Thứ Tư, 27 tháng 1, 2010

Bình Phước


Thử lạm bàn hướng phát triễn :
Bình Phước , tỉnh cuối Trường Sơn, yếu huyệt biên cương phía Nam chống đở “ mái nhà Tây Nguyên” , vùng nhóm cây công nghệ lâu năm nhiệt đới thị trường xuất khẩu quốc tế rộng lớn, phát triễn-bảo vệ Sài Gòn phía Tây, như Bà Rịa- Vũng Tàu phía biển Đông ?

G S Tôn Thất Trình

Bình Phước là một tỉnh miền núi của vùng Đông Nam Phần ( Nam Bộ), đông giáp Lâm Đồng và Đồng Nai , Tây giáp Tây Ninh và Campuchia ( 240 km giáp ranh Cam puchia, trong tổng số biên giới Việt Miên là 1270 km - 790 dặm Anh ) , Nam giáp Bình Dương, Bắc giáp Đắc Lắc và Cam puchia. Diện tích 6855,99 km2 là tỉnh lớn nhất miền Đông Nam Bộ. Tháng 2 năm 2003, chánh phủ thành lập các huyện Chơn Thành , Bù Đông



 . Như vậy hiện nay Bình Phước có 7 huyện : Lộc Ninh, Bình Long (An Lộc ), Đồng Phú, Bù Đông ,Chơn Thành, Phước Long ( Thác Mơ ), Bù Đăng ( Đức Phong ) và thị xã Đồng Xoài, tỉnh lỵ Bình Phước. Dân số năm 2007 khoảng 815 000 là tỉnh tỉ trọng dân số thấp nhất miền Đông Nam Bộ . Đa số tộc dân Kinh ( thuộc họ Nam Á nhóm tộc dân Việt Mường) , qua ba đợt di dân lớn ; đợt thứ nhất từ thời các chúa Nguyễn với dân Huế - Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi ….; đợt thứ hai với dân mộ phu mở mang các đồn điền - công ty cao su Pháp, từ các các tỉnh Thái Bình -Nam Định… , đợt thứ ba với dân lên làm dinh điền thời Đê Nhất Cọng Hòa miền Nam . Các tộc dân thiểu số chiếm chừng 17 % ( gần 140 000 người ). Đông nhất là tộc dân Stiêng ( họ Nam Á nhưng thuộc nhóm Môn- Khmer chừng 40 000 người, các tộc dân Mạ, Cho Ro( Châu Ro ), M’Nông cũng thuộc nhóm Môn - Khmer ( cả ba tỉnh Đắc Nông, Lâm Đồng , Bình Phước chừng 46 000 người ), các tộc dân Chăm, Chu Ru, Raglai họ Nam Đảo, thứ đến là Hoa ( Việt gốc Tàu, thuộc họ Hán - Tạng, nhóm Hoa - Hán), Khmer ( Miên ), Tày, Nùng, Dao ….

Chút ít lịch sử
Đất tiểu quốc Che Mạ, nước độn giữa Vương Quốc Quảng Nam ( xứ Đàng Trong ) và đất Thủy Chân Lạp ( đồng bằng sông Cửu Long , sông Vàm Cỏ ? )

Từ thế kỷ thứ 17, đã có nhiều người Việt đến hai xứ Đồng Nai ( Biên Hòa ) và Mỗi Xuy ( Bà Rịa ) vỡ đất làm ruông. Theo B. Bourotte nhà sử học Pháp ( Essai d’ histoire des populations montagnardes du Sud Indochinois ), ở khoảng giữa nước Chiêm Thành và nước Chân Lạp có một tiểu quốc gọi là nước Che Mạ ( Thượng hay Mọi theo tên gọi trước đây ) tại vùng Biên Hòa - Mỗi Xuy, tương tự các tiểu quốc phía Bắc , tộc dân Jarai thống trị ở phía Tây tỉnh Phú Yên, vùng núi Bà Nam là Thủy Xá ( Đôn Vương ) phía Đông và Hỏa Xá ( Nga Vương ) phía Tây. Người Che Mạ di cư từ đồng bằng hạ lưu sông Đồng Nai và sông Cửu Long , dưới quyền nước Phù Nam, nhưng không chịu thần phục chế độ Phù Nam nên tới sinh sống ở vùng hoang vu, rừng rậm, thung lũng lầy lội, động cát, ngọn đồi lẽ tẽ trung lưu và hạ lưu sông Đồng Nai. Nước Che Mạ có nhiều nhánh, Chu Ru hay Trau ở phía tây Bình Thuận, Mạ, Cop, Che Srê, Che Tô, Koho, Lạt ). Sau khi Chân Lạp ( Kambuja, tiền thân Kampuchia, nguyên là một tộc dân Bắc Phù Nam ở Sambor) thay Phù Nam, tiểu quốc Che Mạ thần thuộc Chân Lạp, nhưng vẫn tự chủ. Thế lực nước Che Mạ lan rộng sang Tây Nam đến lưu vực sông Là Ngà , phía Bắc lên đến cao nguyên Di Linh và cao nguyên Lang Bian ( Đà Lạt )

Năm 1708, đời chúa Minh Nguyễn Phước Chu đã sai Câu Kê dinh Quảng Nam là Hòa Đức ( không rỏ họ ) đem quân đi đánh Ác Man Bà - Rịa , người Che Mạ, cướp bóc dân biên thùy Việt Nam. Thật tế, năm 1620, chúa Sải Nguyễn Phúc Nguyên đã gã con gái, công nương Ngọc Vạn, cho vua Chân Lạp Chey Chetta II, đóng đô ở U Đông ( Oudong ) gần Nam Vang - Phnom Penh ngày nay, vì Chân Lạp đang muốn chống lại lân bang nguy hiểm là Tiêm ( Xiêm ) La ( Thái Lan ). Công nương Ngọc Vạn, hòang hậu Chân Lạp năm 1623 là người lập công đầu Nam tiến vào vùng đất Chân Lạp bảo hộ lỏng lẽo, mở rộng đất đai từ biên giới Chiêm Thành , Bình Thuận ( Phan Thiết ) đến mũi Cà Mau - Côn Sơn, Trường Sa biển Đông , Phú Quốc, Thổ Chu biển Tây. Năm 1623, nhờ bà Ngọc Vạn, chúa Nguyễn đã được vua Chey Chetta cho lập cơ sở thu thuế và đóng đồn ở Prey Kor ( Rừng Cây Gòn ) và cho di dân người Việt đến khai thác đất đai ở Đồng Nai , Mỗi Xuy , trên đất Che Mạ, Chân Lạp bảo hộ trên danh nghĩa thay thế Phù Nam. Tên Sài Gòn hình như là phiên âm tên Miên Prey Kor ra tiếng Việt là Rừng Củi Gòn ( Sài là Củi ) vào thời vua Gia Long ( ? ). Năm 1658, sau khi So và Ang Tan con phụ chánh Préah Outey, em vua Chân Lạp Ang Non I bị Nặc ông Chân giết chết đọat ngôi vua, theo lời khuyên của bà Ngọc Vạn, cầu cứu triều đình Thuận Hóa, chúa Nghĩa Nguyễn Phúc Trăn sai Phó tướng dinh Trấn Biên ( lúc đó là dinh Phú Yên ) Nguyễn Phước Yến, đem 3000 quân, đánh chiếm thành Hưng Phước( Mỗi Xuy - Bà Rịa ), bắt được Nặc Ông Chân đóng cũi đem về nạp chúa ở Quảng Bình, nơi chúa Nghĩa đang đóng quân Đàng Trong, xem xét việc quân đánh nhau với chúa Trịnh. Công lao bà Ngoc Vạn còn to lớn hơn công lao công chúa Huyền Trân nhiều ( xem tài liệu của Tôn thất Thiện: Các chúa Nguyễn Xứ Đàng Trong và Việt Nam ngày nay , Dòng Việt số 14 / 2003 ), nhưng dân Huế và dân Sài Gòn , miền Nam ( tuy rất nhiều người Nam nhớ ơn công lao các chúa Nguyễn và công nương Ngọc Vạn ) lại không lập đền thờ, ca tụng công nương, hòang hậu, thái hậu Ngọc Vạn! Chỉ biết tôn thờ nhớ ơn công chúa Huyền Trân!

Một huyện dinh Trấn Biên vào cuối thế kỷ thứ 17.
Năm 1679, Chúa Nghĩa biên thư cho vua Chân Lạp yêu cầu cấp đất đai Đông Phố cho binh tướng Long Môn ( một huyện phủ Quảng Châu tỉnh Quảng Đông) Dương Ngạn Địch và binh tướng Cao Lôi Liêm ( Cao châu, Lôi châu và Liêm châu là ba phủ cũng thuộc tỉnh Quảng Đông ) Trần Thượng Xuyên. Binh tướng Trần Thượng Xuyên tập trung ở Đại phố châu ( Cù lao Phố ), giữa sông Nông Nãi ( Đồng Nai ), phía nam tỉnh lỵ Biên Hòa. Cù lao Phố trở thành một trung tâm điểm buôn bán phồn thịnh với người Âu Châu, Nhật, Mã Lai , Tàu … của xứ Nam Kỳ, cho đến ngày Tây Sơn vào chiếm, giết dân Hoa, phá tan tành Cù Lao Phố, vì cho là người Hoa vùng này đã ủng hộ chúa Nguyễn Phước, giết mất phò mã của vua Thái Đức - Nguyễn Nhạc nhà Nguyễn Tây Sơn. Năm 1698, chúa Minh sai Thống Xuất Nguyễn Hửu Kính vào kinh lược, chia đất Đông Phố, lấy xứ Đồng Nai ( người Tàu gọi là Nông Nại ), đặt huyện Phước Long, lập dinh Trấn Biên ( tỉnh Đồng Nai - Biên Hòa ngày nay ), lấy xứ Sài Côn đặt huyện Tân Bình, lập dinh Phiên Trấn ( Gia Định ).

Hai tỉnh cũ thời Đệ Nhất Cộng Hòa nhập lại thành tỉnh Bình Phước.
Năm 1778, ở Sài Côn, các tướng tôn Nguyễn Phước Ánh, mới 17 tuổi, làm Đại Nguyên Súy - Nhiếp Quốc Chính. Đại Nguyên Súy tổ chức lại việc cai trị đất Gia Định. Năm 1779, chia vạch địa giới 3 dinh: Trấn Biên ( tỉnh Biên Hòa - Đồng Nai ngày nay ) , Phiên Trấn ( tỉnh Gia Định và Định Tường - Mỹ Tho ), Long Hồ ( hai tỉnh An Giang và Vĩnh Long ). Dinh Trấn Biên chỉ có một huyện là Phước Long gồm 4 tổng là Tân Chính, Bình An , Long Thành và Phước An.Thời các vua Minh Mạng và Tự Đức, xứ Nam Kỳ mới có 6 tỉnh, thay vì 5 trấn ( tỉnh ) thời vua Gia Long, trong đó có tỉnh Biên Hòa. Khi Pháp chiếm lục tỉnh Nam Kỳ các năm 1857- 59, thọat tiên Pháp đặt cai trị ở 4 vùng là Sài Gòn, Mỹ Tho, Vĩnh Long và Bát Xắc - Bassac. Bình Phước thuộc vùng Sài Gòn. Sau năm 1898, Pháp chia đất Nam Kỳ thành 21 tỉnh. Bình Phước thuộc tỉnh Biên Hòa và Thủ Dầu Một. Thời Đệ Nhất Cộng Hòa, 1956- 57, lập thêm các tỉnh là Phước Long, Bình Long, Phước Thành, Long Khánh và Bình Dương ( nguyên là tỉnh Thủ Dầu Một, một trong 21 tỉnh Nam Kỳ thời Pháp thuộc ). Các năm 1997- 2003 , hai tỉnh cũ là Phước Long và Bình Long nhập lại thành tỉnh Bình Phước ngày nay, sau khi đổi tên thành tỉnh Sông Bé và tỉnh Biên Hòa nhập với tỉnh Long Khánh thành tỉnh Đồng Nai.

Địa hình
Địa hình Bình Phước là cao nguyên đồi núi ở phía Bắc và Đông Bắc, nhưng thấp dần về phía Tây và Tây Nam. Cao độ trung bình 50- 150m. Trong huyện Phước Long , có núi Bà Rá nhô lên cao 736 m. Thời thế chiến thứ II, vùng núi Bà Rà là nơi Pháp giam cầm những phần tử quốc gia miền Nam, muốn ngã theo Nhật chống Pháp.Thời Đệ Nhất Cọng Hòa có dự tính lập thủ phủ miền Nam ở vùng quanh núi Bà Rá, thay cho Sài Gòn qúa đông đúc, nóng nực. Năm 2004, chánh phủ tập trung xây dựng khu du lịch Bà Rá -Thác Mơ , làm 18km đường quanh núi và đầu tư làm cáp treo lên đỉnh núi. Ngòai núi Bà Rá, các danh lam thắng cảnh thiên nhiên khác là hồ Suối Cam, hồ Suối Lam, trảng cỏ Bàu Lạch. Sóc Xiêm cách thành phố Sài Gòn 120 km là một thắng cảnh săn bắn , hồ nước xanh trong, và rừng thác ở nơi cao, đồng thời cũng là nơi có thể quan sát văn hóa , phong tục tập quán tộc dân Stiêng. Tuy nhiên, nay Bình Phước đã có 83 % người tộc dân Kinh, tưỏng ngành du lịch Bình Phước cũng nên chú trọng hơn, ngòai các lễ hội thu hút du khách như lễ hội mưa tộc dân Stiêng, tộc dân Mạ , lễ cúng cơm mới tộc dân Khmer, lễ chọi trâu Mnong ( ? ), những lễ hội nông nghiệp mới tộc dân Kinh, như lễ hội cao su, thu hoach hột điều, thu họach tiêu như Đắc Lắc đã làm với lễ hội cà phê Ban Mê Thuột. Hay lễ hội tỏi Gilroy gần thành phố San José, Bắc Ca Li - Hoa Kỳ.

Thủy văn và các đập thủy điện
Hai sông lớn chảy ngang qua Bình Phước, chia tỉnh ra làm nhiều khu vưc. Sông Đồng Nai là sông dài nhất chảy trong lảnh thổ Việt Nam, tuy chỉ dài có 635 km. Nếu chỉ kể chiều dài chảy trong nước nhà, Sông Hồng dài thứ hai, 566km và sông Mã ( Thanh Hóa ) 410 km. Nhưng lưu vực tòan bộ sông Đồng Nai chỉ rộng 42 666 km2 , trong khi lưu vực tòan bộ hệ thống sông Mê Kông ( Cửu Long ) rộng đến 795 000 km2 , dù chiều dài trong nước cũng chỉ có 230 km. Lưu vực trong nước của sông Mê Kông cũng lớn hơn ( vì kể thêm Tây Nguyên ) lưu vực hệ thống sông Đồng Nai, 71 000 km2 so với 37 394 km2 . Sông Đồng Nai lưu lượng 485 m3 /giây, có nhiều phụ lưu lớn là sông Là Ngà , sông Bé và sông Sài Gòn . Sông Bé là nhánh sông bên phải của sông Đồng Nai , phát nguyên từ cao nguyên Mnong - Mạ thuộc tỉnh Đắc Nông, chiều dài 360 km, phần lớn chảy ngang qua tỉnh Bình Phước ( nên năm 1976 có tên là tỉnh Sông Bé ), đổ vào sông Đồng Nai ở phía dưới thác Trị An. Lưu vực sông Bé là 7 170km2 , lưu lượng trung bình là 264 m3 / giây ở Phước Hòa.
Bình Phước đã thiết lập xong nhà máy thủy điện Thác Mơ ở huyện Phước Long phía Bắc núi Bà Rá , công xuất thiết kế là 150 000 kw, nhà máy Cần Đơn 72 000 kw ( đang xây dựng ) và nhà máy Sóc (Srok) Phú Miêng 51 000 kw. Thủy điện Thác Mơ đã được nối mạng đường dây điện cao thế 500 kv Bắc - Nam đi qua tỉnh nhà . Tuy nhiên trong tương lai, muốn có thêm điện, nước Bình Phước phải cộng tác với Cam Bốt phát triễn hệ thống chi nhánh sông Mê Kông.

Khí hậu và sử dụng đất đai
Bình Phước nằm trong vùng mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo gió mùa . Có 2 mùa rỏ rệt mùa mưa và khô. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4. Vũ lượng trung bình là 2110mm. Ẩm độ ở rừng phía Băc tỉnh thường ít hơn ở phía Nam. Nhiệt độ bình quân trong năm cao đều, ổn định từ 25.8 o C - 26.2 o C.

Tổng diện tích tự nhiên, theo bộ khoa học và công nghệ ( 3/12009 ), tỉnh Bình Phước là 688 200 ha ( ? ) .Trong đó đất nông nghiệp là 633766 ha , chiếm 92.6 % gồm đất sản xuất nông nghiệp 294 540 ha , đất lâm nghiệp 337 469 ha , đất nuôi trồng thủy sản 1625 ha , đất nông nghiệp khác 132 ha . Đất phi nông nghiệp 53 252 ha, chiếm 7. 74 % , đất chưa sử dụng chiếm 1262 ha hay 0. 18 %. Bình Phước có 7 nhóm đất chính, phân chia thành 13 lọai đất . Phần lớn là đất đỏ ( nâu đỏ ) nhóm ferralsols ở Lộc Ninh , Phú Riềng; đất đen trên đá basan ( basalt) nhóm Luvisols; đất xám trên phù sa cổ sinh là lọai đất nghèo hửu cơ, nghèo dinh dưởng… ( ít so với Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai) thuộc nhóm Acrisols và đất phù sa ven các dòng sông Đồng Nai và sông Bé.

Cao su , hột điều , cà phê , tiêu là nòng cốt cây công nghiệp lâu năm của Bình Phuớc, nhưng tương lai có thể thêm ca cao, cây ăn trái nhiệt đới hay đôi chút cận ( bán hay phụ ) ôn đới ( đồi núi phía Bắc, kế cận Đắc Nông, Lâm Đồng ).

Cao su thiên nhiên
Bình Phước là một trong 3 tỉnh đầu sổ Việt Nam về diện tích trồng cao su .Năm 1976 , riêng công ty Bình Long đã có 15 000 ha cao su. Tháng 12 / 2008, theoTổng cục địa chánh (cũ) báo cáo lên Bộ Tài nguyên và Môi trường , Bình Phước đã có 54 659 ha cao su thuộc 4 công ty của Tổng Công ty Cao su Việt Nam - Geruco. Chưa kể diện tích tiểu điền cao su, theo thống kê năm 2008 cả nước đã trên 253 000 ha , hơn 80 000 tiểu điền chủ, đem lại đời sống sung túc cho 500 000 người. Phân nữa tổng số hơn 500 000 ha cao su ước lượng đã trồng được ở Việt Nam, năm 2008. Phần lớn caosu Bình Phước, ước lượng năm 2008 chừng 120 000 ha, trồng trên đất đỏ giàu, chất lượng dinh dưỡng và hửu cơ tương đối cao mà ước lượng tòan miền Đông Nam Bộ lên đến 547 000 ha . Tỉnh Bình Phước có đến 420 000 ha lọai đất đỏ này. Vì thế mà năng xuất cao su thiên nhiên Bình Phước có thể cao hơn Tây Ninh, phần lớn trồng trên đất xám, ít màu mỡ hơn đất đỏ. Sản lượng cao su Bình Phước có thể đứng hàng đầu Việt Nam, đã trên 93-99 000 tấn nếu chỉ kể các công ty thuộc Geruco, trong tổng số 780 000 tấn ,Việt Nam ước lượng sản xuất năm 2008, trị giá xuất khẩu trên 1.5 tỉ đô la Mỹ. Năng xuất cao su Bình Phước còn có thể cao hơn. Nếu trồng thêm hay trồng lại những vườn cao su già cỗi các công ty quốc doanh, tháp với các tinh dòng cao năng mới RRIM chẳng hạn, nhóm cao năng năng xuất 2000- 3000 kg/ ha mũ khô một năm.

Geruco cho biết là không còn đất cấp, hầu thực hiện chương trình 700 000 ha cao su, dự tính cho năm 2010 và 1 triệu ha cho năm 2015. Chương trình 1 triệu ha cao su cả công ty đồn điền lẫn tiểu điền cho miền NamViệt Nam , đã được phát họa từ các năm 1958 - 63, nhưng bị gián đọan vì chiến tranh tương tàn Nam Bắc ở miền Nam, khốc liệt ở tỉnh Bình Phước ( An Lộc, Lộc Ninh , Phước Bình, Phước Long - Thác Mơ …). Năm 1984, chương trình 1 triệu ha lại được Nga Sô khuyến cáo tiếp tục ở Việt Nam , cả Bắc lẫn Nam và trên Tây Nguyên, nhưng cũng lại gián đọan vào thập niên 1990, khi Nga Sô sụp đổ. Chương trình này còn thua xa Thái Lan, nay là nước đứng hạng nhất về cao su thiên nhiên, trên hẳn Mã lai Á và Inđônexia, đã nhân cơ hội Việt Nam mãi lo chiến tranh, tăng diện tích cao su lên trên 2 triệu ha, sản xuất 3 triệu tấn mũ cao su đủ lọai, xuất khẩu 2. 7 triệu tấn , chế biến công nghệ trong nước 300 000 tấn. Nhờ sự đầu tư mạnh mẽ của tư bản Mã Lai, Singapore, Thái Lan ở ngành trồng tĩa và của tư bản Đức, Vương quốc Anh ( U.K.), Ý và Hoa Kỳ ở ngành công nghệ chế biến cao su thiên nhiên.

Một trong những hướng phát triễn cao su Bình Phước, cũng như tòan cõi Việt Nam, là tổ chức phân công giữa các công ty quốc doanh thuộc Geruco và chương trình phát triễn tiểu điền cao su. Tiểu điền lo về mặt trồng tĩa , cạo mũ. Còn Geruco lo hướng dẫn cải thiện sản xuất, đặc biệt là thí nghiệm các giống mới cao năng, siêu năng , lập vườn gỗ tháp cung cấp các giống tinh dòng này hay các dòng cao su vừa cho năng xuất cao vừa làm gỗ tốt khi già cỗi, và mọi phương diện chuyên chở, chế biến mũ cạo xuất khẩu. Như vậy sẽ tăng năng xuất cao su tiểu điền, hiện nay còn thấp kém, vì tiểu điền chỉ phần lớn trồng các giống sa cạ, không tháp tinh dòng cao năng. Tiểu điền có cơ hội đa canh hay luân canh với những cây công nghiệp lâu năm khác như cà phê , hột điều ( đào lộn hột ), tiêu, cây ăn trái và ngay cả các cây lương thực nữa, giữa các hàng cao su như bắp ( ngô ), khoai mì ( sắn ), đổ ( đậu ), khoai lang, rau hoa. Hay nuôi gia súc giữa các hàng cao su trưởng thành đang cạo mũ. Theo những khế ước phân chia nhiệm vụ, đã thành công ở một vài nơi kể cả các đồng bào tộc dân “ Thượng “ Tây Nguyên như Krong Buk , tỉnh Đắc Lắc chẳng hạn .

Hột điều
Người Pháp, vào thập niên 1940- 50, đã thí nghiệm ở gần núi Bà Rá, cây hột điều - cashew nut, noix de cajou , nhưng không phát triễn đại trà như cao su. Chỉ vài trăm gia đình Việt ( Kinh ) trồng vài trăm ha hột điều ở Tây Ninh. Năm 1999, Bình Phước đã trồng được 64 830 ha hột điều, trên tổng số tòan cỏi Việt Nam là 185 000 ha .Nhưng năm đó, mức sản xuất nhân hột điều mới đạt 9567 tấn, trên tổng số 35 000 tấn cho Việt Nam. Năm 2005, Bình Phước trồng được 115 000 ha hột điều, sản xuất 139 000 tấn nhân ; diện tích 320 000 ha và mức sản xuất 235 000 tấn cho tòan cõi Việt Nam . Theo hiệp hội VINACAS , Việt Nam đã trồng được năm 2008, 400 000 ha hột điều và dự tính trồng đến 500 000 ha năm 2010. Diện tích trồng hột điều năm 2008 ở Bình Phước là 170 000 ha . Năm 2007, Việt Nam đã xuất khẩu 650 triệu đô la Mỹ nhân hột điều. Năm 2008, xuất khẩu gần 170 000 tấn nhân hột điều, trị giá 940 triệu đô la Mỹ, tuy rằng dự tính cho năm 2008 chỉ vào khỏang 680 triệu mà thôi. Năm 2009, Việt Nam ước lượng sẽ xuất khẩu 190 000 tấn nhân, trị gía khỏang 1.05 tỉ. Trái lại,Việt Nam đã phải nhập cảng từ các nước Phi Châu ( Mozambique, Tanzania, đáng tiếc là chưa mua được ở Guinée - Bissau, một nước Tây Phi sản xuất nhiều nguyên liệu hột điều tốt ) Inđônêxia và Cam Bốt, khỏang chừng 150 000- 250 000 tấn hột nguyên liệu mỗi năm, để đốt vỏ hột, trích nhân ở các nhà máy nước nhà, thỏa mãn khế ước xuất khẩu đã ký kết. Hai nước mua nhiều nhân hột điều Việt Nam là Hoa Kỳ (41% ), Trung Quốc ( 21 % ); kế đến là Úc , Hà Lan, Anh, Canada, Nga, Ý và Nhật. Việt Nam cần cải thiện cơ chế tài chánh, thương mãi, bình ổn thăng trầm giá quốc tế và quốc nội, khi giá quốc tế hạ, giúp đở cấp vốn nhẹ lãi, thu mua , bớt thuế…. để các nhà máy chế biến khỏi đóng cửa; tăng cường hệ thống khuyến nông như phổ biến các giống hay tháp tinh dòng cao năng đã tuyễn chọn trong nước hay thí nghiệm thành công những du nhập mới từ Ấn Độ, Brasil, đến tận làng xã . Cộng tác với Lào, Miên tăng gia sản xuất hột điều tại hai quốc gia này, chắc chắn sẽ cũng cố ngành xuất khẩu này trong tương lai, khỏi nhập cảng nguyên liệu thường kém phẩm giá từ Phi Châu, những năm gần đây.

Tiêu, cà phê vối và ca cao
Tiêu là một sản phẩm quan trọng của Bình Phước. Các năm 1955- 60, chỉ có một vườn tiêu ở gần Lộc Ninh trên đất đỏ. Nhưng đến năm 2005, Bình Phước đã trồng được 13 500 ha giống tuyễn chọn cải thiện và kỷ thuật trụ xi măng chống giây tiêu thay nọc gỗ cây chết hay cây sống xưa cũ. Cả nước năm đó chỉ trồng được 52 500 ha. Bình Phước dẫn đầu về diện tích trồng tiêu, hơn hẳn các vùng tiêu mới : Đắc Lắc, Gia L ai , Đồng Nai hay cỗ truyền Bà Rịa- Vũng Tàu, Phú Quốc, Quảng Trị ( Vĩnh Linh… ), Hà Tiên. Năng xuất trên 2 tấn / ha và xuất khẩu 110 000 tấn tiêu trắng ( tiêu sọ ) và tiêu đen, trị giá 152 triệu đô la. Nhưng năm 2007 - 2008 , các vườn tiêu bị bệnh và thời tiết làm thất mùa, Bình Phước chỉ còn 12 330 ha . Năm 2007, Việt Nam chỉ xuất khẩu 83 000 tấn và năm 2008, 87 000 tấn thay vì 117 000 tấn, năm 2006. Tuy nhiên, vẫn còn duy trì hạng nhất xuất khẩu tiêu thế giới, trên hẳn Ấn Độ, Brasil và Inđônexia, đạt được từ năm 2003 nhờ xuất khẩu 82 000 tấn. Việt Nam cần cố gắng phục hồi lại mức khẩu xuất tiêu của năm 2006, bằng cách tăng cường khảo cứu, tuyễn chọn các giống kháng bệnh, cải tiến cách thu họach và sấy tiêu … ở Bình Phước , và ở các tỉnh Tây Nguyên Đắc Nông, Đắc Lắc , Gia Lai.

Cà phê vối - robusta Bình Phước cũng bị thăng trầm, điêu đứng như cà phê vối Đắc Nông , Lâm Đồng , Đắc Lắc, những năm giá quốc tế hạ, có khuynh hướng thặng dư cà phê vối, lọai cà phê miền nhiệt đới, giá bán rẽ hơn cà phê chè Arabica bán nhiệt đới là cà phê thích hợp vùng đồi núi cao hơn hay ở các tỉnh miền Bắc xa xích đạo hơn, nhưng khó trồng hơn và bị bệnh rỉ lá, sùng đục thân cành. Cà phê vối đã được du nhập vào trồng thử ở Việt Nam từ năm 1857, nghĩa là đã hơn 150 năm rồi. Trước thập niên 1975, cà phê vối gần như duy nhất chỉ phát triễn ở hai đồn điền -công ty tư bản Pháp tỉnh Đắc Lắc ( CHPI và CADA do ngân hàng Đông Dương -Đông Pháp tài trợ ), diện tích chừng 5- 6 000 ha, dùng nhân công tộc dân Thượng địa phương, vì Pháp giới hạn người Kinh hay các tộc dân khác lên khai thác, mở mang Tây Nguyên. Mãi vào cuối thập niên 1960, đầu thập niên 1970, dân tiểu điền Viêt Nam mới phát triễn cà phê vối ở gần Ban Mê Thuột.với những kỷ thuật tưới nước đăc thù cho cà phê, cứu mùa hoa nở khỏi rụng hết, không đậu trái, khi nắng hạn. Năm 1975, tổng diện tích cà phê cả hai miền Nam - Bắc khỏang 20 000 ha, sản xuất 5 - 7000 tấn nhân hột xanh - green beans. Năng xuất trên đất đai, bón phân hóa học và tưới nước mưa phùn có thể lên 3-4 tấn/ ha , có khi 5 tấn/ ha tại nhiều tiểu điền giỏi chăm sóc, bón phân hóa học, tưới tiêu. Tuy cũng bị khó khăn vì thặng dư sản xuất và thăng trầm gíá cả nhiều năm qua, năm 2008, Việt Nam vẫn trồng được 500 000 ha , sản xuất 700 000 tấn nhân . Diện tích cà phê ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ ( Phần ) là 113 000 ha, phần lớn ở đất đỏ Bình Phước ( Nam Hà , Đăng Hà , huyện Bù Đăng ? v. v… ).

Hai năm gần đây, nông dân xứ Bờ biển Ngà - Côte d’ Ivoire, Tây Phi Châu, đốn bỏ cà phê vối trồng cao su thiên nhiên, vì hai năm nay giá cao su thiên nhiên lên cao ( tháng 8/2008 một tấn cao su giá trên 3000 đô la Mỹ , cao hơn giá tháng 8 /2007 gần 200 đô la !). Bình Phước cũng như các tỉnh miền Đông Nam Bộ, đốn bỏ hột điều năng xuất kém làm cũi và đổ xô trồng cao su thiên nhiên. E sẽ sa vào chu kỳ thăng trầm, đốn bỏ đi trồng lại cao su và hột điều . May thay ở Bình Phước nay xuất hiện một chương trình phát triễn cây ca cao , làm sô cô la. Ca cao đã được trồng thử năm 1960 ở hai tỉnh Lâm Đồng ( Bảo Lộc ) và Tiền Giang ( Định Tường- Mỹ Tho ), ra trái tốt đẹp. Nhưng khi thu họach, không có người thu mua lên men chế biến hột thương mãi, khiến nông dân chán nãn đốn bỏ hết. Ca cao là cây nhiệt đới, trồng tốt ở 200 Bắc hay Nam trên dưới Xích đạo, tương đối đòi hỏi chăm sóc còn nhiều hơn cả cà phê vối, nhất là trên phương diện vũ lượng ( trung bình 1500- 2000mm mỗi năm), nhiệt độ trung bình tối đa 30- 32 0 C, tối thiểu 18- 21o C và ẩm độ ban ngày 70% và ban đêm 100%. Đây là những con số trung bình đúng vào khí hậu tỉnh Bình Phước đã kể trên.

Bình Phước khởi sự trồng ca cao năm 1999. Năm 2005 chỉ trồng được 268 ha ở các huyện Bù Đăng , Đồng Phú , Lộc Ninh, trong tổng số 4000 ha ca cao ở Việt Nam , thua xa Bến Tre ( 1500 ha ), Đắc Lắc ( 1083 ha ), và cả Bà Rịa - Vũng Tàu ( 450 ha ), và Tiền Giang ( 300 ha) nữa . Năm 2008, riêng huyện Bù Đăng đã trồng được 1200 ha . mức sản xuất sẽ khỏang 1500 tấn. Năm 2010,Việt Nam hy vọng trồng 20 000 ha ca cao. Con số cho Bình Phước có thể là 4- 5000 ha. Năng xuất độc canh ca cao là 2 tấn / ha hột khô đã lên men và tiểu điền đa canh ca cao là 1.2 tấn /ha. Hột ca cao ở Bến Tre, trồng xen kẻ dưới các hàng dừa rất cao phẩm, chất béo 55- 56 %, theo công ty Cargill thu mua cho biết. Công ty Datnam lo thu mua ca cao ở Đắc Lắc và công ty Olam ltd. thu mua ở Bình Phước.

Như vậy còn thua xa Côte D’ Ivoire, mức sản xuất năm 2003 đã là 1 320 000 tấn , Inđônêxia 386 000 tấn, Mã lai Á 172 000 tấn. Năng xuất ca cao Mã Lai Á rất cao 2- 3 tấn / ha, nhưng lợi tức kinh tế thua kém hẳn cọ dừa - oil palm , nên nông dân Mã lai Á không chịu trồng ca cao trong xứ và chỉ ưa trồng cọ dừa. Việt Nam đã có thử cọ dừa ở Công ty Đất đỏ Bình Long trước đây , nhưng ẩm độ và ánh sáng không thích hợp làm cho cọ dừa năng xuất kém và dầu chứa quá nhiều acids. Trong tương lai, Bình Phước cần có một chương trình phát triễn ca cao mạnh dạn hơn, tiến nhanh hơn như đã vượt cà phê vối Côte D’ Ivoire, nhất là theo thể thức tiểu điền đa canh, năng xuất tuy có thể kém hơn ca cao quốc doanh độc canh, nhưng thích hợp hơn cho nông dân cả Kinh lẫn tộc dân thiểu số .

Thể thức đa canh tiểu điền có thể giúp phát triễn xen kẽ, ngoài các lọai cây( khoai mì - sắn , khoai mỡ , khoai sọ khoai lang, môn, bình tinh, đậu ( đổ ) rằn đen- đỏ - trắng, đậu ván, đậu ngự , đậu rồng …, và nhất là các lọai chuối đất cao ( chuối sứ , chuối mật mốc , chuối cau trắng hay cau Qủang , chuối Đồng Nai - chuối Ngự thật ra nguồn gốc Bình Phước, rừng PhướcLong , núi Bà Rá ) dễ trồng, chịu hạn hơn các lọai chuối già cổ điển , nay đã bán đầy các chợ Á Đông Ca li- Hoa Kỳ, xuất cảng được sang Trung Quốc mới đây và tại sao không ? ở Nhật Bản, Nam Hàn ). Chuối rất cần để che bớt ánh nắng cho cây ca cao còn nhỏ. Và những hàng cây bơ - avocado, nhóm nhiệt đới Antille hay nhóm lai Antille x Guatemala , Gua temala x Mexico đã thử nghiệm thành công như giống vỏ tím Hass, vỏ xanh Fuerte … Hay xen kẻ hàng sầu riêng ( mọc tốt ở cao nguyên Di Linh kế cận ; Thái Lan từ lâu đã sản xuất trên 1.5 triệu tấn và xuất khẩu 150 000 tấn sầu riêng một năm ), hàng mít lựa chọn lọai vừa ăn múi, nướng hột làm hạch quả tương đương hạt dẽ- marron, chestnut xứ lạnh, vừa làm gỗ tốt, hàng dẽ bi - macadamia nut ( phía bắc tỉnh Bình Phước ), hàng chôm chôm , hàng mảng cầu xiêm hay mảng cầu tây - cherimola v.v… cũng che mát đươc cho cây ca cao xen kẽ. Và tại sao không, xen kẻ những hàng hồng xiêm ( sa pô chê , Ma mây), ngay cả sung ( vã ) tây - ngọt- fig, figues , lọai không cần ong đặc biệt để sinh trái v.v… Thập niên 1990, Thái Lan đã xuất khẩu hơn 2 tỉ đô la Mỹ trái cây nhiệt đới, đáng cho chúng ta suy nghĩ khảo cứu, khuyến nông, khuếch trương.
Một cái nhìn mới về tài nguyên rừng ( và đất lâm nghiệp ), tiếp nối sáng kiến phát triễn nông nghiệp đất cao ( thay vì phù sa đồng bằng châu thổ đất thấp cỗ truyền ) cộng tác với Căm Bốt ( và Lào ) tranh ảnh hưởng với Trung Quốc, Thái Lan ?

Chúng ta đã biết cộng tác mở rộng phát triễn cao su với Lào ( và Cam Bốt) dọc Trường Sơn Tây ở các chi nhánh phụ lưu sông Mê Kông, đến tận bờ sông chính biên giới Thái Lan. Tháng 6/2006, Công ty Hai Nan Natural Rubber Industry, công ty cao su thiên nhiên lớn nhất Trung Quốc, qua trung gian của SuiGang Investment Development Co. ( ? ) được phép chánh phủ Cam Bốt cho khai thác 60 000 ha phát triễn cao su. Việt Nam cũng được phép khai thác 16000 ha cao su ở tỉnh Mondukiri- Cam Bốt, giáp ranh ba tỉnh Đắc Lắc, Đắc Nông và Bình Phước. 5 công ty công ty chị em miền Đông Nam Phần của Tổng Công Ty Geruco đã được chánh phủ Cam Bốt cấp phát 22 000 ha phát triễn cao su và đã trồng được 4000 ha; riêng Công Ty Phú Riềng thuộc huyện Phước Long trên 200 ha cao su, cuối năm 2007. ( Nhắc lại là :Phú Riềng là căn cứ bộ chỉ huy quân sự Miền Nam thời nội chiến , và trước đó vào năm 1933 là nơi thành lập một tổ chi bộ Đông Nam đảng Cọng Sản Đông Dương, có sự tham dự của hai anh em tộc dân Stiêng là Điều Mol và Mol. Lộc Ninh là nơi thiết lập chánh phủ Mặt trân Giải Phóng miền Nam ). Hình như Geruco và Cam Bốt đã thỏa thuận trong khuôn khổ phát triễn thỏa ước Tam Giác Việt Miên Lào ( ? ), nghiên cứu phát triễn 180 000 ha cao su ở các chi nhánh sông Mê Kông thuộc Cam Bốt. Việt Nam có lợi thế hơn Trung Quốc để phát triễn cao su vùng này, vì đã có nhiều dân Miên gốc Việt miền Bắc ( được Pháp mộ phu vào làm cao su ở đồn điền Pháp trên Cam Bốt từ năm 1921 đến năm 1945 ), biết rỏ các giống cao su đất đỏ hay đất xám cao năng hơn các giống cao su Hải Nam chỉ giỏi chịu lạnh , cạo mũ sớm hơn, phu Việt lành nghề cạo mũ hơn các tỉnh miền Bắc Việt Nam hay dân Hoa ở Quảng Tây , Quảng Đông, đã tham gia quản lý khai thác cao su , chế biến thành sản phẩm xuất khẩu. Theo L. Tichit , kỷ sư canh nông Cam Bốt, năm1981, có đến trên 200 000 người Bắc trên đất Miên. Thể thức phát triễn cao su tiểu điền, ký khế ước với GeRuco, xen kẻ đa canh với các cây ăn trái hay hoa màu lương thực đã phát triễn ở Bình Phước, Đắc Nông, Tây Ninh cũng thích hợp hơn thể thức quốc doanh Trung Quốc hay đại công ty tư Thái Lan dân cạo mũ , chăm sóc chỉ là phu thuê như thời đồn điền xa xưa. Tổng số đất đỏ Căm Bốt, Lào có thể trên 750 000 ha. Tóm lại trong tương lai, Việt- Miên- Lào có hy vọng trồng 2- 3 triệu ha cao su thiên nhiên, sản xuất trên 3 triệu tấn mũ khô chế biến, đuổi kịp hay vượt mặt nước sản xuất lớn nhất thế giới hiện nay là Thái Lan . Vì hiện nay an ninh ở Việt - Miên Lào đã ổn định phần nào, trong khi Thái Lan đang bị xung đột giữa dân Hồi Giáo và Phật Giáo ở vùng cao su miền Nam Thái Lan , biên giới Thái - Mã Lai Á .

Thực hiện trong nội địa chương trình Việt Nam trồng1 triệu ha cao su năm 2015, cần giải quyết mau lẹ vấn đề sử dụng hợp lý quĩ vốn đất đai hơn, vì Bình Phước phát triễn cùng lúc nhiều lọai cây xuất khẩu lâu năm khác nhau, cạnh tranh nhau .Geruco cho biết không còn đất cấp trồng cao su nữa theo thể thức quốc doanh đại trà, và trên đất đỏ phì nhiêu bị cà phê cạnh tranh ở nhiều tỉnh. Không những đất nông nghiệp, mà luôn cả đất lâm nghiệp, có khi cả đất phát triễn thị trấn tỉnh, huyện, xã phường nữa hay lấn chiếm, chuyễn nhượng sai lầm cố ý hay vô tình bất hợp pháp đất đai, vi phạm hành lang lộ giới, mặt bằng …, đất trưng dụng dành cho các khu -cụm công nghiệp sử dụng chậm trễ còn bỏ hoang hay đặc biệt chiếm lấn đất tốt của nông nghiệp bồi hòan chưa thỏa đáng .

Trước tiên, cần thêm nhiều sáng kiến mới mẽ hơn về đất lâm nghiệp, không thể mô phỏng các khuyến cáo lâm nghiệp các nước tân tiến đã mở mang, ở một nước chậm tiến đang mở mang, dân số gia tăng nhiều mỗi năm .Ở tình trạng thiếu thốn đất đai cho nông dân sinh sống, khó lòng duy trì diện tích 351 000 ha đất lâm nghiệp, 51 % tổng diện tích đất tòan tỉnh, trong đó có đến 47.12 % là đất có rừng . Vai trò rừng Bình Phước bảo vệ môi trường sinh thái , thực vật , động vật như tê giác, bò rừng, bò tót, min - gaur, trâu rừng, vượn, khỉ, chim chóc… hiếm hay bị đe dọa tuyệt chủng ( công viên quốc gia Bù Gia Mập và phần công viên Nam Cát Tiên thuộc Bình Phước… ), tác dụng tham gia điều hòa dòng chảy các con sông trong tỉnh nhà, đóng một vai trò rất quan trọng. Nhưng không thể có ưu tiên độc đáo trên bảo đảm đời sống hàng ngày của dân gian, của nông dân thiếu hay không có đất canh tác. Phải xét lại quan niệm 17 “ lâm trường “tỉnh nhà, xếp hạng nhiều loai cây đa niên của thế nông lâm, hay xen kẻ đầy đủ hệ thống chống xói mòn, như thể cây rừng tái tạo, giảm bớt bảo vệ những lòai cây gỗ qúí hiếm có thể trồng dễ dàng dọc đường phố thị trấn hay có thể bảo tồn thú - động vật gần tuyệt chủng bằng phương pháp tái tạo tinh dòng - cloning hiện hửu, hầu giải tỏa nhiều đất lâm nghiệp, rừng, công viên bảo tồn …cho phát triễn nông nghiệp cây lâu năm tỉnh nhà. Rút kinh nghiệm nông dân Căm Bốt biểu tình chống đối công Ty Trung Quốc Wuzhishan, năm 2004, chiếm đất trồng tập thể 20 000 ha rừng bạch đàn - eucalyptus , giá tị - teck , bạch dương - poplar, peuplier, giống tuyễn chọn hay giống lai - hybrid poplar , tại vùng Đắc Dam, gần biên giới hai tỉnh Bình Phước và Đắc Nông .

Đẩy mạnh khuynh hướng đô thị, thị trấn hóa
Tỉnh Bình Phước cũng như miền Đông Nam Phần ( Nam Bộ ) có tỉ lệ thị trấn, đô thị hóa lớn nhất Việt Nạm. Nay đã có hơn 50 % dân chúng miền, tỉnh, huyện sống ở thị trấn lớn nhỏ, trong khi con số cho Việt Nam trung bình chỉ là 25 %; 75 % dân chúng còn quá đông đúc ở thôn ấp, làng xã.

Trước tiên là nhờ phát triễn những cơ sở , nhà máy biến chế nông phẩm, cây lâu năm tỉnh nhà. Cao su cần lưu tâm thêm áp dụng kỷ thuật chế biến ít ô nhiễm hơn đã có ở các nhà máy Ấn độ, lập nhà máy làm lốp xe qui mô ( xe vận tải, xe hơi , xe mô tô, xe đạp …) hay các vật dụng chế tạo bằng cao su thiên nhiên, tổ chức thu gom hột cao su chế tạo diesel sinh học hay chế biến thành thực phẩm nuôi cá, nuôi súc vật. Cần tận dụng trái hột điều cũng như nhiều trái cây khác làm nước uống, giải khát, vỏ hột điều làm sơn, dầu đặc biệt, làm than hoa.

Năm 1997, Bình Phước chỉ mới có 5 công ty quốc doanh và 175 công ty tư doanh đăng ký cở nhỏ , thủ công phần lớn liên hệ đến nông nghiệp . Năm 2000 đã có 1306 doanh nghiệp, 31 công ty vốn ngọai quốc, đầu tư trên 100 triệu đô la Mỹ. Năm 2006, Bình Phước đã tạo ra 38 000 công ăn việc làm , nhờ cải thiện hạ tầng cơ sở và thiết lập 8 khu- cụm công nghiệp, tổng diện tích trên 2100 ha . Triễn khai cụ thể, có kết quả là khu công nghiệp Chơn Thành - xã Thành Tâm , khu công nghiệp đầu tiên của Bình Phước , nay đã có 6 dự án đầu tư vốn đăng ký là 3 triệu đô la.Tiếp đến là khu công nghiệp Tân Khai, xã Tân Khai, huyện Bình Long; khu công nghiệp Nam Đồng Phú , xã Tân Lập, huyện Đồng Phú ; khu công nghiệp Minh Hưng, xã Minh Hưng, huyện Chơn Thành, giai đoan một giao cho Vina Hàn quốc làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở hiện có 5 dự án tổng vốn đăng ký 14 triệu đô la; khu công nghiệp Nam Đồng Xòai và Đồng Phú, thị trấn Tân Phú huyện Đồng Phú và xã Tiến Hưng thị xã Đồng Xoài đã giao cho cômg ty cao su Đồng Phú làm chủ đầu tư; cụm công nghiệp Tân Thành, xã Tiến thành và xã Tân Thành, thị xã Đồng Xoài hiện đã có 6 dự án đầu tư tổng vốn 11 triêu đô la và có thêm 9 nhà đầu tư trong nước đang làm thủ tục đầu tư .

Bình Phước cũng có khá nhiều tài nguyên khóang sản. Đã phát hiện 91 mỏ , điểm quặng, điểm khóang với 20 lọai khóang sạ thuộc 4 nhóm : nguyên liệu phân bón , kim lọai, phi kim lọai, đá quý và bán qúy. Nguyên vật liệu xây dựng ( đá , cát , latêrit ), puzơlan, cao lanh, đá vôi, đặc biệt mỏ đá vôi Tà Thiết. Cuối năm 2007, đã khánh thành nhà máy xi măng Bình Phước ở huyện Bình Long, thuộc tổng Công ty Hà Tiên 1, tổng vốn đầu tư 300 triệu đô la, công xuất 1.5 triệu tấn xi măng và clinkơ. Nếu giải quyết thỏa đáng vấn đề ô nhiễm sông hồ Đồng Nai - Sông Bé , tương lai còn có thể khai thác 320 triệu tấn bô- xít nguồn gốc laterit, tương đương với số lượng bô xít Krong Nừng tỉnh Gia Lai , tuy ít hơn Đăc Nông .

Tương lai phát triễn Bình Phước
Lẽ dĩ nhiên muốn phát triễn nông nghiệp, thị trấn hóa mau lẹ hơn, Bình Phước phải đặt ưu tiên phát triễn hạ tầng giao thông tỉnh, hiện còn thấp kém nhất miền Đông Nam Phần. Đặc biệt nâng cấp hai quốc lộ tỉnh. Quốc lộ số 13 nối liền thành phố Sài Gòn với Chơn Thành, An Lộc, Lộc Ninh đến thị trấn cửa khẩu Hoa Lư, biên giới Việt Miên.. Quốc lộ số 14 nối Chơn Thành với thị xã Đồng Xòai, rồi thị xã Gia Nghĩa - Đắc Nông và thị xã Ban Mê Thuột- Đắc Lắc. Thị xã Đồng Xòai tỉnh lỵ Bình Phước thay cho hai tỉnh lỵ An Lộc - Bình Long cũ và Phước Bình - Phước Long cũ, cách thành phố Sài Gòn 128 km, cách Gia Nghĩa 119km và cách Ban Mê Thuột 244 km. Hai quốc lộ này nối liền những thị trấn mới cũ, có cơ làm thành những phòng tuyến khi nguy biến, gìn giữ biên cương, đặc biệt “ mái nhà Tây Nguyên “ gồm các tỉnh Kon Tum , Plei ku - Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông và hậu cần Sài Gòn. Nếu chuyễn biến ngay được tình thế nội chiến xâm nhập trước đây của Bình :Phước ( nhiều chuyên gia quân sự Hoa Kỳ qui trách cho là miền Nam thất trận khi mất Phước Long, tháng giêng năm 1975 ), qua tình thế mới bảo vệ nước nhà ở lảnh địa . Vì nay hải quân Trung Quốc quá lớn mạnh, đuổi gần kịp Hoa Kỳ ( tàu nổi , tàu ngầm , hỏa tiễn xuyên 1m xi măng cốt thép, do thám vệ tinh … ) khó lòng gìn giữ chống Trung Quốc tàn phá các cảng Biển Đông, Vũng Tàu - Bà Rịa, lỡ khi Việt Nam bị xâm lăng. Còn không quân Trung Quốc thả bom ở lảnh địa thì vẫn còn thua xa không quân Nga và Hoa Kỳ, theo ước lượng các chiến lược gia quân sự quốc tế. Có khi có lẽ nên nghĩ đến thiết lập công nghệ quốc phòng Bình Phước ở vùng núi Bà Rá - Thác Mơ - Phuớc Bình như đã làm ở Tam Đảo - Việt Trì miền Bắc chăng ?

( Irvine- Ca Li , 22 tháng 3 năm 2009 ) .



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét