Thứ Năm, 18 tháng 2, 2010

Quan niệm Môi Sinh .

     Có nên quan niệm môi sinh, phong trào xanh như một thứ tôn gíáo  không ?
                                    G S Tôn thất Trình
            Chúng tôi công nhận: chúng tôi không phải là một nhà môi sinh . Nhưng chúng tôi  thích nghĩ rằng chúng tôi  có nhiều khuynh hướng bảo tồn môi sinh.
            Không còn nghi ngờ gì nữa là hiện nay hàng triệu dân Hoa Kỳ đã phân biệt  hai ngôn từ; nhà môi sinh học-environtmentalist và nhà bảo tồn môi sinh – conservationist . Vì chưng cả hai đều thường dùng thay thế nhau được .  Thế nhưng  chúng là hai điều khác hẳn nhau.  Kinh tế, đời sống  Hoa Kỳ có thể sáng sủa hơn, nếu Hoa Kỳ mài nhọn thêm khắc biệt  giữa ngôn từ và khái niệm.
            Chủ nghĩa môi sinh tựu trung cốt lõi  là một lọai thờ phụng thiên nhiên. Đó là một lý tưởng chính thể luận, nói xuyên qua tình cảm tôn giáo .  Như tác giả Michael Crichton nhận xét sâu sắc, độc đáo : nếu bạn xem xét kỷ lưỡng  bạn sẽ thấy chủ nghĩa môi sinh  thật sự là cách làm lại đồ bản  hòan mỹ, cho thế kỷ thứ 21, về tin tưởng và huyền thọai Do thái – Thiên chúa giáo( Judeo-Christian ).
       Tài nguyên tái sinh lớn nhất chủ nghĩa môi sinh là sợ hải , tội lỗi và khóac lác. Nhãn quan thế giới của họ đúc hình con người như thể một sinh vật tội lỗi vì đeo đuổi kiến thức cấm đóan đã rời bỏ quá khứ  cực lạc, địa đàng .  Jophn Muir , người đặt nền tảng triết lý cho  chủ nghĩa môi sinh cận đại, mô tả nhân lọai là “ ích kỷ, vật thể tự cao-tự đại. “ Cứu vớt đến từ thoát bỏ tội lỗi,  lọai trừ nghiện ngập ( như nghiện ngập dầu lữa , thói tiêu xài phí phạm v.v… )  và chứng minh bằng hành động chứa đựng  toàn vẹn tình yêu Mẹ Đất Lành – Mother Earth .  Trích lời Al Gore : “ khủng hỏang khí hậu không phải là vấn đề chánh trị : đó là vấn đề luân lý và thách thức tinh thần  cho tòan thể nhân lọai “.
      Khi hỏi Gore về  lời bình phẩm mâu thuẩn của mục sư tin lành phúc âm Joseph Hagee  xem bảo tố Hurricane Katrina là cơn giận của Thương đế phạt sa đọa trụy lac duc tình ở thành phố New Orleans. Lẽ dĩ nhiên là Gore  cười khúch khích  ý nghĩ lạc hậu này. Nhưng nhà đọat giải Nobel tiếp theo ,  chê trách Katrina  là do tội lỗi về năng lượng của con người gây ra .  Đáng ngạc nhiên  là hai người có vẽ không khắc biệt nhau bao nhiêu,  nếu cư dân  vùng Dễ  To bư – Big Easy , mơn trớn  chịu gia nhập “ “ Chỉ Dẫn Hòa Bình Xanh – GreenPeace  về  Dục tình Thân Thiện Môi Sinh “.
            Các nhà môi sinh rất sắc bén  nhấn mạnh phong trào của họ là một phong trào thế tục . Nhưng dùng từ “ thế tục – secular “  không còn làm ai đó trở thành thế tục nữa , cũng như từ “Theo  Đạo Thiên chúa – Christian “ kjhông  đương nhiên khiến bạn  cư xử như một người sùng đạo Thiên chúa .  Luật sư tiền phong xanh Joseph Sax , chẳng hạn,  mô tả  các nhà môi sinh  như thể “ những tiên tri thế tục,  thuyết giảng một thông điệp  cứu thế thế tục “   Gore cũng thường hay được mệnh danh là một “nhà tiên tri “.  Không lấy gì làm ngạc nhiên ,  khi một khách sạn Ca Li đề tài xanh , đặt chỗ đứng cho sách  của Gore “ Một Sự thực Không thuận tiện – An Inconvenient Truth “, ngay bên cạnh Thánh Kinh và Kinh Phật.
Dù rằng chúng ta có chấp nhận  bộ lễ phục tôn giáo hay không, lời phàn nàn lớn nhất của chúng tôi đối với chủ nghĩa  môi sinh là quá ư thỏai mãi phi lý  . Chủ nghĩa đề cao  lễ nghi  trên thực tế,  tượng trưng thực chất , trong khi  tuyên bố tự xưng là đầy lý trí và khoa học, hơn cả những kẻ sùng bái Thương Đế trên trời cao hay  những ai nghiện ngập điên lọan dầu lữa vậy .
  Tuồng như phô trương đức tin chánh nghĩa  xanh quan trọng hơn là làm triễn triễn chánh nghĩa xanh .  Chánh quyền Hoa Kỳ vừa liệt các gấu bắc cực vào danh sách lòai động vật bị đe dọa ( tuyệt chủng ), vì rằng thay đổi khí hậu đang làm teo  nhỏ lại đá băng  Bắc Cực, nơi gấu sinh sống .  Dững dưng không hề để tâm tới sự kiện thực sự là gấu bắc cực đang thịnh vượng, số gấu bắc cực đã tăng gấp bốn, trong vòng 50 năm qua . Cũng không hề để tâm tới , nếu thực thi các Thể thức Kyoto Protocols về các khí nhà kiếng , cũng chỉ cứu sống thêm một con gấu bắc cực mà thôi, theo lời Bjorn Lomborg ,  nhà khoa học xã hội Đan Mạch , tác giả sách “Làm mát đi ! Cool it ! , xuất bản năm 2007 .     Lomborg nói:  ngay từ hôm nay, nếu  cấm đóan săn bắn gấu bắc  cực ở Canada , có thể cứu sống 300- 500 gấu bắc cực mỗi năm . Như vây,  sẽ rẽ hơn chi tiêu hàng tỉ đô la Mỹ,  gia giảm phát thải carbon hay trả tiền  cho dân Canada, khi buộc họ ngưng săn bắn giết chết gấu bắc  cực ?
Các bao gói hàng nhựa dẻo plastic tiệm tạp hóa, cũng đã bị cấm đoán  nhiều nơi ở Hoa Kỳ , dù cho chúng  yêu cầu ít yêu cầu năng  lượng sản xuất hay tái  sinh hơn  bao giấy.  Khắp Hoa Kỳ đã bị bắt buộc tuân thủ một  dịch bản cận đại  xuyên chứng minh – transubstantiation, trong đó  bắp ( ngô ) chuyễn biến mầu nhiệm  thành năng lượng không tội lỗi, ngay cả khi bắp họat động tệ hại hơn cả dầu lữa nữa .
 Bảo tồn  chung gốc rễ và ý nghĩa  với chủ nghĩa bảo tồn, đứng sừng sửng trái ngược  hẳn cuồng lọan đại trà . Chính vậy . Chủ nghĩa bảo tồn cũng  có yếu tố tôn giáo như thế , nhưng yếu tố này  lấy nguồn gốc  từ  khuyên dạy  thánh kinh là phải làm người quản lý tốt ,thay vì thờ phụng  Trái Đất  . Quản lý liên can đến kinh tế , không theo thần bí hóa
Kinh tế học là nghiên cứu lựa chọn  giữa những hàng hóa cạnh tranh nhau . Các nhà chủ nghĩa môi sinh nhìn kinh tế học  như kẻ thù vì phân tích  phí tổn,lời lỗ- cost benefit analysis,  hòan tòan không lãng mạn tí nào cả.  Lomborg là kẻ dị đạo , vì  ông xem các thách thức thiên nhiên  như thể  thách thức kinh tế , cố tìm cách tiêu tiền  thế nào cho  có được điều tốt tối đa ,  không phải gây cảm tưởng tốt  của các nhà môi sinh .
 Rất nhiều kẻ  tự cho mình là  nhà chủ nghĩa  môi sinh,  thật ra họ cũng chỉ là các nhà bảo tồn . Nhưng phong trào môi sinh đã thắng nhều trận  đấu,   nhờ  làm mu mờ khác biệt  này : biện cứ  là những ai yêu mến  thiên nhiên đều phải  theo  hướng  môi sinh dẫn đạo .  Trong khi đó ,  rất nhiều người  mở rộng đón  chào  các biện cứ bảo tồn ,tỉ như các tay săn bắn ,  bị đẩy lui,   ngay cả khi  họ cố gắng hợp lý , vì chưng họ không muốn phụ lực và  làm thỏai mái  “ kẻ rỡm – wackos
Nói rộng  thêm , phong trào môi sinh  đã thắng .  Dân Mỹ  nay là “ xanh “, vì họ đã  chịu xài nhiều  để  nước Cờ hoa ( Hoa Kỳ ) có sinh thái lành mạnh  , như tình trạng hiện thời .  Thế nhưng nay, đã đến lúc cần cứu sống môi sinh, khỏi tay các nhà chủ nghĩa môi sinh !
( chiếu theo Jonah Goldberg , nhà bình luận  Nhật Báo The Los Angeles Times , tháng 5 năm 2008 )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét