Thứ Năm, 28 tháng 1, 2010

Hòa Bình


Cố gắng hiểu rỏ đất nước hơn :
Thô thiễn lạm bàn phát triễn một tỉnh Trung du Tây Bắc Việt Nam: tỉnh Hòa Bình

G S Tôn thất Trình

Nước non nặng một lời thề,
Nước đi, đi mãi, không về cùng non.
…Non cao tuổi vẫn chưa già,
Non thời nhớ nước, nước mà quên non.
Dù cho sông cạn đá mòn,
Còn non còn nước hãy còn thề xưa …
Nghìn năm giao ước kết đôi,
Non non nước nước không nguôi lời thề
( Tản Đà- núi Ba Vì , Tản Viên và sông Đà - 1889 - 1939 )


Phần I : Khái quát về tỉnh Hòa Bình

Vị trí tỉnh Hòa Bình

Tỉnh Hòa Bình được thiết lập năm 1886. Khi đó có tên là tỉnh Mường, tỉnh lỵ đăt tại Chợ Bờ. Do công sứ Pháp làm chủ tỉnh . Hòa Bình là một trong những tỉnh Việt Nam, tộc dân Kinh là thiểu số ( người Thái “đen “ và Thái” trắng “, năm 2000 chiếm 55 % tổng số dân tỉnh Sơn La ; ngườì Tày chiếm 43.86 và người Nùng chiếm 32.85% tổng số dân tỉnh Cao Bằng; người Nùng chiếm 43.9% , người Tày chiếm 35.6% tổng số dân tỉnh Lạng Sơn …) .Năm 1888 , Hòa Bình đổi tên thành tỉnh Phương Lâm. Năm 1891, mới có tên là tỉnh Hòa Bình, tỉnh lỵ là Hòa Bình, gồm 6 châu: Lương Sơn, Kỳ Sơn, Lạc Sơn , Lạc Thủy,Mai Châu và Đà Bắc. Năm 1976 sáp nhập với tỉnh Hà Tây thành tỉnh Hà Sơn Bình, tỉnh lỵ là thị xã Hà Đông. Tháng 10 năm 1991, tỉnh Hòa Bình được tái lập , tỉnh lỵ là thị xã Hòa Bình. Tỉnh Hòa Bình hiện nay trên phương diện hành chánh gồm có thị xã Hòa Bình và 10 huyện: Đà Bắc, Mai Châu, Tân Lạc ( Mường Khến- Mãn Đức ), Lạc Sơn (Vụ Bản ), Kim Bôi ( Bờ ), Lương Sơn ( Chợ Đồn ), Lạc Thủy ( Chi Nê ), Yên Thủy ( Hàng Trạm ), Kỳ Sơn, Cao Phong một huyện mới, tách từ huyện Kỳ Sơn. Hòa Bình có 11 thị trấn phân bố ở 9 huyện, 6 phường và 197 xã. Các huyện Kim Bôi và Lạc Thủy có 2 thị trấn. Kim Bôi là huyện có diện tích lớn nhất, diện tích 693.6 km2 , và dân số đông nhất ( năm 1999 đã có 129 600 người) . Huyện nhỏ nhất là Lạc Thủy, diện tích 30.2 km2 , và dân số ít nhất, 49 100 người.
Hòa Bình là tỉnh miền núi Tây Bắc , phía Bắc giáp Phú Thọ, phía Tây giáp Sơn La, phía Nam giáp Thanh Hóa, phía đông giáp Hà Tây và Hà Nam. Trải dài từ 20o18’ đến 21o8’ vĩ độ Bắc và từ 104o 50’ đến 105o52’ kinh tuyến Động. Diện tích tỉnh là 4662 km2. Dân số thống kê chính thức năm 2006 là 820 400 người; tháng 7 năm 2009 là 832 573 người . Năm 1975 , chưa đến nữa triệu người ( 432 200 ) và năm 1999 cũng chỉ mới có 756 637 người.
Hòa Bình án ngữ cửa Tây Bắc, cách thủ đô Hà Nội 80Km về phía Tây, theo quốc lộ 6. Hòa Bình là đầu mối giao thông nối liền miền xuôi với miền núi Tây Bắc trên trục kinh tế Hà Nội- Hà Đông-Hòa Bình- Mộc Châu- Sơn La-Lai Châu. Theo đường 15, Hòa Bình là điểm xuất phát đường Trường Sơn Công Nghiệp ( đường mòn Hô Chí Minh). Theo các tuyến đường 12A, 12B, 21A, Hòa Bình là vị trí trung chuyễn giữa miền núi non trùng trùng điệp Tây Bắc và miền đồng bắng châu thổ sông Hồng, nằm trong tam giác tăng trưởng kinh tế quan trọng, có nguồn lao động lớn nhất nước.

Địa hình

Hòa Bình là một tỉnh miền núi điển hình. Hầu hết diện tích tỉnh là núi và cao nguyên. Giữa núi và cao nguyên là những thung lũng sông suối, không có một đồng bằng nào đúng nghĩa của nó. Núi cao trung bình, độ cao lớn nhất không trên 1500m, đa số dưới 1000m, chủ yếu tập trung về phía tây tỉnh như Đà Bắc, Mai Châu, Tân Lạc , rải rái một số đỉnh núi xấp xĩ 1400m , như Phu Canh ( 1420m ) Pà Cò ( 1 343m ) , núi Biên ( 1198m ). Thung lũng , đồng bằng nhỏ bé có độ cao từ 20 đến 40m tập trung ở Lạc Thủy và Yên Thủy. Hầu hết các dãy núi đều chạy theo hướng Tây Bắc- Đông Nam. Các dãy núi phía tây thuộc hệ Trường Sơn, nằm ở tả ngạn Sông Đà ( Rivière Noire ), kéo dài từ Mai Châu qua Tân Lạc và kết thúc ở Nam Yên Thủy. Lựa chọn Hòa Bình làm khởi điểm đưòng Trường Sơn công nghiệp rất hửu lý, đúng địa lý. Hòa Bình thể hiện tính phân bậc khá rỏ , các bậc chính là dưới 200m , 200- 500m , 500- 700m , 700- 1000m, và trên 1000m , tương ứng với các kiểu đồng bằng - thung lũng, đồi núi thấp và núi trung bình. Như vậy có thể tùy cao độ khác nhau này, lựa chọn các rau hoa hay cây ăn trái ( ăn quả ) bán nhiệt đới hay ôn đới, có yêu cầu lạnh - chilling requirement nhiều ít, khác biệt nhau .

Khu núi đá vôi phía tây và phía tây nam là một phần của cao nguyên Mộc Châu kéo xuống , qua Mai Châu,Tân Lạc, Lạc Sơn. Quá trình cacxtơ điển hình của Hòa Bình là quá trình xâm thực chia cắt xảy ra mạnh mẽ, vì khí hậu gió mùa ẩm ướt, mật độ chia cắt địa hình cao, xâm thực , đất lở, đất trượt phát triễn mạnh. Diễn ra càng mạnh hơn nữa ở những nơi mà lớp phủ thực vật bì tàn phá, trơ trụi. Nhiều động caxtơ độc đáo như động Thác Bờ, động Cô Tiên, hang Luồn ( Yên Bồng - Chi Nê ) và nhiều lòng chảo cácxtơ rộng, thuận lợi cho việc tập trung dân cư và phát triễn nông nghiệp .

Khí hậu

Hòa Bình mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa, với một mùa đông ngắn lạnh, ít mưa và một mùa hạ dài nóng và mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình hàng năm ở các nơi trong tỉnh thường trên dưới 23o C. Mùa Đông vì ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc, đặc biệt 3 tháng ( tháng 12, tháng giêng và tháng hai ) nhiệt độ không khí giảm đi rỏ rệt, nhiệt độ trung bình tháng ở thị xã Hòa Bình ( cao độ thấp nhất tỉnh chỉ có 20m trên mặt biển ) đã xuống dưới 20 độ C. Vào thời kỳ này mưa cũng rất ít, chỉ đạt 128.8 mm ở thị xã Hòa Bình. Mùa hạ ( mùa hè ) ở Hòa Bình thường kéo dài hơn các nơi khác trong vùng. Từ tháng 3 đến tháng11, không có tháng nào nhiệt độ trung bình xuống dưới 20 0 C. Trong mùa hè , lượng mưa và số ngày mưa cao , tập trung vào tháng 7, tháng 8 và tháng 9 ; trung bình hàng tháng 300 - 400 mm. Vì thế, bình quân năm ở Hòa Bình khá cao, 1800 - 2200mm. Biến động thời tiết thường làm ra những cơn giông, mưa lớn mùa hè, trung bình một năm tới 70 ngày có giông .
Một đặc điểm khác của khí hậu Hòa Bình là các cực trị ( extremes) khác biệt rất xa, so với trị số trung bình. Nhiệt độ cao nhất đo được ở Mai Châu ngày 12-5 1966 là 41o C , ngày 15-5 1940 ở thị xã Hòa Bình là 41.20 C Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối cũng hạ xuống tới 1.9o C ở thị xã Hòa Bình và Mai Châu, và vào các ngày 31-12-1975 nhiệt độ đo được ở Chi Nê là 2.30C và Kim Bôi là 2.1oC . Như vậy nhờ địa hình theo bậc đã tả ở trên và ba tháng lanh, Hòa Bình tùy nơi cao thấp có thể thỏa mãn yêu ( nhu ) cầu lạnh các cây trái và rau đậu bán nhiệt đới hay ôn đới khác nhau . Nhắc lại yêu cầu lạnh đo bằng số giờ nhiệt độ dưới 7- 11oC ( 11o C cho loài cây như hồng trái - kaki, persimmon và 7oC cho các loai táo tây - pom, đào lông- peach , pêche; và thay đổi tùy giống tuyễn chọn, yêu cầu lạnh nhiều, ít trong loài, từ 100 giờ đến vài ngàn giờ.

Thủy văn

Hòa Bình có mạng lưới thủy văn tương đối dày. Trong tỉnh có 11 con sông chính thuộc các hệ thống Sông Đà , sông Mã , sông Bưởi. Các sông này mang tính chất thượng nguồn, nên tác động bồi đắp phù sa hạn chế.
Sông lớn nhất là sông Đà ( Rivière Noire, ). Theo sách Sử học bị khảo của Đặng xuân Bảng và Phương Bình địa chí của Nguyễn văn Siêu ( Đại Nam nhất thống chí , bản dịch của Phạm Trọng Điềm, Hoàng Đổ sưu tập-tạp chí Đi Tới- 2003 ), hiệu đính sai lầm của Lê Quí Đôn cho rằng sông Đà là một nguồn của Sông Cửu Long, rồi hợp lưu với sông Nhị Hà hay sông Hồng ; chiếu theo kiến giải của Đại Thanh nhất thống chí , nói là sông Hồng có 5 nguồn: nguồn chánh đến thành Nguyên Giang làm sông Nguyên Giang, đến huyện Mông Tự hợp với sông Bạch Thủy và sông Xích Thủy làm sông Lê Hoa, do thác Liên Hoa vào địa giới châu Thủy Vĩ ( Hưng Hóa ) nước ta làm sông Thao ; nguồn thứ hai từ phủ Khai Hóa vào huyện Vĩnh Tuy nước ta làm sông Lô ( Rivière Claire ) ; một nguồn thứ ba từ châu Qui Thuận phủ Trấn Yên tỉnh Quảng Tây, vào huyện Để Định nước ta làm sông Gầm hay sông Gấm ( còn có tên là sông Ngô; nguồn thứ tư từ sông Xa lí ( Lào ) vào đất Lai Châu nước ta làm sông Đà ; và nguồn thứ năm từ Lục Yên Châu và Thu Châu tỉnh Hưng Hóa nuớc ta gọi là sông Trôi hay sông Chảy đổ vào sôngThao ở phủ Đoan Hùng .
Sông Đà bắt nguồn từ huyện Cảnh Dương, tỉnh Vân Nam Trung Quốc, đến với sông Nhị Hà - sông Hồng từ Lai Châu qua các châu Quỳnh Nhai, Thuận Châu, Phù Yên, Mộc Châu, Đà Bắc; phía đông núi Long Môn châu Đà Bắc gọi là sông Long Môn, bẻ về huyện Bất Bạc tỉnh Sơn Tây qua phía tây núi Tản Viên ( cao 1287 m ) đến huyện Sơn Vì, nay là Lâm Thao, mà vào sông Thao. Diện tích lưu vực sông Đà trên 51 8900 km2. Sông Đà dài 1010km. Phần chảy trên lảnh thổ Việt Nam dài 570km, trong đó có 101 km ( ? ) chảy qua địa phận tỉnh Hòa Bình. Mùa lũ kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm tới 80% tổng lượng dòng chảy, lũ lớn nhất là vào tháng 7 và tháng 8. Lưu lượng mùa lũ trung bình nhiều năm là 21 000 m3/s- giây, mùa kiệt là 1608m3/s. Ngoài giá trị giao thông, thủy năng sông Đà có ý nghĩa to lớn cho phát triễn đất nước .
Sông Bôi , diện tích lưu vực nhỏ 664 km2 dài 125km, bắt nguồn từ vùng núi Đồi Thơi , Đồi Bu và một số núi thấp phía đông tỉnh. Sông Bôi chảy theo hướng tây bắc- đông nam qua Kim Bôi , LạcThủy, đổ vào sông Hoàng Long ( Ninh Bình ) rồi gặp sông Đáy ở Cầu Gián - Ninh Bình. Sông Bưởi có chiều dài 130 km, diện tích lưu vực 886 km2 , bắt nguồn và chủ yếu chảy trong địa phận huyện Tân Lạc , gặp sông Cái ở huyện Lạc Sơn. Sông Bùi là sông ngắn, chiều dài 32 km, chảy từ vùng núi Đồi Thơi và Đồi Bu qua huyện Kỳ Sơn , rồi đổ vào sông Đáy ở khu vực huyện Chương Mỹ - Hà Tây ...
Hoà Bình còn có một số hồ đầm thiên nhiên tương đối lớn: đầm Quỳnh Lâm 62.52 ha, ở thị xã Hòa Bình; hồ Đông Chanh, đầm Gò Châu, hồ Cao Dương ( Kim Bôi ), đầm Đùn ( Lạc Thủy ).

Dân cư

Ai về sau dải núi Kim Bôi,
Nhắn rằng tim tôi chưa phai mờ.
Hình dung một chiếc thắt lưng xanh,
Một chiếc khăn màu trắng trắng,
Một chiếc vòng sáng lóng lánh,
Với nụ cười nàng quá xinh …
Tô Hải
Hòa Bình là một tỉnh có biến động dân số loại mạnh 25 năm qua. Ngày 6 tháng 11 năm 1979 khởi công xây dựng công trình thủy điện , cũng là ngày Hòa Bình bắt đầu một giai đoạn nhập cư lớn, có qui mô chưa từng có, đồng thời với việc tái phân dân cư khi quần cư vùng lòng hồ ngập chìm trong nước. Mức tăng dân số cao liên tục suốt thập kỷ 1980 : 1980 -1985 là 3.1% , 1986- 1990 là 4, 25. Sang thập kỷ 1990, dân số chỉ tăng quân bình mỗi năm là 1.39%, khi công trình thủy điện hoàn thành. Từ năm 1996 đến năm 2000, mức tăng dân số đã hạ thấp. Song song với mức tự nhiên đang giảm từ năm 1994 đến năm 2000 , dòng xuất cư lớn hơn dòng nhập cư, nay dân số Hòa Bình đã dần dần ổn định trở lại. Tuy nhiên, cần tiếp tục hạ thấp tỉ lệ gia tăng tự nhiên, hầu tiến tới dân số ổn định, đồng thời nâng cao chất lượng dân cư. So với các tỉnh miền núi và Trung du phía Bắc , Hòa Bình có mật độ vào hàng trung bình. Nhưng nếu chỉ so với các tỉnh Tây Bắc, Hòa Bình có mật độ cao hơn hẳn. Hai huyện miền núi thật sự của Hòa Bình, Đà Bắc và Mai Châu, có mật độ dân số thấp nhất tỉnh. Hòa Bình hình thành phân bố dân cư theo 3 địa bàn dễ nhận :
- địa bàn phía tây, gồm 2 huyện Đà Bắc và Mai Châu. Cả 2 huyện có tới 20 xã và một thí trấn chủ yếu của Đà Bắc, nằm ven hồ thủy điện phải di dời đến nơi định cư mới, với nhiều mức độ khác nhau. Đây là nơi cư trú xen kẻ của nhiều tộc dân, nổi bật là người Tày và người Thái.
- địa bàn phía đông gồm 5 huyện : Lương Sơn , Kim Bôi, Lạc Sơn, Lạc Thủy, Yên Thủy . Dân cư tập trung đông, tạo thành các dải dọc theo các trục đường xá. Dọc đường 12 A là những cánh đồng rộng, đặc biệt là những cánh đồng chạy dọc thung lũng sông Cái , sông Con. Dải tập trung thứ hai bao gồm các xã vùng đồi chạy dọc theo quốc lộ 21A từ Lương Sơn, Kim Bôi tới Lạc Thủy và một dải tập trung dân cư khác là thung lũng sông Bôi. Các đô thị nhỏ, thị trấn, thị tứ hình thành từ xa xưa, nay đã được cũng cố thêm, tuy cần phải gia tăng nổ lực thị trấn hóa hơn nữa, trở thành các trung tâm hành chánh-văn hóa - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ của địa phương. Đăc biệt có tới 4 nông trường ( Lương Sơn, Thanh Hà, Sông Bôi và 2/9 ), một hình thức tổ chức liên kết nông công nghiệp. Đây là địa bàn đã đông dân, lại phải tiếp nhận dân di dời, nên dân số chiếm 60% toàn tỉnh.
- địa bàn trung tâm gồm thị xã Hòa Bình và các huyện Kỳ Sơn, Tân Lạc. Đây là nơi có hoạt động di dân lòng hồ, vừa là nơi tiếp nhận lao động đến xây dựng công trình thủy điện. Tân Lạc là một huyện thưa dân năm 1975, nhưng có đường 6 mới chạy qua nên đã tăng sức thu hút và nay dân cư tập trung khá đông.

Công trình thủy điện hoàn thành, hàng loạt lao động cùng gia đình đã tới các công trinh mới ( Ya ly, Hàm Thuận… ). Qui mô dân số thị xã vì thế đã giảm xuống, dân nông thôn đã định cư ổn định phần nào .

Kết cấu dân số theo tộc dân
Hòa Bình có nhiều tộc dân ( ethnics ) , nhưng 6 tộc dân chính là Mường, Kinh , Dao , Thái , Tày và Mèo ( H’Mông ). Nhắc lại là theo Mạc Đăng, Viện Tộc Dân Học ( 1989 ), Việt Nam có 3 họ ngôn ngữ lớn. Đông Nhất là họ Nam Á, chia ra 5 nhóm: nhóm Việt Mường có 4 tộc dân là Kinh hay Việt, Mường và hai tộc dân ít người là Thổ và Chứt ; nhóm Môn Khơ Me ( Khmer ) có 21 tộc dân , Khơ Me, Ba Nà, Xơ Đăng, Cơ Ho, H’Rê, M’Nông, Xtiêng, Bru, Khơ Mú, Cơ Tu, Tà Ôi, Mạ, Co, Giẻ Triêng là các tộc dân trên 10 000 người, cùng một số ít hơn 10 000 người là Xinh Mun, Châu Ro v.v… ; nhóm Mèo H’Mong - Dao có 3 tộc dân là Mèo, Dao ( Mán ) và Tà Phèn ( ít người); nhóm Tày-Thái có 8 tộc dân, Tày Thái Nùng,có trên nữa triệu người, Sán Chay, Giáy , Lào, Lự Bố, ít người và nhóm ngôn ngữ chưa xác định ít người như La Chí, La Ha, Cơ Lao và Pupéo. Họ Nam Đảo có 5 tộc dân, tổng cọng gần nữa triệu người, là Gia Rai (Lai), Ê Đê ( Rha Đê ), Chăm,( Chàm, Chiêm Thành ), Ga( Ra)glai, Chu Ru. Họ Hán Tạng chia ra 2 nhóm; nhóm Hoa -Hán có 3 tộc dân là Hoa gần một triệu người, Sán Dìu và Ngái; nhóm Tạng- Miến, ít người, tổng cọng trên 20 000 người, có 6 tộc dân là Hà Nhì, Phù Lá, La Hủ, Lô Lô, Cống và Si La.

Tộc dân đông nhất ở Hòa Bình là Mường, chiếm 63.3% dân số tỉnh vào năm 2009, chiếm đại bộ phận dân cư ở các huyện Lương Sơn ( trên 90% ), Kim Bôi và Tân Lạc ( trên 80% ), Kỳ Sơn, Lạc Sơn, Yên Thủy ( trên 60% ). Ngoài ra họ còn sinh sống đan xen với các tộc dân khác ở các huyện còn lại. Thứ nhì là tộc dân Kinh hay Việt, chỉ chiếm 27.7 % tổng số , thường tập trung ở thị xã , thị trấn. Tộc dân Kinh đóng góp to lớn nhất vào sự phát triễn kinh tế - xã hội tỉnh Hòa Bình. Người Kinh chiếm tỉ lệ trên 70% dân số thị xã Hòa Bình và trên 35 % dân số huyện Lạc Thủy, nơi có nông trường sông Bôi. Thứ ba là tộc dân Thái, phần lớn tập trung ở Mai Châu ( trên 61% tổng số dân huyện này ), chiếm 3.99 % dân số tỉnh. Thứ đến là tộc dân Tày, chiếm 2.71 % , tập trung nhiều nhất ở Đà Bắc ( 38% dân số huyện ). Thứ 5 là tộc dân Dao hay Mán, chiếm 1.73 %, chủ yếu sống ở nơi cao độ lớn hơn, thuộc hai huyện Đà Bắc và Kim Bôi. Thứ 6 là tộc dân Mèo - H’Mông sinh sống ở những nơi cao nhất như ở hai xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu, chiếm 0.52 % dân số. Số lượng các tộc dân khác, ít người, không đáng kể.

Văn hóa Hòa Bình, Hòa Bình - Bắc Sơn, Sơn Vi
Văn hóa Hòa Bình tựu trung là văn hóa tộc dân Mường. Theo Cơ quan Du lịch, Bộ Văn Hóa cho biết tháng 10 năm 2008 là vào năm 1923 ( ? ) một bà học giả khảo cổ Pháp ( ? ) thám sát những vị trí lịch sử ở tỉnh Hòa Bình và những quan sát tiên khởi của bà chỉ gợi chú ý của vài nhà hàn lâm và khảo cồ trong nước, cũng như ngoại quốc. Nhưng đến ngày 30 tháng giêng năm 1932 , các nhà khảo cỗ trên thế giới họp hội nghị đầu tiên về Tiền sử Viễn đông - First Far East Pre-history Conference ở Hà Nội đã quyết định chấp thuận danh từ Văn Hóa Bình ( Hòa Bình Culture ), vì tuy nền văn hóa này còn có di tích ở nhiều nước khác như Lào, Cam Bốt, Thái Lan, Miến Điện, bán đảo Mã Lai và miền Đông đảo Sumatra, nhưng không đâu phong phú bằng ở tỉnh Hòa Binh- Việt Nam cả. Sau đó các nhà khảo cổ lại ghép thêm vào nền văn hóa Hòa Bình nền văn hóa Bắc Sơn, nơi phát hiện ra ở tỉnh Lạng Sơn, những di chỉ khảo cổ, dấu tích xưa nhất( ngườì vượn hóa thạch, sơ kỳ thời đại đá cũ , hình như còn tìm thấy ở Núi Đọ Thanh Hóa v.v… nữa ) của con người trên đất nước ta , ở các hang động Thẩm Khuyên, Thẩm Ồm. Còn nền văn hóa Sơn Vi, tập trung trên vùng gò đồi Vĩnh Phú,qua địa tầng di tích hang Con Moong , có tuổi khoảng 20 000 năm đến 11 ngàn năm trước Công Nguyên, công cụ chế tác từ đá cuội đã trực tiếp phát triễn lên văn hóa Hoà Bình -Bắc Sơn. Trong các hang động, chúng ta đã phát hiện ra hàng vạn di vật bằng đá cuội ghè đẻo thành những công cụ hình hạnh nhân, hình tròn, rìu ngắn, rìu dài và đặc biệt là rìu dài mài lưỡi v.v…. Thành tựu của người Hòa Bình - Bắc Sơn trong lịch sử dân tộc Việt Nam cũng như cả vùng Đông Nam Á, bước vào một bước ngoặt lớn: một trung tâm nông nghiệp vào loại sớm nhất của nhân loại đã ra đời vào khoảng vạn năm trước. Con người từng bước giả từ hái lượm , săn bắn , bước vào cuộc sống sản xuất . Từ những công cụ lưỡi được mài rìa, ở văn hóa Hòa Bình, sau đó, tiến vào thời đại đồ gốm , báo hiệu cuộc cách mạng thời đại đá mới đã đến với con người.

Nói đến văn hóa Hòa Bình là nói đến tộc dân Mường. Tuy đa số hơn một triệu người Mường ở Việt Nam hiện sinh sống ở tỉnh Hòa Bình, nhưng họ cũng rải rác rộng lớn ở các tỉnh Thanh Hóa, Sơn La, Phú Thọ, Ninh Bình và miền Tây tỉnh Nghệ An. Người Mường cùng chung một gốc với tộc dân Kinh hay Việt là tộc dân đa số ở Việt Nam, phân ly ra thành hai nhóm riêng biệt vào thế kỷ thứ 10 ( ? ). Tộc dân Mường không có chữ viết - script, cho nên tiến trình lịch sử Mường là kho văn chương dân gian - folk literature , hình thức nghệ thuật duy nhất, thành phần quan trọng truyền thống Hòa Bình phong phú, có nhiều đặc điểm đa dạng, độc đáo, đặc thù.

Các điệu múa Sênh Tiền, Sắc Bùa, Hát Đang, các trang phục ( áo phụ nữ đẹp nhiều màu sắc, thường bằng lụa , kiểu hình học chim, rồng, phượng … ) , cách dựng nhà cửa và lễ cúng tổ tiên, lễ hội cồng chiêng… là những biểu hiện sống động về sắc thái tộc dân Mường. Chẳng hạn như hát giao duyên nam nữ, làn điệu phong phú và bài bản như « Thường Ban Ví « hoặc các nhạc cụ dùng trong giao duyên như « Bọ Mẹng « . Thanh niên có năng khiếu hơn thì tập hát -diễn- kể trường ca sử thi, hát cúng lễ như « Mo -mỡi « ; các nữ thanh niên phải tập chơi các nhạc cụ nghi lễ như chiêng cồng. Người Mường thường dùng « Khèn «, một nhạc cụ quen thuộc các tộc dân thiểu số nước nhà, thổi khèn đệm cho những điệu hát như hát Thường, Đang. Khèn Mường cũng như khèn Thái, khèn Lào, khèn H’Mong - Mèo là loại nhạc cụ thuộc bộ hơi có cấu trúc khá phức tạp, gồm nhiều ống trúc xếp cạnh nhau, một đầu cắm xuyên qua bầu gỗ hình bắp chuối làm hộp cọng hưởng. Cồng chiêng là những nhạc cụ thuộc họ tự thân vang , xuất hiện ở Việt Nam thời văn hóa đồng thau Đông Sơn ( khoảng 2000 - 3000 năm trước đây ), đúc bằng hợp kim đồng pha thiếc và chì . Hòa Bình đã tìm thấy 47 chiếc trồng đồng cỗ , trong đó có các trống đồng Sông Đà và Miếu Môn rất cỗ. Loại chiêng có núm gọi là Cồng hay chiêng núm tộc dân Kinh. Loại không có núm người Kinh gọi là chiêng bằng. Ở người Kinh, một cái Chiêng đối đáp một Trống Cái làm nhịp cho các buổi tế lễ, đình đám. Xưa kia còn dùng Chiêng làm hiệu lệnh dàn quân, thu quân. Còn bộ Chiêng Mường gồm 12 cái, do 12 cô gái đánh lại là một phần âm nhạc chủ chốt hội Sắc Bùa Mường . Các lễ hội Mường còn tổ chức ngày nay như lễ hội mùa Xuân « Xéc Bùa «, « Xuống Đồng «, « Cầu Ma « , « Rửa lá Lúa « , « Cơm Mới « . Lớn nhất và phổ thông nhất là lễ hội « Xuống Đồng « , thường bắt đầu từ tết nguyên đán, diễu hành rước Thần Núi ( Sơn Tinh ) về đền, dân gian nhân dịp cùng nhau vui vẽ uống rượu cần (cách uống rượu qua một ống tre dài ), đàn ca múa hát theo nhịp điệu cồng chiêng và các nhạc cụ khác; đặc biệt người lớn chơi trò ném «Còn « ( một loại banh nhiều màu sắc ), bắn cung tên và súng …. Đan xen văn hóa Mường tiêu biểu nhất là văn hóa Thái, quần tụ ở thung lũng Mai Châu. Người Thái Hòa Bình vẫn bảo tồn được sắc thái tộc dân mình trong tổ chức cư trú, nghề nghiệp cổ truyền, trang phục ( áo gấm thụng, rộng của phụ nữ Thái, dệt truyền thống ở bản- làng màu sắc sặc sở, mô hình xinh xắn, thoáng đôi chút tính cách quốc gia… ), ngôn ngữ, tiết lễ và nhiều sinh hoạt khác. Hát giao duyên nam nữ Thái là hát Trai gái « Khắp Bảo Sao « , nhạc cụ dùng trong giao duyên là « Pí Pặp - Tính Tàu », hát kể Thái là « Khắp Xư » , hát -diễn kể trường ca Thái là « Chương han », hát cúng lễ là » Mo- Then » v.v… Khèn Thái có 12 ống , có khi tới 14 ống, bó thành 2 hàng, gọi là khèn bè. Khèn bè có thể thổi thành bè, có bè giai điệu, có bè trầm. Hình trên trống đồng khai quật ghi rỏ xa xưa có 2 loại khèn : khèn có bầu dài là khèn Mèo - H’Mông ; khèn có bầu ngắn là khèn Thái . Hội hè vui chơi Thái là « Đua Thuyền - Hái Hoa ». Tộc dân Thái Hòa Bình còn truyền lại hơn 500 bộ sách cỗ xưa gồm nhiều hùng thi - epics nổi tiếng như bài hát « Trù Xôn Xao « ( tiễn người yêu đi xa ), « Khu Cun « , « Y Noi « « Quan To Mương « . .. Đồng bào Mường thích các món ăn chua, đắng; cho nên cá nấu măng chua, xúp đắng là đặc thù Mường ; đáng kể thêm là « Cơm Lam » gạo thơm địa phương nấu trong ống tre , thổi chín trên lữa hồng, « Cơm tấm thịt trâu nấu lá lom chua » v.v…. Còn bửa ăn đồng bào Thái lại chia ra 5 loại trong mâm, khay: nước chấm, để chấm rau sống, rượu, nước uống, thực phẩm và món ăn xào nấu .. .

Tộc dân Tày ( Tổng bí thư đảng Cọng Sản Viêt Nam hiện nay, kỷ sư lâm học Nông Đức Mạnh là người Tày ), tập trung ở Đà Bắc, cũng có chữ viết riêng và truyền thống văn hóa lâu đời. Đặc tính cá biệt này biểu hiện ở ca khúc du dương Lườn, Lườn Coi, Lường Ngan, múa Sluong . múa Châu, Phương Ly … Đàn ông Tày mặc áo chàm dài, quần trắng, đầu đội khăn đóng, chóp nghiêng về phía sau , chân đi Hài Xảo , Giày vải. Đàn bà Tày đầu quấn tóc vấn , đội khăn Mỏ Quạ, mặc áo chàm dài cài khuy đồng, thắt băng chàm ngang lưng, tự dệt và tự nhuộm chàm.

Phần II : lạm bàn các hướng phát triễn tỉnh Hòa Bình

Biến chuyễn cơ cấu kinh tế đáng kể ở Hòa Bình từ năm 1992 đến năm 1997, nhưng công nghệ hóa, dịch vụ hóa cần tiến mạnh, hầu làm tăng nhanh hơn nữa đà thị trấn, thành thị hóa dự liệu nước nhà cho năm 2020.

Khu vực nông lâm ngư nghiệp ở tổng lợi tức Hòa Bình đã giảm từ 84 % năm 1992, xuống 56% năm1995 và 45,95 năm 1997. Tuy vẫn duy trì được mức phát triễn khoảng 3. 5% những năm sau đó, nhưng mức tăng này đã bị công nghệ và xây cất ( năm 2007 tăng 20.4 % so vói năm 2006) và dịch vụ ( tăng 16.9% năm 2007) bỏ xa . Lợi tức GDP mỗi đầu người năm 2006 ước lượng là 6.2 triệu đồng VN. Nhưng dân cư sống ở nông thôn và miền núi vẫn chiếm 84% tổng số.

Vai trò đặc biệt của công trình thủy điện Hòa Bình.

Công trình thủy điện Hòa Bình có diện tích gương hồ chứa 20 800 ha ( 208km2 ) , với độ cao trung bình 115m., trử lượng nước là 2,4 triệu m3 ( chỉ bằng 1/10 trử lượng Đập Tam Điệp - Three Gorges Dam, Trung Quốc ) Ngoài nhiệm vụ cung cấp nước cho nhà máy thủy điện, hồ chứa đập Hòa Bình còn có tác dụng điều tiết nước sông giữa hai mùa, hạn chế lũ lụt cho vùng hạ lưu, tạo cảnh quan thiên nhiện đẹp đẻ, cơ sở tốt phát triễn du lịch và cũng là nơi quan trọng nuôi trồng thủy sản.
Nhà máy thủy điện Hòa Bình khởi công xây cất năm 1979 ( hay 1984 ? ) như đã nói trên, công xuất dự trù 1920 000 KW, sản xuất 8.160 tỉ KW/giờ một năm, bắt đầu hoạt động năm 1994 cách đây 15 năm. Tuy sau nhà máy Thác Bà trên sông Chảy ở tỉnh Yên Bái, bắt đầu hoạt động năm 1971 và công trình thủy điện Đa Nhim trên sông Đồng Nai, khởi công thập niên 1960, khánh thành đập đầu năm 1964 ( nhà máy chỉ thực sự bắt đầu hoạt động năm 1974 ), nhưng mãi đến nay vẫn là nhà máy thủy điện có công xuất điện lớn nhất nước. Vì nhà máy Đa Nhim chỉ dự trù công xuất 160 MW ( nay đã tăng lên gấp 3 gần 500 MW và 1.0 tỉ KW/giờ) , nhà máy Ya Li trên sông Sê San công xuất khoảng 720 000 KW ( 3. 684 tỉ KW /giờ ), và nhà máy đập Sơn La ( Cao ), cũng trên sông Đà, dự trù 2600 000 KW ( 15 tỉ KW/ giờ ) nhưng sau đó làm đập thấp ( 2 400 000 KW) dự trù bắt đầu hoạt động năm 2005, đến nay vẫn chưa xong. Đập Lai Châu, khởi công năm 2009 công xuất nhỏ hơn đập Hòa Bình , 1200 000 KW .

Điện Hòa Bình góp sức lớn vào việc hoàn thành, năm 1995, đường dây tải điện cao áp 500 KV, dài 1487 km , xuyên Trường Sơn nối liền các mạng lưới điện 3 miền Bắc Trung Nam, tạo ra lưới điện quốc gia thống nhất. Cùng các trạm biến thế , tăng áp , hạ áp vói các đường dây hạ áp , đi theo các đường phố, thắp sáng giao thông, đi vào các nhà máy, xí nghiệp cung cấp điện cho xe lữa chạy ( không rỏ khúc đoạn nào đường rầy xe lữa Nam Bắc đã được điện hóa ? ); đặc biệt năm 1999 , 85% số huyện và 55% số xã khắp cả nước ( điện hóa nông thôn ) đã có điện hạ thế để sử dụng cho các hộ nông dân .
Nhưng có lẽ ảnh hưởng quan trọng nhất của công trình đập thủy điện Hòa Binh , thủy điện hiện lớn nhất Đông Nam Á , là tạo ra một công ty xây cất lớn đất nước là Tổng Công Ty Sông Đà, tạo ra một đội ngũ xây dựng Viêt Nam đầy đủ chuyên viên, nhân công lành nghề, trang bị phương tiện mới mẽ cận đại ; trước đây ngành công nghệ này chỉ trông cậy vào ngoại quốc, nay đã bắt đầu đạt tầm vóc quốc tế. Công Ty Sông Đà, không những thực hiện các công trình xây dựng cả 3 loại đập thủy điện nhỏ, vừa ( dưới 100 000 KW), và lớn ( 400 -500 000 KW trở lên) trong nước, tỉ như Bình Điền, Cần Đơn, Na Hang, Ya Li ( nhắc lại Yali trên sông Sesan , tỉnh Kontum được công ty Nippon Koei - Osaka Nhật , chủ tịch lúc đó là chánh kỷ sư hảng Kubota, vẽ kiểu cuối thập niên 1950 và đầu thập niên 1960 thời Đệ nhất Cộng Hòa ; đập Ya Li được Công ty Sông Đà hoàn chỉnh và khởi công ngày 4 tháng 11 năm 1993, với 10 000 nhân công và kỷ sư Việt Nam có sự trợ giúp của 80 chuyên viên ngoại quốc, phí tổn 9.3 tỉ đồng Việt Nam ), Sóc Miêng, Sesan 3A, Sesan 4, Sơn La . … mà còn ở các nước biên giới như Lào với các đập thủy điện sẽ hay đang làm ở tỉnh Savannakhet như Sê Bang Hiêng 1 và Sêbang Hieng 2… và biết đâu nay mai, cả đập lớn hơn Sơn La là Stung Streng, biên giới Miên -Lào -Thái nữa. Phụ thêm công nghệ sản xuất cơ khí trong nước như sản xuất máy biến điện tốt đã bán sang Lào, tuy các tua bin…. nhỏ chạy thủy điện hiện còn phải nhập khẩu của Trung Quốc .

Sông Đà từ lâu đã có giá trị lớn về giao thông vì là đường vận chuyễn lâm sản từ vùng núi cao về đồng bằng Bắc Bộ, trên 90km chảy trên địa phận tỉnh qua Đà Bắc, Mai Châu, Kỳ Sơn và và 239 km qua địa phận tỉnh Sơn La. Việc xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình cũng làm tăng thêm hiệu quả giao thông trên sông và trên vùng hồ chứa nước Hòa Bình. Bến tàu Bích Hạ trên vùng lòng hồ, thuộc thị xã Hòa Bình là đầu mối giao thông, nối liền thị xã với các vùng cao thượng nguồn sông Đà. Tuy nhiên đập Hòa Bình cũng gây nhiều khó khăn cho việc chuyễn hàng hóa, lâm thổ sản giữa các vùng ở trên và dưới đập. Nay ở thị xã Hòa Bình tân trang, chắc đã hoàn tất cầu cảng Thái Thịnh bên trên đập và bến tàu phía dưới đập, dự trù trùng tu từ năm 2001, hầu làm dịch vụ chuyên chở hành khách. Cũng như canh tân cảng Bến Ngọc phía dưới đập hửu ngạn Sông Đà và cảng sông tả ngạn phía dưới đập Hòa Bình, có mục đích hổ trợ dự án xây dựng đập thủy điện Sơn La. Cảng Bích Hà bên trên đập, cả hai phía hửu ngạn và tả ngạn sông Đà, làm cảng chuyên chở hàng hóa, kho vựa cung cấp vật liệu, thiết bị cho dự án Sơn La và giao thông với các tỉnh miền Tây Bắc, chắc nay cũng đã xong.

Diện tích mặt hồ nhân tạo đập Hòa Bình nhỏ hơn đôi chút diện tích măt hồ đập Thác Bà, huyện Yên Bình và một phần huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. Diện tích hồ Thác Bà là 23 400 ha có đến 1 331 tiểu đảo và đồi núi sinh thái khác biệt bao quanh. Nước hồ Hòa Bình cũng không trong xanh, không phản chiếu một khu rừng cỗ xưa lân cận như ở hồ Thác Bà , nơi đó còn đồi núi, tiểu đảo chứa những hang động như hang Hùm , hang Cẩu Cuôi, động Bạch Xà và là một thắng cảnh di tích lịch sử, vì ở hồ Thác Bà năm 1285, tướng Trần Nhật Duật đã đánh tan tành một đạo quân ( nhà ) Nguyên Mông ( Cỗ ).

Phát triễn du lịch Hòa Bình chỉ mới mạnh tiến sau năm 2000

Ngành thương mãi sông hồ và du lịch Hòa Bình giảm mạnh trong thập kỷ 1990, đặc biệt năm 1997, vì dân số thành thị, thị xã giảm sút, khi đại bộ phận công nhân và gia đình họ xây đập Hòa Bình chuyễn vào xây các đập Tây Nguyên và Miền Nam. Chẳng hạn mức bán lẽ và kinh doanh thương mãi, dịch vụ tư nhân năm 1996, chỉ bằng 79.5 % của năm 1995. Hòa Bình là một vùng đất cỗ, giàu tiềm năng du lịch. Đây là một tỉnh có nhiều cảnh quan thiên nhiên, nhiều hang động, nhiều bản- làng tộc dân, hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước. Hòa Bình còn có nhiều di tích thắng cảnh đẹp như Chùa Kè ( Phú Vinh , Tân Lạc ), Tam Động Sơn ( Phúc Cỗ, Lạc Sơn), Hang Muối ( Tân Lạc ) , Hang Luồn ( Chi Nê , Lạc Thủy ), suối nước nóng Kim Bôi. Nước khóang Kim Bôi luôn luôn có nhiệt độ 360 C, đủ tiêu chuẩn làm nước uống, hoặc tắm, chữa bệnh viêm khớp, đường ruột, dạ dày, huyết áp ). Kim Bôi cách thị xã Hòa Bình 30km, hiện đã có nhà nghĩ dưỡng cũng tên là Kim Bôi, xây cất trên một hồ nước khóang lớn. Du khách dừng chân trong nhà, vẫn nghe tiếng nước phun reo bên ngoài. Nước suối Kim Bôi đã được đóng chai, thành phần dinh dưỡng không kém các nhãn hiệu ngoại quốc. Ngoài Bản Lạc huyện Mai Châu, hồ đập thủy điện thênh thang, hồ đầm thiên nhiên, còn có rừng nguyên sơ Thường Tiên ( Kim Bôi , Hang Kia ), rừng Pà Cò ( Mai Châu ), rừng Phu Canh ( Đà Bắc ) , đồi núi cao ( Hang Kia 1044m, dãi núi đá vôi Pà Cò 1343m, Phu Canh 1420m ) không khí trong lành, đáng là nơi thiết lập những khu du lịch nghĩ dưỡng kiểu Tam Đảo, Sa Pa, cũng như nhiều chùa đáng chiêm ngưỡng như chùa Tiên ở Lạc Thủy, chùa Bờ ở hồ Hòa Bình… Chưa kể đến những sắc thái các bản làng riêng rẽ hay đan xen các tộc dân Mường, Thái, Tày, Dao, Mèo, cùng những chợ phiên, lễ hội đặc thù từng tộc dân. Hòa Bình đã đầu tư đáng kể ngày nay vào hoạt động du lịch, kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất của ngành ( hệ thống khách sạn, nhà hàng, đội ngũ cán bộ, tăng cường quảng bá du lịch). Đáng kể là khu du lịch Văn Hóa Việt - Mường và sân Gôn Phượng Hoàng đã hoàn tất và nhiểu vị trí du lịch đang xây cất dọc sông Đà và điểm du lịch Lạc Sỹ. Nhờ vậy mà trong 6 tháng đầu năm 2007, số du khách tham quan Hòa Bình, trước đây rất khiêm tốn, đã quá 288 000 người, trong đó có 28 800 du khách ngoại quốc. Nữa năm 2007, ngành công nghệ du lịch đã thu được trên 110 tỉ đồng VN ( 6, 87 triệu đô la Mỹ ) , chiếm 51,6 dự liệu trong năm, nghĩa là tăng 206 % năm 2006. Mức tăng ngành du lịch ở Hòa Bình năm 2006 đã là 110% năm 2005 .

Song song với ngành du lịch, ngành dịch vụ, chuyễn dịch hàng hóa, và bán lẽ cũng gia tăng đáng kể. Trong 6 tháng đầu năm 2007, tổng lợi tức ngành dịch vụ và bán lẽ đã lên tới 1, 358. 5 tỉ đồng VN ( 85 triệu đô la Mỹ ). Tuy nhiên lợi tức xuất khẩu tỉnh lại giảm 6 tháng đầu năm 2007, chỉ mới đạt được 38% con số dự trù, ước lượng 17.128 triệu đô la, gồm 9.12 triệu đô la hàng hóa và 8 triệu đô la xuất khẩu dịch vụ, chia ra 7.1 triêu đô la xuất khẩu nhân lực và 1 triệu xuất khẩu du lịch. Hàng hóa Hòa bình xuất khẩu chính năm 2007 là nông phẩm, áo quần, tơ sợi, các bộ phận điện tử và thấu kính -lenses. Năm 2007, tỉnh ước lướng là sẽ nhập khẩu 4.989 triệu đô la, chánh yếu là vải vóc, hóa chất và nguyên liệu làm thấu kính.

Nông nghiệp Hòa Bình cần chuyễn động mạnh thâm canh hơn nữa , phát triễn những loài cây hàng năm( hàng niên ) ngắn ngày hơn ( rau hoa mùa Đông), tăng quỷ đất nông nghiệp, trồng cây trái( ăn quả ) lâu năm ( đa niên) trên đất rừng, cũng như gia tăng thủy sản xứ mát đầm- hồ- sông- suối tỉnh nhà . Làm đầu tàu canh tân , chuyễn đổi nông nghiệp thích hợp vùng cao cho các vùng Tây Bắc , Đông Bắc ?

Như đã nói trên, khu vực nông lâm ngư nghiệp ở tổng lợi tức kinh tế tỉnh đã giảm từ 84 % năm 1992, xuống 56% năm1995 và 45,95 năm 1997. Tuy vẫn duy trì được mức phát triễn khoảng 3. 5% những năm sau đó, nhưng mức tăng này đã bị công nghệ và xây cất ( năm 2007 tăng 20.4 % so với năm 2006) và dịch vụ ( tăng 16.9% năm 2007) bỏ xa . Lợi tức GDP mỗi đầu người năm 2006 ước lượng là 6.2 triệu đồng VN. Dân cư sống ở nông thôn và miền núi chiếm 84% tổng số. Đến năm 1999, giá trị sản phẩm công nghiệp tăng 185% so với năm 1995, nhưng năm 1998 công nghiệp kể cả thủ công nghiệp chỉ mới thu hút được 10 768 lao động, ít hơn mức tăng dân số thời xuất nhập ổn định, khoảng 12 000 người năm đó.

Theo tổng điều tra nông nghiệp và nông thôn, quỹ đất nông nghiệp, năm 1999 chỉ chiếm 15 % diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Trong số này diện tích trồng cây hàng năm ( lúa , hoa màu , cây công nghiệp ngắn ngày ) chiếm đến 73, 21%, đất trồng cây lâu năm là 5.38% , đất đồng cỏ là 21, 41% . Bình quân diện tích đất nông nghiệp tính trên đầu người ở khu vực nông thôn chỉ đạt 0, 1 ha. Như vậy có nhiều hạn chế tự nhiên ảnh hưởng đến tăng gia sản xuất và lợi tức nông dân. Chống đối giảm nghèo nông thôn Hòa Bình, lẽ dĩ nhiên là phải thâm canh cao- siêu năng hơn nữa và chuyễn cơ cấu sang những cơ chế tăng qũy đất đai và phát triễn tăng vụ bằng những cây hàng năm ngắn ngày hơn nữa.

Năng xuất lúa nước tỉnh chưa đến tột đỉnh khả năng
Hòa Bình cũng như các tỉnh miền Băc và miền Bắc Trung Bộ, không thể nào lơ là áp dụng triệt để những kỷ thuật mới lúa siêu năng ( tuần tự từ các giống Nông Nghiệp thập niên 1960 , các giống Thần Nông ( IR …. ) thập niên 1970, giống lai đời một F1 thập niên 1990 và có lẽ tương lai, giữa thập niên 2010 thế kỷ 21 ( ? ) là lúa quang tổng hợp không bảo hòa ánh sáng C4 , tiềm nâng có thể trên 13- 15 tấn lúa ( thóc ) /ha một vụ. Năng xuất lúa ( thóc ) Hòa Bình đã tăng từ 2.59 tấn/ha năm 1995, đến 4.22- 4.27 t/ha vào các năm 2001 - 2002. Còn thua kém các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Tây…. các năm đó là từ 5,74- 6.2 t/ha , nhưng cũng đã hơn hẳn các tỉnh miền Tây Bắc khác là Sơn La, Lai Châu rồi.

Lúa nước siêu năng kiểu lúa lai F1 cũng như lúa Thần Nông đòi hỏi mực nước ruộng tương đối bằng phằng ( có thể cải thiện thêm bằng laser ở tiểu điền như Đại học Nông Lâm Thủ Đức đã trình diễn mới đây), dùng nhiều phân hóa học ( đạm - nitrogen , đặc biệt là urê - urea, trước đây phải nhập khẩu gần 2 triệu tấn mỗi năm, nay đã sản xuất tốt đẹp trong nước nhờ dầu khi ở Phú Mỹ -Bà Rịa và ở Cà Mau, ở Hà ( Đà ? ) Bắc ( khí hóa than đá ? ) cũng như phosphat Lâm Thao kế cận ), không bị giới hạn như ở nhiều vùng đồng bằng sông Cửu Long vì phèn , ngập mặn, đất than bùn « không chưn- chân « …, còn nhiều khả năng tăng thêm năng xuất, thay vì đạt đỉnh 5.2 t /ha như Bộ Nông Nghiệp Việt Nam lo ngại cho công tác tăng gia sản xuất, xuất khẩu lúa gạo tương lai Đồng Bằng Sông Cửu Long. Nhắc lại là năm 2008, Việt Nam đã xuất khẩu 4.3 triệu tấn gạo, trị giá 3 tỉ đô la Mỹ , đứng hàng thứ nhì thế giới. 99% gạo xuất khẩu từ Đồng Bằng Sông Cửu Long . Năm 2007 đã sản xuất 19 triệu tấn lúa, hy vọng sẽ đạt 21 triệu tấn năm 2020.

Một điểm khác đáng lưu ý là loại gạo dẽo hột tròn thương mãi hóa ở Tây Phương, Nhật Bổn, Đại Hàn, miền Trung và Bắc Trung Quốc v.v… thuộc nhóm gạo ôn đới nhóm phụ japonica ( thay vì là nhóm indica ở miền Nam ) cần đôi chút mát lạnh để mọc tốt . Như vậy đáng thử nghiệm thêm, vạn nhất các nước Âu Mỹ, Nhật … trong tương lai hủy bỏ không trợ cấp quá độ ( thường là 5- 10 lần giá « quốc tế «) sản xuất lúa gạo quốc gia nữa, có cơ mở rộng thị trường giao thương quốc tế lúa gạo japonica. Các tỉnh miền Bắc, trong đó có Hòa Bình, có lẽ thích hợp hơn các tỉnh miền Nam, như đang cố làm lúa japonica ở An Giang không có lạnh ? Trước đây vào thời Pháp thuộc , thập niên 1930- 40 , miền Nam như Sóc Trăng, Cần Thơ, Bặc Liêu đã thử nghiệm, nhưng thất bại, các giống gạo japonica ngon như Carolina ...
Tham vọng Hòa Bình trở thành vườn rau đậu( rau dưa)- vegetables, xứ mát, cho cac vùng Hà Nội - Hải Phòng đặng chăng ?

Rau đậu góp phần lớn vào bửa ăn hằng ngày của dân nước ta. Vì thị trấn hóa theo đà tiến triễn nhanh ở nhiều tỉnh miền Bắc Việt Nam, yêu cầu rau đậu - rau dưa ở những thành phố như Hà Nội, Hải Phòng tăng trưởng mạnh mẽ. Miền thấp đồng bằng, có thể cung cấp một số loài giống rau đậu trồng trọt quanh năm . Nhưng một số khác chỉ trồng được vào mùa đông lạnh mát.
Hiện nay đáng nực cười là rau đậu, không trồng được vào mùa nóng, đều do Lâm Đồng hay Trung Quốc cung cấp. Nực cười vì rau cải mát lạnh lại do nông dân Lâm Đồng, một số lớn nguyên quán Hà Đông, tỉnh Hà Tây kế cận tỉnh Hòa Bình, được phép đăc biệt vào quanh vùng Đà Lat đầu thập niên 1940 ( Pháp lúc đó hạn chế người Kinh lên Tây Nguyên, ngay cả khi Pháp đã công nhận Tây Nguyên là đất Vương triều Nguyễn Phước -Domaine de la Couronne D’ Annnam, thập niên 1950 ), trồng rau hoa xứ mát cung cấp cho 8000 kiều dân Pháp, bị cắt đứt nguồn cung cấp của « Mẩu Quốc » Pháp. Vùng đồi núi cao Hòa Bình, cách Hà Nội chừng 3 giờ lái xe hơi, sẽ là nơi lý tưởng sản xuất rau dưa , rau đậu xứ mát mùa hè cho Hà Nội. Thế nhưng đến năm 2007, chưa hề thấy sản xuất « đại trà « rau đậu xứ mát ở tỉnh Hòa Bình. Không rỏ Công Ty Kỷ thuật Nông Lâm Vạn Thanh VTAFTC, thành lập năm 2007, có sự giúp đở của kỷ thuật nông nghiệp Hà Lan ( như công ty Hasfarm ở Lâm Đồng (? ) trồng hoa cắt cành - cut flower ? xuất khẩu, kỷ thuật tân tiến ) đã khuếch trương, thị trường thương mãi được mấy giống trong số 6 loài ( mỗi loài 4 giống mới ) rau xứ mát cao năng ở vùng cao Hòa Bình ? Hình như nhiều giàn su le - chayotte đã bắt đầu xuất hiện ở tỉnh nhà, như trước đây ở Đơn Dương -Dran xe vận tải nườm nượp mỗi đêm chở về Sài Gòn bán. Làm rau cải xuất tỉnh, nhiên hậu bán ra ngoại quốc, phải triệt để áp dụng lề lối canh tác mới tốt đẹp GAP- Good Agricultural Practices, nhất là có hệ thống rửa sạch và kiểm soát vệ sinh kỹ lưởng, loại hết mọi ô nhiễm vi trùng bệnh tật, ngộ độc lây nhiễm nguy hại qua người .

Cố gắng chuyễn đổi đất lâm nghiệp, đất cây rừng làm gỗ, nhất là các đất tốt trồng lại rừng, thành đất cây nông nghiệp lâu năm, cần yêu cầu lạnh nhiều ít .

Diện tích đất lâm nghiệp có rừng Hòa Bình năm 1999 là 167 300 ha trong đó 73,76 % là rừng tự nhiên ( 123 400 ha ) và 26.24% là rừng trồng. Thật tế, năm 2009, Hòa Bình ước lượng đất lâm nghiệp, đất rừng chiếm 55 % diện tích tự nhiên ( 256 400 ha ) và rừng có cây chiếm trên 40 % ( 186 500 ha )tổng số. Quá trình khai thác bừa bải nên rừng của Hòa Bình hiện nay thường là rừng thứ sinh và rừng trồng. Tuy là một tỉnh đồi núi, đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, có công dụng bảo vệ đất đai phần nào,nhưng năm 1998, Hòa Bình chỉ mới có 2 269 ha, nhiều nhất ở các huyện Lạc Thủy, Lương Sơn, Kỳ Sơn, Yên Thủy, và đôi chút ở Lạc Sơn, Tân Lạc.

Lớn nhất là chè ( trà ) năm 1990 đã trồng được trên 2000 ha, sản xuất 4850 tấn chè búp, chế bién 1200 tấn trà. Thứ đến là cà phê, năm 1997 chỉ đạt 461 ha và thu hoạch rất kém chỉ 95 tấn, tập trung ở hai huyện Yên Thủy và Lạc Thủy. Ngoài ra còn có một số cây ăn trái( ăn quả ) cỗ truyền rải rác là cam quít, thơm dứa, vải . Rỏ ràng là năng xuất trà và cà phê còn quá thấp kém. Cần chuyễn hướng trà xanh Hòa Bình qua các giống trà Assam cao năng hơn và dễ chế biến thành trà đen ( như trà đen « Catecka -Biển Hồ- Tô Nừng cách thị xã Gia Lai -Pleiku chừng 10 km ), trà đen «Ô Long », thị trường xuất khẩu sang Âu Mỹ mạnh lớn hơn, dễ cạnh tranh hơn trà xanh Trung Quốc, Nhật Bổn. Phải xử dụng các giống cà phê chè bán ôn đới hơn loại cà phê vối robusta Ban Mê Thuột loài arabica hay loài lai arabusta ( lai giữa arabica và robusta ) đã có sẳn ở Lâm Đồng như các giống Catua, Catimor… kháng bệnh rĩ lá , kháng mọt đục cành hay các giống arabica thơm ngon mới của Brasil và Colombia v.v…Miền Bắc ( trong số này là tỉnh Hòa Bình ) và Bắc Trung Bộ cần tìm mọi cách mau chóng thực.hiện chương trình trồng 100- 200 000 ha cà phê chè arabica : song như thế vẫn chỉ mới là phần tư , phần năm diện tích- sản xuất cà phê vối Tây Nguyên và các tỉnh miền Đông Nam Bộ.

Chuyễn đổi cây rừng thành « rừng - vườn « cây ăn trái lâu năm ăn tươi hay sử dụng trái khô - hột khô, theo thế nông lâm hay nông lâm mục ( giữa các hàng cây nuôi súc vật ) có thể thực hiện mau lẹ hơn , nếu thích nghi cận đại hóa quan niệm các nông trường, ( các nông trường nguyên là nông trường quốc doanh quân đội ) , lâm trường ( giao cho các tập thể hay tư nhân tuy chứng chỉ sổ đỏ khai thác- Red Book Certificates RBC , khế ước sơ hửu chủ hiện nay vẫn còn lắm mơ hồ, chưa dứt khoát và RBC thường chiếm các đất rừng nghèo nàn, xói mòn tàn phá nhiều hơn là các lâm trường quốc doanh) qua phát triễn nông nghiệp tư doanh hay ít tập thể hơn của Việt Nam thế kỹ 21, có phần chống đói giảm nghèo tích cực, thực tiễn hơn hiện trạng.
Như đã đề cập ở phần khái quát, đồi núi Hòa Bình chia theo bậc độ cao từ 100- đến trên 1200m. Cho nên yêu cầu lạnh cũng khá thay đổi tùy bậc cao, thấp. Vì vây phải nghiên cứu kỷ lưỡng hơn yêu cầu lạnh của mỗi loài câu xứ mát, ôn đới hay bán ôn đới Những mô hình thay đổi khí hậu ( và nhiệt độ) ghi nhận yêu cầu lạnh một vùng rộng lớn cho ngành trồng cây ăn trái Ca Li ( trị giá hiện nay là 10 tỉ đô la Mỹ một năm) của viện đại học UC Davis - Bắc Ca Li, tuy chưa đủ phức tạp cho khảo cứu hiện tượng nhà kiếng hâm nóng địa cầu, nhưng cũng đã đủ dùng cho ngành viên học vùng cao Việt Nam rồi . Đại để là phân vùng chia ra 3 nhóm : a- cho các cây cần có yêu cầu lạnh cao như táo tây- pom, hạnh đào xơ ri- cherries, lê ;b- cây cóyêu cầu lạnh vừa như mơ, đào lông, dương đào - kiwi, hạnh nhân xanh , hồ đào óc chó, dẽ - sồi, mày pecan ; c) cây ít yêu cầu lạnh như dẽ bi - quả cứng Úc Châu -macadamia , bơ, nho, lạc tiên- chanh dây- chùm bao - passion fruit, sung ngọt -fig( sung tây ), hồng trái kaki …. Một đại điền chủ có vườn trồng 40000 cây hô đào óc chó - walnut ở Thung lũng Trung Tâm - Central Valley , Ca Li, ông Chris Locke, ước lượng là từ vài thập niên qua, số giờ yêu cầu lạnh - chill hours ở vườn hồ đào ông trồng đã giảm từ 1500 giờ xuống chỉ còn 1000- 1200 giờ ngày nay Tài liệu khảo cứu đại học UC Davis cũng cho thấy là Vùng Thung Lũng Trung Tâm, trước đây hơn phân nữa đủ lạnh trồng được hạnh đào xơ ri xứ lạnh, táo tây - pom, lê .. , nay chỉ còn 4% là thích hợp và đến cuối thế kỷ 21, có lẽ sẽ không thõa mãn nổi an toàn đủ yêu cầu lạnh, bảo đảm trồng tốt các loài hồ đào óc chó , hạnh nhân , đào lông - peaches , mơ mai - apricots, mận tây - plum, xơ ri-cherries nữa.

Vì vậy chương trình tuyễn chọn di truyền mới ở Hoa Kỳ, cũng như ở nhiều nước Âu Châu, Úc Châu chú trọng đến các loài, giống cây ôn đới - bán ôn đới ít yêu cầu lạnh hơn; và khảo cứu các hóa chất sử dụng miên trạng - rest breaking chemicals , thay thế phần nào số giờ lạnh gia giảm dầu rằng hay bị các nhóm môi sinh chỉ trích. Du nhập, thử nghiệp các giống này, có thể giúp ngành viên học Hòa Bình, phát triễn dễ dàng hơn những vườn cây trái ôn đới hay bán ôn đới mới mẽ, thay thế nhập khẩu các cây trái xứ mát từ Vân Nam, Quảng Tây, Quế Châu Trung Quốc .

Nông trường ở Hòa Binh cũng có thể góp phần nhiều hơn được thị trấn hóa, thành thị hóa nông thôn. Trong số 11 thị trấn Hòa Bình năm 1999, có tới 3 thị trấn nông trường: đó là thị trấn nông trường Thanh Hà ( Kim Bôi ) , thị trấn nông trường 2-9 ( Yên Thủy) và thị trấn nông trường sông Bôi. Hy vọng quan niệm cận đại hơn về thị trấn nông trưòng nơi chuyên trồng các cây công nghệ lâu năm cũ ( cà phê , trà , khoai mì - sắn làm tapioca ) vùng cao, cũng như các cây trái ôn đới ( hồng trái kaki mới, sung ngọt , kiwi , dẽ bi - macadamia , dẽ sồi - chestnuts , mày Thanh Hóa, mày châu loại pecan đã biết là thích hợp vài vùng cao tỉnh nhà ….). Các vùng chuyên nghiệp ngành rau hoa mùa Đông , các nông trường trà đen , cà phê arabica… sẽ đẩy mạnh thêm đà thị trấn hóa tỉnh , mau đạt mức độ dự trù của toàn thể Việt Nam .Nhờ chức năng chế biến nông phẩm và dịch vụ bao quanh các cơ quan quản lý và điều khiển kinh doanh, phân bố được các tiện ích công cộng: điện và nước sạch , viễn thông…., trung tâm giáo dục ( trung học chuyên nghiệp như trường Công Nghiệp Cơ Khí ở Lạc Thủy, trường Địa Chất ở Lương Sơn ) và y tế ( bệnh viện huyện địa phương ). Quần cư thị trấn nông trường, khi canh tân, phải cố duy trì kết hợp hài hòa giữa hiện đại và truyền thống, bảo vệ tốt đẹp bản sắc văn hóa , kiến trúc các tộc dân Hòa Bình ( Mường, Thái , Kinh, Tày, Mèo, Dao…).

Khi nào thủy ngư nghiệp nuôi cá tôm xứ mát Hòa Bình, đuổi kịp mức nuôi cá ba sa- bông lau xứ nóng An Giang miền Nam ?

Mặc dầu Hòa Bình có diện tích mặt nước lòng hồ và nội địa trên 1300 ha năm 1995, giá trị sản xuất thủy sản lại đứng sau cả Sơn La. Sản lượng cao năm 1998, đạt 1273 tấn, chỉ bằng 69.72% năm đó của Sơn La. Năm 1999, lại giảm thêm đôi chút, còn 1 190 tấn, bằng 57 % của Sơn La. Nguyên nhân là thủy sản đánh bắt tự nhiên suy giảm, hồ nước chảy qua hồ nước tĩnh, lượng thức ăn ở hồ ngày càng ít đi. Ngành nuôi thủy sản đã có nhiều tiến bộ, những năm gần đây. Diện tích mặt nước cũng đã tăng gia lên đến 1900 ha năm 2006 và mức sản xuất cá tăng gấp ba so với năm 1998- 99 ; nữa năm 2007 đã đạt 1700 tấn. Nhưng còn thua xa các tỉnh đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt tỉnh An Giang, năm 1998 đã đạt 80 156 tấn thủy sản nuôi trồng và năm 2002 đạt 92917 tấn rồi. Phải cố gắng phổ biến những loại cá xứ mát thích nghi cho sông suối vùng núi như loài cá hồi ( mè ) vân Oncorhynchus mykiss ( rainbow trout, Steel head trout) chẳng hạn, nguồn gốc tây Bắc Mỹ Thái Binh Dưong , nhưng du nhập vào Việt Nam từ Phần Lan ( tại sao không từ Bắc Ca Li, Oregon, bang Washington ? ), loại cá nước ngọt ưa nước mát lạnh nhiệt độ không quá 220 C, giàu oxygen hòa tan, trung tính( pH6.7- 7.5 ) nuôi cho kết quả khả quan ( chăm sóc tốt , thức ăn có hàm lượng protêin cao… , cá nặng 2kg sau 18 tháng ) ở Lào Cai, Sơn La , Yên Bái, Hà Giang, Cao Bằng và Lâm Đồng ; sinh sản nhân tạo loài cá này đã thành công và trứng cá nuôi ở nước ta có đường kính khá lớn, hơn 1/2 cm. Nay cũng đã biết là nuôi tôm càng xanh nước ngọt trong ruộng lúa hoàn toàn đực, mau lớn hơn tôm càng cái nhiều , và cả tôm hùm nước ngọt. Phát triễn mạnh mẽ hơn kỷ thuật làm( nhà) bè nuôi cá lồng dưới bè , kích thước lớn và khai thác đại trà như ở An Giang ; nuôi lồng tôm hùm ở các hang động đá vôi v.v…

Công nghiệp vẫn là tương lai phát triễn kinh tế Hòa Bình

Đến năm 1999 , Hòa Bình tổng kê được 3636 cơ sở sản xuất công nghiệp , tổng giá trị sản phẩm là 284 ti đồng, tăng 185%, so với năm 1995 chỉ đạt có 153.6 tỉ đồng. Tuy nhiên năm 1998, công nghiệp kể cả thủ công nghiệp tạo ra 10768 công ăn việc làm lao động, ít hơn mức gia tăng dân số tỉnh thời gian này , như đã nói trên. Năm 1999, công nghiệp Hòa Bình gồm: sản xuất điện ; khai thác nhiên liệu như than đá 17.400 tấn, tổng lượng ước chừng 9 trệu tấn , cũng là than anthraxít chất lượng cao , phần lớn là than lộ thiên khai thác rất thuận lợi cho công nghiệp nhỏ địa phương, vĩa than chiều dày lớn tập trung ở mỏ Đồi Hoa - Lạc Thủy và Đoàn Kết - Yên Thủy, chế biến lương thực thực phẩm ( sản xuất chè, bia 3,4 triệu lít, nước khoáng 134 000 lít ; chế biến tinh bột ; cơ khí sửa chửa, sản xuất thiết bị nông nghiệp và vận tải ; sản xuất vật liệu xây dựng ( xi măng 104 900 tấn , đá 141 900 tấn , vôi cục 23 000 tấn ) ; biến chế gỗ - giấy ; khai thác khoáng sản kim loại hay phi kim loại . Kim loại đã phát hiện tương đối phong phú : vàng, sắt, đa kim, đồng, chì, kẻm thủy ngân , antimoan , bô xít , trong đó quan trọng nhất là vàng. Hòa Bình đã được đánh giá là một khu vực có tiềm năng và triễn vọng khai thác và phát triễn vàng lớn ở nước ta. Đã phát hiện 7 điểm vàng gốc (Viên Nam, Đá Bạc, Đồi Nâu, Thung Mơ, Làng Ngành, Làng Một, Chiềng Châu ) cùng nhiều điểm vàng sa khoáng. Khoáng sản phi kim loại Hòa Bình là pyrit ( Làng Cư , Làng Vo ), phosphorit ( Hang Chói , Gò Chè , vân Sơn ) , cao lanh ( Cuối Hạ , Yên Phương ), sét ( Lạc Thủy , Kim bôi … ).

Các số nêu ra cốt chứng tỏ các công sở công nghiệp ( ngoài thủy điện ) Hòa Bình đều có quy mô nhỏ, mặc dù đòi hỏi vốn đầu tư nhỏ và dễ phân bố, nhưng không thể tạo ra sản phẩm hàng hóa có sức cạnh tranh, giá trị sản xuất lớn. Ngay cả ngành công nghệ xây dựng then chốt cho kinh tế tỉnh, nguyên liệu địa phương dồi dào như đá vôi dự trữ trên 700 triệu tấn , hiện nay có 3 nhà máy xi măng sản xuất 88 000 tấn xi măng một năm ở hai huyện Lương Sơn, Yên Thủy và ở thị xã Hòa Bình ; công xuất nhỏ bé ( nhà máy xi măng nay cần có công xuất 1- 1.5 triệu tấn một năm ), máy móc kỷ thuật cỗ lỗ xĩ. May thay, nay đã có nhiều dấu hiệu chuyễn đổi cơ cấu công nghệ, giảm bớt khuynh hướng quốc doanh ( năm 1999 công nghiệp quốc doanh còn chủ yếu, chiếm 62.43 % tổng giá trị sản xuất ), và cố gắng kêu gọi đầu tư ngoại quốc.
Đặc biệt là dự tính đến năm 2010 sẽ thiết lập xong hai khu công nghệ là Lương Sơn và khu công nghệ tả ngạn sông Đà , thị xã Hòa Bình. Khu công nghệ Lương Sơn , diện tích 135 ha , sẽ dành cho những ngành ít độc hại cho người hay dùng nhiều nhân công như điện, ráp đồ điện tử, chế biến thực phẩm, ráp cơ khí công nghệ, bê tông đúc sẳn - precast concrete , chế biến trà ( chè ) sản xuấtt vật liệu xây dựng v.v… Khu công nghệ tả ngạn sông Dà tại thị xã Hòa Bình sẽ dành cho chế biến sản phẩm nông lâm ( mía đường, bánh kẹo , nước ngọt , thủ công nghệ , các sản phẩm gỗ … , các sản phẩm hổ trợ nông nghiệp như phân hửu cơ, thực phẩm súc vật, các hàng hóa tiêu thụ trong nước hay xuất khẩu như tơ sợi, giày dép, nhựa dẽo plastics, đồ điện tử …. Sáu tháng đầu năm 2007, Hòa Bình đã cấp giấy phép cho 133 công ty và 17 chi nhánh đại điện.Tổng số tư bản đầu tư lên đến 425.9 tỉ đồng VN đạt 68 % mức dự liệu cho cả năm 2007, đem tổng số công ty lên 748, và chi nhánh đại diện lên 174 . Đáng kể ra là công Ty SANKOH Vietnam Co. Ltd, một trong ba công ty hoàn toàn do Nhật làm chủ nhân ở tỉnh Hòa Bình. Thiết lập ngày 12 tháng 5 năm 2003, chuyên sản xuất các bộ phận điện tử dò nhiệt lượng cao kỷ - high tech heat sensing electronic parts, là một doanh nghiệp phát đạt nhất tỉnh. Công ty hiện sử dụng 580 nhân viên, với lương hàng tháng trung bình 1 triệu đồng VN. Công ty Nhật thứ hai là Technical Research Việt Nam, sản xuất thấu kính cho các linh kiện quang học và là một công ty ngoại quốc đầu tiên chịu đầu tư hoạt động ở tỉnh Hòa Bình .
( Irvine, Ca Li ngày 3 tháng 8 năm 2009 )



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét