Thứ Hai, 25 tháng 1, 2010

Lai Châu, Điện Biên và Sơn La

Thô thiễn vài ý kiến phát triễn Thượng Du-Tây Bắc miền Bắc, ba tỉnh :
Lai Châu, Điện Biên và Sơn La

G S Tôn Thất Trình

Không nên lơ là, bỏ ngỏ Tây Bắc, cha ông chúng ta đã dày công xây dựng, bao lần chiến thắng ngọai xâm .
Chúng ta nay nói nhiều đến phát triễn biển Đông và biển Tây Việt Nam, nhưng ít biết đến phát triễn các tỉnh miền Tây Bắc nước nhà, ngòai chiến công Điện Biên Phủ, cách đây hơn nữa thế kỷ, nhờ sự hổ trợ hùng hậu của Trung Quốc . Mới đây có bàn về đập Sơn La, khi hòan thành, sẽ có công xuất điện còn lớn hơn cả đập Hòa Bình. Cách đây gần 2 năm giáo sư Hòang Xuân Hãn đã lưu ý tướng Võ Nguyên Giáp là không nên lơ là phía Tây nước nhà, từ Tây Bắc đến miền Tây Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên Tây Nam ( đồng bằng sông Đồng Nai, sông Vàm Cỏ và sông Cửu Long ), để mặc sức cho Trung Quốc và Thái Lan tung hoành phát triễn các vùng láng giềng Lào và Cao Mên ( Cam Bốt ), nguyên thuộc vùng ảnh hưởng của Việt Nam, trước khi thành hai nước phía Tây Đông Pháp, hoàn tòan phụ thuộc chánh sách tòan quyền Hà Nội hay Sài Gòn.


Theo Hồ Bạch Thảo, năm 1084, vua Lý Thái Tông đã sai Phùng Trí Năng đi dánh dẹp Ai Lao. Đời vua Lê Thánh Tôn, khỏang năm 1470, quân ta đã vào thành Lảo Qua - Luang Prabang, chiếm đất đai đến tận sông Trường Sa, gần biên giới Miến Điện, vùng Tam Giác Vàng ( thuốc phiện ) -Golden Triangle phía Bắc Chiang Sen cửa khẩu phía Thái Lan, nơi biên giới ba nước ,tỉnh cực Bắc Thái Lan là Chiang Rai, tỉnh Shan, Miến Điện ( Myanmar ) và tỉnh Bo Keo, Lào.Thời vua Minh Mạng (1820 - 1840), quân Xiệm La ( Thái Lan ) thường quấy nhiễu vương quốc Bắc Lào Luang Prabang ( Lane Xang kingdom ) mà trước tiên thủ đô tên là Muang Swa, rồi đổi qua tên Xiêng Thong,: thời Pháp thuộc mới có tên là Luang Prabang, thủ phủ tỉnh cùng tên . Tỉ như năm 1828, quân Tiêm ( Xiêm La) đã phá tan các chùa danh tiếng Viên Chanh - Vạn Tương, như chùa chứa hài cốt That Luang Stupa, hay trước đó phá chùa Vat Phra Keo, đánh cắp pho tượng Phật Xanh Lục đem về Bangkok (Vọng Các ), nhân một cuộc đột kích vào lảnh thổ Lào, năm 1778. Cho nên các xứ Lào đều xin nội thuộc Việt Nam. Bản đồ nước ta về phía Tây Bắc, mở mang rất nhiều : như các vùng Tam Động ( thật ra nhiều hang động hơn nữa của vùng đá vôi Vang Vieng, cách thủ đô Vạn Tượng - Viêng Chanh - Vientiane chừng 160 km về phía Bắc nước Lào ) và đất Lạc Phàn; triều đình lập ra hai phủ là Trấn Tĩnh và Lạc Biên. Sau đó, các xứ Xà Hổ, Sầm Tộ Sầm Nứa, Mường Sọan, Muang Lang ,Muờng Duy, Trình Cố, Ngọc Ma, cũng đều xin nội thuộc. Vua Minh Mạng chia ra làm ba phủ Trấn Biên, Trấn Định và Trấn Man, nay là các tỉnh Hủa Phăng, Xiêng Khỏang, Borikhamxay, Khăm Muộn, Savannakhẹt, Lào .

Hành chánh, diện tích, dân cư ba tỉnh Tây Bắc
Vùng Tây Bắc Thương Du, trước đây, chỉ có hai tỉnh là Lai Châu và Sơn La. Sơn La được thành lập năm 1895. Lúc đó, tên tỉnh là Vạn Bú, tỉnh lỵ đặt ở Vạn Bú . Đến năm 1904, tỉnh lỵ tỉnh Vạn Bú được chuyễn về Sơn La, nên tên tỉnh cũng đổi thành Sơn La. Lai Châu cũng chỉ được thành lập năm 1909, khi đó gồm châu ( châu là một huyện ít người ) Lai , châu Quỳnh Nhai và châu Điện Biên, được tách từ tỉnh Sơn La. Tỉnh Lai Châu là tỉnh lớn thứ hai đất nước, sau tỉnh Đắc Lắc ( truớc khi Đắc Lắc chia ra làm hai tỉnh Đắc Nông - Gia Nghĩa và tỉnh Đắc Lắc, Ban Mê Thuột. Diện tích Lai Châu là 16 919 km2. Sau 1992, Lai Châu lai tách ra 2, thành hai tỉnh :Lai Châu và Điện Biên, với sửa đổi đôi chút diện tích các huyện, thành tỉnh Lai Châu mới, diện tích chỉ còn 9065 km2. Diện tích tỉnh Điện Biên là 7 854 km2. Sơn La trở thành tỉnh lớn nhất vùng Tây Bắc, diện tích 14 209 km2 .

Ngòai dân tộc Kinh,.khoảng trên dưới 20 % tổng số dân, thường tập trung ỏ các thung lũng, tỉnh lỵ, còn hơn 20 dân tộc khác cư trú: Tày, Dao, Nhắng, Mảng, Kháng, La Hủ, Phù Lá, Khơ Mú…Cao nguyên đồi núi tương đối thấp Sơn La là vùng văn hóa Thái, Thái đen phân bố khắp nơi, Thái trắng chủ yếu ở Quỳnh Nhai, Thái đỏ tập trung ở Yên Châu và Mộc Châu. Khác biệt giữa các nhóm người Thái là trang phục phụ nữ và kiểu cách dựng mái nhà sàn Trên núi cao hơn hết là vùng người Mèo ( Hmong ), định canh thành bản, làng rải rác ở các sườn núi, nhưng chiếm khỏang 12 % tổng số dân Sơn La. Người Mường chiếm 8 % dân số tỉnh, tập trung ở huyện Phù Yên, có đến 42 % dân số huyện, ngòai ra còn rải rác ở các huyện Mộc Châu và Bắc Yên .Tuy các dân tộc này nguồn gốc các tỉnh Tây Nam Trung Quốc ( Tứ Xuyên, Quí Châu….) cũng như dân tộc Kinh - Việt nguồn gốc phía Nam sông Dương Tử ) di cư xuống phía Nam, nhưng cũng thích nghi, hòa đồng với các dân tộc đã có tại địa phương. Chẳng hạn ở hang Thẩm Báng ( xã Búng Giao, huyện Tuần Giáo, Lai Châu ), một hang cổ còn vẻ đẹp nguyên sơ, đã tìm được một số dấu tích người xưa như rìu, chày bằng đá. Trước di tích lịch sử Điện Biên Phủ đã có đền thờ Đại Gíá Đại Vương , một vị tướng nhà Trần hy sinh dẹp giặc Nguyên ( Mông Cỗ ), ở xã Mường Thanh, tỉnh Điện Biên. Trên vách đá núi bên bờ sông Đà, gần thị xã nhỏ nhắn Lai Châu, ở ngã ba hội lưu sông Nậm Nà với sông Đà, một bia đá từ năm 1432, đã ghi lại dấu tích của vua Lê Lợi trên đường đánh giặc Minh.

Địa hình núi cao , cao nguyên có khi bề mặt bằng phẳng, chia cắt nhiều thung lũng, lòng chảo , ngòai lụt lội còn có cả động đất nữa.
Các rặng núi giữa sông Hồng và sông Đà, đặc biệt là dãy Hòang Liên Sơn- Pu Luông , cao độ trung bình các đỉnh là 1700 - 2800m .Dãy Hòang liên Sơn hùng vĩ, chạy dài gần 80 km ở Lai Châu, có đỉnh cao nhất nước Phăn Xi Păng, cao 3143m , tuy gần thị trấn du lịch, nghĩ mát Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Phía Bắc là đỉnh Phu Si Lung cao 3076 m. Dãy núi lớn Sơn La cùng với Hòang Liên Sơn, phía Bắc kẹp lấy một giải cao nguyên đá vôi ở giữa, chia đôi lảnh thổ Sơn La thành hai lưu vực sông lớn là lưu vực sông Đà và lưu vực sông Mã. Phía Bắc Sơn La là dãy núi cao, độ cao trung bình trên 2000m, trong đó có đỉnh Phu Sa Phin cao 2874m . Các rặng núi giữa biên giới Lào Việt, cũng chạy dài theo hướng Tây Bắc- Đông Nam , như rặng Pu Đen Đinh phía Tây Bắc Lai Châu, đỉnh cao nhất 1886m, rặng Pu Sam Sao phía Tây Nam Sơn La, có đỉnh cao gần 2000m. Các cao nguyên giữa sông Đà và biên giới Lào Việt trải dài trên 200km, rộng đến 25- 30 km. Như cao nguyên Sơn La, kéo dài từ Thuận Châu đến Cò Nòi , cao độ trung bình 500- 700m; cao nguyên Mộc Châu, kéo dài từ Yên Châu đến Suối Rút, cao độ trung bình 1000m . Quá trình cácxtơ yếu, nên nhiều núi không phải đá vôi chiếm diện tích lớn. Bề mặt cao nguyên tương đối bằng phẳng, có nhiều cánh đồng và lũng cácxtơ. Địa hình Lai Châu, Điện Biên cũng có độ dốc lớn, mức độ chia cắt sâu và chia cắt ngang đều lớn. Quá trình bào mòn và xâm thực cũng mạnh , nên giao lưu với bên ngòai gặp khó khăn .Xen giữa núi và cao nguyên là các thung lũng hoặc lòng chảo có bề mặt tương đối bằng phẳng, nhưng chiếm diện tích không lớn. Đáng chú ý nhất là cánh đồng Mường Thanh, tỉnh Điện Biên . Một đặc điểm địa chất khác là ở vùng Lai Châu - Điện Biên là hiện tượng động đất.

Mau chóng thực hiện cải thiện giao thông, nhất là đường bộ, đặc biệt xa lộ vòng cung Tây Bắc,” Quốc lộ Thống Nhất”.
Cả hai tỉnh Lai Châu, Sơn La chỉ có một đường quốc lộ số 6, khổ đường khá lớn, nhưng chỉ đến Tuần Giáo; sau đó quốc lộ 6 này , nối liền quốc lộ số 12 nhỏ bé hơn về phía Bắc ở Mường Lay, nối tỉnh lỵ Lai Châu với cửa khẩu Pa Nam Cung , biên giới Trung Quốc tỉnh Vân Nam và phía Tây Nam nối tỉnh lỵ Điên Biên Phủ, rồi cửa khẩu Tây Trang , biên giới tỉnh Thượng Lào , Phong SaLy. Phải cố gắng cải thiện giao thông đường bộ vì đường bộ chuyên chở đến trên 99 % hàng hóa và gần 92 % khối lượng hành khách ( thống kê năm 2002 ), tuy rằng đường sông đã hình thành 210 km, nhờ hồ thủy điện Hòa Bình. Cũng tính đến năm 2002, trong số 2401 km đường bộ cả tỉnh Sơn La, chỉ mới rải nhựa 410 km , và rải đá 629 km. Đường xá Lai Châu , Điện Biên còn sút kém Sơn La. Năm 2000, liệt kê nhiều xã “ trắng giao thông “ cô lập; cả hai tỉnh chỉ có 106 xã có đường ô tô đến trung tâm. Lẽ dĩ nhiên là giao thông vận tải Lai Châu tùy thuộc vào việc xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La, một phần diện tích sẽ bị ngập, nhưng có thể cũng cố ngay hai tuyến đường sông Lai Châu - Nậm Mạ và Lai Châu - Mường Tè.

Trên phương diện quốc phòng và du lịch, phải bắt đầu mở rộng đường bộ, tuyến cánh cung “Quốc lộ Tây “, vành đai quốc lộ 10 từ Lào Cai qua Bình Lư, Phong Thổ; quốc lộ số 12 nối dài Lai Châu đến Điện Biên, và nhánh liên huyện , liên tỉnh Lai châu- Mường Tè - Nậm Khao -Cả Láng hay nhánh Mừờng Lay- Mường Tong -A Pa Chải, tuyến đường 279 giữa Tuần Giáo nối liền quốc lộ 6 đến tỉnh lỵ Điên Biên, đến cửa khẩu Tây Trang, tiến tới Muang May, Mương Khoa trên sông Nậm Nưa ( Nuoa), Nậm Ou, tỉnh Phongsaly, Lào. Tuy địa hình địa thế khó khăn , địa hình cácxte chia cắt núi non, thung lũng, nhưng không phải là không khắc phục được mau chóng, áp dụng kỷ thuật tiên tiến xây cất đường xá , cầu cống, đường hầm … tăng tốc xe chạy ngày nay, như các xa lộ liên tỉnh các đảo lớn Nhật Bổn, các xa lộ cao tốc miền núi bang Ca Li , Hoa Kỳ, xa lộ giữa dãy núi miền Trung nướcÝ, và mới đây xa lộ Bắc Nam Thái Lan Bangkok- Chiêng Mai , Chiêng Rai , nhất là xa lộ xuyên sơn Đông Tây Đài Loan, từ Đài Bắc, Đàì Trung đến thành phố Hoa Liên phía đông , một vùng quốc phòng quan trọng phía đông , dễ dàng chống đở phương tiện tấn cống hiện đại : hỏa tiễn , máy bay , tàu ngầm…. hơn là ở các đảo Kim Môn , Mã Tổ …phía Tây, qúa gần lục địa.

Phát huy du lịch sinh thái, thắng cảnh văn hóa hôi hè địa phương
Cần vượt ra ngòai khai thác 10 di tích lịch sử chiến thắng Điên Biên ( các trận địa pháo, cầu và sân bay Mường Thanh , sông Nậm Rốm, hầm tuớng De Castries, đồi Him Lam , đồi Độc Lập, hầm chỉ huy quân đội kháng chiến, ở khu rừng nguyên sinh xã Mường Phăng…).Có lẽ không nên quên di tích lịch sử nhà tù Sơn La xây năm 1908, mở rộng những năm 1930- 40 với cây đào Tô Hiệu , khu di tích bảo tàng tổng hợp lịch sử văn hóa cộng đồng các dân tộc Sơn La. Nhắm vào những danh lam thắng cảnh khác, như hai địa danh đặc biệt đất nước, đỉnh cao nhất Phăng Xi Păng, điểm cực Tây xứ sở A Pa Chải, các hồ sông Đà : hồ đập thủy điện Hòa Bình dài 35 km đường thủy Hòa Bình -Vạn Yên và sắp tới là hồ Sơn La ( không rỏ có các đảo nhỏ trong hồ có giống và tồn tại như hàng ngàn đảo thăm viếng du ngọan tàu thủy nhỏ ở hồ đập Nam Ngum trên Lào? ), hồ thiên nhiên Pa Khoang mênh mông, rộng 600m ở xã Mường Phăng - Điện Biên , các hang động cácxtơ đẹp như Pa Thơm, Điện Biên, Tiên Sơn xã Bình Lư - Phong Thổ, Thẩm Khương xã Chiềng Sinh - Tuần Giáo, Thẩm Báng đã kể trên, hang động cácxtơ đô thị thảo nguyên Mộc Châu- Sơn La. Đề cao du lịch sinh thái và văn hóa dân tộc, ít nhất cũng tương đương với tổ chức du lịch sắc thái Bắc Thái Lan , vùng Chiang Rai và Chiang Mai. Như sinh thái đường thủy vùng Mộc Châu, thưởng ngọan sườn đông cao nguyên đá vôi ẩm tới mặt bằng thảo nguyên cao 960m với cánh đồng chăn thả gia súc, đồi chè Tô Múa , bản Mèo - Hmông. Di tích văn hóa nổi bật là Chùa Viện Mộc Châu với 1 pho tượng lớn , 8 pho tượng vừa , 56 pho tượng nhỏ đều đúc bằng đồng , 2 pho tượng bằng thiếc và 1 pho tượng nhỏ bằng ngà voi ; sau đó du khách còn có thể đến tắm suối nước nóng bản Mèo, xã Hủa La - thị xã Sơn La, có nhiệt độ trung bình 35- 40 độ C. Tổ chức qui mô hơn, những lễ hội định kỳ hàng năm đa dạng, phong phú, mang đậm bản sắc dân tộc. Như Lễ Hạn Khuống của nguời Thái và một số dân tộc Tây Bắc, giữa mùa thu với hát, truyện kể tao nhã; Lễ mừng măng mọc đầu mùa mưa của người Mảng, Kháng, La Hủ, Phù Lá, Khơ Mú, khi búp măng mới nhú lên; Lễ Tết cơm mới của người La Hủ; Lễ Cúng Bản của người Cống; Lễ hội Hoa Ban , trong Nam là hoa Móng Bò tiểu mộc hay dây leo, ở Mỹ gọi là Orchid Trees, thuộc tông thực vật Bauhinia, ở Lai Châu thường là đại mộc cao đến 6- 15 m, cánh hoa trắng hay tím có sọc đậm , rụng lá theo mùa, lòai Bauhinia variegata L ., vào mùa hoa ban nở trắng rừng. Lập những khách sạn lớn , tiếp đón du khách tân tiến hóa theo kiểu kiến trúc nhà sàn các dân tộc , như Pháp đã làm ở Sapa, ở Tahiti , ở Dakar - Senegal, tổ chức những thú tiêu khiển đồi núi ít nhất cũng bằng được Thái Lan, như trượt bè - raft trên thác sông suối, leo núi cao ( Phan Xi Păng , Phu si Lung, Phu sa Phin, Pu Đen Đinh …), cố nối liền phi trường quốc tế Nội Bài Hà Nội - Lai Châu - Điện Biên với Luang Prabang , Viên Chanh bằng đường hàng không mỗi ngày một chuyến , như hàng không Thái Lan đã làm từ lâu , ở các đọan đường du lịch dân tộc BangKok-Chiang Rai, Bang Kok- Chiêng Mai, miền Bắc Thái Lan

Trước tiên khai thác tài nguyên thủy văn dồi dào Tây Bắc
Tuy có hai đập thủy điện Hòa Bình ( bắt đầu họat động năm 1994, công xuất1920 megawatts ) và Sơn La ( đã trễ hơn thời hạn dự trù bắt đầu họat động là năm 2005, công xuất dự trù là 3600 megawatts) ở dòng chính sông Đà, bằt nguồn từ huyện Cảnh Dương, Vân Nam Trung Quốc: dài 1010km , phần Việt Nam là 570 km, qua Lai Châu , Sơn La và Hòa Bình, rồi hội lưu với sông Hồng ở Việt Trì, Phú Thọ; tài nguyên thủy văn, thủy điện ba tỉnh Tây Băc vẫn chưa khai thác, tận dụng. Chẳng hạn hai phụ lưu quan trong của sông Đà ở Sơn La, bên trái là sông Nậm Chiến dài 51 km, bên phải là sông Nậm Bú bắt nguồn từ dãy núi Su Xung Chảo Chai, cao độ 1100 m còn nhiều tiềm năng thủy điện, trong số 96 địa điểm có thể xây dựng thủy điện, điều hòa lụt lội, tưới tiêu mùa khô hạn, điện hóa làng ,bản nông thôn. Đoạn sông Mã chảy trong tỉnh Sơn La dài 93 km, diện tích lưu vực khỏang 4000 km? với 11 phụ lưu lớn. Lai Châu, Điện Biên còn có các sông khác là Nậm Na , Nậm Mức , Nậm Ma … cũng chưa khai thác gì tiềm năng thủy điện, thủy văn .

Khai thác tài nguyên khóang sản tầm mức xuất khẩu hay bán ra ngòai tỉnh, cần khảo sát tăng thêm trữ lượng.
Hiện tại Lai Châu cũng như Điện Biên, Sơn La đã biết một số khóang sản , nhưng phần lớn chỉ khai thác tiểu thủ công nghiệp địa phương , như đồng niken, than, đất hiếm, sắt, bô xít, vàng , pyrit, cao lanh, đá xây dựng, nước khóang. Đồng niken ở Bắc Yên - Sơn La có trử lượng đến 20 triệu tấn Sắt cũng phổ biến rộng rải trên tòan tỉnh Sơn La như ở Mường Trai ( Mường La ), Mường Bon ( Mai Sơn , Bản Chanh ). Đồng ở Vạn Sài ( Chiềng sự - Yên Châu ) , Cò Muồng ( Yên Châu ), Qui Hướng. Bô xít ở Nà Cò, Bản Pang ( Chiềng Đen ). Đất hiếm ( có thể có cả quặng uranium , nguyên liệu điện hạt nhân ? ) ở Phong Thổ có trử lượng 9 000 tấn. Cao Lanh ở Huổi Phạ, trử lượng 60 000 tấn , chất lượng rất tốt, thích hợp cho sản xuất đồ sành, đồ sứ tương đương đồ sành sứ nổi tiếng Hải Dương. Đặc biệt là than mỡ Nà Sang - Điện Biên ( than Quảng Ninh là than gầy - anthracite ) trử lượng 160 000 tấn vĩa than nằm gần mặt đất , khai thác tương đối dễ dàng . Sơn La có khỏang 10 mỏ than trử lượng tổng quát trên 40 triệu tấn, 50% là than mỡ luyện cốc - coke , ở Suối Lúa - Phù Yên , Núi Tó , Mường Do - Phù Yên, Mường Lưm - Yên Châu . Đáng chú ý nhất là mỏ than Suối Bàng - Mộc Châu, trử lượng 2400 000 tấn. Tuy nhiên , khác với công nghệ du lịch, giao thông và thủy điện, kỷ thuật, kinh nghiệm tìm kiếm tăng thêm trử lượng, để khai thác khóang sản đại trà, vượt kích thước nhỏ chỉ tiêu thụ địa phương, còn yếu kém; đào tạo giáo dục nhân công, cán bộ kỷ thuật chưa đủ, chưa thích nghi liên tục cải thiện cho kịp đà tiến hóa thế giới. Tuy việc thiết lập nhiều trường trung học kỷ thuật cũng như đại học kỷ thuật Sơn La hay các công ty ngọai quốc đầu tư thay quốc doanh cỗ lỗ sĩ , cũng có cơ bổ khuyết nay mai ?

Một nền nông nghiệp bán ôn đới , á nhiệt đới đặng chăng ở Tây Bắc? .
Khí hậu các tỉnh Tây Bắc còn lạnh hơn cả Tây Nguyên , vùng Ngược Thanh Nghệ Tĩnh, vùng Trung du hay đồng bằng sông Hồng, nghiêng về khí hậu bán ôn đới, á nhiệt đới hơn , nhất là khi địa hình cao trên 500m . Sơn La chẳng hạn nhiệt độ trung bình chỉ 21 độ C, tháng nóng nhất nhiệt độ trung bình 24 độ C ( Hà Nội 28.5 độ C ) và tháng lạnh nhất xuống tới 14.4 độ C ( Hà Nội 16.6 độ C ). Mùa đông lạnh kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ tối thấp ở các thung lũng thấp có thể xuống dưới O độ C , nhưng nhiệt độ tối cao có thể đạt 42 độ C . Như vậy đủ lạnh khắp nơi , thỏa mãn yêu cầu lạnh nhiều lọai cây ăn trái ( ăn quả ) xứ mát, ôn đới .

Tiếc thay vùng Tây Bắc chỉ mới phổ biến các lòai cây ăn trái cổ truyền như táo ta ( táo tàu )- jujube, nhãn vải, chuối, mảng cầu - na, thơm dứa , hồng trái kaki và những lòai , giống cây trái họ hoa hồng- rosaceae ( táo tây hay pom, mơ , mặn tây , đào lông …) phần lớn từ Vân Nam yêu cầu lạnh nhiều , ít cải thiện năng xuất cũng như phẩm giá, nhất là trên phương diện hương vị thích hợp thị trường tiêu thụ xuất khẩu, ít dầm bập khi chuyên chở xa và tồn trử lâu dài hơn .Phải thử nghiệm các giống lai hai lòai mơ và mận, hay mận và đào trần - nectarine hay lai ba loai mận, mơ và đào lông - peach á nhiệt đới đã phổ biến thương mãi đầu thế kỷ 21 . Chú trọng vào những cây trái xuất khẩu được họặc đã biết, như các giống nho ăn tươi trắng, đỏ nâu Ca Li hay Florida , Texas , trái bơ - avocado lọai vùng mát, hồng nhung , hồng xiêm, sapôchê ma mây, sung ngọt ( sung tây ) , mảng cầu ( na ) tây - cherimoya , mâm xôi ( ré, sum ) đỏ vàng , đen- raspberries, kiwi -dương đào ruột xanh , ruột vàng , ruôt đỏ , đu đủ vùng cao kháng bệnh đốm vòng v.v… Cũng nên nghĩ đến những cây hạch quả ( dẽ -chestnut , mày -carya ( pecan nut ) , hồ đào óc chó- walnut , dẽ bi - macadamia ….; phát triễn đại trà các lòai nấm ăn , tươi hay sấy khô vùng mát như nấm mỡ ( champignon de Paris, nấm portobello Ý… ), mộc nhĩ, ( nấm mèo ) , đông cô , loa kèn vua chúa , nấm đinh. Có thể theo lề lối tiểu canh ( 2- 3 ha cho mỗi gia đình ), nhưng phải áp dụng kỷ thuật tân tiến , giống mới Cao năng ; chẳng hạn đóng nọc trụ giăng dây, xen tĩa mỗi năm …, nhưng phải liên canh , liên địa thành vườn “ lớn “ đại trà, đủ súc cung cấp số lượng chuyên chở tối thiểu hay đủ chạy các nhà máy bảo quản, bao bì , chuyên chở xa . Biến vùng Tây Bắc thành vùng cây ăn trái xứ mát, trao đổi với cây ăn trái nhiệt đới vùng đồng bằng, châu thổ vùng thấp duyên hải .

Theo một thể thức tương tự, có thể đổi hướng ngành trồng rau đậu, hoa kiểng á nhiệt đới, cung cấp rau hoa xứ mát cho các vùng nhiệt đới, như đã làm ở Đà Lạt, Bảo Lộc, đối với duyên hải miền Trung? . Vùng Tây Bắc, nhiều hồ thiên nhiên, đã có hay sắp có hồ thủy điện lớn Sơn La - sông Đà , tuy có thể khuếch trương nuôi cá bè lọai cá da trơn, cá chép sông Mê Kông , những nên nghiên cứu, phổ biến thêm các lọai cá xứ mát đã thuần dưỡng được, tỉ như cá mè - trout , cá hồi - salmon sinh sản không cần giai đọan nước mặn , nguồn gốc Phần Lan ( ? ) .

Đồng thời cũng nên duyệt xét tai sao ngành nuôi dê, cừu, bò, trâu sửa hay thịt, vẫn chưa được dân tộc bản làng hay kinh áp dụng, công nhận, thực thi rộng rải như ở nhiều huyện Trung Quốc , trên những cao nguyên thảo nguyên, thung lũng bằng phẳng, sườn đồi núi . Và tai sao năng xuất cây lương thực ( lúa, ngô , sắn … ) lại có năng xuất kém cõi nhất đất nước , cũng như tại sao cây chè (trà ) dù nay đã có chế biến được trà đen, cà phê arabica rất thích hợp đất đai, khí hậu Tây Bắc mà diện tích không mấy tăng gia, từ nhiều năm nay. Luôn cả cây cao su thiên nhiên , Trung Quốc đã phát triễn nhiều ở Luang Nam Tha và Phongsaly , nước Lào kế cận; trong khi Việt Nam lại có kỷ thuật tiểu điền , xen canh hoa màu, và thế nông lâm cao su vừa cạo mũ vừa cung cấp gỗ tốt có thể thích hợp hơn, cho thị trường trong nước và xuất khẩu ?

( Irvine, Ca li -Hoa Kỳ , ngày 14 tháng 10 năm 2008 )





h

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét