Thứ Bảy, 20 tháng 2, 2010

Chủ Nghĩa Tư Bản và Chủ Nghĩa Cộng Sản


Một quan niệm Tây phương khách quan hơn về lịch sử chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản (Tâm Đạo)
1- Bán quá mức tư bản chủ nghĩa
         
Sau đây là quan điểm của giáo sư Benjamin R. Barber, đại họcMaryland tác giả nhiều cuốn sách, như “Thánh chiến Hồi Giáo chống thế giới Mac Donald- Jihad vs Mc World”... Cuốn sách cuối cùng ông tựa đề là “Tiêu thụ: cách nào thị trường làm đồi bại Con trẻ, trẻ con hóa người Trưởng thành và nuốt trọn Công dân – Consumed: How markets Corrupt Children, Infantilize Adults and Swallow Citizens Whole.
Ông nói là hệ thống kinh tế Mỹ quá tụ điểm về chủ nghĩa tiêu thụ, quên bẳng những yêu cầu thật sư. Khủng hỏang tiền nợ vay mua nhà giá thấp - subprime mortgage, đánh lạc lối một tình huống đáng buồn, trực diện một chủ nghĩa tư bản tiêu thụ hân hoan đắc thắng: “ Đặc trưng củaThiên chúa giáo Tin Lành” làm việc hăng say, cần cù và trì hõan ban cấp, đã bị đặc trưng trẻ con hóa tín dụng dễ dàng và tiêu thụ bốc đồng đem lại hiểm nguy cho dân chủ và hệ thống thị trường. Đức tính cốt lõi của chủ nghĩa tư bản là kết hợp lòng vị tha và tư lợi. Nhờ sản xuất hàng hóa và dịch vụ giải đáp được yêu cầu thật sự của người tiêu thụ, nó đảm bảo một lợi lộc cho người sản xuất. Làm tốt cho kẻ khác tỏ ra là truyền lại tốt đẹp cho chính mình. Tuy nhiên, thành công của chủ nghĩa tư bản đã có nghĩa là những mong muốn cốt lõi ở thế giới đã mở màn, hầu như đã được thõa mãn gần hết và quá nhiều hàng hóa nay lại đuổi theo quá ít yêu cầu. Và chủ nghĩa tư bản đòi hỏi chúng ta phải “yêu cầu“ tất cả những gì chủ nghĩa sản xuất để sống sót. Cho nên nó phải ưu lo chế tạo ra yêu cầu cho giới giàu có, trong khi quên bẳng yêu cầu của những kẻ thật sự bần cùng. Bất bình đẳng tòan cầu có nghĩa là người giàu có ít yêu cầu quá, còn kẻ bần cùng lại quá ít của cải, tài sản.
Chủ nghĩa tư bản bị cản trở, o bế một tai họa dài hạn. Chúng ta vẫn họat động cần cù, nhưng chỉ làm như vậy để có thể trả nợ và để vui chơi. Hầu chuyễn những nhà tiêu thụ miễn cưỡng, với rất ít yêu cầu cốt lõi chưa thõa mãn, thành các tay đi mua sắm tiệm thường xuyên, các nhà sản xuất phải làm các nhà tiêu thụ lặng câm, hình dung những yêu cầu của họ, giựt đi thế giới đời sống họ, khuyến khích mua sắm bốc đồng, khích lệ nghiện ngập đi tiệm mua sắm và sáng chế ra nhiều yêu cầu mới. Cùng lúc, họ cho con trẻ có quyền lực đi đến tiệm mua sắm, bằng cách hợp thức hóa những thị hiếu đồng nhất và những mong muốn bất thường của chúng làm chúng xa rời mẹ cha, mục sư, thầy cô giữ cổng cho chúng. Còn trẻ em luôn cả em bé mới chập chửng biết đi, cũng nhận diện được các quảng cáo chính hiệu, trước khi biết nói và các em bé Einstein, óc đầy hàng hóa, biết đi tiệm mua sắm, trước khi biết đi.
Chủ nghĩa tiêu thụ cần có đặc trưng trẻ con hóa này, vì chúng thích lơ là, nhàn rỗi hơn là kỷ luật và phủ nhận, đánh giá cao tính mảnh liệt con trẻ và tính tự say mê niên thiếu hơn là trật tự trưởng thành và tư lợi sáng tỏ; thích vui chơi tiêu thụ hướng dẫn hơn là tiêu khiển hồn nhiên. Đặc trưng này nuôi dưõng một logic thị trường tư (“những gì tôi cần là những gì xã hội cần!“) và chiến đấu chống lôgic công cộng theo mốt dân chủ (“cái gì xã hội yêu cầu là cái gì tôi muốn yêu cầu!”). Đó chính là cách tối ư logic của chủ nghĩa tư bản, giải đáp vấn đề quá nhiều hàng hóa đuổi theo quá ít yêu cầu. Điều này làm cho tiêu thụ có mặt khắp nơi, biến sở thích đi tiệm mua sắm thành nghiện ngập, tín dụng dễ dãi càng làm cho thuận tiện hơn.
Hảy so sánh với một quảng trường thị trấn truyền thống có một khu thương xá ngọai ô tân tiến. Tại quảng trường, bạn sẽ thấy một trường học, một tòa thị sảnh, thư viện, tiệm tạp hóa, công viên, nhà chiếu xi nê, nhà thờ, nhà triễn lãm nghệ thuật và gia cư - mốt khu láng giềng trưng bày da đạng nhân sinh, những thể con người làm nhiều hơn chỉ đơn giản tiêu thụ. Nhưng thương xá thị trấn mới của chúng ta chỉ luôn luôn tòan là mua sắm, Khi chúng ta thấy chính trị thấm đầy mọi khu vực đời sống, chúng ta gọi nó là chủ nghĩa chuyên chế. Khi tôn giáo thống trị tất cả, chúng ta gọi nó là chủ nghĩa thần quyền. Nhưng khi thương mãi ngự trị mọi nơi, chúng ta gọi nó là tự do. Có thể nào chúng ta hướng dẫn chủ nghĩa tư bản trở lui về chốn cũ không, về cứu cánh của nó: thõa mãn yêu cầu thực sự con người? Vậy chớ tại sao lại không ?
Thế giới lúc nhúc đầy những mong muốn sơ yếu và có nhiều tỉ dân gian đang nghèo khổ, bần cùng. Họ không cần, không có yêu cầu iPOds, nhưng họ cần nước uống sạch, không cần colas, nhưng cần thuốc men không quá đắt tiền, không cần MTV mà cần ti vi kiểu ABC của chính họ. Họ cần tiền cho vay mua nhà họ có thể trả nợ được, không cần tín dụng dễ dãi tiền bạc mua vui.
Tuy nhiên, muốn cống hiến những yêu cầu này, chủ nghĩa tư bản phải, một lần nữa học hỏi trì hõan lợi lộc và cung cấp quyền lực cho kể cần những yêu cầu cơ bản này, như thể là người tiêu thụ vậy. Họ cần các doanh nhân như thế! Với tiểu tín dụng, các dân làng có thể đặt máy bơm tay và lọt nước từ đất sét dưới chân họ. Các công ty dược phẩm phải lo nghĩ cách nào bán những thuốc trừ retro- virus rẽ tiền cho dân Phi Châu mắc bệnh HIV (AIDS, SIDA) thay vì đề cao Botox để cho các người tiêu thụ “trẻ mãi không già“, các công ty đang cố tâm chế tạo ở Hoa Kỳ. Và cha mẹ có thể từ chối gạt bỏ nhiệm vụ gác cổng của cha mẹ và để cho các kẻ làm thị trường biết rỏ là cha mẹ sẽ không cho phép con em mình bị làm thành mục tiêu cho đạn bắn nữa.
Muốn như vậy, chúng ta cần có sự giúp đở của các thể chế dân chủ và một đặc trưng kẻ trưởng thành. Các công dân công cộng phải phục hồi vị trí đứng đắn của họ như thể là chủ nhân những lựa chọn riêng tư của mình. Để có cơ bền vững tự mình, chủ nghĩa tư bản, một lần nữa, phải giải đáp những yêu cầu thực sự, thay vì cố tâm chế tạo những yêu cầu tổng hợp – hay rơi vào hiểm nguy tự tiêu thụ chính mình đó!
2 - Thấy Đỏ Rực hay lý do tại sao chủ nghĩa cọng sản thật sự thất bại, theo quan điểm Tây Phương
Sau đây là quan điểm của Donald Sassoon giáo sư Lịch sử So sánh Âu Châu tại Quen Mary, viện đại học Luân Đôn và tác giả cuốn Một Trăm năm Xã hội chủ nghĩa: Tả phái Tây Âu ở Thế kỷ thứ 20: One Hundred Years of Socialism: The West European Left in the Twentieh Century. Khi bàn về cuốn sách Các Đồng chí! Lịch sử Chủ nghĩa Cọng sản Thế giới: Comrades! A History of World Communism của Robert Service, Harvard xuất bản.
Mọc lên và Rơi Xuống
         
Phong trào cọng sản sinh ra ngày 7 tháng 11 năm 1917, khi Bolsheviks   chiếm Cung Điện Mùa Đông – Winter Palace, và chết đi giữa ngày mồng 9 tháng 11 năm 1989, khi Bức Tường Bá Linh – Berlin Wall sụp đổ vào ngày 25 tháng 12 năm 1991, Nga Sô Viết bị hủy bỏ. Bolsheviks khẳng định chủ nghĩa cọng sản là lý tưởng ý thức hệ hướng dẫn họ, nhưng những khẩu hiệu đem lại cho họ sự ủng hộ, giúp họ thắng Cuộc Nội Chiến Nga- Russian Civil War, và cho phép họ hòan tất cuộc Cách Mạng của họ, gồm có Hòa bình, Đất đai và Bánh mì – Peace, Land, Bread, không có gì đáng gọi là cọng sản cả thảy. Bolsheviks mọc lên ở một chân không quyền lực, họ không đem theo. Khi Nga hòang thóai vị tháng 3 năm 1917, họ chỉ là một nhóm bé tí xíu trong phong trào xã hội chủ nghĩa Nga, rộng và đa dạng. Giải thích phức tạp của Lê Nin về lập trường của người cọng sản, kể cả sự bào chửa vô hòa bình của ông về chống đối Thế Chiến Thứ Nhật của Bolsheviks, cũng không thích hợp. Điều đáng quan tâm là những gì họ làm, không phải tại sao họ lại làm như vậy.
         
Khác những đối giá Tây Âu tương đối dân chủ, mọi khuynh hướng chánh của phong trào chủ nghĩa xã hội Nga đều chống chiến tranh. Số phận các nhà xã hội chủ nghĩa Tây phương, tròng tréo nhiều với cái gọi là “quốc gia trưởng gỉa, tư sản – bourgeois state“ họ khinh bỉ, dù đó là đế quốc Đức hay Cọng Hòa Pháp. Xét hết mọi điều, đó là xứ sở họ có thể cùng hiện diện: thể chế của nó bảo vệ họ một phần nào và sự phồn thịnh của nó cũng đã chảy nhỏ gịọt xuống đến các tầng lớp lao động. Điểm này trở thành căn bản cho chia rẽ quan trọng giữa các người Xã hội và người Cọng sản ở Tây phương. Mục đích của người Xã hội là cải cách tư bản chủ nghĩa, không thể nào dung hòa được với mục đích cận đại hóa quốc gia, mà không dựa vào tư bản.
         
Tương phản lại, ở Nga phong trào xã hội chủ nghĩa mà người Bolsheviks cũng là một thành phần trọn vẹn, không nợ nần gì hết với quốc gia, xứ sở. Bolsheviks tin tưởng rằng chế độ Nga hòang không đáng được ủng hộ gì cả và họ cũng không ủng hộ chế độ tí nào cả. Cho nên họ dễ dàng nhỗ bỏ con đại bàng hai đầu mỏ cong, như thi sĩ Vladimir Mayakovsky viết: như vất bỏ đầu mút xi gà cắn đứt trước khi hút. Tuy nhiên, xã hội Bolsheviks xây dưng lên sau đó, không phải là một xã hôi chủ nghĩa xã hội “(theo như họ diễn tả), ít nhất là theo đúng nghĩa mọi nguời ghi nhận cho từ “xã hội chủ nghĩa xã hội“ những nguời Xã hội chủ nghĩa truyền thống mọi nơi khác. Chính danh một xã hội, trong đó tài sản, của cải đều là sở hửu tập thể và quốc gia sẽ bắt đầu tàn lụi đi. Thực tế, bước tiến đầu tiên của Bolsheviks là cấp đất cho dân quê (thật sự thì dân quê đã bắt đầu chiếm lĩnh đất), và như vậy tăng thêm tầm quan trọng của tài sản riêng tư ở quốc gia mới. Vài biện pháp của họ tiếp theo sau, từ can thiệp to lớn của quốc gia thời nội chiến, đến cải cách giới hạn thị trường của Chánh sách Kinh tế Mới thập niên 1920, đến công cuộc công (kỹ) nghệ hóa đặc biệt quá tốn kém thập niên 1930, không chịu ơn tí nào về ý thức hệ, nhưng lại nợ rất nhiều vào một lọat lọai giáo điều thực tiễn ứng biến, các xã hội, giữa hổn lọan và cách mạng, có khuynh hướng phô bày ra.
Người Cọng sản Nga phải đối đầu một vấn đề xưa cũ hơn họ, đã tỏa khắp xứ sở trải qua gần suốt hết thế kỷ thứ 19: cận đại hóa. Ý thức lạc hậu, tụt hậu nước Nga đã ám ảnh và thống nhất giới thượng lưu. Nhưng Bolsheviks chia rẽ nhau về chánh sách cần chấp nhận, hầu đuổi kịp Tây Phương. Họ cần theo con đường các quốc gia Tây phương, trả một giá tương đương và đạt tình trạng các quốc gia tiên tiến này lúc đó. Hay họ cần có một con đường nước Nga khác biệt? Trong sách Ana Kha lệ Ninh – Anna Karenina, Levin, người thế thân Leo Tolstoy, đã tự hỏi có nên xem các luật cho phát triễn phổ quát khắp nơi không. Vì Âu Châu không thể nào áp dụng được cho nước Nga? Levin mơ màng: “tại sao chúng ta lại tìm kiếm họ, trong chính ngay chúng ta?
Giải đáp của người Cọng sản đắc thắng là một con lai giữa Đông và Tây, họ rèn luyện con đường riêng biệt của họ cho công cuộc công nghệ hóa, những lại dưới sự che chở của một ý thức hệ cũ hơn, Chủ nghĩa Xã hội Mác Xít, phát nguồn ở Âu Châu phương Tây. Xã hội chủ nghĩa của Marx phục vụ Bolsheviks tốt đẹp, cống hiến một mục đích cứu thế giúp cho họ và dân gian họ kéo theo đuôi, một cuồng nhiệt cần thiết và một mục đích tối hậu – một xã hội không giai cấp - , có thể giải thích bất cứ điều gì, ngay cả những tội ác khủng khiếp nhất.
Người Cọng sản Nga, trước tiên, giả vờ là cuộc Cách Mạng của họ không thể sống sót cô lập, là họ cần thành công của các đồng chí tây phương và lần lượt ho cần uy tín thành công Nga để thế chỗ các đối thủ cải cách địa phương. Nhưng ngay từ lúc mới ý niệm ra, phong trào cọng sản quốc tế bị một căng thẳng cơ cấu không giải quyết được, xé rách tan hoang. Ở phương Đông, Cọng sản quản lý một xã hội chậm tiến, cần công nghệ hóa càng mau lẹ càng hay. Trong khi đó ở phuơng Tây, công nghệ hóa không phải là vấn đề, Cọng sản muốn một tách rời cách mạng đối với chủ nghĩa tư bản.
         
Năm 1921, trước khi thành lập đa số đảng Cọng Sản, thật rỏ ràng minh bạch là cách mạng ở phương Tây đã thất bại, và Bolsheviks đảm nhiệm điều khiển mạng (lưới) quốc tế các đảng cọng sản gọi là Comitern, còn quá yếu để làm nhiều điều cho chính tân quốc gia họ. Ở Âu Châu đang đánh lẫn nhau, không ở nước nào Cọng sản thành công thiết lập nổi một địa vị chủ trì, bên trong phòng trào chủ nghĩa xã hội rộng lớn hơn. Họ thua tất cả mọi tranh đấu bầu cử. Tốt đẹp nhất (ở Đức vào thập niên 1920 và ở Pháp thập niên 1930), họ chỉ là một lực lượng thiểu số có đôi chút ý nghĩa. Tệ nhất (ở Ý vào thập niên 1920 và ở Đức thập niên 1930), họ bị các chế độ độc đóan phải hửu, đập phá thành tro bụi. Thế cho nên vào cuối thập niên 1930, phong trào cọng sản quốc tế đang bị hiểm nguy tiêu tan trầm trọng.
         
Chủ nghĩa Cọng sản được Thế Chiến Thứ Hai cứu sống.
Dù rằng không có ai chủ trương cọng sản nắm giữ được địa vị ở chính trị phương Tây Âu Châu, một số quốc gia cọng sản đã trổi dậy ở Âu Châu phương Đông, nhờ những thắng trận của Nga Sô Viết, hơn là đựợc dân gain địa phương ủng hộ. Có rất nhiều văn chương và đôi chút ”cổ tích truyên khẩu“, cách nào Âu châu đã được phân chia ở hội nghị năm 1945, nhưng sự thật là lục địa đã được chia xẽ ngay tại chiến trường. Trừ vài trường hợp, như Áo, Phần Lan, Trieste và vài phần của Bá Linh – Berlin, tiến tới cọng sản trùng điệp vói Hồng Quân tiến tới.                                                     
         
Giải phóng thuộc địa ở thế chiến và sau thế chiến cũng dẫn tới thành công của chủ nghĩa cộng sản ở Á Châu, đặc biệt ở Trung Quốc (trước năm 1941, các đạo quân của Mao Trạch Đông rất vô hiệu) Bắc Triều Tiên- Korea và Bắc Việt (đây là một điểm tác giả Service không khái niệm ra nổi). Trong khi đó, ở Cuba, các nhà cách mạng đã trở thành cọng sản, hậu quả chưa bao giờ xảy ra càng sinh cường hơn với chiến dịch chống Castro của Hoa Kỳ. Bành trướng chủ nghĩa Cọng Sản ở miền Nam Việt Nam, Cam Bốt và Lào cũng là thành quả của những cuộc va chạm hung bạo.
         
Một khi Chiến Tranh Lạnh càng lạnh hơn, phong trào cọng sản quốc tế có vẽ càng thêm nhất phiến. Một phần do chính từ chương của phong trào, nhưng cũng do phản úng tây phương quá mạnh với đe dọa của chủ nghĩa. Chắc chắn là đe dọa có vẽ thật tế: Hiệp hội (Nga) Sô Viết -Soviet Union đã trở thành một lực lượng chánh công nghệ, quân sự và khoa học, với phí tổn nhân sinh không xiết kể nổi. Thế nhưng phong trào cọng sản cũng bị đau khổ nội bộ, vì kháng cự địa phương đối với ngay cả chủ nghĩa cọng sản hay hiện thân kiểu Sô Viết. Vài quốc gia đã thành công hòan tất tự trị với Mạc tư Khoa - Moscow: Nam Tư (1948), Trung Quốc (1958), Albania (1958), và Romania (thập niên 1960). Nhưng quốc gia khác không như thế: Đông Đức (1953), Hung gia Lợi (1956), Ba Lan (năm 1956 và trong thập niên 1980), Tiệp Khắc (1968). Tuy nhiên, vào thập niên 1980, Hung gia Lơi đang trên con đường chuyễn qua một nền kinh tế pha trộn. Ba Lan bầu cử tự do đầu tiên tháng 6 năm 1989, 5 tháng trước khi bức tường Bá Linh sụp đổ, đưa tới một đắc thắng to lớn cho Tinh thần Đòan Kết – Solidarity và chỉ định một thủ tướng không cọng sản Tadeuz Mazowiecki . Trung Quốc đã theo con đường riêng của mình, khởi sự một chuyễn tiếp đến chủ nghĩa tư bản năm 1979, còn trước cả chấm dứt chủ nghĩa cọng sản hình thức nữa.
         
Vào đầu thập niên 1980, ngay Mạc tư Khoa cũng đã có suy nghĩ lại. Hiệp Hội Sô Viết đã trở thành môt siêu cường quân sự có khả năng đốitrọng – counterbalancing Hoa Kỳ và đã khoe khoang thành đạt tốt đẹp ở lảnh vực y tế và giáo dục. Nhưng Nga Sô đã thất bại cuộc hòan tất cho công dân mình, phẩm giá và số lượng tiêu thụ, một đặc trưng của cân đại, tân tiến hóa ở quí cuối cùng thế lỷ thứ 20. (Có tốt gì đâu một chương trình không gian thành công, nếu điện thọai không kêu gọi được?). Rồi thì, theo một tiến trình phần lớn do nội tình kích động – nhờ có Mikhail Gorbachev – tòan thể hệ thống nổ tung. Chính các thành viên bảo thủ đã có lý ngăn chặn cải cách lâu dài như vậy: “Chủ nghĩa xã hội mặt người – Socialism with a human face“ là một nghịch hợp- oxymoron, hay như Aleksandr Solzhenitsyn có một lần đã nói về dân chủ xã hội chủ nghĩa là “một cục nước đá sôi sùng sục” .
         
Tội nghiệp Service quá !
         
Lịch sử giàu có và bi thảm này có thể đã biết được rỏ, nhưng không nên đánh giá quá thấp khó khăn nói lên mạnh mẽ, trên một khung cảnh phân tích có cũng cố cứng cáp. Service là một nhà viết tiểu sử nổi tiếng của Lê Nin và Stalin (Xit ta Lin), kể chuyện nhưng bỏ qua khung cảnh. Nếu viết một tiểu sử hay nghiên cứu chỉ một quốc gia thôi, lựa chọn của ông có thể bào chữa được đó. Nhưng chỉ kể chuyện thôi, thì không chận bắt được một phong trào như chủ nghĩa cọng sản dàn trải nhiều chục năm và ở nhiều quốc gia. Một lịch sử nghiêm túc này phải cố tránh những khuôn sáo từ chương; những lưỡng phân thô hào Chiến Tranh Lạnh với tầm quan trọng quá đáng gắn cho nhân vật, và sự chấp nhận bảo trợ cho đại chúng ôm đồm lý tưởng ý thức hệ này, hoặc phải được tẩy nảo, hoặc âm thầm đau khổ. Chủ nghĩa Cọng sản cũng như chủ nghĩa tư bản không giống như nhau, ở mọi nơi.
Service đã cố tâm cố tránh những hầm bẩy này, và đôi khi ông đã thành công, nhưng sách không có một đề tài bao quát tòan bộ, không nhất quán. Chẳng hạn, ông không bao giờ khái niệm, căng thẳng giữa Đảng Cọng sản Nga Sô và các đảng cọng sản Comintern khác.Ông tuyên bố là những đảng cọng sản này làm y lời Xít ta Lin nói và ông cũng nói họ đã có khả năng hành động độc lập. Comminform tổ chức bao dù như Comintern , thiết lập năm 1947, theo Service viết ở một nơi: “không bao giờ thật sự đặt kiểm sóat thường xuyên các đảng hội viên, công chức Cominform chỉ trích ra các tuyên truyền, và ít làm điều gì khác“, rồi sau đó 5 trang, lại viết: Stalin đã biến các đảng cọng sản mới thành nô lệNga Sô – USSR .
Service công nhận có lúc ông bị hoang mang. Ông hỏi: cách nào Mao và Tito đã thách thức Stalỉn? Có phải nhờ cách ly giữa họ và Moscow? Như thế tại sao những đảng cọng sản Ấn độ và Brasil, còn xa xôi hơn nữa, lại là những kẻ thi hành trung kiên những ước mong Nga sô? Giải thích đã hiển nhiên: chỉ có Mao và Tito thật sự kiểm sóat quốc gia họ. Mọi tổ chức tòan cầu đều chứng kiến những xung đột chu kỳ giữa trung tâm và ngọai vi. Chỉ những nguyên nhân và thực thi nhũng căng thẳng này mới cần phải giải thích.
Service đồng vọng tiểu sử lý tưởng hóa cọng sản cổ điển, thường phú cho chánh sách xoay và độc nhất quanh Stalịn. Vì vậy, khi tuyên bố là đảng cọng sản Pháp giúp đở thành lập Mặt Trận Bình Dân – the Popular Front, là do Stalin thúc đẩy giữa thập niên 1930, ông đã bỏ qua cuộc tranh luận chánh về vai trò, nhiệm vụ của Maurice Thorez, nhà lảnh đạo Cọng sản Pháp, đóng, lúc thiết lập đảng. Tương tự, như vậy, Service viết là Comintern đã phái Palmiro Togliatti, hành động theo “lệnh“ Moscow, để chỉ thị cho đảng Cọng sản Tây Ban Nha, nên chú tâm thanh trừng các lực lượng Cộng hòa nhóm vô chánh phủ và nhóm Trotskists. Nhưng các người cọng sản Tây Ban Nha đâu cần khuyến khích này. Một thông báo nội bộ Togliatti gửi đi Moscow, tháng giêng 1938, tiết lộ là ông đã báo động về óc bè phái của cọng sản Tây Ban Nha . Ý niệm là ngay chính Stalin nghiêng nặng cán cân cách nào trị các tay vô chánh phủ, chia sẽ huyền thọai là Stalin là Vị Lảnh Tụ Cao Cả biết mọi điều, quyết định mọi điều. Nếu không có Stalin, Togliatti, Tito, và Mao sẽ không biết phải làm gì.
Nhận xét của Service thiếu hẳn bề sâu, khi ông đề cập đến ý kiến và lý thuyết. Ông tuyên bố là người Cọng sản ở phương Tây Âu Châu ”không đem lại gì căn bản mới mẽ cho chủ nghĩa Mác xít cả.” Thực tế, người cọng sản phương Tây Âu Châu, duy nhất là những kẻ đủ tự do, để đưa vào bất cứ ý kiến mới mẽ nào và họ đã làm như vậy, như tư tưởng lý thuyết gia Ý Antonio Gramsci ở các câu lạc bộ Hàn lâm Tây phương, từ thập niên 1970, đã chứng minh. Theo Service, triết gia Pháp Louis Althusser đã khẳng định là ưu việt phân tích của chủ nghĩa Mác Xít đã rỏ rệt trên những trang Marx viết ban đầu, không phải những trang viết trưởng thành, nghĩa là Althusser đã biện cứ trái ngược hẳn. Thay vì kính phục Herbert Marcus là một nhà trí thức nổi bật, Service đã mô tả sai lầm Marcuse là một người Cọng sản lâu đời, sức mạnh chính là một triết gia.
Service cũng tuyên bố là ở thập niên 1970, chủ nghĩa cọng sản “gần như sắp không còn kháng cáo nữa“ cho giới lao động Tây Âu Châu, ngọai trừ Ý, Pháp, Tây Ban Nha và Hy Lạp. Nhưng nếu kể thêm ngọai trừ khác là Phần Lan, IceLand và Bồ đào Nha, thì phải giải thích cách tổng quát hóa của ông. Nhóm cực tả Ý phê bình gay gắt Togliatti, không phải vì ông này phục tùng Stalin, như Service viết, mà vì họ xem Togliatti là một tay cầm đầu xét lại (đa số người này mang biểu ngữ ca ngợi Stalin và Mao). Service chỉ mô tả thập niên 1980 một thời gian ngắn ngủi. Ông nghiên cứu chánh sách đổi mới (trong trắng) – perestroika một cách nông cạn. Ông cho thành công cải cách của Gorbachev phần lớn là do sự kiện ông đã làm chú ý chủ tịch Công An Nga – KGB Yuri Andropov “không để cho cỏ mọc dưới chân“, niềm nở hơn các lảnh tụ SôViết cũ và đã phỉnh gạt các đồng nghiệp bộ chánh trị Politburo. Thật sự vấn đề phức tạp hơn nhiều.
Danh sách tiếp diễn. Service nhìn cách đạp xe của dân Tàu là một dấu hiệu khác của chủ nghĩa cọng sản đang rẫy chết: “khách tham quan Bắc Bình rất kinh ngạc thấy dân Tàu di chuyễn trên phố xá theo đúng một tốc độ, như thể đã tuân lệnh một cơ quan chỉ huy trung ương.” Ai đã thử đạp xe một lần ở Bắc Bình đều nhận thức là giao thông kẹt đường dữ dội ở thủ đô này, sẽ không có thể dùng phương tiện di chuyễn nào khác được. Và đôi khi Service còn đưa vào thống kê không thích hợp. Chẳng hạn, ông tố cáo kê khai nhân quyền Trung Quốc là đã có giữa 4 triệu đến 6 triêu dân Tàu ở các trại tù. Điểm này có thể tin được, nhưng tại sao lại trích dẫn nguồn gốc không đáng tin cậy của LaoGai Research Foundation tại Washington? Hơn nữa, ước lượng gợi ý rằng Trung Quốc đã tống giam 375 người tù trên 100 000 người, chỉ bằng phân nữa con số tù giam ở Hoa Kỳ. Vì không một ai nghiêm chỉnh khẳng định là Trung Quốc có liệt kê nhân quyền tốt đẹp hơn Hoa Kỳ, đáng lý ra Service không nên dùng các con số tù nhân mới phải. Vấn đề đúng ra, không phải là bao nhiêu người bị tống giam mà là tại sao họ bị tù.
Những điều đáng quan tâm
Một trong những câu hỏi rộng rải, Service không nhắc đến, là cách nào phông trào đã sống sót quá lâu như thế. Service đã kê ra một danh sách vài thành tựu này: khỏang cách hẹp giữa lương bổng người quản trị và nhân công, giáo dục phổ cập không học phí và khởi đầu một xã hội sung túc. Ông viết: người Cọng Sản chia sẽ một cam kết cải cách với những đảng chánh trị tả và trung – left - centre. Nhưng không ai thực thi chúng với quyết tâm như nhau. Dù cho điều này có đúng đi nữa, vẫn không giải thích được tại sao, suy phí tổn ghê rợn của quyết tâm này, những người cọng sản đã tìm ra cách tồn tại.
Chắc chắn một phần giải đáp dựa trên nối kết giữa nới rộng chủ nghĩa cọng sản và xung đột quân sự, một kết nối đáng lý Service phải xem xét chi tiết. Người Cọng sản đã dành được chánh quyền ở nhiều quốc gia đa dạng như Cuba, Hung gia Lợi, Mông Cổ - Mongolia, và Ba Lan. Đáng chú tâm, trên mọi trường hợp này, thành công chánh trị tiếp theo thắng lợi quân sự. Hậu quả là quân sự hóa sâu đậm đời sống chánh trị và kinh tế.   Giải thích dài dòng như Clausewitz, người cọng sản xem phát triễn kinh tế như thể là một tiếp diễn chiến tranh bằng những phương tiện khác. Thúc đẩy họ cận đại hóa nhắm mục đích không phải cải thiện đời sống cá nhân mà là kéo dài chiến đấu chống Tây phương. Stalin nói, năm 1931: chúng ta đã tụt hậu 50 đến 100 năm sau các quốc gia tiên tiến. Chúng ta phải chạy bù đắp kịp khỏang cách này, trong vòng 10 năm thôi… nếu không họ sẽ đè bẹp chúng ta “10 năm sau, Thế Chiến thứ Hai xảy ra và Người Cọng sản càng quân sự hóa xa thêm nữa.
Một bước tiến như vậy thật khó duy trì lâu ngày. Đến thập niên 1960, Hiệp Hội Sô Viết vãn giữ tình trạng một xã hội bị đàn áp mạnh, dù rằng không còn bao giờ còn thấy mất mát nhân mạng kinh hòang thời đại Staline nữa, và đã đạt một mức độ phát triễn kinh tế đầy đủ. Những phương diện quân sự hóa đời sống kinh tế và chánh trị đã dịu bớt, thay bằng một thái độ họat động uể ỏai. Với công ăn việc làm bảo đảm, vắng mặt và thiếu hửu hiệu tràn lạn. Lại không có một cơ chế thiên nhiên nào bắt buộc chuyễn tiếp từ vài công (kỹ) nghệ này đến công nghệ khác, hầu theo kịp thay đổi kỷ thuật. Không có lý do đóng cửa những doanh vụ lỗ lã, vì các mục tiêu sản xuất các doanh vụ, đều đã được các nhà kỷ trị - technocrats đặt ra. Hơn nữa, Hiệp Hội Sô Viết và ở một mức thấp hơn, các quốc gia Đông Âu, đã công nghệ quá đáng. Họ thất bại thiết lập một khu vực dịch vụ uy vũ hay một mạng lưới doanh vụ nhỏ và trung bình, chịu chấp nhận hiểm nguy, đã là động cơ phát triễn Tây phương. Những điểm này là đặc trưng của thời kỳ trì trệ, dưới trào Leonid Brezhnev. Chủ nghĩa cọng sản có thể thành công tạo dựng một xã hội công (kỹ) nghệ, nhưng đã thất bại biến công nhân thành người tiêu thụ. Chủ nghĩa cọng sản không có gì nhiều, cống hiến cho một thời đại hậu công nghê.
Và điều này nêu lên một câu hỏi khác, Service đã dốc tâm viết ra: Vậy chớ điều gì, nếu có, chủ nghĩa cọng sản đã hoàn tất? Vài người biện cứ   là chủ nghĩa đã xây dựng một hạ tầng cơ sở căn bản cho công (kỹ) nghệ hóa, cung cấp cho các nước chậm tiến một lối đi tàn nhẫn, nhưng gia tốc về phía cận đại hóa xứ sở. Lối đi này không phải là một con đường duy nhất, cũng như nó không luôn luôn dẫn tới nơi tốt đẹp. Tai họa hòan tòan cho Cam Bốt là một trường hợp điển hình. Nhưng cũng thật khó lòng cho Trung Quốc thực hiện những sác xuất tăng trưởng gần đây, nếu không có tư bản xã hội và nhân sự to lớn Trung Quốc phát triễn dưới thể chế cọng sản chủ nghĩa. Lẽ dĩ nhiên, những nhà chủ nghĩatân tự do – neo liberal, sẽ tranh luận cái nhìn lạc quan này và biện cứ là chủ nghĩa cọng sản không làm gia tốc tiến bộ về phía một xã hội thị trường cận đại mà chính chủ nghĩa cọng sản đã làm tiến bộ chậm đi hay ngăn cản nó.
Những câu hỏi như thế đúng là những câu hỏi mà các nhà viết lịch sử chủ nghĩa cọng sản có khả năng giúp tìm giải đáp. Nhưng làm được như vậy, đòi hỏi đi xa hơn cách viết lịch sử lề lối kể chuyện Service đã làm và đã cứu xét tiến trình dài hạn, đặc biệt chú ý đến li&ecir

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét