Nguyên phát triễn từ một lảnh thổ ven sông Cầu , khu vực Đồng Mỏ , phường Túc Duyên ngày nay. Năm 1952 , Thái \Nguyên là một thị xã nhỏ bé, dân só 15000 người, diện tích 150 ha . Thời kháng chiến chống Pháp , Thái Nguyên là thủ đô kháng chiến. Khi hòa bình lập lại, Thái Nguyên là thủ phủ Việt Bắc, rồi là tỉnh lỵ của tỉnh Bắc Thái và hiện nay là tỉnh lỵ tỉnh Thái Nguyên. Ngày 19/10 /1962, thành phố Thái Nguyên được chánh thức thành lập, trên cơ sở thị xã Thái Nguyên cũ và vùng công nghệ gang thép phía nam được nối liền với trung tâm, trải dài dọc sông Cầu gần 10 km.. Năm 1999 , thành phố Thái Nguyên có 218 500 người, trong đó dân thành thị chiếm 157 300 người. Năm 2008 , thành phố Thái Nguyên có 290 400 người.
Thứ đến là khu công \nghệ Sông Công. Thị xã Sông Công , được lập từ 11- 4- 1985 trên cơ sở một số xã thuộc huyện Đồng Hỷ , năm 1999 đã được xếp vào loại đô thị loại 4 ( xếp hạng cũ ) , dân số đã gần 43 000 người. Cũng trong năm 1999, khu công nghệ Sông Công, rộng 70 ha, được thành lập với mục đích tạo công nghệ nhẹ , chất lượng kỷ thuật cao , cơ khí chế tạo , sản xuất động cơ, sản xuất dụng cụ y tế như máy diesel Sông Công, nhà máy vờng bi, nhà máy y cụ số 2. Năm 2009, đã có 20 dự án đầu tư về kỷ thuật công nghệ, chế tạo, sản phẩm điện tử , vật liệu xây cất, áo quần v.v… Một số dựa án đã hoạt động như nhà máy thép cuộn Thăng Long, hợp doanh sản xuất phân bón hổn hợp NPK, nhà máy ngói Viêt Nam - Ý đại lợi, nhà máy điện phân kẻm- zinc electrolysis, nhà máy tinh luyện titanium , nhà máy thép cơ cấu…. ,giá thành cạnh tranh thuận lợi trên thị trường.
Tưởng cũng không nên quên nhắc đến khu cơ khí Gò Đầm - Phổ Yên, chủ yếu sản xuất các sản phẩm sắt thép, kim loại màu … và La Hiên sản xuất vật liệu xây dựng . La Hiên là một trong 3 mỏ: Núi Voi, La Giăng, La Hiên, nhóm khoáng sản phi kim loai bao gồm đá vôi xây dựng, đá vôi đô lô mít . Riêng đá vôi xây dựng Thái Nguyên trữ lượng xấp xỉ 100 tỉ tấn , và 3 mỏ vừa kể có trữ lượng 222 triệu tấn . Đáng tiếc là chương trình xây dựng Hồ Xương Rồng ( ? ) ở thành phố Thái Nguyên , xây cất những khu dinh thự cao tầng ( 15- 30 tầng ) có dự án từ tháng giêng 2007, nay vẫn chưa mấy xúc tiến, dù rằng Thái Nguyên cũng như nhiều tỉnh khác nước nhà , đã có công ty xây dựng đô thị, sử dụng các trang bị cận đại : cần cẩu vươn cao, máy trộn bê tông, máy hàn, máy tán đinh, máy khoan, búa máy, máy khoan cọc nhồi … ; có đội ngũ công nhân xây dựng lớn mạnh, thay cho các thợ xây làng xóm, có nơi chưa biết đổ bê tông nền nhà, hay các đội xây dựng thành phố chỉ mới có kha năng thi công nhà đúc 6 lầu, chưa biết sử dụng các cân cẩu .
Tuy rằng các năm 1995- 1996 thành phần GDP công nghê và xây dựng Thái Nguyên đã vượt GDP nông lâm ngư nghiệp (1995 là 34.6 % so với 29.2 %, ; 1996 là 33. 4 % so với 32.2 % ) , nhưng các năm 1997 ( chỉ còn 32.2 % so với 36.6 % ) 1998 ( 30.0 % so với 39.1% và 1999 ( 29.4 % so với 38.5 % ) lại giảm sút kém nông lam ngư nghiệp . Nhưng năm 2005, công nghệ Thái Nguyên đã bắt đầu tăng lên trở lại, chiếm 38.6 % GDP và nhơ tỉ xuất tăng trung bình 16.8 % các năm 2006- 2009 , hy vọng năm 2010 sẽ chiếm đến 45 % GDP tỉnh nhà.
C- Phát triễn du lịch
Ngoài các thắng cảnh thiên nhiên hay nhân tạo đã phát họa sơ qua ở phần khái quát, đáng kể ra là tài nguyên du lịch nhân văn , với các di tích lịch sử , kiến trúc nghệ thuật , lễ hội va phong tục tập quán các tộc dân trong tỉnh. Bản sắc riêng khá phong phú của mỗi tộc dân tỉnh , đáng chú ý trước tiên là là kho tàng văn hóa dân gian của người Nùng, có nhiều làn điệu dân ca đậm đà dân tộc như hát Sli, hát Then. Sli Giàng, Hà Lều , Sli Ới, Slong Hầu, Cò Lảu là hình thức hát đối đáp thanh niên mam nữ và cả ở người lớn tuổi, có thể hát trong mọi không gian và thời gian. Hình thức Puối Pác, Rọi là thể văn vần ứng khẩu trong các dịp gặp gỡ. Hát Then có đàn tính đệm trong các lễ cầu cúng , vui chơi mừng xuân rất được ưa thích. Người Tày có kho tàng tục ngữ ca dao khá phong phú như truyện ÔPja, Tu Qúi, Tu Chèn, Nạn Lụt, Cầu Khây …. Các truyện khuyết danh như như Trần Chu Khuyễn Vương , Đình Quân, Nam Kim Thị Đan, Quảng Tân Ngọc Lương …. có truyện dài 600 - 3000 câu, được lưu truyền rộng rãi. Điệu hát Lượn ( Lượn Cọi , Lượn Slương , Lượn Slử ) hát vào dịp Tết , hội xuân, khi có khách, lễ thượng thọ, vào nhà mới, hát đám cưới, ru con. Múa sư tử mèo gồm đầu sư tử giống đầu con mèo , thân bằng các loại vải màu chồng lên nhau, có đai buộc vào người, mặt nạ đười ươi và hai mặt nạ khỉ; nhạc cụ gõ đánh ( thanh la, nảo bạt , trống chiêng, ken , tù và , sáo ) , và những thứ dùng biểu diễn võ thuật ..
Nhiều lễ hội tuyền thống có khả năng thu hút du khách như lễ hội Hích ngày 15 thaáng giêng tại xã Hòa Bình huyện Đồng Hỷ , lễ hội vui xuân của người Sán Dìu và người Nùng cư trú tại đây . Lễ hội tộc dân kinh Thái Nguyên là Hội Đền Đuổn , ( xã Động Đạt , huyện Phú Lương ) ngày 6 -1 âm lịch, tưởng nhớ phò mã Dương tự Minh và hai bà vợ của ông là Diên Bình Công Chúa và Thiên Dung Công Chúa, có công đánh giặc Tống xâm lăng. Hội Chùa Hang diễn ra hàng năm tại Chùa Hang, cách thành phố Thái Nguyên 2km về phía tây bắc. Đây là lễ cầu Phật, chúc phúc, cầu may mắn. Hội làng “ Cơm Hòm “ được tổ chức cũng vào ngày 6-1 âm lịch tại đình Tiên Phong , huyện Phổ Yên. Tương truyền đình thờ một người đàn bà vô danh có công bày mưu đánh giặc Minh, thời Hậu Lê. Lễ hội có nhiều trò vui, trong đó có tục thờ xôi nén trong hòm …
Các di tích iịch sử gồm :
- - di tích khảo cỗ học Thần Sa ( Xa ), thuộc huyện Võ Nhai, cách thành phố Thái Nguyên 40km. Có những di chỉ khảo cỗ về con người cách đây 2- 3 vạn năm . . Các di chỉ Phiên Tung, Ngườm, Thẳm Choong , Nà Ngườm , chứng minh một nền văn hóa cỗ , gọi là văn hóa Thần Xa ( Sa ), một loại văn hóa cỗ nhất được biết đến ở Việt Nam và cả vùng Đông Nam Á lục địa.
- - di tích núi Văn , núi Võ nằm dưới chân dãy Tam Đảo, thuộc hai xã Vân Yên và Kỳ Phú, huyện Đại Từ, cách thành phố Thái Nguyên 30km về phía tây. Đây là di tích gắn liền với tên tuổi Lưu Nhân Chú ,một danh tướng của nghĩa quân Lam Sơn , thời vua Lê Lợi.
- Di tích nhà tù Chợ Chu; di tích nhà tù căng Bá Vân xã Bình Sơn, huyện Phổ Yên, Pháp giam giữ nhân dân chống Pháp . Di tích Tiên Phong, xứ ủy Bắc Kỳ chọn làm khu An Toàn II, từ năm 1942 đến năm 1945, cách thành phố Thái Nguyên 40 Km về phía nam một trong ba xã ven bải sông Cầu . Di tích An Toàn Khu Định Hóa, trung tâm lảnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp từ năm 1947 đến năm 1954 …
Sau hết có lẽ nên nói tới viện bảo tàng văn hóa các tộc dân Viêt Nam , được xây dựng vào năm 1960 , trên một khuôn viên rộng, nhiều cây cỗ thụ tại trung tâm thành phố Thái Nguyên, tổng diện tích 28 000 m2 , hơn 3000m2 dành cho trưng bày, giới thiệu di sản văn hóa truyền thống Việt Nam. Năm 1999, viện bảo tàng này đã lưu giữ hơn 10 000 đơn vị tài liệu , hiện vật thuộc di sản văn hóa của 54 tộc dân nước nhà. Tưởng cũng không nên quên thành phố Thái Nguyên tuy chỉ là thành phố loại 3 , nhưng là trung tâm giáo dục và đào tạo của Việt Bắc trước đây và của miền núi trung du phía Bắc ngày nay . Tại đây có 4 trường đại học ( sư phạm , nông nghiệp , công nghiệp và y khoa ), 8 trường trung học chuyên nghiệp , 6 trường công nhân kỷ thuật. .
Cũng như ngành công nghiệp và xây dựng , ngành dịch vụ du lịch Thái Nguyên cũng thăng trầm quan trọng từ 36.2% GDP năm 1995 và 34.4 % năm 1996, gia giảm xuống 31.1 % năm 1997, 30.9 % năm 1998 và 32.1% năm 1999. Năm 2007, chánh phủ quyết định tổ chức năm du lịch Thái Nguyên với khẩu hiệu “Trở về Vùng Quân sự Việt Bắc , Tham quan Thủ đô Gió Ngàn” . Các con đường dẫn đến Hồ Núi Cốc , khu An Tòan Phú Định , các làng tiểu công nghệ các xã Vân Yên, huyện Đại Từ , và Ôn Lương huyện Phú Lương, hang Phượng Hoàng, di tích lịch sử Khuôn Mạnh, các làng hoa dọc sông Cầu và di tích khaảo cỗ Thần Sa , huyện Võ Nhai … đều phải nâng cấp, hoàn tất; cũng như khách sạn ( 100 khách sạn chứa 2000 phòng ), tiệm ăn , các tiện nghi khác đón mời du khách . Năm 2007, Thái Nguyên ghi là có 1,2 triệu du khách tham quan, nhưng chỉ có 25 000 du khách ngoại quốc, phần lớn là dân Trung Quốc.
D - Vài ngành nông lâm ngư nghiệp có thể đẩy mạnh hơn
1- Vị trí của chè (trà) Thái Nguyên
Pháp đã thiết lập một nhà máy biến chế trà để xuất khẩu từ năm 1890, 90 năm sau đế quốc Anh thiết lập các cơ sở biến chế trà ở các vùng Darjeeling và Assam tại Ấn Độ, và hai Trung tâm khảo cứu trà, một ở Phú Hộ - Phú Thọ và một ở Bảo Lộc- Lâm Đồng. Phát triễn trà sau khi Pháp thất trận năm 1954 vẫn tiếp tục, và các trà tuyễn chọn tinh dòng - clones giống tốt, năng xuất cao ( 5-6 000 kg lá trà tươi/ha ) từ hai trung tâm này vẫn được phổ biến như LDP-1 ( LD là Lâm Đồng) LDP-2, PH-1 # 777( PH là Phú Hộ ) . Việt Nam trồng trà ở 30 tỉnh trong số 53 tỉnh nước nhà, từ mức mặt nước biển 0m như ở gần Hà Nội đến cao độ 3000m gần đỉnh FanSiPan, đỉnh núi cao nhất Việt Nam.
LDP-2, PH-1 # 777( PH là  Phú Hộ )  hay các giống lai hửu tính  từ  giống chè Kim Tuyên ( chè búp màu xanh lợt , non phớt tím  chế biến chè xanh có hương thơm đặc trưng  và chế biến chè  Ô Long chất lượng tốt ) du nhập từ Đài Loan,   với giống chè TRI 777  thuộc biến chủng chè Shan ,  thích hợp  chế biến  chè xanh  và chè đen chất lượng cao )  gần đây đã tạo ra  hai giống chè mới  PH8 và PH9 , múc sinh trưởng khỏe , sớm giao tán , năng xuất cao , khả năng giâm cành tốt , tỉ lệ xuất vườn cao v.v… 
Năm 2003 thế giới sản xuất 3.2 triệu tấn trà và năm 2008 là 4.8 triệu tấn. Việt Nam đứng hàng thứ 6 về sản xuất trà thế giới 175 000 tấn, sau Trung Quốc 1 183 000 tấn , Ấn Độ 805 000 tấn , Kenya 345 000 tấn , SriLanka ( Tích Lan ) 319 000 tấn, và Thổ Nhĩ Kỳ 206 000 tấn , nhưng đã trên Inđônexia 146 000 tấn , Nhật 94 000 tấn và Argentina 76 000 tấn.
Năm 1985 Việt Nam chỉ mới sản xuất 25 391 tấn trà, nhưng năm 2008 đã đạt 174 000 tấn, với diện tích trồng trà cả nước năm đó là 131 487 ha, năng xuất 1.4 tấn trà khô / ha . Năm 2005, Việt Nam xuất khẩu 89 000 tấn, trị giá trên 110 triệu đô la Mỹ , tăng 300 % so với năm 1985. Làm cho Hiệp Hội Trà Việt Nam mờ mắt, đặt mục tiêu quá cao khó lòng tới đựoc là trà xuất khẩu năm 2020 sẽ có trị giá lên đến 1 tỉ đô la Mỹ . Mục tiêu cho năm 2011, khoảng 300 triệu đô la, có vẽ gần thực tế hơn, vì năm 2009 có thể xuất khẩu trên 120 000 tấn. Trà Việt Nam nay đã bán ở 110 quốc gia trên thế giới , nhưng các thị trường chánh là Đông Âu, Trung Đông, Bắc Phi, Hông Kông, Nhật Bổn , Vương Quốc Anh, Pháp và Hoa Kỳ. Việt Nam hiện có 700 nhà chế biến trà kích thước nhỏ hay trung bình, nhưng thiếu tư bản để mở rộng doanh vụ, tuy từ lâu đã hợp doanh với tư bản ngoại quốc như trà Phú Bền - Phú Thọ với công ty Bỉ, trà Phú Đà với Iraq, trà Suzuki với Nhật ( làm trà kiểu Nhật bán cao giá 5- 6000 đô la/ tấn) v.v… Trà Việt Nam xuất khẩu dưới hình thức trà đen, trà xanh, trà hương hoa ( trà ướp hoa sen, trà ướp hoa lài … ) , trà hột ( thật ra là nụ hoa ), các chiết trích trà cho y khoa, làm thực phẩm và đang cố chế tạo trà Ô long - Oolong kiểu Đài Loan , Phúc Kiến - Triết Giang ( trà Long Tĩnh Hàng Châu) , trà Ninh Ba )và gần đây là trà hửu cơ . Cùng nhiều loại ” trà cây cỏ-herbal teas như “trà artisô “v.v… không chứa nguyên liệu trà chính danh thuộc loài thứ giống tên khoa học Camellia sinensis.
Trà ( chè ) Thái Nguyên thuộc công nghiệp cỗ truyền vùng núi trung du phía bắc, có diện tích lớn nhất nước là cây chủ lực nông nghiệp tỉnh nhà. Trà ( chè) Thái - Thái Nguyên trồng nhiều nhất ở cao độ 300 - 500m trên đất tốt , vũ lượng 2000m .Giống trà Thái Nguyên là trà lá rộng địa phương năng xuất 4- 6000 kg búp trà tươi/ ha. Nhưng nay đã phổ biến thêm các tinh dòng trà cao năng hơn, đã nói trên. Rất ít khi gặp giống trà Tuyết Sơn - Shan Tuyết - Mountain Snow, những giống chè cỗ ở Suối Giàng ( Lao Cai ) hay Cao Bồ ( Hà Giang ), mọc ở cao độ 1200m trở lên , cây cao 15-20m ( năm 1935 , các lái buôn người Anh còn bắt gặp ở vùng Assam, đông bắc Ấn Độ cây cao hơn 30m , nhưng Trung Quốc lại không có các giống trà Shan Tuyết ). Diện tich chè Thái Nguyên đã tăng từ 5795 ha năm 1990 lên 48000 ha năm 1998, trong số này có 38 844 ha chè kinh doanh, năng xuất chè búp tươi là 3.4 tấn /ha, chiếm 60% tổng sản lượng và 57% tổng công xuất chế biến chè cả nước. Nay hàng năm Thái Nguyên sản xuất chừng 90 000 tấn chè khô.
Chè được trồng nhiều ở các huyện Đại Từ, Phú Lương, Đồng Hỷ, Phổ Yên, Định Hóa và thành phố Thái Nguyên. Chè đặc biệt Tân Cương, một xã ngoại thành Thái Nguyên, đã nói ở Phần Khái Quát , đã được ông Đội Năm - Võ văn Thiệt di thực về Tân Cương từ năm 1920 - 30 ; vườn chè cỗ ông trồng vẫn còn. Chè là một cây rất nhạy cảm . Ngay một cây xoan ( sầu đông - thầu đâu ) mọc ở vườn chè, hương vị những cây chè dưới gốc đã khác. Dân cư Tân Cương bón chè bằng thuốc vi sinh , hái chè từ tinh sương đến giữa ngọ, đựng chè bằng sọt tre , hái khoảng nữa giờ phải đưa vào lăn. Đựng bao ni lông và phơi nắng lâu chè dễ bị ôi, phẩm cấp giảm. Khi sao chè , kỵ nhất là mùi nước hoa, đặc biệt mùi dầu cù là. Dân Tân Cương chỉ sao chè bằng tay, sao giỏi được 5 kg /ngày, một lò sao lăn được 2kg /giờ. Chè ngon trong năm thu hoạch vụ Xuân, mùi hương cốm chè Tân Cương không nơi nào học được. Cả xã Tân Cương có khoảng 400ha chè , sản xuất 1000 tấn/năm. Giá chè tươi bình quân trong tỉnh nay là 3500 đồng VN /kg, riêng chè Tân Cương bán10 000 đồng /kg. Một gia đình có 0.8 ha, thu nhập bình quâu chừng trên dưới 100 triệu đông (theo thời giá là 5400 đô la Mỹ ) một năm. Đáng tiếc là chè búp khô Tân Cương không có nhãn hiệu, nên ít ai biết đến.
Ngược lại cũng gần thánh phố Thái Nguyên, dân cư vùng Đồng Hỷ , có nhiều gia cư hẻo lánh, cương quyết dùng chè làm chìa khóa xóa đói - giảm nghèo , cố gắng thịnh vượng, giàu sang. Đồng Hỷ đã can đảm hình dung một loạt chánh sách khích lệ giúp các gia đình trồng chè: cung cấp vay nhẹ lãi , trợ cấp mua cây chè con cải thiện . mỗi năm tổ chức hàng tá khóa huấn luyện trồng, săn sóc vườn chè, gửi cán bộ xuống thôn xã cố vấn các kỷ thuật thâm canh trồng chè, giảm bớt dùng thuốc trừ sâu để nâng cao phẩm giá chè. Thành quả là hiện nay 14 xã và thị trấn trong vùng đã trồng được 20 000 ha chè , 14 000 ha đang thu hoạch . Giữa năm 2005 , khi các lò chế biến chè công ty hợp doanh Trà Hà Nôi hoạt động, dân cư Đồng Hỷ sung sướng thoát khỏi mối lo sợ không nơi tiêu thụ chè, và nay họ đang cố săn sóc hằng ngày vườn chè gia đình, hầu cung cấp đủ nguyên liệu cho các nhà máy chế biến này. Đồng thời các công ty chế biến chè Đồng Hỷ cũng bảo đảm được xuất khẩu trà đen và trà xanh sang Nhật, Hoa Kỳ, Hiệp Hội Âu Châu. Hy vọng chè Thai Nguyên, cũng như chè các vùng đồi núi trung du , thượng du Bắc Việt , dọc dãy Trường Sơn miền Trung và Tây Nguyên sẽ mở rộng hay cũng cố , cải thiện các tinh dòng trà cao năng, cao phẩm\, cũng như chế biến theo đúng thị hiếu thị trường quốc tế hơn, mau chóng nâng xuất khẩu trà - chè nước nhà lên hàng thứ ba , vượt Kenya và Tích Lan, sau khi đã vượt Inđônêxia như với cà phê vối robusta . Muốn biết thêm chi tiết chế biến và uống trà, ai giỏi hán văn hãy đọc “Trà Kinh” của Lục Vũ đời Đường, “Trà thần - trà ca - trà thánh “của Lô Đồng , Ai chỉ biết tiếng Việt thì đọc cuốn “Trà Kinh” , luận văn rất công phu của Vũ Thế Ngọc ( East Institute Press California 1987 & NXB Văn Nghệ - 2006 ) .
2 - Phát triễn cà phê chè mạnh mẽ hơn, trong thế nông lâm mục phủ xanh đồi trọc, trồng lại rừng.
Cà phê chè- coffea arabica tuy thích hợp với khí hậu mát, đất đồi núi miền Trung du Bắc Việt , nhưng chỉ mới được phát triễn diện tích chừng 3000 ha năm 1999 ở Thái Nguyên, dù đó là diện tich cà phê chè lớn nhất các tỉnh Đông Bắc . Năm 1997 , Chánh phủ chấp thuận khuếch trương 100 000 ha cà phê chè arabica, vì giá cao hơn robusta , thơm ngon hơn, chỉ có phân nữa cafêin của robusta. Nhưng đến năm 2000, chỉ mới trồng được toàn quốc 22 000 ha , mức sản xuất khoảng 11000 tấn nhân, so với trên 500 000 ha cà phê vối robusta ( một loại C. canephora) , mức sản xuất 700 000 tấn nhân. Giống arabica phổ biến là giống Catimor, kháng được bệnh lá rĩ - leaf rust Hemileia vastatrix , tàn phá mọi vườn arabica thế giới như với giống Caturra nhóm Typica - arabica hay các nhóm Bourbon, Catual , Mokka …chẳng hạn, Pháp cũng đã du nhập vào Tây Nguyên trước đây. Cây Catimor mảnh khảnh hơn và hột yếu kém hơn. Phải tiếp tục du nhập khảo sát các giống kháng bệnh lá rĩ, kháng sâu đục cành, kháng tuyến trùng v.v… trong số 14 giống arabica tinh hoa , ưu tú- elites, tuyễn chọn cao năng nhất của Brazil, cũng như các giống arabica thơm ngon, cao năng nổi tiếng vài vùng xứ Colombia. Thí nghiệm giải quyết vấn đề thiếu chất hửu cơ, thiếu dinh dưỡng ( nhất là P ) trồng cà phê trên đất nhóm Acrisols phân hóa từ đá granit hay đá vôi tỉnh nhà, thay vi trông trên đất đỏ giàu dinh dưỡng hơn phát sinh từ basalt ở Tây Nguyên. Lồng viêc khuếch trương cà phê arabica ở đồi núi trung du Bắc Viêt vào công trình tái tạo rừng , sử dụng những cây hạch quả xứ mát bán ôn đới như các giống măc cam - macadamia nut ( còn gọi là dẽ bi hay quả cứng Úc Châu - noix du Queensland ) các giống dẽ - chestnuts , mày châu , mày pecan Carya sp., các loài cây ăn trái ( quả ) cỗ truyền như vãi, nhãn , cam quýt , mơ . mận tây … làm cây che mát - shade trees, arbre d’ombrage , song song với cây vông nem Erythrina sp , cây song rắng - hợp hoan Albizia sp … cho arabica cần lượt bớt ánh sáng, thay vi thích ánh sáng chan hòa như robusta. Giữa các hàng cà phê trồng các loại cỏ họ đậu- leguminoseas thích nghi phát triễn mới đây ở Nam Mỹ , vừa chống xói mòn , vừa làm thực phẩm cho súc vật . Thái Nguyên cho biết mỗi năm trồng lại 2- 3000 ha rừng từ năm 2000 đến nay . Cho nên áp dụng suông sẽ thế nông lâm mục này ở chương trình tái tạo rừng , phủ xanh đồi trọc, sẽ làm tăng mau lẹ hơn diện tích sản xuất cà phê chè tỉnh nhà, còn tiến triễn quá chậm so với dự trù ..
3- Sao lại quên bẳng phát triễn khoai mì ( sắn) - cassava công nghê,, ở hệ thống cây lương thực Thái Nguyên ? .
Lẽ dĩ nhiên là phải tiếp tục cải thiện tăng thêm năng xuất trên 65 000 ha lúa nước ở những vùng chủ động nước tưới. Vì năng xuất lúa nuớc Thái Nguyên chỉ mới đạt hơn 4 tá n/ ha/ mùa, trong khi nhiều tỉnh Băc việt đã đạt 5-6 tấn năm 1999 rồi. Đáng lưu ý là chính Thái nguyên đã lai giống tuyễn chọn và phổ biến các giống khoai mì - sắn cao năng , nhiều tinh bột hơn cả các giống Hưng Lộc ( tỉnh Long Khánh cũ ) cao năng như HL 20 , HL 23 và Hl24, đã phảt triền trên 70 - 80 000 ha ở vài tỉnh miền Đông Nam Bộ vào các năm 1986- 1993. Thái Nguyên đã tuyễn chọn được, từ năm 1993 đến 1999, các giống cao năng cao bột hơn nữa như KM 94, KM 60, S M 937- 26 ( cao năng, cao tinh bột cho công nghệ chế biến). KM 98-1 , KM 95- 3, KM 95 (ba giống đa năng thích hợp cho người ăn, cho thực phẩm gia súc, cho chế biến công nghệ) , theo báo cáo của Hoàng Kim, Phạm văn Biên, Kazuo Kawano & al, năm 2000 . Riêng mùa 1999 - 2000 . KM 94 và vai giống cao năng khác đã chiếm 60 000 ha, ở 5 tỉnh: Đồng Nai, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu. Trong khi Thái Nguyên chỉ lẹt đẹt trồng chừng 2- 3000 ha sắn- khoai mì. Từ năm 2000, Việt Nam đã trở thành một nước sản xuất khoai mì lớn ở Á Châu. Năm 2000, nước nhà đã có một số nhà máy chế biến khoai mì dung lượng 1080 tấn tinh bột khô /ngày ( gần 400 000 tấn / năm ). Khoai mì không duy nhất là một thực phẩm truyền thống lương thực người ăn , mà còn là một nguyên liệu cho công nghệ thực phẩm chế biến ( bột ngọt, bột năng - tapioca, thành phần bánh phồng tôm Sa Giang, pha trộn bột lúa mì làm bánh mì - bread như ở Brasil … làm thực phẩm gia súc, nuôi cá nuôi tôm và dược phẩm).
     Tuy nhiên đối với nông dân , ở Tây Nguyên chẳng hạn , khoai mì là là cây trồng mang  lại giá trị thấp nhất so với  cây đậu , bắp lai hay  chanh dây …; vì năng xuất trung bình của 510 000 ha khoai mì trồng ở Việt Nam còn kém cỏi : 15.7 tấn / ha so với Ấn Độ trung bình 31.43 tấn / ha và Thái Lan  21.09 tấn/ ha ,  và chưa áp dụng nhũng kỷ thuật mới thâm canh , tăng năng xuất v.v…., ngoài giống  (  TS Bùi  Chí Bửu -Sài Gòn,  tháng 1 năm 2010 ). Việt Nam đã xuất khẩu  4 triệu tấn khoai mì tương đương với 1.48 triệu tấn khô,  đứng hàng thứ hai thế giới, sau Thái Lan ( 7 tháng đầu năm 2009 Việt Nam đã xuất khẩu  2.66 triệu tấn, trị giá 408 triệu đô la Mỹ )  phần lớn bán cho Trung Quốc ( 90% ) và Nam Hàn.   
ViệtNam… nuôi cá nuôi tôm và dược phẩm)… , đặc biệt cố gắng  cung cấp đủ nguyên liệu cho 4 nhà máy  ethanol khoai mì ( Quảng Nam , Phú Thọ , Quảng Ngãi và Bình Phước ) đã xây và hơn 10 dự án khác đang thành lập , mỗi nhà máy  sản xuất 100 triệu lít ethanol /năm . 
(theo nhiều chuyên viên sản xuất ethanol từ khoai mì có phần rẽ hơn sản xuất ethanol từ mía như ở Brasil ?)
 
 4- Giải quyết mọi khuyết điểm nuôi bò sửa, hầu chấm dứt càng sớm càng hay nhập khẩu sửa ( nhất là sửa bột các nhà máy chế biến pha làm sửa tươi ) còn chiếm 80 - 85 % sửa tiêu thụ nội địa .
Việt Nam không có truyền thống sản xuất và tiêu thụ sản phẩm sữa - dairy products. Từ ngàn xưa, trâu bò chỉ dùng làm sức kéo, làm phân chuồng và cung cấp thịt. Những con bò sửa đầu tiên được du nhập vào Việt Nam cuối thế kỷ thứ 18, nguồn gốc từ nhiều quốc gia : Pháp , Hoa Kỳ, Úc , Cuba, Trung Quốc. Sau hai cuộc chiến thế giới và trong nước , vào thời kỳ quốc hửu hóa và tập thể hóa chỉ còn tồn tại những trang trại quốc doanh phần lớn ở miền Bắc và miền Trung. “ Đổi Mới”, khởi sự năm 1986, mở màn một thời đại mới, nhờ Việt Nam chấp nhận tư doanh ở các trang trại rư nhân nhỏ và giải tỏa thị trường ở ngành sửa. Năm 2000, cả nước Việt Nam có đàn bò ( một ít trâu ) sửa là 35 000 con. Năm 2006, đàn bò sửa tăng lên 113 200 con, do 19 800 trang trại chăn nuôi, mỗi trang trại trung bình 5.3 con . Ngày nay các trang trại chăn nuôi nhỏ hay trung bình, tư nhân, gia đình hay hợp doanh sản xuất 95 % tổng sô sửa nội địa cả nước. Quốc doanh chỉ sản xuất 5% tổng số này mà thôi. Tính theo vùng, miền bắc , mỗi gia đình nuôi 3.7 con , miền nam 6.3 con , và miền trung 3.6 con. Mỗi vùng thiết lập một khu do các chức quyền địa phương quản lý cho các trang trại lớn công nghệ sửa ( 1000 đến 2000 con ) tỉ như ở Tuyên Quang, Thanh Hóa và Sài Gòn. Sản xuất sửa trong nước tăng đáng kể, từ 12 000 tấn năm 1990 lên 215 000 tấn năm 2006 . Mức tăng cao nhất vào năm 2002 tăng thêm 47%, nhờ số bò sửa gia tăng và năng xuất sửa mỗi con cũng tăng. Bộ Nông Nghiệp lập dự án nhằm đưa mức tiêu thụ sửa Việt Nam lên 10 Kg mỗi đầu người và thõa mãn 40 % yêu cầu nội địa , năm 2010 .
Chánh sách đô thị hóa nước nhà đã làm yêu cầu sửa tươi tăng mạnh đặc biệt là ở các đô thị lớn. Năm 2005, tiêu thụ sửa tươi là 9 kg mỗi đầu người , tăng 29 % so với năm 2004, nhưng cũng còn thấp kém nhiều nước Á Châu. Tuy vậy, năm 2005 sản xuất sửa nội địa vẫn chỉ mới thỏa mãn 22 % yêu cầu nội địa. Năm 2005, nhập khẩu sản phẩm sửa lên trên 300 triệu đô la Mỹ và 6 tháng đầu năm 2006 đã nhập khẩu 168 triệu đô la Mỹ sản phẩm sửa từ Hoa Kỳ, Úc, Hàn Quốc ( Nam Hàn ) và Hòa Lan. Ở Việt Nam các công ty sửa đóng một vai trò chủ trì, tụ điểm vào thu mua sửa. Năm 2006 có 20 công ty thu mua và chế biến sửa trong nước, nhưng chủ yếu là 3 công ty lớn VINAMILK thu mua 60 % sửa, Dutch Lady thu mua 18 % , Nestlé và 17 công ty khác thu mua 22 % còn lại .
Hiệu năng sản xuất sửa tăng mạnh là nhờ áp dụng một chính sách tuyễn chọn bò sủa khá tốt. Các năm 2000 - 2006 năng xuất sửa trung bình giống bò cái lai HF ( Hólstein Friesian , bò da vá đen ) tằng từ 3.8 tấn đến 4.7 / 305 ngày vắt sửa , có phần cao hơn nhiều nước Á Châu ( Trung Quốc 3.4 tấn, Thái Lan 3.2 tấn, Inđônêxia 3.1 tấn v.v… ) . Sản xuất bò cái HF lai ( qua gieo tinh nhân tạo ) là then chốt căn bản của Dư Án Sản phẩm Sửa Quốc gia - National Dairy Development Plan NDDP và là phương tiện chính tăng sản xuất sửa ở Việt Nam. Hiện tại 14 % bò sửa nước nhà là bò cái HF thuần túy , 85 % là lai HF ( với tỉ lệ máu lai là 50% , 75 % và 87.5 % ). Chỉ có 1 % thuộc các giống bò khác mà thôi . Trong đó 47 000 ( 41,5 % ) của tổng số 113.200 đượv tuyễn chọn kỷ lưỡng và ghi chép vào sổ bộ quốc gia tuyễn chọn - national cattle breed book , có thể tra khảo tự do qua Internet. Mọi tinh dịch - semen dùng gieo tinh đều tuyễn chọn từ các bò đực tiềm năng lớn, hầu bảo đảm hiệu năng sản suất sửa bò cái lai cao. Thoạt tiên năm 2001, quyết định số 167 thiết lập chương trình quốc gia sản xuất sửa chỉ chấp thuận 12 tỉnh gia nhập NDDP. Năm 2006 chấp thuận 33 tỉnh cả thảy. Mục đích của quyết định số 167 là năm 2010 sẽ đạt sản xuất 350 000 tấn sửa tươi , thỏa mãn 40 % yêu cầu trong nước. như đã kể trên. Tuy nhiên sau 6 tháng hoạt động năm 2006, số bò cái sủa giảm mạnh ở 12 tỉnh; ở Thái Nguyên giảm 45% , Phú Thọ 68 % Thái Bình 37 % , Trà Vinh 80% , Vĩnh Long 34 % v.v… Lý do gia giảm là vì các tỉnh này chưa hội đủ điều kiện sẳn sàng nuôi bò sửa, tỉ như nhập khẩu bò cái HF thuần túy ( ít thích hợp khí hậu địa phương, thiếu kinh nghiệm chăn nuôi săn sóc ) thay vì chăn nuôi bò lai, thiếu cỏ khô cho bò ăn ( vì điều kiện thiên nhiên bất lợi, hay thiếu qui hoạch kỷ càng vùng chăn nuôi ), trang trại quá xa các công ty thu mua, khiếm khuyết các phương tiện thu thập, tồn trữ sửa v.v…
Tiếp theo quyết dịnh số 167, chức quyền tỉnh Thái Nguyền thực thi phát triễn sản xuất sửa tháng 10 năm 2003, đầu tư vào ngành này 21 tỉ đồng VN. Cung cấp cho mỗi gia đình 5 triệu đông VN mua một con bò giống ngoại quốc hay 3 triệu đồng mua một con bò giống trong nước, 200 000 đồng mua một bò con đực và 70 000 đồng trồng 360 m2 trồng cỏ nuôi bò . Kế hoạch này tạo ra một khích lệ lớn lao cho nông dân Thái Nguyên, chuyễn dịch trồng một mùa hoa màu hay lúa nưóc, thêm một sản xuất cỏ chăn nuôi. Nhưng dù có chính sách và cơ chế thuận lợi , sau 2 năm thi công, sồ đàn bò sửa tỉnh Thái Nguyên chỉ đạt 20 % mục tiêu dự trù, chi/ có 491 bò cái sửa phân phối giải tỏa 816 triệu đồng VN cho 199 hộ nông dân và xí nghiệp. Trong số này chỉ có 74 bò cái là có thể vắt sửa ( 9% mục chỉ tiêu dự án ). Vì đàn bò sửa không tăng, nên diện tích trồng cỏ cũng giảm mỗi năm, dù trồng cỏ thể tăng gấp đôi lợi nhuận so với trồng hoa màu. Năm 2003, cả tỉnh Thái Nguyên trồng được 147 ha ( đạt 47,1 % chỉ tiêu ), năm 2004 là 82ha ( 27.6 %chỉ tiêu ) và năm 2005 là 9.7 ha ( 9.7 % chỉ tiêu ). Có nhiều nguyên do Thái Nguyên, cũng như nhiều tỉnh khác, thất bại, nhưng tựu trung hai nguyên do chánh là Thái Nguyên đề ra chương trình mà chưa nghiên cứu đầy đủ toàn diện thị trường và phát triễn lĩnh vực sản phẩm sửa quá mau lẹ, quá hấp tấp . Khi thi công, nông dân Thái Nguyên liên hệ không hiểu là chăn nuôi bò sửa khác hẳn chăn nuôi gia súc khác ( nhắc lại là năm 2000, đàn trâu Thái Nguyên có chừng 137 000 con, đàn bò có 22 000, đàn heo - lợn có 340 000 con ) . Các chức quyền địa phương chưa hình dung nổi toàn diên lĩnh vực ngành mới này và phải sẳn sàng ngay từ thuở ban đầu. Hơn nữa phẩm giá bò giống tuyễn chọn mua cũng ảnh hưởng nhiều đến chương trình. Nhiều cơ quan, xí nghiêp nhập khẩu bò giống quá vội vã, nhiều bò giống ngoại quốc phẩm giá tốt, nhưng lại không thích hợp phong thổ Thái Nguyên. Quyết định số 167 và dự án đã đươc sửa đổi, tập trung những cố gắng kỷ thuật và tài chánh vào các khu ưu tiên sản phẩm sửa - dairy priority zones “ tương tự việc thiết lập những” khu kinh tế , công nghệ ưu tiên- priority economic , industrial zones “. Đặc biệt là tăng cường, nới rộng kích thước trang trại nhỏ( theo giáo sư Lê Viết Lý - 2000, kích thước tối ưu cho một tiểu trang trại là phải nuôi trên10 con bò cái) , và giá một bò cái sửa là 20 đến 30 triệu đồng VN ), khuyến khích họ thành lập theo nhóm cùng chung quyền lợi hay câu lạc bộ để cùng hạ giá thành sản xuất, tránh tổ chức hợp tác xã, tập thể chăn nuôi đã mất uy tín trong nước . Nhưng nhất thiết chưa nên tạo ra một cách nhân tạo những trang trại lớn - large dairy frams ( ngoại trừ những xí nghiệp hợp doanh có đầy đủ tư bản và kỷ thuật thích nghi ), những đại trang trại này phải phát sinh, tiến triễn từ những cơ cấu lớn tư doanh sẳn có trong nước. Đào tạo thêm nhiều cán bộ, bác sĩ thú y và tổ chức khuyên nông thục tiễn thay vì lý thuyết giúp các tiểu trang trại thu nhận những kỷ thuật đứng đắn ( như dò tìm thời gian chịu đực - heat detection , nuôi bê, cho bò ăn đủ dinh dưỡng , vệ sinh vắt sửa, các dò tim căn bản những bệnh bò sủa , khuyến khích họ mua thực phẩm chăn nuôi, phó sản công nghệ như bả rượu bia, phế thải hoa màu ( như rơm rạ , thân bắp- ngô theo khối lượng, hầu tránh quá nhiều lớp trung gian, qui định một giá cả sửa mới đồng đều cho khắp nước ( các nhà máy biến chế sẽ sau đó tự do thiết lập hệ thống thanh toán tiền mua sửa riêng mình ), căn cứ trên phẩm giá sửa căn bản ( chất béo, protêin, chất đặc toàn phaần , đếm số vi khuẩn và không chứa các thuốc kháng sinh - antibiotics) v.v….
5- Phát triễn thêm ngư nghiệp
Sản lượng thủy sản Thái Nguyên đã tăng khá nhanh từ 1412 tấn năm 1995 đến 2843 tấn năm 1999 . Tuy mặt nước nuôi trồng thủy sản cũng tăng, nhưng thất thường ; năm cao nhất 1996 là 7233 ha, năm thấp nhất 1997 là 3235ha. Năm 1999, cả tỉnh có 4500 ha nuôi trồng thủy sản. Thời gian 2001- 2003, Thái Nguyên áp dụng Đia lý Không Gian - Geospatial Application - GISThăm dò Xa xôi - Remote Sensing RS ở Đại Từ , một huyện Tây Bắc Thái Nguyên trên diện tích 57 618 ha, cho thấy có 24 468 ha rừng và đồi núi dốc cao, 18 811 ha ruộng lúa và 122 ha đất cao trồng hoa màu. Trong số này có 110 ha rất thích hợp cho hệ thống đào ao nuôi trồng hội nhập với cá. Ao là một tài sản quan trọng của hộ nông dân miền Bắc, không những cung cấp cá cho bửa cơm hàng ngày, mà còn là một bổ túc lợi tức gia đình và là nguồn nước uống tắm rữa , sinh hoạt cho hộ nữa. 94.79 % thăm dò , cũng cho thấy là hộ đã tự.đào ao hay là di sản trên đất đai cha ông để lại, chỉ có 5.21 % hộ nói ao là thuê mướn. Diện tích ao trung bình là 388m2 ( 90 đến 2160m2 )., sâu trung bình 0.99m ( 0.5- 2.0m ). Nước ao là nước mưa, rất ít khi từ các hệ. thống thủy nông, tưới tiêu cung cấp. ( 29. 1 % hộ trả lời rằng tiếp nhận nước thủy nông nhưng cung cấp nước cũng rất giới hạn ). Kết quả khảo sát năm 2003, cho thấy khả năng phát triễn ao ở Đại Từ có 2725 ha đất đai thích hợp cho đào ao nuôi cá, nhưng hiện tại chỉ mới có thật sự 336 ha ao và 500 ha ruộng lúa nước nuôi cá. Các ruộng lúa nước tỉnh rất thích hợp đào thêm ao nuôi cá và nuôi cá thường có lợi tức lớn hơn trồng lúa. Quyết định chuyễn trên 65 000 ha ruộng lúa nước trong tỉnh nhà qua các hồ ao ngư nghiệp liên hệ đến an ninh lương thực lúa gạo và nhiều vấn đề xã hội.Phải tìm cho ra ở tỉnh nhà một thế quân bình giữa các khía cạnh kinh tế và xã hội, nhất là đề cao phát triễn hệ thống hội nhập lúa - cá ( và tại sao lại không nghĩ tới cả các loài tôm nước ngọt ?) . Ngoài ra, cũng phải lo nâng cao năng xuất các ao nuôi cáThái Nguyên hiện còn quá thấp kém, tìm cách tăng gia cung cấp nước cho ao từ các hệ thống tưới tiêu mới cũ, tăng cường khuyến ngư giúp nông dân hiểu biết những kỷ thuât nuôi cá cận đại như nhiều tỉnh đồng bằng Sông Hồng và đông bằng Sông Củu Long đã và đang làm, tăng gia khảo cúu các loại cá lục địa , thuần dưỡng hay du nhập những loại cá thịt ngon, mau lớn .. .
( Irvine , Ca Li ngày 25 tháng giêng năm 2010 )


[HAC1] Đa*







Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét