Thứ Tư, 27 tháng 1, 2010

Thái Lan


Cập nhật hóa hiểu biết hơn nội tình tranh dành quyền lợi ở một nước láng giềng quan hệ cho Việt Nam, có thể còn hơn cả nội loạn dân hồi giáo gốc Thổ nhĩ Kỳ Uyghuir Tân Cương- Xin Jiang , chống bành trướng Hán tộc - Đại Hán Trung Quốc ngày nay ?
Dân chủ có thể sống sót ở Thái Lan chăng ?

G S Tôn Thất Trình

Trong những nước bao quanh Trung Quốc, Thái Lan là nước tranh dành mạnh nhất với Việt Nam ở bán đảo Đông Dương ( Miến Điện , Việt Nam, Thái Lan, Lào và Cam Bốt ) , nhất là với chánh sách ” Đại Thái “, kể từ khi Thái Lan thu phục một phần đất Phù Nam, Lào và Cao Mên. Thái Lan , vào thế kỷ thứ 19, đã khôn ngoan không dựa vào đàn anh phía Bắc là Trung Quốc như Việt Nam thời vua Tự Đức, để gìn giữ nền độc lập Thái Lan, trước hiểm họa xâm lăng thuộc địa của hai đế quốc đương thời là Anh và Pháp.

 Tìm ra thế làm “ nước trái độn “ giữa hai đế quốc này ( Miến Điện miền Bắc và Mã Lai Á miền Nam Thái Lan thuộc địa đế quốc Anh và Việt Miên Lào, thuộc địa đế quốc Pháp ). Thái Lan cũng đã khéo léo, khi Hoa Kỳ chuyễn tranh chấp với Trung Quốc từ bán đảo Triều Tiên ( dòng dõi Khất Đan Kiều Phong, truyện kiếm hiệp Kim Dung lãng mạn hóa việc chống bành trướng Đại Hán Tộc qua Mãn Châu ( ? ) -Triều Tiên Nam -Bắc Cao Ly ? ) xuống bán đảo Đông Pháp, sau khi đế quốc Pháp thất trận Điện Biên Phủ , vừa giữ được thế trái độn độc lập mới này giữa Mỹ - Tàu, vừa thừa cơ hửởng lợi chiến tranh Việt Nam, phát triễn kinh tế đất nước thanh bình.

Va chạm nhiều nhóm tranh dành quyền lợi làm Thái Lan nghiêng ngã
Hơn 3 năm qua, Thái Lan đã trải qua một cuộc đảo chánh quân sự, sáu thủ tướng, và rối loạn lan tràn khắp nước . Khủng hoảng chánh trị hiện hửu đã được đưa lên trang nhất báo chí, khi các kẻ phản đối chiếm hai phi trường quốc tế và lên cao tột đỉnh vào tháng tư năm 2009, xung đột dữ dội ở Vọng Các - BangKok. Các nhà quan sát đã tự hỏi tại sao một quốc gia đầy hứa hẹn dân chủ như Thái Lan lại sa sút mau lẹ đến thế ?

Ngày nay, một vẽ ngoài bình thường đã trở lại Thái Lan, Nhưng chiến đấu dành nhau ở Thái Lan vẫn chưa chấm dứt , và tương lai Thái Lan chưa có gì rỏ rệt, sáng sủa . Rạn nứt đưa đến đối nghịch chưa được phục hồi. Xã hội Thái trở thành phân cực sâu đậm, với nhiều giới ưu tú mưu mẹo dành uy quyền ; dân thị thành đọ sức dân nông thôn ; miền Bắc và Đông Bắc chống Bangkok và miền Nam; người nghèo chống người giàu và khi kinh tế Thái co lại , những chia rẽ này càng nổi bật hơn nữa. Tình trạng tệ hại thêm, do tư biện đầy rẫy về sức khỏe của vua Thái Bhumoibol Adulyadej, nay đã 81 tuổi, hiện thân truyền thống của ổn định và liên tục quốc gia Thái Lan.

Dù hậu quả của khủng hoảng này ra sao đi nữa, tương lai nền dân chủ Thái Lan không có vẽ gì là tốt đẹp cả. Các cơ chế dân chủ Tháí Lan còn yếu kém và dễ sứt mẽ khi các cơ chế không bầu cử lên, xen lấn, tỉ như quân đội và tư pháp. Cho đến khi nào Thái Lan thiếp lập được những bản chất quốc gia vững mạnh và độc lập, bắt cầu nối liền các hố ngăn cách giữa những nhóm quyền lợi, tình trạng khủng hoảng chỉ có thể sa đọa thêm mà thôi.

Nhiệm kỳ Thaksin
Mọi sự khởi đầu bằng cao trào thiên thạch của Thaksin Shinawatra, một tài phiệt hết sức giàu có ở ngành viễn thông, trở thành thủ tướng năm 2001, khi đảng của ông “ Thai RakThai - Thái Mến Yêu Thái “ TRT, thắng cử to lớn. ( Thaksin thắng tuyễn cử có thể còn to lớn hơn nữa vào năm 2005 ). Thaksin tranh cử theo một cương lĩnh chánh trị dân chủ, nhưng sau khi nắm chánh quyền, ông lại miệt thị lề lối dân chủ.

Chẳng hạn, năm 2003 , Thaksin tung ra một trận chiến tranh chống ma túy- war on drugs” đẩm máu và tranh cải . Trước tiên, chiến dịch được xem là thành công: giá methamphetamines , loại ma túy dân Thái thích nhất, trong vài tháng, đã tăng hơn gấp đôi. Nhưng rồi sau đó chiến dịch bắt đầu mất hiệu quả. Xử tử ngoài hệ thống tư pháp trở nên một khí cụ chánh sách thông thường. Ở mỗi tỉnh, cảnh sát ( và trong vài trường hợp quân đội áp dụng quôta số tối thiểu các tay buôn ma túy chánh phải bị giết. Rất nhiều dân Thái vô tội, không dính dáng gì tới buôn bán ma túy, đã chết thời chiến dịch, đã bị cảnh sát nhắm mục tiêu , khi láng giềng với ác cảm gọi các đường dây trực tuyến nóng bỏng - hotlines của chánh phủ để báo cáo họ là những tay buôn ma túy. Các kẻ tổ chức cộng đồng và những dân làng vô tội khác, kể cả trẻ em, cũng bị giết. ( bắn giết bừa bải đã được hội Theo Dõi Nhân Quyền - Human Rights Watch báo cáo năm 2004 và Trung Tâm Á Châu Nhân Quyền năm 2005 , làm tư liệu ) . Ở những tỉnh biên giới, cảnh sát bắt đầu bắn giết những tay cung cấp tin tức tình báo cho quân đội, thường cũng là tay buôn ma túy , và quân đội đã trả đủa bằng cách bắn giết những kẻ cung cấp tin tức cho cảnh sát. Cuối năm 2003, giá methamphetamines trở lại như mức cũ, trước chiến dịch bài trừ ma túy.

Một hình thức tranh cải lớn khác, khi Thaksin giữ chức thủ tướng, là chiến dịch ông chống lại thông tin, báo chí . Năm 2003, Tổ hợp Shin Corporation, một công ty viễn thông và vệ tinh do Thaksin thiết lập và gia đinh ông là chủ nhân, thưa kiện tốn hàng chục triệu đô la Mỹ chống lại Supinya Klangnarong, một kẻ đề xướng thông tin báo chí , vì Supinya đã viết ở nhật báo tiếng Thái “ TháiPost “là công ty đã hưởng lợi nhờ ưu ái của chánh phủ Thaksin. Khi Thaksin tuyên bố sau đó, trong một cuộc phỏng vấn với tuần báo Hoa Kỳ Times, là ông không bao giờ can thiệp vào các hoạt động thông tin báo chí , giám đốc điều hành Hội nhà báo Thái trả lời:” Trước khi Thaksin cầm quyền, báo chí Thái được xem là một trong số tự do nhất thế giới … , Thaksin luôn luôn can thiệp vào báo in và phát thanh, sử dụng tiền thu quảng cáo và mua cổ phần như thể là chiến lược then chốt. Thaksin đóng cửa rađiô cọng đồng, các trangweb, các chương trình ti vi chỉ trích thủ tướng “.
Thaksin cũng bị tố cáo rộng rải là đã thao tác hệ thống dân chủ Thái, thu lợi hàng tỉ đô la Mỹ cho chính mình và gia đình mình. Tháng giêng 2006, một công ty do chánh phủ Singapore làm chủ nhân, mua 49.6 % cổ phần của Tổ hợp Shin, với giá gần 2 tỉ đô la Mỹ. Vì việc mua bán này qua trung gian một hảng bề ngoài đăng ký ở Bristish Virgin Islands, gia đình Shinawatra , một gia đình giàu nhất Thái, không trả một xu thuế nào cho chánh phủ Thái cả . Sau khi thương thảo được tuyên bố, hơn 100 000 người phản đối tụ tập gần Cung điện Hoàng gia cũ ở Bangkok, đòi Thaksin phải từ chức và phải bị truất phế. Thaksin trả lời bằng cách chở xe buýt 200 000 người ủng hộ từ nông thôn về . Thaksin tố cáo các đối lập là “ ngu xuẩn - stupid” và cam kết là không phản lại lòng tin cậy của 19 triệu cử tri đã bỏ phiếu cho TRT ỏ cuộc bầu cử 2005.

Một tháng sau vụ mua bán tranh cải, các đối lập Thaksin thành lập một liên hiệp lỏng lẻo tên gọi là Liên Hiệp Nhân Dân cho Dân Chủ - People Alliance for Democracy, viết tắt PAD. PAD là một tạp nhạp nhiều nhóm quyền lợi khác nhau ; mẩu số chung là chống đối lại chánh phủ Thaksin; xem Thaksin và các bạn nối khố của ông là một mối đe dọa cho nền quân chủ và thống nhất Thái. Dù các nguồn Thái ngại ngùng bàn cải vai trò của thể chế quân chủ, một đề tài kiêng kỵ ở Thái Lan, PAD cũng lo âu đến vụ truyền ngôi báu sắp tới và ước mong là Thaksin không còn nắm chính quyền vào thời gian nhạy cảm này.

Nhân viên đảng PAD mặc áo Sơ mi Vàng , màu áo liên hệ đến vua Thái. Các tay theo Thaksin mặc áo Sơ mi Đỏ , tự gọi là đảng viên đảng Mặt Trận Thống Nhất cho Dân Chủ Chống Độc tài - United Front for Democracy Against Dictatorship , hay UDD. Thế nhưng cả hai đảng không thể xem đích xác là dân chủ. Nếu chánh quyền Thaksin bị xem là có nhiều hành động phi dân chủ, đảng chống đối Thaksin lại càng tỏ ra phi dân chủ hơn nữa . PAD đề xướng một cái gì đó gọi là “ chánh trị mới - new politics “ , trong đó quốc hội bầu cử sẽ bị thay thế bằng một loại tập hợp gồm cả hai thành phần dân cử lẫn chỉ định. PAD tin rằng nhiều dân Thái sống ở thôn quê không đủ tinh tế để tham gia tổng tuyễn cử , lá phiếu của họ sẽ bán cho ai trả giá cao nhất.

Nhảy đảng
Những tập hợp PAD năm 2006, đã khiến quân đội can thiệp vào chánh trị và.đuổi cổ Thaksin. Dàn dựng trong khi Thaksin ở New York tháng chín năm đó còn ở phiên họp Liên Hiệp Quốc, cuộc đảo chính xảy ra mau lẹ và không chảy máu. Từ đó, Thaksin bị buộc tôi tham nhũng và một trác tòa ra lệnh bắt Thaksin. Thaksin phải sống lưu vong, phần lớn ở Hồng Kông và Dubai. Tích sản của ông ở ngân hàng Thái, trị giá 2 tỉ đô la Mỹ, bị phong tỏa.

Cùng lúc, chánh phủ quân đội đảo chánh bổ nhiệm, do một tướng nguyên là tư lệnh Lục Quân và là một nhân viên của cơ quan cố vấn vua Thái, lảnh đạo, tỏ ra không xứng đáng mong chờ của phong trào chống Thaksin. Chánh phủ này không thanh trừng khỏi Thái Lan mọi ảnh hưởng của Thaksin. Ở vài vùng xứ Thái, một dòng ngầm mạnh mẻ ủng hộ Thaksin vẫn sống sót. Sau hơn một năm dưới quyền chánh phủ do quân đội bổ nhiệm, tuyển cử mới được tổ chức. Kết quả là sự thành lập một chánh phủ liên hiệp do “đảng chánh quyền nhân dân - People Power Party ( PPP ) “ , hậu thân của đảng TRT Thaksin. ( còn TRT bị kết tội là đã gian lận bầu cử và bị tòa án hợp hiến giải tán 7 tháng trước ). Tuy nhiên, PPP không thắng cử lớn lao. Đảng này đã có khả năng thành lập chánh phủ, vì đã liên kết được với nhiều đảng chánh trị nhỏ; vài đảng nhỏ này sau đó lại gia nhập đối lập. Đảng PAD đã ngưng hoạt động sau đảo chính; mục tiêu của PAD là lật đổ Thaksin đã hoàn tất, lại tự tái thiết lập tháng 3 năm 2008. PAD hướng dẫn biểu tình tháng 5 năm 2008, phản đối đề nghị chánh phủ sửa đổi hiến pháp theo phương hướng PAD nghĩ rằng có lợi cho Thaksin và có lẽ dọn đường cho Thaksin trở lại nắm quyền . Tháng 8 năm 2008, hàng chục ngàn Sơ mi Vàng chiếm một cơ sở quanh “Dinh Chánh Phủ “ ở Bangkok. Sau đó đệ nhất thủ tướng PPP , Smak Sundaravej bị bó buộc từ chức, khi Tòa án quyết định thủ tướng tham gia một chương trình nấu nướng là vi phạm hiến pháp Thái. Thay thế ông là Somchai Wongsawat, em rễ Thaksin. Đến mùa thu, biểu tình chống chánh phủ xảy ra liên miên mỗi ngày. Cao điểm vào tháng 11 năm 2008, khi dân biểu tình cùng các người phản đối PAD, chiếm đóng hai phi trường ở Bangkok. Khủng hoảng chỉ chấm dứt khi PPP bị Tòa Án giải tán, như TRT bị kết tội là bầu cử phi pháp , buộc Somchai phải từ chức . Các kẻ phản đối rời khỏi 2 phi cảng . Một liên hiệp mới do đảng Dân chủ , một đảng đối lập chính trong thời kỳ Thaksin dẫn dạo, xông lên nắm chánh quyền tháng 12 năm 2008. Thủ tướng là Abhisit Vejjajiva, 44 tuổi , tốt nghiệp đại học Oxford, dựa vào một liên hiệp mảnh khảnh giữa đảng Dân Chủ và vài đảng nhỏ, cùng vài vị dân biểu quốc hội rời bỏ đảng PPP bị giải tán , nhưng lòng trung thành của họ đối với thủ tướng mới không có gì là chắc chắn cả.

Chia rẽ trầm trọng
Mớ hổn độn Thái thường được mệnh danh là một cuộc chiến đấu cho Dân Chủ, nhưng như thế là quá đơn giản vấn đề. Dù rằng PPP và đảng tiền thân TRT đã thắng cả hai cuộc tuyễn cử họ tham gia, nhưng một khi nắm chánh quyền cả hai đảng đều hành động hết sức độc đoán .

Khủng hoảng chánh trị cũng được mô tả như là một cuộc chiến đấu giữa dân ưu tú thị thành truyền thống , đại diện thể chế quân chủ, tỉ như quân đội và thư lại, và dân nghèo nông thôn mà Thaksin muốn nâng cao quyền lợi. Thật thế, ban đầu không phải là một xung đột xã hội, đã phần nào trở thành như vậy. UDD thân Thaksin đã khai thác hoàn cảnh khó khăn của dân nghèo, trong khi PAD chối bỏ đại diện dân chủ, e sợ rằng nó sẽ hiến dâng cho dân nông thôn quá nhiều ảnh hưởng. Diễn giả ở các buổi họp UDD thường nói đến một “ chiến tranh giai cấp - class war “ , có khi đi xa hơn, đề xướng “ một quân đội nhân dân - people’s army “ thách đố dân ưu tú.

Thế nhưng thật là sai lầm, khi mô tả cuộc khủng hoảng như dư luận truyền thông, báo chí Tây phương hay làm, như là một xung đột xã hội giữa người nghèo và người giàu. Điều đúng sự thật, là cả hai phe Thái đều có kẻ nghèo , người giàu. Thaksin là một kẻ đa tỉ phú ( đô la Mỹ ) , đại diện chánh cho quyền lợi tộc dân Hoa địa phương, không đại diện tí nào cho nông dân Thái nghèo khổ cả. Còn PAD không thể được mô tả như thể đoàn tiền phong của dân ưu tú thành thị Thái. Các nhà nghiệp đoàn thương mãi chẳng hạn, tập hợp sau PAD, vì Thaksin có lúc đã cố tâm tư hửu hóa các nghiệp vụ quốc doanh. Khi PAD thành lập, 5 nhân viên ủy Ban Trung Ương gồm có một tài phiệt báo chi truyền thông ( Sondhi Limtongkul), một nguyên đô trưởng Bangkok, và là trung tướng hồi hưu ( Chamlong Srimuang ) , một kẻ tích cực xã hội và cổ động lâu ngày chiến dịch thân Dân chủ ( Piphob Dhongchai ) , một lảnh tụ nghiệp đoàn ( Somsak Kosaisuk ) và một vị Hàn lâm đặc biệt Dân Chủ ( Somkiat Pongpaiboon ).

Chiến đấu hiện tại ở Thái nghiêng về chánh trị và theo miền -vùng địa phương hơn là kinh tế. Khủng hoảng chánh trị nên hiểu là một chiến đâu tranh dành quyền uy đơn giản giừa hai nhóm ưu tú Thái khác biệt nhau. Theo David Fullbrook, tác giả và quan sát viên màn cảnh chánh trị Thái Lan, xung đột đã âm ỉ, kể từ khi “ tiền của mới - new money “ bừng dậy, đa số lọt vào tay người Hoa ( Tàu ) gốc Thái , tỉ như Thaksin, từ thập niên 1960 , nhờ tăng gia xuất khẩu và cận đại hóa. Thaksin và các tay nối khố tiền của mới lẽ dĩ nhiên là phải cạnh tranh với “ tiền của cũ - old money “ do hoàng gia quân chủ Thái và giới ưu tú truyền thống đại diện. Xung đột khiến cho Chánh phủ Thaksin đối đầu chống lại cơ chế tổ chức ra, hầu bắt nhịp cầu nối liền hố sâu xã hội , cơ quan cố vấn cho vua Thái , và như thế là chống lại luôn cả thể chế quân chủ nữa. Như nhà học giả về Thái Lan Kevin Hevison đã biện cứ, Thaksin và hoàng cung Thái cạnh tranh nhau dành một việc như nhau: ưu thế xã hội , con tim và trí nảo của khối dân gian Thái . Thaksin còn lợi dụng tình trạng khốn khổ của dân Thái nghèo, đặc biệt vùng nghèo Đông Bắc Thái. Thành quả là quốc gia Thái trở nên chia rẽ sâu đậm, không chỉ là giữa nhóm ưu tú cũ và nhóm ưu tú mới, mà cũng là giữa các căn cứ mạnh mẽ miền Bắc và Đông Bắc và các đối thủ ở Bangkok và miền Nam . Dù rằng kinh tế Thái Lan tăng trưởng ngoạn mục vài thập niên qua, không phải tất cả mọi miền đều hưởng lợi như nhau đâu. Thái Lan là một trong những quốc gia Á Châu có chỉ số Gini cao ( một chỉ số đo lường bất đồng, chên lệch lợi tức - income - inequality , chỉ số càng cao thì bất đồng càng lớn) . Tuy nhiên Thaksin đã thành công tạo hình dáng mình là tay quán quân cho người nghèo, đặc biệt ở miền Đông Bắc , nơi đây Thaksin khôn ngoan đề cao những chánh sách phát triễn nông thôn, săn sóc y tế rẽ tiền, tài trợ hào phóng tiền bạc giúp đở làng xã và nhiều chánh sách bình dân khác. Mặt khác , miền Bắc nơi Thaksin xuất thân, các cư dân địa phương thừa biết dòng họ Shinawatra là một dòng họ Tàu - Thái, vận mệnh trồi trụt , lên xuống nhiều thế hệ. Cho nên các chiến dịch tuyễn cử TRT ở đây không bao giờ tụ điểm trên xóa nghèo mà tụ điểm vào tinh thần tỉnh địa phương - provincialism , nhấn mạnh Thaksin là “ một con dân miền Bắc “ và sử dụng cách nói đặc thù miền Bắc Thái Lan trên các bích chương và bảng yết thị. Rỏ ràng là nêu cao đối nghịch giàu nghèo chỉ là một khí cụ của phe Thaksin để được ủng hộ tại vài vùng Thái Lan mà thôi. Một nhà phân tích Tây phương ở Bangkok cho rằng “ Đây không phải là một chiến tranh giai cấp mà là một cuộc xung đột địa phương vùng - miền “

Tiên đoán : thất bại ?
Sau khi giựt chính quyền cuối năm 2008 , đảng Dân Chủ chiếm được nhiều ghế hơn nữa ở quốc hội và cải tiến thêm đa số của mình ở những tuyễn cử bổ sung tháng giêng năm 2009. Nhưng các đối lập vẫn cảm tưởng là có gian lận. Họ tin rằng cả hai là các tiền nhiệm Abhisit và Thaksin, đều bị lật đổ vì các phương tiện không hợp hiến, Samak và Somchai vì quyết định tòa án chánh trị thúc đẩy và Thaksin vì đảo chánh. Liên hiệp mới, theo các kẻ ủng hộ Thaksin biện cứ, là sản phẩm hậu trường của những thương lượng mặc cả . UDD gọi Abhisit là một “thủ tướng bất hợp pháp “ . Tháng tư 2009, đối lập nổi giận tiến lên tột đỉnh bằng những xô xát dữ dội làm 2 người chết xác nhận và hơn 100 người bị thương. Ở bải biển nghỉ mát Pattaya , các tay phản đối khiến cho một hội nghị tối cao vùng Đông Nam Á đã phải bải bỏ và các nhà tham dự phải rút đi bằng trực thăng.

Đa số bà con gần gủi Thaksin phải bỏ nước ra đi , trước và sau sự cố tháng 4 , nhưng họ vẫn còn liên lạc chặc chẻ với các người ủng hộ ở Thái Lan. Ngay cả trước tháng tư, chính Thaksin, sau khi bị tống cổ, cam kết là sẽ không bao giờ liên can đến chánh trị nữa, liên tiếp nói chuyện với các kẻ ủng hộ mình qua viđêô từ Dubai. Vào đỉnh cao phản đối, ông nói với họ rằng ông sẳn sàng trở lại điều khiển Thái Lan, nếu họ đòi ông làm như vậy. Trong một diễn văn, ông thúc dục các kẻ ủng hộ ông dàn trải thành một “cuộc cách mạng nhân dân - people revolution “ . Kêu gọi này làm ông bị cúp mất giấy thông hành công dân Thái. Ngay cả lúc lưu vong, Thaksin vẫn còn uy vũ và quốc gia Thái Lan chia ra hai phe, giữa những ai thương ông và những ai ghét ông.

Xô xát dữ dội tháng tư không làm lay chuyễn chánh phủ . Các cư dân Bangkok phản kháng, đời sống hang ngày của họ bị xáo trộn, vì nhiều nơi bị biểu tình Sơ mi Đỏ phong tỏa. Thành quả là hiện nay UDD đang rút lui và Abhisit cũng cố địa vị. Nhiều xô xát khác còn có thể xảy ra. Cố tâm ám sát tháng tư, nhắm vào nhà thiết lập đảng PAD Shondi, nhắc nhở đến tình trạng dữ dội đen tối chánh trị ở Thái Lan ngày nay.

UDD vẫn còn đòi hỏi giải tán quốc hội và tổng tuyển cử mới. Nhưng nên xem thử là đảng Puea Thai ( làm cho Thái ), thay PPP đã bị giải tán, cũng sẽ thắng cử vẽ vang như các ủng hộ viên của Thaksin tin tưởng hay không. Đảng chưa có lảnh đạo nhất trí và cũng như UDD, đảng tổ chức hổn loạn và vô trật tự. Puea Thái còn tinh thần ốc đảo và hoang tưởng: bà con gần của Thaksin, tin cậy nhưng không kinh nghiệm, đã được bổ nhiệm ở những vị trí quan trọng trong đảng, làm cho đảng giống hệt một công ty gia đình điều khiển .

Khủng hoảng chưa xong đâu. Ai cũng đặt câu hỏi là liệu nội các Abhisit tồn tại bao lâu nữa ? Có thể Abhisit là một trong những chánh trị gia lỗi lạc và học vấn giỏi nhất Thái Lan, nhưng liên hiệp của ông vẫn còn dễ bị vở tan. Giá ông và các thanh viên đảng Dân Chủ phải trả, để có khả năng thành lập chánh phủ là thu nhận nhiều cá tính đáng nghi ngờ, vài người trước đây liên kết với Thaksin, vài kẻ khác là thành viên PAD . Chẳng hạn, bộ trưởng ngoại giao Kasit Pitomya do Abhisit lựa chọn, là một diễn giả thường xuyên ỏ các hội hop PAD và có một lần bộ trưởng ngoai giao đã mô tả nhóm PAD chiếm các phi trường quốc tế Bangkok là “ rất vui nhộn “ . Tuy Abhisit luôn luôn tuyên bố là luật pháp sẽ áp dụng cho tất cả mọi người, đề cao trong sạch và điều khiển đất nước tốt đẹp, nhưng không rỏ là chánh quyền của ông có đủ sức theo dõi PAD không , vì PAD đã không thèm để ý đến pháp luật quốc gia và đã làm hoen ố danh tiếng quốc tế của Thái Lan, khi PAD chiểm các phi trường.

Thái Lan khó lông chịu đựng tình trạng nhốn nháo, khi Thái Lan bắt đầu cảm giác ảnh hưởng suy thoái kinh tế toàn cầu. Lần đầu tiên sau lâu năm, xuất khẩu đã giảm và thất nghiệp gia tăng. Ngành công nghế đóng xe hơi rất lợi lộc trước đây, có cơ mất đi hàng ngàn công ăn việc làm: hảng Toyota Motor Thailand, hảng chế tạo xe hơi lớn nhất nước đã tuyên bố là sẽ bớt sản xuất, để đối phó đòi hỏi trụt dốc. Vì xáo trộn , gần đây, du khách đến Thái Lan ít hơn và ngoại quốc cũng đầu tư ít hơn. Vài ngày, sau khi trật tự vãn hồi tháng tư 2009, bộ trưởng Tài Chánh tiên đóan là kinh tế Thái sẽ trụt mất 5 % , vì xung đột dữ dội. Sa thải sẽ kéo theo rối loạn xã hội. Và lẽ dĩ nhiên cánh ủng hộ Thaksin sẽ không ngần ngại buộc tội là chánh phủ bất lực và không đủ khả năng, một buộc tội có lợi cho đảng Puea Thai, nếu có tổng tuyễn cử.

Thái Lan chỉ có thể thật sự ổn định, nếu các cơ chế dân chủ Thái được cũng cố và qua nhiều tham dự nền tảng hơn về tiến trình làm quyết định ở mọi cấp . Phải chú trọng hơn nữa đến than phiền của dân Thái miền Bắc và miền Đông Bắc. Nếu không loại dân túy chủ nghĩa - populism kiểu Thaksin, sẽ có khả năng cỡi sóng bất bình xã hội và Thái Lan vẫn là một hộp than hồng chánh trị, sẳn sàng rực cháy. Nếu đối chọi tiếp diễn và khủng hoảng kinh tế bắt đầu cấu xé mau lẹ,Thái Lan, một quốc gia được xem là cột trụ kinh tế và chánh trị ổn định ở Đông Nam Á, cách đây vài năm , có thể trở thành một sách giáo khoa thỉ dụ cho một nền dân chủ sụp đổ đó!

( nhiều ý kiến đưa ra trích dẫn Bertil Linter, nhà báo Thụy Điển sống ở Thái Lan , thông tín viên Far Eastern Economic Review. từ năm 1982 đến năm 2004 )

( Irvine, Ca Li, ngày 12 tháng 7 năm 2009 )



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét