Thứ Tư, 27 tháng 1, 2010

Hải Dương .


Lạm bàn về một tỉnh đồng bằng sông Hồng có phương “sánh ngang” phát triễn các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương miền Đông Nam Bộ ( Nam Phần ):
Phát triễn tỉnh Hải Dương
G S Tôn Thất Trình
Phần I : Khái quát
Thời bình phải khoan thư sức dân để làm kế sâu gốc bền rễ , đó là thượng sách giữ nước
( Lời khuyên vua Trần Anh Tông của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn ,1228- 1300, trước khi chết.)
Con là người có học, có tài, nên tìm cách rửa nhục cho nước, trả thù cho cha. Như thế mới là đại hiếu. Lọ là cứ phải đi theo cha, khóc lóc như đàn bà mới là hiếu hay sao ? “
( Lời Nguyễn Phi Khanh bị quan quân nhà Minh cầm tù bảo con là Nguyễn Trải, cùng em là Nguyễn Phi Hùng khóc theo lên tận cửa Nam Quan với ý định sang bên kia biên giới để hầu hạ cha già . )
chí những muốn, việc cổ nhân đã muốn: để tâm dân chúng, mình lo trước điều thiên hạ phải lo, vui sau cái vui của thiên hạ …
( Nguyễn Trãi, 1380 - 1442, trong tờ biểu tạ ơn được cữ giữ chức Gián nghị đại phu tri tam quân sự )
Vị trí địa lý, dân só
Hải Dương là một tỉnh thuộc Đồng Bằng sông Hồng , từ 200 36‘ đến 21033’ vĩ độ Bắc và từ 106030’ đến 106036’ kinh độ Đông. Hải Dương tiếp giáp với 6 tỉnh . Đó là : Bắc Ninh, Bắc Giang , Quảng Ninh ở phía Bắc, Hưng Yên ở phía tây, Hải Phòng ở phía đông, Thái Bình ở phía Nam. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 1 648.4 km2.
Dân số năm 1999 đã là 1701 100 người ( năm 1990 là 1540 000 tăng thêm mỗi năm gần 20 000 ở thập niên 1990 ) , nhưng năm 2004 chỉ còn 1698 300 người , một thay đổi quan trọng cho các đồng bằng các nước chậm tiến Đông Nam Á. Nhờ trong thờì gian 2000 - 2008 tỉ lệ sinh cũng như tử , đã giảm từ 6.7 % xuống 2.14 % . Thành quả của việc kiểm soát qui hoạch gia đình và cải thiện hệ thống y tế, săn sóc tỉnh Hải Dương và sử dụng những sáng chế y khoa. Ngoài ra tỉnh đã có chủ trương đưa dân đi xây dựng vùng “kinh tế mới “, số dân di chuyễn đi khỏi tỉnh luôn luôn lớn hơn số dân chuyễn đến, tỉ số gia tăng cơ học luôn âm, thời kỳ 1991- 1995, bình quân -0.1 %/năm. Số người già trên 60 tuổi hay cao niên hơn nữa ở Hải Dương ước lượng là 600 000 năm 2010 và dự liệu tằng đến gần 800 000 vào năm 2050 , lúc đó sẽ lớn bằng con số trẻ em từ 0- 24 tuổi. Có lẽ là lần đầu tiên si số người già và sĩ số con trẻ bằng nhau ỏ một tỉnh nước nhà.
Tộc dân đông nhất là Kinh , chiếm 90 % tổng số dân. Ngoài ra còn có một số tộc dân Hoa, Sán Dìu, Mường, Tày. Các tôn giáo chánh ở tỉnh là Phật giáo, Cơ đốc giáo , Tin Lành, một ít Khổng giáo, Cao Đài và Hòa Hảo. Tuy có lẽ lớn nhất là đạo thờ Ông Bà ( Tổ Tiên )- ancestor worship, tuy rằng dân chúng không chịu thừa nhận như vậy.
Hải Dương nằm trong địa bàn kinh tế trọng điểm phía Bắc ( Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh ) có các tuyến đường bộ, đường sắt quan trọng của quốc gia chạy qua như các quốc lộ số 5, 18, 183, 37. Hải Dương là điểm gần chính giữa thủ đô Hà Nội và thành phố cảng Hải Phòng theo quốc lộ 5 , cách Hải Phòng 45 km về phía đông , cách Hà nội 57km về phía tây. Phía bắc tỉnh có hơn 20 km quốc lộ 18 chạy qua, nối sân bay quốc tế Nội Bài với biển Đông qua cảng Cái Lân.
Phân chia hành chánh
Hải Dương trải qua nhiều tên theo dòng lịch sử. Thời vua Hùng là một bộ phận Dương Tuyên, vào thiên niên kỷ thứ nhất là một bộ phận của Giao Chỉ và Giao Châu, , thời nhà Lý và nhà Trần gọi là Nam Sách Lộ, Hồng Lộ. Vào đời vua Lê , Hải Dương là một trong tứ trấn ( Sơn Tây , Sơn Nam , Kinh Bắc , Hải Dương ) . Năm 1468 gọi là Thừa tuyên Nam Sách. Năm 14 69 đổi là trấn Hải Dương. Năm 1831, vua Minh Mạng năm thứ 12 đặt tên là tỉnh Hải Dương . Tỉnh Hải Dương xưa cũ này giáp sông Hồng ở về phía Đông kinh thành Thăng Long, nên thường được gọi là tỉnh Đông. Cuối năm 1968, hai tỉnh Hải Dương và Hưng Yên sáp nhập thành tỉnh Hải Hưng. Đến đầu năm 1997, tỉnh Hải Dương được tái lập.
Hải Dương ngày nay gồm một thành phố là thị xã Hải Dương nằm giữa tỉnh, có 11 huyện bao quanh là : Cẩm Giàng, Bình Giang ( Kẻ Sặt ), Thanh Miện, Ninh Giang , Gia Lộc , Tứ Kỳ, Thanh Hà, Kim Thành ( Phú Thái ), Kinh Môn ( An Lưu ), Nam Sách và Chí Linh ( Sao Đỏ ) ,
Địa Hình
Địa hình Hải Dương phân chia ra 2 phần rỏ rệt. Phần đồi núi thấp có diện tích 140 km2, chiếm 9% diện tích tự nhiên, thuộc 2 huyện Chí Linh ( 13 xã ) và Kinh Môn ( 10 xã ) . Độ cao trung bình dưới 1000m. Núi chánh chạy theo hướng tây bắc - đông nam. Phía bắc huyện Chí Linh là dãy Huyền Đĩnh với đỉnh cao nhất, Dây Diêu ( 618m ) , ngoài ra còn có Đèo Chê ( 533m ) núi Đai ( 508m ). Huyện Kinh Môn có dãy Yên Phụ chạy dài 14 km, song song với quốc lộ 5 với đỉnh cao nhất là Yên Phụ ( 246 m ) Vùng Côn Sơn - Kiếp Bạc địa hình không cao, nổi lên một số đỉnh như Côn Sơn ( gần 200m ) , Ngũ Nhạc ( 238m ).
Vùng đồng bằng có diện tích chừng 1521 km2, chiếm trên 90 % diện tích tự nhiên. Vùng này được hình thành do quá trình bồi đắp phù sa, chủ yếu của sông Hồng và sông Thái Bình. Độ cao trung bình 3-4 m, đất đai bằng phẳng màu mỡ. Địa hình nghiêng và thấp dần từ tây bắc xuống đông nam. Phía đông của tỉnh có một số vùng trũng (xen lẫn vùng đất cao, thường bị ảnh hưởng của thủy triều ( Vịnh Bắc Bộ - Biển Đông có chế độ nhật triều - một ngày chỉ có một lần thủy triều lên, một lần thủy triều xuống- và biên độ thủy triều có thể lớn hơn 3m ) và úng ngập vào mùa mưa ( độ cao ít hơn 2.5 m trên mặt nước biển ở đồng băng sông Hông là vùng trũng , úng nước quanh năm ).
Khí hậu
Cũng như các tỉnh khác thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, khí hậu Hải Dương mang những nét chung của khí hậu miền Bắc nước nhà: nhiệt đới ẩm thấp, gió mùa, có mùa đông lạnh lẻo điển hình. Hai loại gió mùa là gió Đông Nam và gió Tây Bắc . Khí hậu chia ra 4 mùa nhưng chỉ có hai mùa rỏ rệt. Mùa chuyễn tiếp mùa khô qua mùa mưa , từ tháng hai đến tháng tư, có mưa phùn hay mưa to. Mùa đông gió lạnh, khô hạn kéo dài 4- 5 tháng ( từ tháng 11 đến tháng tư năm sau ). Thời kỳ này tương đối lạnh ( tháng giêng dương lịch là 16.10C) , ít mưa ( 20mm), ẩm độ tương đối chỉ đạt 81% . Mùa hè ( mùa hạ ) từ tháng 5 đến tháng 10 , nóng ấm , mưa nhiều, tập trung vào các tháng 7, 8. 9.. Có những ngày mưa lớn , lượng mưa đạt 200- 300mm, đôi khi vượt 400mm, gây ngập lụt ở vùng đồng bằng và xói mòn rửa trôi mạnh ở vùng đồi núi thấp thuộc hai huyện Chí Linh và Kinh Môn. Lượng mưa trung bình của tỉnh từ 1400- 1700mm, ít hơn một chút so với các tỉnh khác ở Đồng bằng sông Hồng. Vùng đồi núi thấp tỉnh nhà ít mưa, lượng mưa chỉ trung bình hàng năm là 1400-1500mm, vì vùng này khuất gió mùa Đông Bắc theo cánh cung Đông Triều (Xin nhắc lại là cánh cung Đông Triều có một mạch than đá rất lớn, mỏ than Hòn- Hồng Gai ). Nhiệt độ trung bình của tỉnh là 230C , nhật chiếu là 1524 giờ mỗi năm, ẩm độ tương đối trung bình là 85-87% .
Thủy văn
Các dòng chánh thuộc hệ thống sông Thái Bình ( vùng hạ lưu ) có hướng chảy chủ yếu là tây bắc - đông nam. Sông Thái Bình, dài 93km, bắt đầu từ khúc Lục Đầu ( Lục Đầu có nghĩa là nơi tập trung của 6 con sông ) ở Phả Lại. Dòng chánh Thái Bình chảy trong địa phận Hải Dương dài 63 km và phân thành 3 nhánh: sông Kinh Thầy, sông Gùa và sông Mía. Nhánh chánh Kinh Thầy lại phân tiếp thành 3 nhánh khác là Kinh Thầy , Kinh Môn và sông Rạng. Sông Thái Bình thông với sông Hồng qua sông Đuống và sông Luộc. Sông Luộc, một chi lưu của sông Hồng, làm ranh giới cho hai tỉnh Hưng Yên và Hải Dương ở phía bắc và tỉnh Thái Bình ở phía nam. Ba sông của khúc Lục Đầu là sông Lục Nam phát nguyên từ Lạng Sơn, gồ ghề lắm thác lắm ghềnh, tốc độ dòng chảy mạnh; sông Thương cũng bắt nguồn từ Lạng Sợn, chảy qua thị xã Bắc Giang, rồi hợp lưu với sông Cầu và sông Lục Nam ở huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương. Sông Thương, tuy ngắn, nhưng là một đường thủy khá quan trọng để chở các lâm sản về xuội, Sông Cầu ( còn có tên là sông Như Nguyệt , sông Nguyệt Đức ) dài 290 km, bắt nguồn tư vùng núi tỉnh Bắc Cạn, chảy qua thị xã Bắc Cạn , thành phố Thái Nguyên, các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương. Sông Thái Bình chảy ra Biễn Đông ở cửa Thái Bình , còn hai chi lưu lớn là Kinh Thầy, Văn Úc chảy ra các cửa Bạch Đằng và Văn Úc . Phần lớn các sông tỉnh Hải Dương có đặc điểm là lòng sông rộng, độ dốc lòng sông nhỏ , ngoài khả năng bồi đắp phù sa hay tưới nước cho các cánh đồng tỉnh , còn là điều kiện tốt cho việc giao lưu hàng hóa bằng đưòng thủy, nhưng chưa khai thác hết tiềm năng.
Hải Dương còn có diện tích hồ, ao, đầm khá lớn, như hồ Bến Tắm ( 35ha ), hồ Tiên Sơn ( 50ha ), hồ Mật Sơn ( 30ha ), hồ Bình Giang ( 45ha ) ở huyện Chí Linh; hồ Bạch Đằng ( 17 ha ) ở thành phố Hải Dương; hồ An Dương (10 ha ) ở huyện Thanh Miên… nước còn sạch, cảnh quan xung quanh đẹp, không chỉ có tác dụng cung cấp nước và thủy sản mà còn có thể là những điểm du lịch, vui chơi, giải trí đầy hứa hẹn.
Xuôi dòng lịch sử, danh lam thắng cảnh , danh nhân liên hệ tỉnh nhà
Văn minh sông Hồng
Từ năm 1960 đến nay , các nhà khảo cỗ học Việt Nam đã phát hiện được hàng trăm di tích từ sơ kỳ thời đại đồng thau đến thời đại sắt sớm trên lưu vực sông Hồng từ thượng nguồn Hoàng Liên Sơn đến vùng đồng bằng ven biển Hải Phòng, Thái Bình và lưu vực sông Mã. Liên tục từ giai đoạn Phùng Nguyên mở đầu với những công cụ và vòng trang sức bằng đá được mài tinh xảo, cùng những mảnh xỉ đồng nhỏ, qua giai đoạn Gò Mun , đến đỉnh cao Đông Sơn với sự vắng mặt công cụ đá và sự xuất hiện hàng loạt công cụ võ khí và đồ dùng bằng đông kích thước lớn, hoa văn độc đáo , tiêu biểu là trống đồng, tháp đồng , rìu xéo ….Quá trình phát triễn này diễn ra từ cuối thiên niên kỷ thứ III trước Công nguyên, đến hình thành nhà nước đầu tiên của dân tộc Việt Nam là nước Văn Lang của các vua Hùng , cách đây 4000 năm, được xác nhận niên đại bằng than- carbon phóng xạ C14.
Thời đại các vua Hùng
Thời đại thường được gọi là Hùng Vương. Nhưng theo các sử gia Phan Huy Lê , Hà Văn Tấn, Hoàng Xuân Chính ( 1989 ), từ Vương chỉ “ Vua “ là một danh hiệu Trung Quốc đưa vào tiếng ta và sách vở rất muộn, nên gọi là vua Hùng có lẽ gần sự thật hơn, mặc dầu từ Hùng , như có người đã nghĩ, là một từ ghi âm tiếng Việt cỗ. Cư dân thời đó sống chủ yếu bằng trồng lúa hạt tròn ,mềm dẻo như xôi nếp, có thể chiếm ưu thế. Ngoài lúa nhiều loại rau, củ và cây ăn trái ( nhất là trái trám ) đã được trồng. Trâu bò được dùng làm sức kéo. Đến giai đoạn Đông Sơn đã xuất hiện nghề nông dùng cày. Lúa được gặt bằng dao đá hay đồng. Chăn nuôi gắn bó với trồng trọt, không tách thành một ngành kinh tế độc lập. Bên cạnh nghề nông, nghề săn bắn và vẫn tiếp tục, nhưng đã ở vị thế thứ yếu .Các nghề thủ công đã đa dạng và phát đạt. Đến giai đoạn Đông Sơn đã bắt đầu xuất hiện nghề rèn và đúc sắt. Nghề gốm thịnh vượng cũng như nghề đồ đan kiểu đẹp. Các nhà khảo cỗ cũng tìm thấy dấu vết của vải dệt. Về mặc, đã có yếm, váy phụ nữ thêu hoa, nhiều kiểu tóc , kiểu khăn khác nhau. Đã có những ngôi nhà sàn mái cong cao đẹp, chạm trỗ trang trí. Đời sống tinh thần khá phong phú. Để chơi nhạc đã có trống đồng lớn , trống da nhỏ, khèn ngắn, khèn dài, sáo, cồng, chuông, lục lạc …. Con người đã hát, đã kể cho nhau nghe những huyền thoại. Các bản hùng ca đã ra đời. Đã biết nặng tượng, biết vẽ, biết khắc lên nhà, lên thuyền, lên đồ vật cả lên mình. Quan trọng là văn hóa Đông Sơn phân bố trên một vùng rộng lớn so với các văn hóa trước đó, chứng tỏ một sự thống nhất văn hóa trên quy mô toàn thể miền Bắc nước ta . Thế thống nhất văn hóa chánh trị thời đại các vua Hùng đã tạo ra sức mạnh to lớn cho dân tộc Việt , để có thể trường tồn qua nhưng thách thức ghê gớm , dưới ách thống trị nghin năm của người Hán sau đó.
Một kỷ nguyên Phục Hưng Dân Tộc ( phần lớn cũng theo các giáo sư Phan Huy Lê, Hà Văn Tấn, Hoàng Xuân Chính, 1989 )
Người Việt cỗ của nước Văn Lang - Âu Lạc đã anh dũng và bền bỉ đấu tranh, đánh bại cuộc xâm lược qui mô lớn của đế chế Tần, thành lập ở phương Bắc và bắt đầu bành trướng xuống phương Nam. Nhưng đến năm 179 sau Công Nguyên, nước Âu Lạc đã bị Triệu Đà thôn tính. Từ đó, trong hơn nghìn năm, đất nước và cả trong thời gian đầu cả nước Chăm cỗ, bị các đế chế Trung Hoa đô hộ với những mưu mô đồng hóa rất thâm độc. Mãi đến chiến thắng Bạch Đằng lịch sử năm 938 do Ngô Quyền lảnh đạo, nhân dân ta mới chấm dứt được nhục mất nước trên nghìn năm, giành lại độc lập cho nước nhà .
Thời kỳ Phục Hưng và phát triễn rực rỡ dưới các triều Lý ( 1010 - 12225 ) , Trần ( 1226- 1400 ) , Lê ( 1428- 1527 ) , thành tựu tiêu biểu là nền văn minh Đại Việt , nền văn hóa Thăng Long. Nông nghiệp lúa nước vẫn là nền tảng của văn minh Đại Việt, phát triễn mạnh mẽ với những công trình khai hoang và thủy lợi, những hệ thống đê sông đê biển do Nhà nước quản lý, phát triễn công thương nghiệp: các làng thủ công, màng lưới chợ làng, một số thành thị và thương cảng như Thăng Long , Vân Đồn … phồn thịnh. Trên các lĩnh vực tư tưởng, giáo dục, văn học nghệ thuật, kiến trúc …, nền văn hóa Thăng Long đã đóng góp vào kho tàng văn hóa dân tộc nhiều công trình và tên tuổi rạng rỡ . Thời gian này văn hóa dân gian cũng được hồi sinh và phát triễn dưới nhiều hình thức sinh hoạt phong phú, đa dạng, tỉ như các hội làng đua thuyền, đấu vật, đánh phết, ném còn, tuồng, chèo, múa rối nước ….
Danh lam , danh nhân thắng cảnh liên hệ Hải Dương
Hải Dương là mảnh đất in đậm dấu ấn lịch sử dựng nuớc và giữ nước của dân tộc Việt Nam, gắn bó với tên tuổi các danh nhân nổi tiếng: Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Trần Khánh Dư, Phạm Ngũ Lảo, Trần Quốc Toản , Trần Bình Trọng, Yết Kiêu , Dã Tuợng, Trần Khát Chân, Nguyễn Trãi …. Truyền thống lịch sử của cha ông cho đời sau, qua hàng trăm di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật và thắng cảnh như Kiếp Bạc, Côn Sơn, Kính Chủ , An Phụ ….
· Kiếp Bạc và thân thế Trần Hưng Đạo .
Trước tiên phải kể ra là đền Kiếp Bạc , cách Hà Nội khoảng 80km và cách Côn Sơn ( Côn Sơn Hải Dương trong đất liền, không phải đảo Côn Sơn -Côn Đảo-Côn Lôn- Poulo Condore ngoài khơi Vũng Tàu- Bà Rịa ở Biển Đông miền Nam ) 15km.Tòan bộ khu đền nằm trên đất làng Kiếp ( Vạn Yên) và làng Bạc ( Dược Sơn ) thuộc xã Hưng Đạo huyện Chí Linh, cách thị xã Hải Dương 33km về phía Bắc và cách Phả Lại 4 km về phía Nam. Đền được dựng ở một thung lũng giàu có, có núi non hùng vĩ, Núi Rồng , cả thảy chín ngọn bao quanh. Đền tựa vào ngọn giữa mặt hướng ra sông Thương. Giữa khúc sông nổi lên một gò cao, chạy dài hình cây kiếm nên ngày xưa đã có tên gọi là Bải Kiểm. Trên hai ngọn núi khác có chùa Bắc Đẩu và chùa Nam Tào; tuy là chùa nhưng lại thờ cả Phạm Ngũ Lảo, Yết Kiêu, Dã Tượng và các tướng khác, ngoài tượng đồng của Trần Quốc Tuấn và phu nhân, hai con gái và bài vị của 5 con trai. Ở Việt Nam , nhiều nơi thờ tưởng niệm vị anh hùng này, và thảy đều lấy ngày 20- 8 âm lịch ( ngày tháng Trần Quốc Tuấn mất ) làm ngày lễ lớn. Khách hành hương thường nói đến “ Tháng Tám hội Cha” nhắc mọi người nhớ ngày tới đền Kiếp Bạc. Bên phải đền, trên một thửa ruộng có một cái lăng hình tám cạnh, tương truyền là mộ của Trần Quốc Tuấn. Cách đền 500m trên ngọn núi Dược Sơn, có đỉnh bằng phẳng, tương truyền là vườn thuốc, Trần Hưng Đạo cho trồng để chửa bệnh cho quân sĩ. Ở khu vực Kiếp Bạc, các nhà khảo cỗ cũng đã khai quật một quần thể kiến trúc lớn, có khả năng là phủ đệ của Hưng Đạo Vương. Xây dựng phủ đệ không phải chỉ do thiên nhiên sông núi hửu tình mà Trần Hưng Đạo còn nhắm vào vị trí quốc phòng của nó; nơi tụ hội của 6 con sông lớn, yết hầu đường thủy về Thăng Long. Thực tế, suốt hai cuộc kháng chiến 1285 và 1288, Vạn Kiếp là nơi quân ta đã đánh nhiều trận lớn chống quân thù xâm lăng .
Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn sinh năm 1228, mất năm 1300, ai cũng biết là cột đá chống trời, đã soạn hai bộ binh thư là Binh thư yếu lượcVạn Kiếp tổng bí truyền thư , để dạy bảo các tướng cách cầm quân đánh giặc. Năm 1984, tại Luân Đôn, Anh Quốc, ở một phiên họp các nhà bác học và quân sự thế giới do Hoàng gia Anh chủ trì đã công bố danh sách 10 đại nguyên soái của thế giới, trong đó có Trần Hưng Đạo. Ông là một tướng có tài đức, đủ nhân, nghĩa, trí, dũng, tín. Ông là tướng nghĩa như câu chuyện sau đây. Thân sinh ông là Trần Liễu, anh của Trần Cảnh ( sau này là vua Trần Thái Tông ) theo mưu của Trần Thủ Độ, mới 11 tuổi lấy vợ cùng tuổi là Lý Chiêu Hoàng để vua đàn bà cuối cùng họ Lý nhường ngôi cho chồng, lập nhà Trần. Họ Trần rất mong có con trai để vạn nhất loạn ly thì vua Trần đã có người thay thế lên ngôi . Mà Chiêu Hoàng đã lâu vẫn chưa mang thai. Trân Thủ Độ lo lắng trăm họ và tôn thất nhà Lý dị nghị, buộc anh ruột của vua Trần Cảnh là Trần Liễu bỏ vợ là công chúa Thuận Thiên đang có mang, nhường cho Trần Cảnh, để chắc chắn có một hài nhi cho Cảnh. Liễu nổi loan. Thủ Độ dẹp tan loạn, tha tội cho Liễu, nhưng không dẹp nổi lòng thù hận của Liễu. Người con trai đó là Trần Quốc Tuấn. Cuối đời Trần Quốc Tuấn trải qua một lần gia biến, ba lần quốc nạn, nhưng bao giờ ông cũng đặt quyền lợi dân, nước, xã tắc trên thù nhà. Khi quân Nguyên sang xâm chiếm nước ta, Trần Quốc Tuấn đã giao hảo hòa hiếu với thượng tướng Trần Quang Khải, con của Trần Cảnh. Một lần khác, ông đem việc xích mích trong dòng họ ra dò ý các con. Trần Quốc Tảng có ý khích ông cướp ngôi vua của chi thứ, ông nổi giận rút gươm toan chém chết Quốc Tảng. Trong chiến tranh , ông luôn luôn hộ giá vua, tay chỉ cầm cây gậy bịt sắt. Thế mà cũng có lời xì xầm,sợ ông sát vua. Ông bèn bỏ luôn phần gậy bịt sắt, chỉ chống gậy không, mỗi khi gần cận nhà vua.
· Đền thờ Nguyễn Trãi ở Côn Sơn và thân thế Nguyễn Trải
Đền thờ Nguyễn Trãi chỉ mới được xây dựng ở Côn Sơn vào tháng chạp năm 2000 và khai trương năm 2002, kỷ niệm ngày Nguyễn Trải mất, 560 năm sau. Diện tích đền chiếm 10000m2. Đền chánh ở dưới chân núi Tô Sơn bên cạnh hai núi An Lạc và Ngũ Nhạc . Bên phải là dòng sông Côn Sơn. Đền có mục đích tưởng niệm một anh hùng dân tộc, một nhà tư tưởng, nhà thơ, nhà văn hóa lớn của nước ta, và có thể là một danh nhân văn hóa quốc tế nữa. Xin nhắc lại là cuốn Quốc Âm Thi Tập của Nguyễn Trãi là tác phẩm xưa nhất bằng Việt ngữ mà chúng ta còn giữ được . Bài “ Bình Ngô đại cáo “ là một “ thiên cỗ hùng văn”,.một thiên anh hùng ca bất tử của dân tộc . Quân trung từ mệnh tập là những thư từ do ông viết trong việc giao thiệp với quân Minh, tài liệu cụ thể chứng minh đường lối ngoại giao và địch vận hết sức khéo léo của Lê Lợi và Nguyễn Trải làm cho quân Lam Sơn không mất xương máu mà hạ đuợc nhiều thành.
Nguyễn Trải thật sự sinh ở Thăng Long trong gia đình ông ngoại là Đại tư Đồ ( Thủ tướng ? ) Trần Nguyên Đán. Cha là Nguyễn Ứng Long ( tức là Nguyễn Phi Khanh) , mẹ là Trần Thị Thái, con gái Trần Nguyên Đán. Nhưng khi ông cai quản công việc quân dân ở hải đảo Đông Bắc, ông ở Côn Sơn. Năm 1400, sau khi lên ngôi vua Hồ Quý Ly mở khoa thi. Nguyễn Trãi ra thi, đổ Thái học sinh ( tiến sĩ ) năm ông 20 tuổi. Hồ quý Ly cử ông giữ chức Ngự sữ đài chánh chưởng. Cha ông Nguyễn Phi Khanh đổ bãng nhãn ( hàng thứ nhì trong ba tiến sĩ đầu hạng ) được Hồ Quý Ly cử giữ chức Đại lý tự khanh tòa trung thư kiêm viện học sĩ tư nghiệp Quốc Tử Giám. Năm 1406, Minh Thành Tổ sai Trương Phụ mang quân sang xâm lược Việt Nam. Nhà Hồ bị đánh bại, cha con Hồ Quý Ly và một số triều thần trong đó có Nguyễn Phi Khanh bị bắt đưa về Trung Quốc. Theo tù xa cha đến ải Nam Quan, Nguyễn Trãi nghe lời cha quay trở lại tìm con đường đánh giặc, cứu nước. Về đến Thăng Long ông bị quân Minh bắt. Thượng thư nhà Minh là Hoàng Phúc, biết ông có tài tìm cách dụ dỗ, nhưng ông cương quyết không theo giặc. Sau một thời gian bị giam lỏng ở Đông Quan ( tức Thăng Long ) ông vượt vòng vây vào Thanh Hóa theo Lê Lợi. Ông gặp thủ lảnh nghĩa quân ở Lỗi Giang, trao cho Lê Lợi bản chiến lược đánh đuổi quân Minh mà sử ta gọi là Bình Ngô Sách. Sau khi kháng chiến thắng lợi, Nguyễn Trãi lúc nào cũng sống một cuộc đời giản dị, cần kiệm, liêm chính. Nhà cửa ông ở Côn Sơn “ bốn mặt trống trải , xác xơ, chỉ giàu có sách vỡ “. Đáng tiếc là khi nghĩ hưu năm 1442, gia đình ông bị hảm hại, tru di tam tộc. Khi vua Lê Thái Tông mất ( bị đầu độc hay bị thượng mã phong ? với cô hầu non tài sắc của ông là Thị Lộ , trong vụ án “Lệ chi Viên- Vườn Vải “, con cháu, triều thần vua Lê bày ra để tàn sát gia đình ông, theo sách lược cỗ điễn: “địch quốc phá , mưu thần vong “ ), người đương thời rất thương tiếc. Đời vua Lê Thánh Tông, 1442 - 1497, mới phá án giải oan cho Nguyễn Trải. Vua cho sưu tầm lại thơ văn Nguyễn Trãi , tạc bia Nguyễn Trãi “ Ức Trai tâm thượng quang khuê tảo - tấm lòng Ức Trai sáng tựa sao Khuê
Những thắng cảnh khác của Vùng Côn Sơn :
- Núi non Côn Sơn và chùa, am
Núi Côn Sơn trông tựa một sư tử đang nằm nghỉ ngơi. Có một đền thờ trên chóp núi, phía bắc tiếp giáp núi Ngũ Nhạc. Phía tây Côn Sơn giáp núi U Bo và một thung lũng hàng rào tre trúc. Gần đó là dãy Phượng Hoàng 72 núi, đầy rừng thông , suối bạc trong, ghềnh đá gồ ghề, chứa nhiều tháp, nhiều chùa. Côn Sơn còn có tên là Tử Phục, hay Hun. Thế kỷ thứ 10, một trong 12 sứ quân là Phạm Phong Ất, bị binh lính của Đinh Bộ Lĩnh, sau này là vua Đinh Tiên Hoàng, từ Hoa Lư - Ninh Bình nổi lên đuổi chạy trốn vào Côn Sơn cùng đoàn tùy tùng. Theo lời khuyên của một bộ hạ, Đinh bộ Lĩnh phóng lữa đốt rừng xông khói làm cho sứ quân Ất phải chạy ra đầu hàng và bị dẹp bắt.
Ở chân núi Côn Sơn, một trong ba chùa Phật giáo lớn thuộc Thiền phái Trúc Lâm đã xây dựng lên, cuối thế kỷ thứ 13 đời Trần ( 1225- 1400 ). Chùa này được nới rộng thêm vào năm 1329, và được trùng tu nhiều lần vào thế kỷ thứ 17 và 18 , cũng như vào những thập niên vừa qua. Ngói hình mũi giày hài và chân trụ đá từ đời Trần, vẫn còn được bảo tồn . Giếng Ngọc bên cạnh núi Kỳ Lân , nằm ngay chân một tháp tòa.Tương truyền một đêm rằm tháng bảy, thượng tọa Huyền Quang ( Lý Đạo Tái ), một trong những vị hòa thượng thiết lập ra phái Thiền Trúc Lâm, nằm ngũ trong phòng chùa Côn Sơn, mơ thấy một hòn ngọc sáng ngời bên cạnh núi. Ông muốn đến gần để quan sát ngọc, nhưng chuông chùa đã đánh thức dậy. Tuy nhiên ông vẫn luôn luôn nghĩ tới giấc mơ. Cho nên ông cùng các sư tăng lên núi. Nơi đây, ông tìm ra một giếng nước sạch và mát. Trở về chùa, ông cho làm một lễ lớn cám ơn Phật Thánh, đã cho biết một nguồn nước qúi hiếm. Ông cho đào giếng sâu hơn. Nước Giếng Ngọc nay được ban phát như nước Cam lồ của chùa từ đó.
- Am Bạch vân và Bàn Cờ Tiên
Am Bạch Vân dựng lên trên đỉnh bằng phẳng núi Côn Sơn gần Các Bàn cờ Tiên và nhiều đá phiến lớn, dăn địa phương gọi tên là » bàn cờ bất tử ». 600 bậc đá dẫn tới các bàn cờ tiên .Theo truyền thuyết, một chiều thu khách đến viếng Côn Sơn từ Kinh Bắc ( tỉnh Băc Ninh ngày nay ), sau khi thắp hương vái lạy và ngắm phong cảnh, ngủ lại đêm trong chùa. Sớm hôm sau, họ leo lên núi đánh cờ và uống rượu. Trên đường lên núi, họ nghe tiếng cười và tiếng trò chuyện. Nhưng đến am trên đỉnh núi, họ không thấy bóng dáng một ai cả, chỉ có những con cờ ngổn ngang bỏ dỡ. Khách cho rằng vài tiên trên Trời đã vén màn mây bạc núi Côn Sơn, cùng nhau đánh cờ và hối hả bay về Trời, khi ai đó leo sắp tới đỉnh núi.
Suối Côn Sơn và Thạch Bàn
Ngoài những nơi kỳ diệu đã kể, Côn Sơn còn khoe nhiều rừng thông, đã mọc nhiều thế kỷ trước, nhiều rừng nhỏ tre trúc, sim và mẩu đơn. Tiết Xuân, Côn Sơn phủ đầy hoa như mặc áo hoa vậy đó. Dòng suối Côn Sơn lờ đờ trôi quanh năm, cũng là nơi thu hút du khách. Bên bờ suối, có hai tảng đá bằng phẳng dân gian gọi là Thạch Bàn. Tương truyền, Nguyễn Trải hay ngồi trên hai tảng đá này làm thơ và suy ngẩm những vấn đề quốc sự.
Phật giáo Thiền Tông, Thiền Trúc Lâm Yên Tử
Như đã nói trên, vùng Côn Sơn Hải Dương đã có một trong ba chùa lớn của phái Thiền Trúc Lâm Yên Tử, một đạo Thiền Việt Nam không theo con đường Ấn Độ hay con đường Trung Hoa, mà khai triễn một Đạo Thiền Việt Nam đặc sắc, mở lấy một con đường riêng , phù hợp với dân tộc. Thật sự thì dãy núi Yên Tử giáp giới ba tỉnh Hải Dương , Bắc Giang và phần lớn ở Quảng Ninh. Tương truyền xưa kia từ thời Tần Thủy Hoàng - Trung Quốc, có một đạo sỉ tên là Yên Kỳ Sinh từng làm nghề bán thuốc rong ở vùng ven biển tới núi này tu hành, sau hóa thành đá. Do vậy mà có tên là « Yên Tử « . Nhưng phải tới thế kỷ thứ 13, sau chiến thắng Nguyên Mông, vua Trần Nhân Tông nhường ngôi cho Thái Tử, chọn nơi này tụng kinh niệm Phật, khởi xướng thiền phái Trúc Lâm, Yên Tử mới trở thành trung tâm Phật giáo nổi tiếng cả nước. Chặng đường hành hương từ chân núi lên ngôi chùa cao nhất khu Yên Tử, dài gần 30km, phải đi qua 20 công trình lớn nhỏ khác nhau: chùa Cầm Thực - Nhịn ăn, chùa Lân ; Dốc Voi ở núi Hạ Kiệu vua Trần Anh Tông lên thăm vua cha phải xuống kiệu từ đó, theo bậc xếp đá lên chùa ; Tháp Tổ cao nhất bằng đá 6 tầng; chính giữa là Huệ Quang Kim Tháp tức là tháp đức Giác Hoàng, trên đỉnh tường lợp ngói mũi hài kép, sản phẩm đời Trân; ngoài tường gạch, quây quần Rừng Tháp 45 ngọn, mỗi ngôi tháp là nơi cất giữ hài cốt của một vị sư tu hành ở đây ; chùa Hoa Yên trước tên gọi là Vân Yên , vua Lê Thánh Tông viếng thăm thấy hoa cỏ xanh tươi mới đổi tên là Hoa Yên và các chùa xung quanh tạo ra quần thể kiến trúc chánh của khu Yên Tử ; viện Phù Đồ, Chùa Thiền Định , chùa Một Mái , chùa Phổ Đà , chùa Bảo Sái , chùa Vân Tiên… Theo Nguyễn Duy Hinh và Ngọc Liễn -1989 , Phật giáo Thiền Tông phát triễn từ Đinh ( 968- 980 ) , Tiền Lê ( 890- 1008 ) đến Lý ( 1010- 1225 ) đã mang được trong mình nó một tinh thần Việt Nam Đó là sự ra đời một tông phái mới, phái Thảo Đường do vua Lý Thánh Tông đứng đầu. Nhưng Thiền học phát triễn rực sáng nhất là ở giai đoạn nhà Trần, với những tư tưởng vừa thâm trầm, vừa phóng khóang. Đúc kết trong các tác phẩm như Khóa Hư Lục của TrầnThái Tông, Tuệ trung thượng sĩ ngữ lục cùng thơ, kệ, ngữ lục của Trần NhânTông, Pháp Loa, Huyền Quang. Đặc biệt là sự xuất hiện phái Thiền Trúc Lâm Yên Tử, một phái Thiền do người Việt Nam sáng lập ra, thể hiện đầy đủ đặc trưng Việt Nam, để lại dấu ấn đặc sắc trong lịch sử văn hóa nước nhà. Tư tưởng Phật giáo bao la , nhưng cũng có thể thâu tóm lại bằng một chữ Tâm, cũng như toàn bộ yếu chỉ Thiền được gói gọn vào bốn câu :
Truyền riêng ở ngoài kinh chữ.
Không lập văn tự ,
Chỉ thẳng vào tâm ,
Thấy tính thành Phật.
Đây là nội dung cốt tủy phổ biến cho cả đạo Thiền Nhật Bổn, Trung Hoa và Việt Nam . Ở thời Trần, Phật giáo tuy chiếm địa vị độc tôn, được xem là quốc giáo, nhưng mở cửa đón tiếp cả Nho, cả Lảo, kết hợp thành « Tam giáo đồng nguyên « .Tư tưởng của phái Trúc Lâm Yên Tử có nhiều nét đặc sắc, tiến bộ. Thơ Thiền thời Trần là những viên ngọc quý trong kho tàng văn học dân tộc. Nghệ thuật, kiến trúc, điêu khắc của đời Trần, đại bộ phận được sáng tạo dưới ánh sáng của nhà Phật.
Nhà sư Tuệ Tĩnh thánh thuốc Nam, nhà sư phạm Chu Văn An, nhà toán hình học Vũ Hửu .
Nói đến các danh nhân Hải Dương, không thể bỏ quên nhà sư Tuệ Tỉnh , nhà sư phạm mẩu mực Chu Văn An, nhà toán học thế kỷ thứ 15 Vũ Hửu .
Tuệ Tỉnh ( 1330- ? ) tên là Nguyễn Bá Tĩnh, quê làng Nghĩa Phú , huyện Cẩm Giàng. Năm 22 tuổi, đậu Thái học Sinh dưới triều vua Trần Dụ Tông ( có người cho rằng Tuệ Tỉnh sinh sau hơn, vào đời vua Lê Dụ Tông 1705- 1731 ), nhưng không ra làm quan mà ở lại chùa đi tu. Những ngày ông đi tu , ông chuyên học thuốc , làm thuốc chửa bệnh cứu dân. Năm 55 tuổi ( 18435 ) , Tuệ Tĩnh bị bắt đi cống cho triều nhà Minh. Sang Trung Quốc , nổi tiếng, được vua Minh phong làm Đại Y Thiền Sư ; mất ở Trung Quốc , không rỏ năm nào. Những năm ở trong nước, ông đã chăm chú trồng cây làm thuốc, sưu tầm kinh nghiệm chửa bệnh trong dân gian, huấn luyện y học cho các tăng đồ. Ông đã tổng hợp y dược dân tộc cỗ truyền trong bộ sách có giá trị Nam Dược Thần Hiệu, chia làm 10 khoa. Đặc biệt ông có bộ Hồng Nghĩa giác tư y thư ( 2 quyễn ) bằng quốc âm , trong đó có Bản thảo 500 vị thuốc Nam viết bằng thơ Đường luật( chữ nôm ) và bài Phú thuốc Nam 630 vị, cũng dùng quốc ngữ. Trong 30 năm hoạt động ở nông thôn, ông đã xây dựng 24 ngôi chùa, biến các chùa này thành y xá chửa bệnh. Đền thờ, có tượng Tuệ Tĩnh, ở chùa Hải Triều làng Yên Trung, nay là Chùa Giám, xã Cẩm Sơn, huyện Cẩm Giàng.
Còn Chu Văn An( 1292- 1370 ), tên hiệu là Tiều Ẩn, quê làng Văn Thôn , huyện Thanh Đàm , nay là huyện Thanh Trì - Hà Nội, nhưng đến thời vua Trần Dụ Tông, chánh sự thối nát , gian thần nổi lên khắp nơi. Chu Văn An dâng Thất trảm sớ xin chém 7 kẻ nịnh thần, đều là người quyền thế được vua yêu. Nhà vua không nghe , ông bèn « treo mủ ở cửa Huyền Vũ » bỏ quan về ẩn tại ở núi Phương Sơn làng Kiệt Đắc, huyện Chí Linh- Hải Dương và mất tại đó. Chu văn An từ hồi còn trẻ đã nổi tiếng là người cương trực , sửa mình trong sạch, giữ tiết tháo, không cầu danh lợi, chỉ ở nhà đọc sách. Sau khi đỗ Thái học sinh, ông không ra làm quan mà trở về quê nhà mở trường dạy học. Tính nghiêm nghị, tư cách thanh cao, học vấn sâu rộng làm cho tiếng tăm ông càng ngày càng lan xa. Đức độ và uy tín của ông khiến cho học trò đến theo học càng nhiều và đủ các loai. Phan Huy Chú đã ca ngợi ông: « Học nghiệp thuần túy , tiết tháo cao thượng , làng Nho nước Việt trước sau chỉ có mình ông, các ông khác không thể nào so sánh được . » .
Vũ Hửu, sinh năm 1443, quê ở huyện Cẩm Bình ( năm 1977 là hợp nhất hai huyện Cẩm Giàng và Bình Giang ), Hải Dương , theo sử sách cũ ông là người tinh thông toán học, đã viết nhiều tài liệu về toán để phổ biến kiến thức toán học phổ thông cho dân chúng cùng với kiến thức về phép đo dạt ruộng đất. Khi các cửa thành Thăng Long xây dựng từ các thế kỷ 11 - 13 đỗ nát , vua Lê thánh Tông mời ông tới, giao cho việc tính tóan số lượng gạch cần thiết trùng tu các cửa thành. Vua sai thợ cứ theo đúng dự toán của Vũ Hủu làm gạch và đem xây của thành. Điều hết sức ngạc nhiên là số gạch vừa vặn đủ, không thừa một viên gạch nào. Vua Lê Thánh Tông hết sức khen ngợi nhà « hình học « đầu tiên Vũ Hửu và ban thưởng xứng đáng tài năng của ông.
Vài thắng cảnh Hải Dương khác
Đảo Cò ở xã Chi Lăng Nam, huyện Thanh Miện, là một đảo châu báu thiên nhiên giữa một diện tích 28.3 km2 vùng Chi Lăng Nam . Đảo chỉ có 9 loại cò : cò ao hồ Tàu - chinese pond herons, cò nhiệt đới - jabirus , cò lưng da bò, cò xám , ba loại vạc - bitterns xám, xanh dương và đen. Nhưng từ đầu thập niên 1990, mỗi năm đã có 15 000 người đến ngắm chim. Cò, vạc trên đường đi đến Trung Quốc, Miến Điện, Ấn Độ và Nepal, cứ mỗi mùa xuân đến đảo đậu từng đoàn 70 con một, tổng số lên đến hàng chục ngàn con. Và cũng đừng quên các con mồng két ( le le ) - common teal , vịt trời - wild ducks, gà gô đỏ - moor hens, bồ nông - pelican hay giẽ giun - snipes đã ghi vào Sổ Đỏ, sách ghi các loài sinh vật có hiểm nguy tuyệt tích.
Rừng Chí Linh , diện tích 1300 ha, là nguồn tài nguyên sinh vật quan trọng nhất tỉnh nhà, tập trung chủ yếu ở xã Hoàng Hoa Thám. Đây là kiểu rừng ẩm , thường xanh ở đai núi thấp . Thành phần thực vật khá phong phú và đa dạng : 117 họ , 304 tông chi và 400 loài tỉ như 103 loài cây cho gỗ như lát hoa , lim xanh , tán mật; 128 loài cây dược liệu , 9 loài thực vật quý hiếm, 13 loài cây làm cảnh. Các loại động vật quý hiếm rừng Chí Linh là gà tiền mặt vàng, sáo mỏ ngà, cu li lớn, ếch xanh, tắc kè, kỳ đà hoa, trăn mốc .
Phần II tiếp theo : Lạm bàn một số hướng phát triễn.
Tiến tới một nền văn minh Đại Việt mới không chỉ là văn minh lúa nước , nông nghiệp cỗ truyền mà cố gắng hội nhập cho kịp văn minh tri thức cận đại: kỷ thuật số vi xử lý hay công nghệ sinh học sửa đổi di truyền di gen, cột gen ; công nghệ mũi nhọn điện tử viễn thông, không gian… hội nhập quốc tế, công nghệ năng lượng xanh, cơ học xanh, hóa học xanh, y dược xanh, công nghệ dịch vụ điện ảnh, ti vi,thông tin, xây cất trang bị tiện nghi cận đại, trang trí nội thất, du lịch, tiêu khiển… hướng về danh nhân, danh thắng bảo vệ môi sinh hơn của sinh hoạt nước nhà…
1- Mau chóng kiện toàn giao thông Hải Dương, nhất là đường sông
Hải Dương có 649 km đường bộ , bao gồm các quốc lộ số 5 , 18, 183 và nhiều tuyến đường nội tỉnh . Năm 1999, quốc lộ 5 thành đường đồng bằng loại 1 , quốc lộ 18 thành loại 2 và quốc lộ 183 ( phần nối liền Mao Khê , Đông Triều tỉnh Quảng Ninh song song đường xe lữa đến Chí Linh, Phả Lại, Quế Vỏ và thị xã Bắc Ninh ) thành loại 3. Nhưng nay cần tiếp tục nâng cấp thành loại 1 các quốc lộ . 18, 183 và 37 . Hình như 258km của 11 tỉnh lộ nay đã được tráng nhựa, và chắc cũng đã trải nhựa xong 352 km 27 đường huyện lộ, mà đến đầu tháng 10 năm 2009 chỉ mới trải nhựa 70 % . Đầu tháng 10 -2009, đã khởi sự xây dựng xa lộ cao tốc Hà Nội - Hải Phòng Expressway lớn nhất Việt Nam, trị giá 1.5 tỉ đô la Mỹ. Xa lô cao tốc này dài 105 km, chia ra làm 10 gói thầu. Khởi sự gói thứ nhất dài 9.3 km, và gói cuối thứ 10 sẽ bắt đầu từ phia Bắc cảng Hải Phòng, sẽ đi ngang qua huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dương và huyện An Lảo thành phố Hải Phòng. Dự trù sẽ xong sau 3 năm ( 2011 ? ), gồm luôn cả xây cầu Thành An dài 965m và cầu Ba La dài 231m. Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng có 6 lằn và đi qua 4 tỉnh là Hà Nội, Hưng Yên , Hải Dương và Hải Phòng; có thể chạy theo tốc độ đến 120km một giờ và có hai lằn đậu khẩn cấp , cấp cứu. Đường cao tốc này xây dựng theo tiêu chuẫn quốc tế, sẽ nối liền các cảng Vịnh Bắc Bộ đến khu kinh tế miền Bắc Việt Nam và các xa lộ miền Nam Trung Quốc.
Vận tải đường sắt (xe lữa) trước đây cũng đã đem lại cho Hải Dương nhiều lợi thế ; vận chuyễn một số lớn hàng hóa, hành khách giao lưu giữa Hải Dương với các tỉnh khác và hàng hóa xuất khẩu qua cảng Hải Phòng. Đường xe lữa dài 69 km, bao gồm đường sắt Hà Nội- Hải Phòng có 44 km chạy qua tỉnh; đường sắt Kép ( Bắc Giang )- Bải Cháy ( Hạ Long, Quảng Ninh ) có 10 km chạy qua tỉnh và 15km chuyên dùng cho nhà máy nhiệt điện Phả Lại. Đoạn đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, song song với quốc lộ 5 , thuộc đường sắt Côn Minh ( Vân Nam )- Hải Phòng (qua Lào Cai ) đã thiết kế xong dự án kỷ thuật bằng một nguồn tài trợ ADB ( Ngân Hàng Phát Triễn Á Châu ) và hy vọng sẽ được thực hiện mau chóng, nhờ viện trợ Nhật ODA ( ? ) trong khuôn khổ chương trình Phát triễn Phụ Thựợng Lưu Sông Mê Kông .
Khẩn thiết hơn nữa là qui hoạch, thực hiện hay cải tiến 300 km của 10 đường sông tỉnh nhà do Trung Ương quản lý ( ngoài sông Thương đã biết, còn sông Đuống , sông Thái Bình, sông Kinh Môn , sông Kinh Thầy … ) và 140 km của 6 đường sông do địa phương quản lý, vì vận tải bằng đường thủy khối lựợng vận chuyễn lớn, giá thành rẽ. Chưa kể đưòng sông qua nhiều cảnh quan hửu tình, có thể mau chóng tiện lợi, nếu tổ chức chạy tàu cánh ngầm - hydrofoil nối Sài Gòn - Vũng Tàu trên sông Lòng Tảo. Qui hoạch cải tiến đường sông Hải Dương phải cải tiến luôn nước uống, phẩm giá nước sông, nước suối, nước ngầm các mỏ khai thác than đá, khoáng sản, làm những cảng sông, cầu cảng đúc bê tông, trên các bờ sông, đặc biệt những sông , suối dẫn đến các khu du lịch văn hóa nhân văn ( Kiếp Bạc , Côn Sơn, Yên Tử, Kính chủ … ) hay sinh thái tỉnh ( Đảo Cò, Rừng Chi Linh, các làng tiểu công nghệ đặc sắc , các quần cư kiến trúc huyện lỵ, thôn xã điễn hình tỉnh nhà … ) một số đã nêu trên, cùng với các lối mòn đi bộ, đi xe gắn máy, xe đạp .. thu hút du khách thập phương. Khi qui hoạch nên chú trọng tránh những xây dựng làm mất vẽ đẹp thiên nhiên hoang dã, như các cầu bắc qua sông quá lớn đang làm ỏ thành phô Dresden trên sông Elbe - Đức Quốc hay làm khó bảo vệ hơn các dòng sông như đang tranh cải về lợi hại đường sắt cao tốc kiểu Maglev, TGV kiểu Pháp Đức Nhật, ở vùng thủ đô Los Angeles, Nam Ca Li , Hoa Kỳ. Vạn nhất trong tương lai gần, Việt Nam thực hiện Dự Án Toàn Diện Hỏa Xa- Master Plan for Railway Việt Nam bắt đầu thiết lập năm 2002 bằng tài trợ ODA, dự án khả thi đã xong năm 2007, trong đó có dự liệu làm tàu hỏa đạn bắn - bullet train, kiểu Shinkansen, chay nhanh 300 km một giờ.
2- Hướng nông nghiệp Hải Dương thành những vùng chuyên canh hơn về rau, thịt và cá, cung cấp cho các thành phố Hà Nội , Hải Phòng, Hạ Long, xuất khẩu nông phẩm, lúa gạo cao phẩm, cao giá .
Cách đây hơn 12 năm ( 1997 ) không một ai ở tỉnh Hải Dương lại có thể tìn là nông phẩm Hải Dương có thể chỉ vài giờ sau thu hoạch, chở đến Hà Nội sẳn sàng để bán . Nhưng ngày nay nhờ đường xá cải thiện, chỉ cần một giờ là đi từ Hà Nội đến Hải Dương rồi. Hải Dương là tỉnh đất chật người đông, bình quân diện tích đất canh tác theo đầu người vào loại thấp nhất cả nước 0.0 51 ha/ người ( toàn quốc gấp đôi - 0.1 ha/ người ). Đất nông nghiệp chiếm 96 800 ha, 58.3% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, trong đó có 84 176 ha đất canh tác ( năm 1999 ). Cũng vào năm 1999, 75.8 % dân số sống bằng nghề nông, nhưng chỉ đóng góp 37 % vào tổng thu nhập toàn tỉnh. Như vậy lợi tức nông dân từ lâu ở Hải Dương đã thua kém nhiều lợi tức ở các ngành công nghiệp và dịch vụ.
Chuyên canh rau đậu
Hải Dương tuy nhiên đã cung cấp một lượng hàng hóa nông sản thực phẩm cho cả vùng Bắc Bộ, đặc biệt là lúa , rau đậu- vegetable và thịt. Đứng đầu về rau đậu là khoai tây chiếm diện tích hơn 4400 ha ở các huyện Thanh Miện, Ninh Giang và Tứ Kỳ sản lượng một năm chừng 50 000 tấn. Cần tìm cách trồng cho được các giống khoai tây đào ăn cũ non và cách chiên ngon nổi tiếng của thủ đô Bruxelles, nước Bỉ. Cũng như tìm cách gói ghém, lựa chọn giống, cách trồng tỏi tỉnh nhà cho theo kịp tỏi Trung Quốc xuất khẩu sang Hoa Kỳ vài năm nay, đánh bạt kinh đô trồng tỏi Gilroy, gần thành phố San Jose Bắc Ca Li, thành phố có rất nhiều Việt Kiều sinh sống ; cố biến một trong hai huyện lỵ Kinh Môn, Gia Lộc ( đã trồng 2200 ha tỏi, tổng sản lượng gần 10 000 tấn ) thành kinh đô tỏi Việt Nam như Gilroy. Tăng gia năng xuất, phẩm giá cà chua, dưa chuột, hành cũ, rau xanh, củ đậu - Pachyrizus oryzae , su hào … nguồn gốc Trung Mỹ to, ngon hơn… tại các huyện Gia Lộc , Kinh Môn, Kim Thành, các loại cà chua đặc biệt của Ý như Roma v.v… chế biến bột xốt cà chua - tomato paste, nấu ra gu. Hải Dương đã có cách đây hơn 10 năm trên 16 000 ha rau, sản lượng trên 260 000 tấn và sản lượng có thể tăng thêm nhiều, phẩm giá tốt hơn, nếu áp dụng rộng rãi những kỷ thuật viên học cấp tiến hiện tại .
Phát triễn các loại gạo đăc biệt japonica , gạo thơm , nếp japonica , nếp nấu rượu nhắm xuất khẩu
Thế nhưng diện tích rau đậu còn thua kém diện tích trồng hoa màu lương thực ngô ( bắp ), khoai lang và chút ít sắn ( khoai mì ). Diện tích trên 17 000 ha, nhưng sản lượng quy thóc chỉ đạt 60 000 tấn, chỉ mới băng phân nữa năng xuất tiềm năng hiện hửu . Diện tích trồng bắp lớn nhất, phần lớn để chăn nuôi, tập trung ở các huyện Nam Sách, Cẩm Bình, Bình Giang, Gia Lộc, tổng cọng trên 9000 ha. Lúa nước vẫn là cây lương thực chánh, chiếm 88.8 % về lợi tức và 94. 5 % về sản lượng tỉnh. Cây màu lương thực chỉ chiếm 11.2 % về diện tích và 5. 5 % về sản lượng. Diện tích lúa từ năm 1991 ( 149000 ha, tính trên 2 vụ một năm ) đến 1999 ( 146 900 ha ) không gia tăng gì mấy, nhưng sản lượng lúa càng ngày càng lớn, do năng xuất lúa tăng khá nhanh, nhờ cấy , gieo các giống cao năng, siêu năng và nhờ dùng nhiều phân bón hóa học, thay bèo hoa dâu và phân chuồng cồng kềnh, đặc biệt là phân đạm ( N ) và phân lân ( P ) sản xuất trong nước , trước đây có năm đã phải nhập khẩu đến 2 triệu tấn. Năng xuất lúa ở các huyện Cẩm Giàng, Bình Giang, Gia Lộc các năm cuối thập niên 1990 đã là 5-6 tấn một vụ, một ha, hơn năng xuât lúa trung bình các tỉnh nhiều lúa gạo miền đồng bằng sông Cửu Long và không xê xích mấy năng xuất lúa cao của Thái Bình, Nam Định, Hà T ây, nhất là sau khi áp dụng được kỷ thuật « đực bất thụ tế bào chất », trồng lúa lai đời F1 của Hồ Nam, Trung Quốc. Diện tích lúa có khuynh hướng giảm đi chút ít, do chủ trương hửu lý của tỉnh nhà, là chuyễn một phần diện tích lúa có năng xuất bấp bênh, kém cõi , sang trồng các loại cây khác hiệu quả cao hơn, đồng thời xây dựng vùng trọng điểm lúa có năng xuất cao, phẩm giá tốt hơn .
Đồng bằng Sông Cửu Long đã thành công sản xuất và tăng vụ lúa gạo cao năng , nhưng ít cao phẩm, đưa Việt Nam lên hàng thứ hai xuất khẩu gạo trên thế giới. Nhưng đồng bằng Sông Hồng chưa tái lập việc xuất khẩu 150 000 - 300 000 tấn gạo cao phẩm, gạo đặc biệt, thích hợp thị hiếu các thị trường Trung Quốc ( Hồng Kông , Singapore … ), Nhật Bổn và một vài quốc gia khác, những năm trưóc chiến tranh. Gạo đặc biệt - specialty rice xuất khẩu trên thế giới ngày nay là : a- gao thơm - aromatic rice phần lớn tuyễn chọn từ Khao Dak Mali hay Jasmine của Thái Lan, Basmati 370 của Trung tâm Kala Shakaku ( tuyễn chọn năm 1933) , Basmati 198 ( năm 1972 ), Basmati 385( năm 1985} và Super Basmati ( năm 1996 ) của Hồi Quốc - Pakistan, các loại Basmati 370 từ năm 1969 đến 1996 và sau 1996 duy nhất là gạo Taraori Basmati của Ấn Độ ; b- gạo màu - color rice đỏ, tím hay đen ( Việt Nam gọi là than ) chứa nhiều sắc tố anthocyanin ở vỏ trấu ( quả, trái ) vỏ hột ( hạt ) và tầng aleurone ; c- nếp- glutinous , waxy rice , nguồn gốc phát sinh là Lào và Đông Bắc Thái Lan ; d- gạo indica mềm - soft rice tên gọi Zefangmi ở Vân Nam cao độ 800 - 1000 m. (Nếp là các loại gạo có tỉ lệ amylose 0- 5 % ); e- gạo « tiệm buôn - boutique rice » vừa dẽo như nếp, vừa thơm là đặc điểm một số giống lúa cỗ truyền trồng ỏ Lào. Shangnongxiangjing là giống nếp thơm japonica này tuyễn chọn ở Trung Quốc từ giống Qingpuxiangjing kháng bệnh lúa trầm trọng là bệnh đạo ôn ( cháy lá-blast ) cao năng - 5.2 - 7.5 tấn /ha. Zhongxiang 1 là một giống cao năng indica cuối thập niên 2000 cao năng ( 6-8 tấn /ha ) lai giữa giống mẹ là 8066 (có pha giống Basmati 370); Xiang you 63 là một giống lúa lai đời F1 thơm đầu tiên - first aromatic hybryd rice ở Trung Quốc, cao năng ( 6-8 t/ha ) hột dài và kháng một bệnh lúa hiểm nghèo khác là bệnh vi khuẩn bạc lá ( cháy bìa lá- bacterial leaf blight ) Đáng kể ra nữa là giống loài phụ japonica tên là gạo thơm Koshihikari ở Nhật, giống gạo tương đương kiểu Basmati của người tiêu thụ Nhật. Các chương trình tuyễn chọn lúa gạo ở Nhật, Úc Châu và Hàn Quốc nay đã thành công tuyễn chọn những giống gạo dài loài phụ Japonica tương tự Basmati hay Khao DakMali. Đa số gạo thơm japonica cận đại của Trung Quốc quá dẽo để chiên cơm khô, ngon; f- cuối cùng là gạo nấu rượu - wine rice. Riêng tỉnhTriết Giang cần 270 000 tấn nếp và Trung Quốc cần 1 triệu tấn nếp mỗi năm nấu rượu. Lúa gạo nấu rượu ở Trung Quốc thuộc cả hai loài phụ japonicaindica, nhưng ở Nhật lại dùng gao japonica không phải là nếp để nấu rượu. Nếp japonica tốt hơn nếp indica về phẩm giá và hiệu năng nấu rượu hiện nay. Chúng tôi đã có dịp nhắc sơ qua là đồng bằng sông Hồng có ít nhiều lạnh, e thích hợp phát triễn các giống cao năng loài phụ japonica hơn đồng bằng sông Cửu Long ít lạnh chăng ?
Lúa Thơm Việt Nam ( Nguyễn Hửu Nghĩa , Bùi Chí Bửu , Lưu Ngọc Trình và Lê Vĩnh Thao ,Viện Khảo cứu Nông Nghiệp Hà Nội và Viện Khảo cứu Lúa Gạo Cửu Long , Ô Môn- Cần Thơ - 2001 ) chia ra 3 nhóm Lúa Tám, Lúa Nếp và Lúa Nương ( lúa khô , lúa rẫy ). Ở tỉnh Hải Dương các giống gạo thơm như Tám Thơm Hải Dương ( HD) , Tám Tròn (HD ) thuộc nhóm japonica, và Tám Xoan ( H D) thuộc nhóm indica . Các giống nếp phổ thông trong nông dân Hải Dương ( HD ) là nếp di HD - indica , nếp mày HD - japonica, nếp cái HD- indica , nếp hoa vàng HD - indica , nếp mỡ HD- japonica , nếp Tầm Xuân HD- indica. Những năm cuối thập niên 1990, các tỉnh đồng bằng sông Hồng đã phổ biến các giống nếp cải thiện, cao năng hơn các giống cỗ truyền japonica không thơm ; đó là các giống du nhập nếp K12 hột dài và giống Iri 352 lúa sớm ngắn ngày và các giống nếp japonica thơm lai tuyễn trong nước như Nếp D 21, Nếp 415 một giống nếp thơm ngắn ngày, Nếp BM 9603 , kháng lạnh, kháng bạc lá vi khuẩn. Nếp Việt Nam đã bắt đầu xuất hiện bán ỏ Hoa Kỳ, trước đây chỉ bán nếp Thái Lan, nếp Nhật Bổn và Đài Loan. Chưa thấy bán gạo Việt Nam kiểu Jasmine 85 …
Cải tiến năng xuất , phẩm giá vài loại cây công nghiệp
Ngoài các loại cây trồng kể trên, có thể nhắc tới một số cây « công nghiệp « luôn luôn cần để tâm tăng gia thêm năng xuất, phẩm giá như đậu xanh làm nguyên liệu cho ngành bánh đậu xanh thủ công đặc sắc thành phố Hải Dương; đậu nành ( đậu tương ) Gia Lộc , Cẩm Giàng; mía Kinh Môn, Nam Sách đặc biệt dùng tinh chế rượu rom ( rhum ) kiểu các đảo biển Caribbean sea, như đảo Mar tinique, tư bản Pháp đã đầu tư ở Nam Sách từ 2005 ; đậu phụng loài Virginia hột lớn ngoài loài hột nhỏ Spanish phía bắc quốc lộ 18 vùng Chi Linh - Kinh Môn. Và lẽ dĩ nhiên là vải Thiều, một trái cây bán toàn cỏi Việt Nam hay có thể xuất khẩu đông lạnh tươi hay đóng hộp, làm « thạch vãi « …, đã trồng nhiều ( trên 6000 ha ), nổi tiếng tại vùng Thanh Hà, Tứ Kỳ, Chí Linh , Ninh Giang .
Cũng cố ngành sản xuất thịt và cần đẩy mạnh thêm nuôi trồng ngư nghiệp lục địa
Hải Dương có khả năng phát triễn chăn nuôi từ trâu, bò, heo ( lợn ) đến gia cầm và cá nước ngọt. Hàng năm,tỉnh đã cung cấp cho thị trường gần 40 000 tấn thịt heo, 8000 tấn thịt gia cầm và 9 000 tấn cá.
Trâu nuôi ở Hải Dương có khuynh hướng giảm ( giảm từ 41300 con năm 1995 xuống 38200 con năm 1999, 26 900 con năm 2002 ) . Bò nuôi có phần tăng gia đôi chút 35 - 36 000 con năm 1995, lên trên 42 000 con năm 2002 . Nên xét lại thể thức chăn nuôi quốc doanh, tập thể, chăn nuôi gia đình có kết hợp với phương pháp công nghiệp hay không, hầu tăng gia sản xuất, loại và phẩm chăn nuôi. Tăng cường chích ngừa dịch bệnh trâu bò; thử nghiệm các giống cỏ họ đậu, cỏ hòa bản mới cao năng, giàu chất dinh dưỡng cho súc vật mau lớn hơn của các Trung tâm Quốc Tế hay Quốc Gia Mỹ La Tinh Nhiệt Đới, có khi ngay cả cải thiện và phổ biến lúa gạo làm thực phẩm chăn nuôi - feed rice ( gồm hai loại: loại siêu năng 10- 12 tấn/ vụ, chứa nồng lượng protêin cao 12 % , nhưng phẩm giá kém cõi, không hợp thị hiếu người tiêu thụ, hay loại thực phẩm chăn nuôi xanh - green feed rice, sinh khối to lớn, chứa nhiều chất dinh dưỡng cao protêin, lysine, các tế nguyên- bần tố từ rơm lá, thân, cọng và gié non, cắt gặt thu hoạch nhiều hơn 5- 10 vụ mỗi năm, nhờ tăng trưởng mau chóng, phát triễn mạnh mẽ .
Du nhập các giống bò Mỹ Angus nhỏ con « mini « mới, lai tuyễn các giống bò thịt Âu Châu ( như các giống bò nâu Pháp và Thụy Sĩ vùng núi Alpes ), hay Mỹ Châu với các giống bò tốt Hà Giang, ngoài giống Sind Ấn Độ. Tưởng cũng không nên bỏ qua kỷ thuật nuôi bò thịt cao phẩm, mỡ đã trộn lẫn ngay ở thớ thịt- persillet như bò Pháp vùng Limoges và đặc biệt là kiểu bò thịt Kobê - Nhật nổi tiếng ngon mềm nhất thế giới.
Về trâu thì cần cải thiện nuôi trâu sửa Murrah ;bổ sung thêm hướng nuôi trâu cung cấp sửa nhiều bơ hơn sửa bò, dùng làm phó mát Ý mozzarella ngoại ô thành phố Napoli -Naples, một nguyên liệu làm các bánh ga tô phó mát - cheese cakes hình như dân Á Đông mỗi ngày mỗi ưa chuộng ; cố gắng hạ giá thành hầu tái lập xuất khẩu thịt trâu sang thị trường Trung Quốc như Thái Lan( Quảng Châu , Hồng Kông ), vì thịt trâu theo người Hoa ăn ít dị ứng - allergy hơn thịt bò.
Năm 1999, Hải Dương đã có đàn heo gần 600 000 con, trên 750 000 con năm 2002, là một trong số 7 tỉnh cả nước có đàn heo nuôi trên nữa triệu con, nuôi theo hộ gia đình. Cần chế biến thực phẩm nuôi heo, nuôi gia cầm tỉnh nhà ( đủ loại gà vịt , ngan ngỗng và cả gà lôi - gà tây - turkey, dindon nữa ) trên căn bản khoa học hơn, dựa vào tăng gia phẩm giá, năng xuất bắp ( ngô ), đậu nành ( đậu tương ) còn quá thấp kém , hay dựa trên cám hay cả gạo các loại lúa gạo siêu năng, nhưng phẩm giá còn kém. Ngoài lai giống tuyễn chọn heo nạc, tưởng cũng nên cố gắng du nhập , tuyễn chọn thêm các giống heo đặc thù thế giới, cách chế biến thịt heo theo những kiểu cách Tây phương như dăm bông, dăm bô nô …. ngon kiểu Tây Ban Nha ( Barcelona , Madrid… ) hay heo quay porchetta kiểu Ý, bổ sung giò, chả kiểu Việt Nam , heo quay , lạp xưởng … kiểu Trung Quốc.
Khai thác thủy sản Hải Dương đã giảm từ 4600 tấn năm 1995 xuống 1700 - 1800 tấn các năm 1999 - 2002. May thay, thủy sản nuôi trồng, nhất là cá nước ngọt đã tăng từ 4300 tấn năm 1995 lên trên 15000 tấn năm 2002. Đáng lưu tâm là nuôi tôm nước ngọt ( « con tôm ôm cây lúa » ) hình như vắng mặt ở đồng ruộng lúa nước Hải Dương và ngay cả tôm nước lợ luân canh lúa cho mùa nước triều lớn có cơ đẩy nước mặn hay nước lợ vào một số ruộng tỉnh nhà.
Tuy là một tỉnh Việt Nam chịu khó áp dụng những tiến bộ thế giới về lúa gạo, chuyên canh rau - trái, vài kỷ thuật chăn nuôi đặc thù, sản xuất cá nước ngọt… giúp cho nông nghiệp tiếp tục có tỉ xuất tăng gia khá cao. Nhưng lợi tức nông dân, nông thôn quá đông đúc ( trên 73 % tổng số dân tỉnh năm 1999 ) vẫn quá thấp kém so với công nghệ, dịch vụ : nhất là khi dân số lại bắt đầu gia tăng ( năm 2007 tổng số dân Hải Dương đã lên lại trên 1, 7 triệu người). Tỉ trọng của lợi tức GDP nông-lâm-ngư nghiệp từ 45.6 % năm 1999 , xuống 30.0 % năm 2000, 27.1 năm 2005 và 26.9 năm 2006. Năm 2005, lợi tức GDP nông nghiệp Hải Dương đã bị dịch vụ ( 29.3% ) vượt mặt và công nghệ - xây cất ( 43,6%) bỏ xa.
3- Phát triễn dịch vụ du lịch
Mạng lưới giao thông tân tiến, cập nhật như đã nói trên tất nhiên sẽ giúp đẩy mạnh ngành du lịch Hải Dương. Tỉnh nhà là một một xích trung chuyền của tam giác tăng trưởng du lịch Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh. Các tài nguyên du lịch, Sau thời kỳ « đổi mới « đã kết hợp khá hài hòa nhau, cố tâm gắn liền với những dấu tích lịch sử hào hùng của dân tộc cùng các danh nhân đời Lê -Lý -Trần - Lê : với những danh thắngcảnh quan Côn Sơn - Kiếp Bạc , Kính Chủ ( Nam Thiên đệ lục động) , An Phụ , khu hang động Nhị Chiểu, hay sinh thái Làng Cò , Rừng Chí Linh ; các lễ hội, các làng nghề và các đặc sản nổi tiếng trong và ngoài nước. Trong số 35 nghề cổ truyền tỉnh Hải Dương , ngoài nghề làm bánh đậu xanh ở thành phố tỉnh lỵ đã kể, nổi bật là các nghề: chạm khắc đá ở Kính Chủ- Kinh Môn, làm bánh gai ở Ninh Giang, sản xuất gốm sứ ở Làng Cậy- Cẩm Giàng, thêu ở Xuân Nẻo - Tứ Kỳ, chạm khắc gỗ ở Đông Giao - Cẩm Giàng và gần đây mỹ nghệ tre mây xuất khẩu . Năm 1999, toàn tỉnh chỉ có 20 khách sạn và nhà nghĩ, tổng số 420 phòng. Phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế chỉ chiếm 57% . Nay đã có trên 100 khách sạn từ 2 sao đến 4 sao. Ngoài ra còn có một số motel và khách sạn cở trung bình và nhà nghĩ khang trang, giá cả phải chăng. Số khách du lịch trong nước tăng trung bình 6.7 % mỗi năm từ 28 335 lượt người năm 1993, đến 65 196 lượt người năm 2000. Số khách quốc tế gia tăng trung bình 14 % mỗi năm và có cơ tăng mạnh thêm, khi nhiều quốc gia ( năm 2005 đã có 18 quốc gia đầu tư ở Hải Dương ỏ 70 dự án ) trên thế giới đến đầu tư phát triễn công nghệ, dịch vụ tỉnh nhà. Hải Dương đã xây xong từ năm 2003 ở thị trấn Sao Đỏ , huyện Chí Linh cách Hà Nội 48 km, trên đường đi đến Vịnh Hạ Long, Câu lạc bộ Sân Gôn và Thôn Dã - Golf & Country Club. Vị trí rộng 160ha, trong một thung lũng đẹp, chung quanh nhấp nhô rừng đồi, bên cạnh một hồ lớn nhiều suối lạch uốn khúc, có nước thiên nhiên chảy qua. Sân gôn ( sân cù ) có 11 lỗ, trên 36 lỗ, có khó khăn nước nôi ( 6 trên nước và 5 đụng mặt nước ). Khách sạn câu lạc bộ sân Gôn có 90 phòng và dãy phòng xa hoa, lộng lẫy, có hai quán ăn, cơ sở hội nghị, dịch vụ suối khoáng - spa , sân quần vợt, hồ bơi, dịch vụ bồi phòng suốt 24 tiếng đống hồ ngày đêm, một hộp đêm - nightclub và hai quầy rượu. Muốn tăng gia du khách trong nước cần chú trọng thêm đến các các công trình thể thao, vui chơi giải trí khác du lịch thắng cảnh, lịch sử hay sinh thái, như hội nghị, đàm thảo sự việc tỉnh nhà, liên tỉnh liên vùng hay quốc sự … liên hệ đến ngành báo chí mà Hải Dương đã có từ lâu như ba loại báo tỉnh (hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng) ; những tuần san, nguyệt san đặc thù nghiên cứu văn hóa, nghệ thuật, khoa học… , như thông tin điện tử E - newspapers phổ thông thông tin tỉnh dễ dàng ( blog , twitter…) mau chóng hơn. Hải Dương đã có đài truyền hình có tiếng là trội nhất miền Bắc, cũng như đã có mạng lưới cáp với 40 kênh quốc tế . Tại sao chưa thiết lập nổi một khu tiêu khiển tân tiến cùng màng lưới sáng tạo phim, kịch, ca múa …. đăc biệt theo tinh thần văn minh Việt Nam cận đại, để đại chúng Việt Nam tiêu khiễn phải còn tùy thuộc vào phim, kịch, ca hát… văn hóa , văn nghệ Á Đông, tuần tự theo sở thích Nhật Bổn, rồi Trung Quốc ( Hồng Kông, Đài Loan ), nay là Nam Hàn ( Hàn Quốc ) ?
4 - Ngành công nghệ tiến nhanh có cơ đuổi kịp các tỉnh Đồng Nai , Bình Dương
Từ năm 1991, Hải Dương đã lợi dụng là địa bàn kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, lợi thế tài nguyên khoáng sản ( than đá, đất sét đặc biệt đất sét trắng cao phẩm, bô xít, đá vôi …) và chuyên chở giao thông tiện lợi, để phát triễn công nghệ. Haicông nghệ nổi tiếng Hải Dương là nhà máy xi măng Hòang Thạch và nhà máy sành sứ - ceramic plant . Năm 1999, GDP công nghiệp Hải Dương đã đứng hàng thứ ba trong vùng đồng bằng sông Hồng, chỉ sau thủ đô Hà Nội và thành phố Hải Phòng. Đóng góp 35.2 % vào tổng thu nhập nội địa của tỉnh và thu hút 12,8 % số lao động toàn tỉnh. Sản xuất công nghiệp Hải Dương phát triễn theo hướng đa thành phần: quốc doanh ( Trung Ương và địa phương ), ngoài quốc doanh và công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Năm đó, tỉnh có 14 doanh nghiệp quốc doanh Trung Uơng và 21 doanh nghiệp quốc doanh địa phương, có lợi thế cho sản xuất xi măng, gạch, đá, chế biến nông sản và may; thu hút 15.500 lao động. Công nghiệp ngoài quốc doanh, chủ yếu là tiểu thủ công nghiệp gồm 45 hợp tác xã, 50 tổ hợp, 35 doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hửu hạn, 23 400 hộ cá thể và gia đình, thu hút 79 000 lao động. Các ngành cơ khí, thêu ren, giày xuất khẩu là thế mạnh của khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh. Năm 1997, tỉnh đã hình thành, khôi phục, phát triễn 32 làng nghề , với gần 40 nghề truyền thống ở khắp 11 huyện và thành phố Hải Dương, từ vùng nông thôn đến thị trấn, thị tứ. Từ năm 1996, công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã khởi sắc, có 6 dự án đi vào sản xuất, thu hút 1126 lao động ; công ty may Venture ở thành phố Hải Dương, công ty Tropical weavecorp Ngọc Châu sản xuất nước lọc ( thành phố Hải Dương ) ,công ty trách nhiệm hửu hạn BVT sản xuất hàng may mặc, bật lữa gaz ( huyện Gia Lộc), xí nghiệp chế tạo kim cương ( thành phố Hải Dương ), công ty Hửu Nghị Việt - Triều - Hải Tân (thành phố Hải Dương ), công ty trách nhiệm hửu hạn Ford Việt Nam lắp ráp ô tô ( huyện Cẩm Giàng và thành phố Hải Dương ).
Công nghệ Hải Dương mới thật sự triễn triễn mạnh ở thời kỳ 2001- 2005. Nhờ các chương trình thu hút đầu tư, tư bản, nới rộng cũng cố các khu công nghệ cũ, tăng cường hạ tầng cơ sở như đường xá lát đá trải nhựa nối liền với quốc lộ 5, quốc lộ 18, đường sắt , đường sông, điện, nước sạch, hệ thống cống thoát thủy và trị liệu các phế thải, bưu điện, viễn thông, ngân hàng, quan thuế tiện lợi và tân tiến, có khi luôn cả khu gia cư , khách sạn , trường học , bệnh xá … , thiết lập các khu công nghệ tập trung- concentrated industrials parks , IP. Trên phương diện thu hút tư bản đầu tư, trong khuôn khổ công nghệ hóa và thị trấn hóa nước nhà, Hải Dương áp dụng thể thức Xây Dựng và Chuyễn giao - Built - Transfer ( BT ) , Xây dựng Hoạt động và Chuyễn Giao - Built - Operate - Transfer ( BOT ) cũng như cung cấp tư bản quốc gia để xây cất hạ tầng cơ sở tân tiến cần thiết, cải tổ thủ tục hành chánh rườm rà cho đơn giản, trong trắng và cởi mở hơn như mô hình « Chỉ Ngừng ở Một Tiệm - one - stop - shop « bằng cách cố gắng đào tạo những nhóm nhân viên, cán bộ có kinh nghiệm giải quyết tốt đẹp mọi vấn đề từ cung cấp giấy phép môn bài đến các hoạt động xử lý liên hệ đầu tư.
Cuối năm 2005, mọi chỉ tiêu phát triễn công nghệ dự trù cho thời gian 2001-2005 đều đã thực hiện cả. Đa số các sản phẩm công nghệ chánh đều vượt chỉ tiêu như ngành điện, ráp ô tô, làm máy bơm và cung cấp nước uống gia thất. Cuối năm 2004, Hải Dương đã có 1206 xí nghiệp gồm 12 quốc doanh trung ương, 26 quốc doanh địa phương, 1098 tư nhân và 70 có đầu tư ngoại quốc. Cuối tháng tư 2002, Hội đồng nhân dân Hải Dương chấp thuận chỉ tiêu thu hút 16 500 tỉ đồng Việt Nam ( VND) - trên 1.05 tỉ đô la Mỹ tư bản đầu tư công nghệ, gồm 11 200 tỉ VND ( 717 triệu đô la Mỹ ) tư bản nội địa và 5 300 tỉ ( 339 .74 triệu đô la Mỹ ) đầu tư ngoại quốc. Sau 4 năm thực hiện tư bản đầu tư vào tỉnh là 15 728 tỉ VND ( trên1 tỉ đô la Mỹ ), gồm 10 838 tỉ VND nội địa và 4 894 tỉ VND ngoại quốc , nghĩa là 95% chỉ tiêu đặt ra.
Tỉnh nhà cố sức xây dựng 10 khu công nghệ tập trung - IP, tổng cọng diện tích 1500 ha vào năm 2010 và 19 IP vào năm 2020. Năm 2009, Chánh phủ đã chấp thuận 6 IP ở Hải Dương trong số liệt kê IP cả nước . Đáng kể là IP Tân Trường, rộng 250 ha ở huyện Cẩm Giàng, trên sông Tiêu kế cận quốc lộ 5, cách Hà Nội 43km, cách Hải Phòng 57km, cách cảng Cái Lân ( tỉnh Quảng Ninh ) 93km. IP Tân Trường đã nhận 455 tỉ VND ( 29 triệu đô la Mỹ ) đầu tư vào các ngành điện , điện tử công nghệ làm lạnh điện, công nghệ chế biến nông sản lâm sản, chế biến thực phẩm, ngành sành sứ cao phẩm, làm gương - glass , giấy và vật dụng gói ghém. IP Đại An chiếm 170.82 ha ở thành phố Hải Dương , kế bên quốc lộ 5, cách Hà Nội 50km, cách Hải Phòng 51km, cách Phi trường Quốc tế Nội Bài 80km và cách cảng Cái Lân 108km. IP này đã nhận 274 tỉ VND ( 17.4 triệu đô la Mỹ ) đầu tư, tụ điểm vào các lảnh vực hàng hóa tiêu thụ . chế biến nông sản và thực phẩm, bộ phận và sản xuất, thiết kế điện tử, sành sứ, đồ gương - glasswares và tiểu công nghệ. Điện IP Đại An đã được nối vào mạng lưới điện quốc gia 110/120 KV và hệ thống cung cấp nước của thành phố Hải Dương, dung lượng 33 000 m3 mỗi ngày. IP Tây Hải Dương rộng 147 ha tại thành phố Hải Dương cũng gần quốc lộ 5, cách trung tâm thành phố 3km, cách Hà Nội 48km, cách Hải Phòng 52km, cách cảng Cái Lân 88km. Đã nhận đầu tư 347 tư VND tập trung vào các ngành: kỷ thuật thông tin truyền thông, công nghệ sinh học, vật liệu tiền tiến, kỷ thuật tự động- automation technology và cơ khí điện tử, kỷ thuật không gian và chế tạo máy móc . IP cũng sử dụng nước của hệ thống cung cấp nước của thành phố Hải Dương. IP Cộng Hòa Chí Linh rộng 158 ha ở huyện Chí Linh kế cận quốc lộ 18, sông Tiêu và đường sắt cách Hà Nội 80km, cách Hải Phòng 68km và cách cảng Cái Lân 60km. Đã nhận 294.5 tỉ VND ( 18.76 triệu đô la Mỹ ) đầu tư chánh ở lảnh vực vật liêu xây cất, các nhà máy dệt và may mặc, chế biến nông lâm sản, và sản xuất điện tử, các vật dụng làm mát lạnh điện và gia thất. Điện IP Cộng Hòa Chí Linh cũng được nối vào mạng lưới quốc gia và sử dụng nước của thị trấn Sao Đỏ, dung lượng 8500m3. Ngoài các IP, tưởng cũng nên nhắc đến các khu công nghệ Nam Sách, Phúc Diễn… Các nhà đầu tư mủi nhọn điện tử, công nghệ cao kỷ đã có mặt ở Hải Dương, như các công ty hay tổ hợp công ty Bother, Qualcom, Kenmark và Sumidenso của Nhật, Hoa Kỳ, Hàn Quốc.
Nếu năm 1999, các xí nghiệp có đầu tư ngoại quốc chỉ tạo ra 1126 công ăn việc làm( lao động ), năm 2006 chúng đã tạo ra hơn 9000 lao động với 52 xí nghiệp , tổng số tư bản đăng ký là 663. 6 triệu đô la Mỹ, trong hay ngoài các IP. Nay đã có 160 dự án có đầu tư ngoại quốc, tổng số tư bản đăng ký là 1778 triệu đô la Mỹ. Trong số này đã có 91 xí nghiệp hoạt động, sử dụng trực tiếp 40 000 lao động, không kể hàng ngàn lao động khác hoạt động ngoài xí nghiệp. Nhờ vậy GDP tỉnh nhà đã tăng 10.8 % mỗi năm ở thời gian 2001- 2005, hy vọng tăng đến 11.5 % ở ngũ niên 2006-2010 và 12.8% mỗi năm sau đó. GDP mỗi đầu người Hải Dương chỉ mới là 580 đô la Mỹ năm 2006, nhưng ước lượng sẽ đạt 1000 đô la năm 2010 và 2500 đô la năm 2020. Đưa dân Hải Dương gia nhập đời sống trung lưu Á Đông, như nhiều tỉnh miền Đông Nam Bộ vậy
( Irvine , Ca Li ngày 23 tháng 10 năm 2009 )


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét