Chủ Nhật, 24 tháng 1, 2010

Tình trạng hổn loạn hạt nhân thế giới


Tình trạng hổn loạn hạt nhân thế giới và điều nghiên đe dọa bom nguyên tử ngày nay
G S Tôn Thất Trình

Hổn loạn vỏ khí hạt nhân có lẽ Việt Nam nên biết rỏ hơn chăng ?

Việt Nam đã từ bỏ các thanh nguyên tử có cơ chế biến ra plutonium , nguyên liệu làm bom nguyên tử , thay thế bằng các thanh chỉ dùng làm điện hạt nhân ở lò nguyên tử Đà Lạt . Nhưng việc dự trù làm các lò điện hạt nhân ỏ Ninh Thuận ( và có thể cả ở Phú Yên - Vũng Rô ) đã gây bàn tán xôn xao ở giới Việt Kiều hải ngoại lẫn thức giả trong nước , không mấy thua kém sôi nổi khai thác bô xít ở Đắc Nông - Lâm Đồng và có thể nay mai ở Krong Nừng Plei ku - Kontum - Mondulkin - Cam Bốt , sau thỏa ước vừa ký kết giữa tổng bí thư Nông Đức Mạnh và vua Căm Bốt ? 

Càng rắc rối thêm vì hải quân Trung Quốc làm tàu ngầm nguyên tử đặt ngay tại đảo Hải Nam, đe dọa xâm chiếm hải phận đặc quyền kinh tế Việt Nam mà Trung Quốc đã lấn chiếm một phần ( ngoài các đảo Hoàng Sa và một số đảo Trường Sa ) khi Trung Quốc thiết lập huyện Tam Sa ở Biển Đông và trưng bày bản đồ vùng “ Lưỡi Bò “ tỏ ý muốn chiếm thêm trọn vẹn quần đảo Trường Sa và nới rộng thêm xâm chiếm hải phận đặc quyền kinh tế của Việt Nam . Nhật cũng vừa cho biết muốn chế tạo các ngư lôi đầu đạn nguyên tử bắn tàu ngầm theo họa kiểu Hoa Kỳ ( nhật báo The Los Angeles Times , ngày 4 tháng giêng năm 2010) . Để chúng ta có thể hiểu biết hơn vê điện hạt nhân và bom nguyên tử, sau đây là tóm tắt tinh thế hổn loạn hạt nhân ngày nay trên thế giới, phần lớn trích dẫn quan điểm của Graham Allison, giáo sư về Chánh Quyền và giám đốc Trung tâm Belfer cho Khoa học và Quốc tế Vụ tại trường Chánh Quyền Kennedy, thuộc đại học Harvard.
Bao nhiêu bom nguyên tử hoạt động được và bao nhiêu dự trữ ?
Năm 1968 , vào thời gian Việt Nam còn lo vụ Tết Mậu Thân, cộng đồng quốc tế đã thảo luận giải quyết nhiêu trắc trở quốc tế , trong đó lo tâm chánh là thỏa ước năm 1968 Không nẩy nở Hạt Nhân - Nuclear Nonproliferation Treaty ( NPT ) , 184 quốc gia kể luôn cả 40 quốc gia có khả năng kỷ thuật xây dựng kho võ khí hạt nhân, đã chấp nhận từ bỏ làm vỏ khí hạt nhân . 40 năm sau kể từ khi ký kết NPT , chỉ còn 9 quốc gia hạt nhân. Chiếu theo Tập san của các nhà khoa học Nguyên tử , thuộc Uy Ban Tài nguyên Thiên nhiên Quốc phòng Hoa Kỳ ( cũng theo LA Times ngày 4/ 1/ 2010 ) , ước lượng Nga có 4850 vỏ khi hoạt động được và 8150 vỏ khí dự trữ hay có thể sẽ phá hủy ) , Hoa Kỳ có 2700 (dự trữ hay hủy bỏ là 9400 ) và các quốc gia khác có 960 vỏ khí hạt nhân hoạt động được . trong số này là Pháp ( 300 vỏ khí) , Trung Quốc ( 240 ) , Anh Quốc ( 180 ) , Israel - Do Thái ( 80- 100 ) , Hồi Quốc ( 70 - 90) , Ấn Độ ( 60- 80 ) và có thể Bắc Hàn nữa ( hiện nay đã có 10 bom nguyên tử hoạt động, nhờ thành công bắn hỏa tiễn trung tầm . Đặc biệt , hơn 60 năm nay, chưa có một vỏ khí hạt nhân nào đã dùng để tấn công cả .
Các quốc gia đã có bom nguyên tử đang làm gì ?
Bài học gần đây về lợi ích vỏ khí hạt nhân trên sự vụ quốc tế đã xói mòn trật tự hạt nhân toàn cầu. Tổng thống Hoa Kỳ Obama đã thuận theo nhãn quan của cựu tổng Thống Ronald Reagan cho một thế giới sạch , không có vỏ khí hạt nhân và đã được sự chấp thuận của nhiều nhà lảnh đạo khác , kể cả tổng thống Nga Dmitry Medvedev. Đa số các nhà thực tế cộng đồng an ninh quốc tế xem ý tưởng này là một hoài vọng mơ hồ , dài hạn và có thể không bao giờ thực hiện được cả.
Trong lúc đó , Pháp đã cận đại hóa kho vỏ khí hạt nhân của mình . Tổng thống Nicolas Sarkozy gọi việc này là “ chánh sách bảo hiểm nhân thọ quốc gia Pháp “. Trung Quốc tiếp tục cận đại và nới rộng kho vỏ khí hạt nhân giới hạn của minh. Còn Nga sau khi lực lượng qui ước sụp đổ , Nga đã trông cậy lại vào các vỏ khí hạt nhân. Ở Hoa Kỳ, “Duyệt xét Vị trí Hạt Nhân - Nuclear Posture Review “ giải tỏa năm 2010 là những định giá xem thử kho vỏ khí hạt nhân Hoa Kỳ có “ đáng tin cậy “ không , chắc chẳn sẽ gây bàn cải xem Hoa Kỳ có nên xây dựng một “dịch bản che dấu - stealth version “ của đề nghị trước đó là “ Thay đổi vỏ khí đáng tin cậy - reliable replacement warhead “ hay không
Những bài học chiếu theo những hành động mới đây, quan trọng hơn các đề nghị cho những chương trình tương lai. Chánh quyền Bush đã chỉ mặt Iran, Iraq và Bắc Hàn là “trục quỷ sứ , xấu xa - an axis of evil “ và sau đó tấn công một quốc gia, trong ba quốc gia này , rỏ ràng là không có vỏ khí hạt nhân gì cả và cấp giấy thông hành cho một quốc gia đã có hai bom plutonium. Khiến cho nhà chiến lược Anh Lawrence Freedman đã tóm tắt bài học của các nhà phân tich an ninh quốc gia trên thế giới là “ Phương cách đáng tin cậy nhất ngăn cản được lực lượng quân sự Hoa Kỳ, rỏ ràng là tạo ra cho chính quốc gia mình một kho võ khí hạt nhân. Rất nhiều dân Iran và vài dân Iraq đã nghĩ rằng nếu giả thử năm 2003 Iraq thật sự có một kho võ khí nguyên tử, thì có lẽ Hoa Kỳ sẽ không xâm lăng Iraq đâu .
Ai đang manh nha phát triễn vỏ khí hạt nhân ?
Hiện nay số quốc gia có vỏ khí hạt nhân chỉ bằng con số ghi chép lúc chấm dứt Chiến Tranh Lạnh. Kể từ lúc đó, một quốc gia không tuyên bố và không được biết là quốc gia vỏ khí hạt nhân , Nam Phi - South Africa, đã xóa bỏ kho vỏ khí này và một quốc gia mới trổi dậy là Bắc Hàn, như thể là một quốc gia tự nhận và không được quốc tế nhìn nhận là có vỏ khí hạt nhân .
184 quốc gia từ bỏ làm vỏ khí hạt nhân và đã ký thỏa ước NPT. Thế nhưng ít nhất là 13 quốc gia đang có ý định mạnh mẽ theo con đường phát triễn vỏ khí hạt nhân, và có đủ khả năng tiến hành mục đích , nhưng chưa đến điểm cuối đích . Đó là Argentine , Australia , Brazil , Canada , Egypt , Iraq, Italy , Lybia , Romania , Nam Hàn , Thụy Điển , Đài Loan và Nam Tư . 4 quốc gia đã có vỏ khi hạt nhân, nhưng đã hủy bỏ vỏ khí. Nam Phi hoàn thành 6 vỏ khí hạt nhân vào thập niên 1980, nhưng đã tháo gỡ khi chánh quyền chuyễn giao cho dân da đen vào thời hậu kỳ thị màu da- postapartheid. Belarus, Kazakhstan , và Ukraine đã nhận hơn 4000 vỏ khí hạt nhân chiến lược, khi Nga Sô tan vỡ , tháng 12 năm 1991. Thành qủa của thương thuyết giữa Hoa Kỳ và Nga, và với mỗi quốc gia vừa kể, mọi vỏ khí này đã giao hoàn lại cho Nga để tháo gỡ. 1 640 đầu đạn hạt nhân chiến lược đã được tháo gỡ và uranium làm giàu thêm nhiều - highly enriched uranium đã trộn vào uranium Hoa Kỳ, hầu sản xuất uranium ít giàu hơn - low enriched uranium, làm nhiên liệu cho các nhà máy điện hạt nhân Hoa Kỳ. Rất ít dân Hoa Kỳ được biết là nhờ Megatons cho chương trình Megawatts , phân nữa mọi điện hạt nhân làm ra ở Hoa Kỳ trong một chục năm vừa qua, đã dùng nhiên liệu giàu thêm uranium trộn thêm có nguồn gốc từ các lõi đầu đạn vỏ khí hạt nhân các chư hầu Nga Sô Viết, nguyên thủy họa kiểu ra để phá tan nát các đô thị Hoa Kỳ .
Dân gian Nhật Bổn đã khốn khổ về hậu quả của hai vỏ khí hạt nhân, duy nhất đã chỉ nổ trong thời chiến ( giết 140 000 người ở Hiroshima , 70 000 người ở Nagasaki và làm bị thương 260 000 người khác ). Dù khác biệt chánh kiến, những chánh phủ Nhật kế tiếp nhau, vẫn duy trì tin tưởng là đã có dù hạt nhân- nuclear umbrella Mỹ che chở và chánh sách nền tảng chiến lược an ninh quốc gia Hoa Kỳ là Minh ước Hoa Kỳ - Nhật Bổn, che chở rồi. Nhật Bổn đã có một dự trữ gần 2000 kg uranium làm giàu thêm nhiều, nếu muốn chế tạo một vỏ khí hạt nhân khả tín cho mình thì chỉ qua đêm là Nhật đã có thể có thái độ vững vàng về vỏ khí hạt nhân. Hàn Quốc ( Nam Hàn ) lo sợ Bắc Hàn có vỏ khí hạt nhân, nhưng lại càng lo sợ hơn nữa cho sống còn đất nước , nếu không có dù hạt nhân Hoa Kỳ và quân đội Hoa Kỳ trên bán đảo Triều Tiên. Đài Loan cũng bị Trung Quốc thâm nhập sâu và cám dỗ, nhưng lại lo sợ bị bắt quả tang ăn gian, lừa dối; cho nên là một thí sinh băn khoăn nhiều, để dấn thân vào con đường hạt nhân .
Vì có tin đồn là Myanmar (hay Burma) đang mua một lò phản ứng hạt nhân kiểu Yongbon của Bắc Hàn, không nên bỏ qua nước này. Vấn đề là liệu Myanmar có đủ khả năng để hoạt động thành công lò này không ?
Bắc Hàn, một quốc gia nghèo khổ và cô đơn nhất thế giới, đã có hai bom giá trị plutonium vào năm 2001 . Ngày nay, Bắc Hàn có một kho 10 bom và đã hai lần thử nghiệm vỏ khí hạt nhân. Hiện tại Bắc Hàn thu thập plutonium chế tạo quả bom thứ 11 và tái lập lò phản ứng Yongbong, có khả năng làm ra hai bom plutonium một năm . Hơn nữa , Bắc Hàn vẫn tiếp tục thử các hỏa tiễn xa tầm -long range missiles mỗi ngày mỗi thêm hửu hiệu, đã bán kỷ thuật lan tràn hạt nhân cho nhiều quốc gia, như bán lò phản ứng kiểuYongbong cho Syria và có lẽ đang phát triễn một đường lối thứ hai chế tạo vỏ khí hạt nhân, bằng cách xây cất một cơ sở mới làm giàu thêm uranium.
Ở Trung Đông, thật là quan trọng phân biệt những hoài vọng trừu tượng và dự án thực tế . Rất ít quốc gia trong vùng này có đủ hạ tầng cơ sở khoa học và kỷ thuật hổ trợ một chương trình chế tạo vỏ khí hạt nhân. Saudi Arabia có lẽ là quốc gia có đủ khả năng nhất, dù rằng Hoa Kỳ đang cố tâm thuyết phục là Saudi Arabia sẽ an toàn hơn dưới dù hat nhân Hoa Kỳ che chở , hơn là tạo cho mình một kho võ khí hạt nhân. Quyết tâm của Ai Cập để làm vỏ khí hạt nhân, lại bị giới hạn vì cơ sở hạ tầng khoa học và kỷ thuật yếu kém, trừ phi Ai Cập đủ khả năng thuê mướn chuyên môn ngoại quốc. Một bom hạt nhân Thổ nhĩ Kỳ sẽ không những làm hư tan nhiệm vụ Thổ nhĩ Kỳ ở NATO, mà còn cắt đứt ngầm mọi cơ hội cho quốc gia này gia nhập Hiệp Hội Âu Châu - EU . Mọi chứng cớ gợi ý rằng Iran đang có qui tắc xây dựng tản mạn khắp nơi khai thác mỏ uranium , chuyễn hóa uranium và các cơ sở làm giàu thêm uranium, đặt hạ tầng cơ sở chế tạo vỏ khí hạt nhân . Ở thời điểm này, Iran đã chế ngự được kỷ thuật trong nước nhà chế tạo , xây dựng và hoạt động các máy ly tâm Iran tự làm ra. Hiện tại, Iran đã cho quay 4 500 máy ly tâm , trung bình sản xuất được gần 3 kg uranium làm giàu thấp - low- enriched uranium một ngày và đã thiết lập thêm 3 700 máy ly tâm nữa đang sẳn sàng bắt đầu hoạt động. Iran đã có một dự trữ trên 1500 kg uranium làm giàu thấp. Nghĩa là đủ, sau khi làm giàu thêm uranium, chế tạo hai bom hạt nhân kiểu Hiroshima. Iran chắc chăn sẽ xây dựng thêm nhiều cơ sở mật làm giàu uranium, tránh vụ đe dọa ném bom phá hủy cơ sở đã khai báo Natanz , sau khi cơ sở bí mật Qom bị phát giác .
Nhìn về các châu khác , Brazil hiện đang cho hoạt động một cơ sở làm giàu thêm uranium, nhưng đã ký kết Hiệp Ước Tlaelolco. Hiệp ước này đặt ra ngoài vòng pháp luật vỏ khí hạt nhân ở Châu Mỹ La Tinh và vùng Caribbean và đã chấp nhận những cản ngăn mạnh mẽ pháp lý , gồm luôn cả Cơ quan Brazil - Argentine cho” Kế toán và Kiểm Soát Vật liệu Hạt Nhân”. Ngoại trừ Nam Phi, còn giữ lại một kho dự trữ uranium làm giàu thêm, chế tạo được 30 bom hạt nhân, thật khó xác định những quốc gia khác có cơ thực tiễn chế tạo vỏ khí hạt nhân, trong tương lai nhìn thấy trước được.
Những biện cứ như vậy có một phần nào hợp lý. Gánh nặng chứng cớ và phân tích, tuy nhiên, hổ trợ quan điểm là khuynh hướng hiện thời đặt ra nhiều hiểm nguy không thể chấp thuận được . Ủy Ban lưỡng đảng của Quốc hội Hoa Kỳ cho “ Thái độ Chiến Lược Hoa Kỳ” , do hai cựu bộ trởng Quốc phòng Hoa Kỳ William Perry và James Schlesinger kết luân năm 2009 “ hiểm nguy lan tràn các điểm lật nghiêng - tipping point và khủng bố hạt nhân, thảy đều nhấn mạnh đến khẩn cấp là phải hành động ngay tức khăc.
Khó khăn qui định một chánh sách vỏ khí hạt nhân cho Hoa Kỳ ?
Obama đã đặt nguy hiểm lan tràn hạt nhân và khí hạt nhân trên chóp lịch trình an ninh quốc gia Hoa Kỳ. Vai trò Obama bẻ cong khuynh hướng hiện thời, nhắm về tai họa - catastrophe . Đa số các hành động hầu hòan thành nhiệm vụ này, đòi hỏi sự tham gia các nước trên thế giới , không phải chỉ là ở Hoa Thịnh Đốn mà thôi, sẽ phải thực hiện trên căn bản định giá quyền lợi nước mình. Thế nhưng, để khuyến khích các chánh phủ khác hành động, Obama đã cam kết giảm bớt vai trò vỏ khí hạt nhân trong chiến lược an ninh quốc gia Hoa Kỳ, điều đình với Nga một thỏa ước tiếp tục kiểm soát vỏ khí hầu gia giảm kho vỏ khí Hoa Kỳ và Nga , phê chuẫn Thỏa Hiệp Cấm Thử Nghiệm Toàn diện Vỏ khí Hạt Nhân - Comprehensive Nuclear Test Ban Treaty, cố gắng cấm sản xuất vật liệu phân hạch nguyên tử trên toàn thể hoàn cầu và cung cấp thêm quyền hạn và tài nguyên cho Cơ quan Nguyên tử lực Quốc tế IAEA .Hy vọng sẽ làm Bắc Hàn cuốn lui lại kho vỏ khí hạt nhân và Iran ngưng sản xuất trái bom hạt nhân đầu tiên , Obama đã mở nhiều cuộc đàm phán với cả hai quốc gia này, tỏ dấu hiệu sẽ cố cùng sống với cả hai chế độ, dù họ có xấu xa đến mấy đi nữa, nếu họ chịu từ bỏ vỏ khí hạt nhân. Đây là một lịch trình vô cùng tham vọng , và đầy rẫy trở ngại nặng nề hay địch thủ cứng đầu , cứng cỗ. Kẻ lạc quan tự tin là đã có nhiều thái độ tích cực nghiêng về phía Hoa Kỳ tại nhiều thủ đô khắp thế giới g mới đây. Người hoài nghi chỉ tay vê phía các lực lượng khách quan kéo theo nhiều hiểm nguy , cũng như làm gián đoạn giữa các nguyện vọng và hành động hàng ngày của tổng thống và của các chức quyền nội các phụ trách thực hiện những mục tiêu này . Cái nhìn thế giới sạch hẳn hạt nhân đã được Obama tuyên bố tháng 4 năm 2009 ,ở Tiệp Khắc, cho biết là Hoa Kỳ sẽ tiến tới nhiều bước đáng ngạc nhiên, để làm nước dẫn đạo. Nhưng 9 tháng sau, chính chánh quyền Obama đã bị đóng khóa trong một cuộc tranh cải nội địa về một bản thảo chánh sách tối mật để co rút lại kho vỏ khí Hoa Kỳ ( theo The Los Angeles Times số ngày 4 / tháng giêng 2010 )/ và gia giảm vài trò của chiến lược quân sự và ngoại giao Hoa Kỳ . Ngũ Giác Đài ( bộ Quốc phòng Hoa Kỳ ) nhấn mạnh đến tầm quan trọng tiếp tục sự làm ngăn cản, nhụt chí đối phương của Hoa Kỳ, một mục tiêu Obama đã đồng ý. Nhưng một chức quyền cao cấp Quốc phòng Hoa Kỳ, trong một cuộc phỏng vấn, nhìn nhận là vài chức quyền thắc mắc là chánh phủ Hoa Kỳ đã đi quá xa … . ông còn cho biết là tranh luận rất sôi nổi …. Tuy ông nghĩ rằng muốn có đầy đủ đại diện mọi ý kiến trên thế giới. Tranh luận có một đụng độ khác giữa chánh quyền Obama và những thành phần then chốt tổ chức an ninh quốc gia Hoa Kỳ, sau tình huống khó khăn về mức quân số ở Afghanistan và phương thức bảo vệ Đông Âu bằng hỏa tiển phòng vệ . Quan trọng hơn những khía cạnh vừa nêu ra, là tương lai của chánh sách vỏ khí hạt nhân Hoa Kỳ, liên can đến một loạt sáng kiến Obama đã đưa ra, như thể những mục tiêu chánh cho thời gian Obama làm tổng thống .Vấn đề tranh luận khác là cách nào giảm bớt kho dự trữ vỏ khí Hoa Kỳ mà vẫn tiếp tục được việc cung cấp bảo vệ hạt nhân cho đồng minh, một phần giữ họ không phát triễn kho vỏ khi riêng mình . Hoa Kỳ đã duy trì hàng trăm vỏ khí hạt nhân ngoài nước cho những mục đích này. Vài chức quyền Hoa Kỳ muốn Hoa Kỳ giữ lại khoảng 200 bom hạt nhân ở các căn cứ Âu Châu, bảo đảm an ninh cho các nước Đông Âu.Một khía cạnh tranh luận khác là liệu Hoa Kỳ có cần đến ba hệ thống phóng vỏ khí hạt nhân không ? , nghĩa là các hỏa tiễn tầm xa, tàu ngầm và phi cơ thả bom . Bỏ đi một hệ thống, sẽ đối đầu với các giới quân sự liên hệ và các nhà làm luật quốc hội ủng hộ họ.
( Irvine , Ca Li ngày mồng 6 tháng giêng năm 2010 )


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét