Thứ Tư, 24 tháng 2, 2010

Hoa Kỳ ngày mai .

 Biết rỏ hơn  Hoa Kỳ tương lai, mới mong tìm thế đứng tương lai  cho Việt Nam chăng ? : 
            Khí thế sức manh Hoa Kỳ ngày nay và ngày  mai
                        G S Tôn Thất Trình
 Chúng tôi đã thô thiễn trình bày sức mạnh Trung Quốc ngày nay ( Định Hướng số 49, mùa Xuân 2007 và trên nhiều trang web - forum Việt kiều Canada, Phi Luật Tân v.v…). nay cũng xin cố gắng trình bày hiểu biết thô thiễn của chúng tôi về sức mạnh  Hoa Kỳ ngày nay và tương lai .
             Hoa Kỳ không còn ngự trị đơn cực chánh trị quốc tế  nữa
            Tuy rằng trên thế giới ngày nay, Hoa Kỳ vẫn còn là một tập hợp  quyền lực lớn nhất  và duy nhất.  Mỗi năm,  Hoa Kỳ chi tiêu  hơn 500 tỉ - billion đô la Mỹ cho quân sự,  và hơn 700 tỉ nếu thêm vào đó  các hành quân ở Afghanistan và Iraq hay vẫn rêu rao là  lực lượng lục quân , không quân và hải quân Hoa Kỳ mạnh nhất thế giới . Kinh tế Hoa Kỳ  có GDP khỏang 14 ngàn tỉ - trillion đô la, cũng lớn nhất thế giới .  Hoa Kỳ  là nơi  có nguồn văn hóa chánh ( qua phim xi nê và ti vi ), thông tin và sáng chế . 
            Thế nhưng,  những điều này vẫn không  che dấu nổi  suy thóai tương đối  vị trí Hoa Kỳ trên thế giới ,  một gia giảm quyền lực ảnh hưởng và độc lập tuyệt đối .

Phần nhập khẩu Hoa Kỳ  tòan cầu  chỉ còn 15 %   . Dù GDP Hoa Kỳ  hiện nay trên 25%  tổng thể GDP thế giới,  tỉ lệ này sẽ rớt xuống nhiều  theo thời gian , vì khác biệt mức  tăng trưởng  hiện tại và dự trù giữa Hoa Kỳ và các khổng lồ Á Châu và nhiều quốc gia khác mà mức tăng trưỏng hai hay ba lần hơn Hoa Kỳ .
             GDP không là  chỉ dẫn duy nhất  cho Hoa Kỳ rời xa  dần thế ngự trị thế giới.   Quỉ của cải,  giàu có  các quốc gia như Trung Quốc , Kuwait , Nga , Saudi Arabia  và các Ê mi ra Thống nhất Ả Rập  dâng cao,  là một chỉ dẫn khác. Những quốc gia kiểm sóat của cải giàu sang này , phần lớn là kết quả xuất khẩu dầu lữa và dầu khí , tổng cọng khỏang  3 000 tỉ đô la . Mức tăng thêm quỉ là  1 000 tỉ một năm và đó là một nguồn “ tiền mặt “  mỗi ngày mỗi quan trọng cho các công ty Hoa Kỳ . . Giá năng lượng  cao, do nhu cầu Trung Quốc và Ấn Độ vọt mạnh, sẽ tái diễn những năm tới  , nghĩa là  kích thước và ý nghĩa  của những quỉ này  sẽ tiếp tục gia tăng .  Đồng đô la  đã yếu kém đi , so với  đồng euro  và đồng Anh kim ( pound ) và chắc cũng  sẽ giảm bớt giá trị  so với các đồng  tiền tệ Á Châu .  Đa số ngọai tệ trên thế giới cất giữ ở những đồng tiền tệ khác đô la Mỹ  và một di chuyễn  gọi dầu lữa bằng euro hay một gói tiền tệ nếu được, càng làm cho nền kinh tế Hoa Kỳ dễ bị tổn thương hơn, vì lạm phát cũng như vì khủng hoảng tiền tệ .
            Thế đầu đàn , chủ trì của Hoa Kỳ cũng bị thách thức trên  hai lảnh vực khác, tỉ như hửu hiệu quân sự và ngọai giao .  Biện pháp chi tiêu  quân sự không đương nhiên  là biện pháp khả năng quân sự.  Sự cố tháng 11  cho thấy là một đầu tư bé bỏng  của khủng bố  có thể  gây ra những mức tai hại  lý học và thân thể  vô cùng quan trọng .
Quyền lực và ảnh hưởng  càng ngày càng ít dính dáng đến nhau,  ở  thời đại vô cực – nonpolarity . Kêu gọi của Hoa kỳ  các quốc gia khác phải cải cách, rơi vào lỗ tai điếc, đàn cho tai trâu ; các chương trình Hoa Kỳ viện trợ sẽ ít ai đòi hỏi  nhận hơn;  các trừng phạt do Hoa Kỳ đầu têu,   cũng không còn mấy ai hưởng ứng .  Cuối cùng ra, Trung Quốc lại là quốc gia  tốt nhất ảnh hưởng đến  chương trình hạt nhân Bắc Hàn . Khả năng Hoa Kỳ làm áp lực  Đài Loan  đã được  cũng cố,  khi  có nhiều quốc gia Tây Phương Âu Châu tham  gia  và bị yếu kém đi,  khi Trung Quốc và Nga  ngần ngai trừng phạt Iran . Cả Bắc Bình lẫn Moscow, đều làm tan mỏng cố gắng quốc tế  áp lực chánh phủ Xu Đăng chấm dứt chiến tranh ở Darfur .Trong khi đó Hồi Quốc liên tiếp chứng minh khả năng chống lại các hiệp ước với Hoa Kỳ , không khác gì Iran , Bắc Hàn , Venezuela và Zimbabwe  .
 Khuynh hướng này nới rộng tới  thế giới văn hóa và thông tịn . Lựa chọn thay  ti vi Mỹ sản xuất và phân phối   tăng thêm nhiều  các trang Web và Blog từ các quốc gia khác , cạnh tranh thêm  tin tức và bình luận  Hoa Kỳ sản xuất .. Nảy nở thông tin cũng phụ vào  nguyên nhân vô cực – non polarity,  không kém nảy nở vỏ khí .
Giả từ đơn cực
Cách đây 15- 20 năm ,  Hoa Kỳ ngự trị tòan cầu thật sự . Lúc đó , tiềm thế uy quyền của Hoa Kỳ  và các đối thủ ,  cách xa nhau quá nhiều .  Nhưng theo thời gian , những quốc gia như Trung Quốc , có thể đạt tổng lợi tức quốcgia - GDP tương đương Hoa Kỳ .  Trường hợp Trung Quốc,  mọi tài sản sẽ được hấp thu  cung cấp cho dân số đồ sộ , còn đang nghèo khổ  nên  không còn đủ tài trợ phát triễn quân sự  hay chánh sách  ngọai giao  .  Duy trì vững bên chánh trị thời gian  tăng trưởng năng động nhưng không   cân bằng này,  đâu phải là chuyện dễ dàng  . Ấn Độ cũng  đối đầu  nhiều thách thức  tương tự dân số (lớn  lao ) , mà lại còn bị  quá nhiều thư lại và quá ít hạ tầng cơ sở . Hiện nay GDP Hiệp hội Âu Châu - EU  đã cao hơn Hoa Kỳ rồi , nhưng EU chưa hành động được  theo kiểu một quốc gia thống nhất . Nhật có một dân số thâu nhỏ lại và già cỗi dần , cũng như thiếu thốn một văn hóa chánh trị , giúp Nhật  đóng vai trò  một cường quốc .  Nga muốn đóng lại vai trò này, nhưng  Nga vẫn là một nền kinh tế  làm mua - bán  ;    dân số  Nga cũng già cỗi dần  và đang gặp những thách thức nội bộ  về cố kết thống nhất lực quốc gia Nga .
 Dù các đối thủ chưa trổi dậy thành cưòng quốc như Hoa Kỳ, đơn cực Hoa Kỳ thật sự đã chấm dứt .  Có 3 giải thích  .
Thứ nhất là lịch sử. Các quốc gia phát triễn, gọp  tài nguyên nhân sự , tài chánh và kỷ thuật sẽ dẫn tới năng xuất cao và thịnh vượng.   Các tổ hợp -corporations và các tổ chức khác cũng theo khuynh hướng này . Thành quả là  các diễn viên  càng đông đúc thêm , có khả năng ảnh hưởng  đến  nhiều miền, khu vực và tòan cầu . Các quyền lực mới này không chận đứng được nữa rồi .
  Thứ hai là chánh sách Hoa Kỳ. Chẳng hạn , chánh sách năng lượng ( hay không có chánh sách năng lượng )  là  một lực thúc đẩy mạnh chấm dứt đơn cực Hoa Kỳ .  Kể từ cú sốc đầu tiên vào thập niên 1970,  tiêu thụ dấu lữa  ở  Hoa kỳ đã tăng chừng 20 % . Quan trọng hơn nữa  là nhập khẩu đã tăng gấp đôi,  tính theo thể tích  và gần như gấp đôi tính theo tỉ lệ tiêu thụ  tăng trưởng.  Yêu cầu dầu lữa ngọai quốc này, đã giúp  đẩy mạnh giá dầu thế giới,  từ 20 đô la một thùng  lên trên 100 đô la một thùng ,  trong vòng chưa đầy một chục năm . Tình trạng này là một chuyễn ngân  giàu có và mức đòn bẩy qua các quốc gia  có dự trữ năng lượng . Tóm lại , chánh sách năng lượng Hoa Kỳ đã giúp những quốc gia sản xuất dầu lữa và khí dầu trổi dậy , thành những trung tâm quyền lực chánh .
 Thứ ba là  chánh sách kinh tế Hoa Kỳ . Thời tổng thống Lyndon Johnson ,  chi tiêu vừa cho chiến tranh Việt Nam, vừa cho  trong nước .  Tổng thống Bush  vừa lo chiến tranh ở A Phú Hãn lẫn Iraq,  vừa  cắt bớt thuế khóa . Thành quả là vị trí tài chánh, ngân sách Hoa Kỳ ,   từ thặng dư trên 100 tỉ năm 2001  rơi xuống thâm thủng khỏang 250 tỉ  năm 2007 .  Hơn 6% GDP.  Làm áp lực giảm giá đô la , khích lệ lạm phát  và góp phần vào  tích lũy giàu có  và quyền lực  tại những nơi khác .
Thật ra  thế giới  vô cực ngày nay  còn là hậu quả, không tránh được, của  tòan cầu hóa – globalisatiọn . Tòan cầu hóa làm tăng thể tích , tốc độ  và dòng chảy xuyên biên cương – cross border mọi điều : từ dược phẩm , thư điện tử, khí nhà kiếng, hàng hóa chế tạo , dân gian , đến ti vi, tín hiệu rađiô ( ảo hay thực ) và võ khí .  Dòng chảy xuyên biên cương xảy ra  ngòai vòng kiểm sóat  hay hiểu biết  của các chánh phủ . Nó còn cũng cố khả năng  các diễn viên không quốc gia  , tỉ như các nhà xuất khẩu  năng lượng, khủng bố , các quốc gia “ vô lại “  ( khai thác chợ đen và chợ  xám  -  black and gray markets  )  và các công ty có tên trong tạp chí Fortune 500 . Càng ngày càng  chứng minh thêm là quốc gia mạnh nhất, không còn độc quyền  uy quyền  nữa !                                  
Sức mạnh , quyền uy  Hoa Kỳ còn lại những gì đây ?
 20 năm qua , tòan cầu hóa đã  rộng thêm và sâu sắc thêm . Nhìn rỏ biến chuyễn này thấy ngay tương lai Hoa Kỳ trên thế giới mới . Nhiều quốc gia đã chế tạo hàng hóa mua bán. Kỷ thuật  truyền thông đã san bằng  lĩnh vực chơi, tư bản  đã chuyễn vận tự do khắp thế giới . Hoa Kỳ đã hưởng lợi lộc vô khối về những khuynh hướng này . Kinh tế Hoa Kỳ đã thâu nhận hàng trăm tỉ đô la đầu tự . Các công ty Hoa Kỳ đã xâm nhập nhiều quốc gia  và công nghệ mới , thành công lớn. Dù trong gần 20 năm , đồng đô la Mỹ rất đắt, Hoa Kỳ vẫn giữ vững xuất khẩu. Tranh luận Kinh tế Thế giới- World Economic Forum mới đây, đã xem Hoa Kỳ  là một nền kinh tế  thích hợp cạnh tranh nhất , trên thế giới ngày nay . Mức gia tăng GDP ở Hoa Kỳ trung bình chỉ trên 3% suốt 25 năm qua ,  nhưng cũng còn cao hơn Âu Châu và Nhật bổn . Tăng trưởng hiệu năng ở Hoa Kỳ,  thần đan  mọi nền kinh tế cận đại, đã trên 2.5 % một chục năm qua,  cao hơn trung bình Âu Châu 1 % .
Hảy xét đến  vài  công- kỷ  nghệ tương lai
Kỷ thuật nanô ( nghĩa là khoa học ứng dụng   kiểm sóat vật liệu ở kích thước nguyên tử hay phân tử ) sẽ  dẫn đạo đột phá ( chọc thủng)  – breakthroughs) căn bản 50 năm tới và Hoa Kỳ vẫn ngự trị lảnh vực này  đó .  Hoa kỳ có nhiều  “trung tâm nanô “ hơn cả ba nước xếp hạng kế tiếp là Đức  , Anh  và Trung Quốc  và đã cấp nhiều môn bài sáng chế cho kỷ thuật na nô  hơn mọi quốc gia khác , chiếu sáng mạnh  khả năng bất thường của Hoa Kỳ biến lý thuyết trừu tượng  thành sản phẩm thực tiễn.
Công nghệ sinh học – biotechnology (  một lọai  rộng rải  mô tả sử dụng các hệ thống sinh học, tạo ra  y khoa , nông học và sản phẩm công kỷ nghệ mới ) Hoa Kỳ cũng đứng hạng nhất . Lợi tức công nghệ sinh học Hoa Kỳ đã đạt gần 50 tỉ đô la Mỹ năm 2005 , 5 lần hơn  con số cho Âu Châu, và chiếm 76 % tổng số lợi tức  công nghệ sinh học tòan cầu  .
 Chế tạo - manufacturing lẽ dĩ nhiên , đã rời Hoa Kỳ , chuyễn qua  các nước chậm tiến , đang mở mang  và biến Hoa Kỳ thành một nền kinh tế dịch vụ .  Điều này làm dân Hoa Kỳ hỏang hốt .  Thế nhưng   công nghệ chế tạo Á châu phải được đặt vào khung  kinh tế tòan cầu .  James Fallows  tạp chi” Atlantic Monthly “ đã sang sống ở Trung Quốc một năm tròn,  cứu xét ngành công nghệ chế tạo tận mắt ,   cho biết  một giải thích thuyết phục là xuất  ngọai nguồn – outsourcing  đã cũng cố vị trí thích hợp canh tranh của Hoa Kỳ. Điều  xảy ra là  tiền bạc thật sự  cốt yếu  ở họa kiểu và phân phối sản phẩm , lảnh vực Hoa Kỳ  cũng vẫn ngự trị ,  hơn là chính ngay chế tạo . Tỉ dụ sống động nhất là  trường hợp iPod, máy mang theo được ,chạy các phương tiện giao tiếp – media như báo chí vô tuyến …  iPod  chế tạo phần lớn ngoài Hoa Kỳ , nhưng đa số  giá trị cọng thêm  do hảng Apple , ở bang Californa chụp bắt được . Apple thu trong  4 tháng đầu năm 2008 1,8 tỉ đô la Mỹ , tuơng đương 4 tháng đầu năm 2007 , bán 10.6 triệu iPod , đặc biệt là iPod đắt tiền mới:  iPod Touch  .  Ngòai ra Apple còn thu lợi , bán 1.7 triệu iPhones , một phối hợp điện thọai tế bào, iPod và linh kiện Internet. Apple hy vọng mức bán iPhone lên đến 10 triệu máy cuối năm . Nhiều chuyên viên và học giả, ngay cả vài nhà chính trị, lo  ngại về vài thống kê không tốt đẹp cho Hoa Kỳ .  Mức tiết kiệm Hoa Kỳ nay là zero, số không.  Thâm thủng ngọai thương. Ngân sách mất cân bằng sâu đậm. Lợi tức trung bình phẳng lì.  Lo ngai chánh đáng , nhưng cần cứu xét.  Điều nên chú ý là  những thống kê kể ra  chỉ là phỏng chừng và đo lừơng cổ lỗ xĩ phát triễn nền kinh tế. Nhiều thống kê phát triễn từ cuối thế kỷ thứ 19 , mô tả những  quốc gia  kỷ nghệ chưa có nhiều họat động xuyên biên cương – cross borders . Gia giảm tiết kiệm cá nhân , theo nhà kinh tế học Richard Cooper đại học Harvard,  đã được bù chì bằng gia tăng tiết kiệm ở các tổ hợp công ty. Đầu tư Hoa Kỳ sẽ hồng hào hơn ,  nếu nói đến chi phí  giáo dục – đào tạo và khảo cứu – phát triễn song song với chi tiêu tư bản lý học và gia cư .
 Nước giáo dục- đào tạo vẫn còn nhất thế giới
Ngày nay , ưu thế Hoa Kỳ đã mòn dần , khi Hoa Kỳ mất căn cứ  khoa học và kỷ thuật . Dân Hoa Kỳ bớt thích thú học cơ bản  - tóan , chế tạo công nghệ , làm việc hăng say , tiết kiệm – trở thành một quốc gia  ham tiêu thụ và tiêu khiễn . Năm 2005 , Viện Hàn Lâm Quốc gia ( Hoa Kỳ ) giải tỏa một báo cáo, cảnh báo  rằng Hoa Kỳ đang mất vị trí thuận lợi là một lảnh đạo khoa học  thế giới . Báo cáo nói rằng năm 2004, Trung quốc đã cho tốt nghiệp 600 000 kỹ sư , Ấn Độ 350 000,  và Hoa Kỳ chỉ 70 000 .  Vậy chớ Hoa Kỳ còn hy vọng gì nữa được khi một kỷ sư Hoa Kỳ  xác định đủ tư cách,  lại có đến cả tá kỷ sư  Hoa và Ấn cũng đủ tư cách ?   Báo cáo nhấn mạnh là  một công ty Hoa Kỳ thay vì tuyễn một nhà hóa học hay một kỷ sư tốt nghiệp Hoa Kỳ, có thể tuyễn 5 nhà hóa học Trung Quốc hay  11 kỷ sư Ấn Độ .
Tuy nhiên,  các con số nêu ra rất sai lầm .Nhiều vị hàn lâm và nhà báo  điều tra vấn đề, mau lẹ nhận thức là tổng số ghi cho Á Châu ,  gồm luôn  cả huấn luyện đào tạo sinh viên học 2 hay 3 năm,  làm  những nhiệm vụ kỷ thuật đơn giản ( đại học “cộng đồng “ ) . Cơ quan Khoa học Quốc Gia ( Hoa Kỳ )  theo dõi những thống kê này ở Hoa Kỳ và ở các nước khác cho biết con số Trung Quốc chỉ khỏang 200 000 kỷ sư công nghệ mỗi năm  và viện Kỷ thuật Rochester Ron Hira, nói  rằng con số Ấn  Độ chỉ  khỏang 125 000 một năm .  Có nghĩa là Hoa Kỳ huấn luyện đào tạo   kỷ sư tính theo đầu người, nhiều  hơn Trung Quốc hay Ấn Độ.
Các con số không giải quyết  gì mấy vấn đề phẩm giá đào tạo . Tốt nghiệp  đẹp đẽ và sáng sủa nhất ở Trung Quốc và Ấn Độ  , chẳng hạn   ở  các Viện Kỷ thuật Ấn Độ ( chỉ 5000 nguời  thi đậu  trong số  300 000 thí sinh vào học năm thứ nhất ), cũng sẽ giỏi dang ở bất cứ hệ thống giáo dục nào .  Nhưng khi  không nói đến các  viện  thượng đẳng này  ( chỉ sản xuất chừng 10 000 sinh viên tốt nghiệp mỗi năm ), phẩm gía đại học ở Trung Quốc và Ấn Độ  thật ra rất kém cõi  . Đó là lý do tại sao rất nhiều sinh viên bỏ đi ra nước ngòai  học .  Năm 2005 ,  Viện Kinsey Toàn cầu   nghiên cứu ” thị trường lao động trổi dậy tòan cầu “ tìm thấy  28 quốc gia trả lương thấp  có chừng 33 triệu   chuyên nghiệp  trẻ họat đông.  Nhưng nghiên cứu nói thêm  là chỉ một phân số nhỏ thí sinh công ăn việc làm tiềm thế này , có cơ  họat động thành công ở một công ty ngọai quốc  mà thôi: phần lớn  vì giáo dục đào tạo thấp kém ở Trung Quốc và ở Ấn Độ. 
  Thật đúng vậy, giáo dục đại học Hoa Kỳ là một công nghệ tốt đẹp nhất.  Năm 2006, một báo cáo của  Trung Tâm Cải Cách Âu Châu, tọa lạc tại  Luân Đôn , Anh Quốc ,   nhấn mạnh là Hoa Kỳ  đầu tư 2.6 %  GDP  cho đại học ,  so với 1.2 %   ở Âu Châu và 1.1% ở  Nhật Bổn.  Hoa kỳ chỉ có 5 % dân số thế giới,  nhưng có 7 hay 8 viện đại học đứng đầu thế giới ; 48 hay 68 %  của số 50 viện đứng đầu hạng trên thế giới .  Một  danh sách  hỏi1000 nhà khoa học computer giỏi nhất thế giới , xem họ xuất thân đại học nào, cho thấy 10 trường hạng đầu  họ xuất thân , thảy đều  ở Hoa Kỳ. Hoa Kỳ ngày nay,  nhận đến 30 % sinh viên ngọai quốc đến học . C ộng tác giữa  các  trường đại học Hoa Kỳ và doanh nghiệp không nước nào trên thế giới sánh nổi.  Mọi ưu điểm này không thể nào xóa bỏ dễ dàng đựợc đâu; vì rằng cơ cấu các đại học Âu Châu và Nhật bổn  đa số do chánh phủ thư lại , quan liêu quản trị, khó lòng đổi thay lắm . Trái lại hệ thống trung học và tiểu học Hoa Kỳ   đang bị  khủng hỏang , thấp kém, đặc biệt về Tóan và Khoa học , theo  xếp hạng quốc tế .                     
Vùng xám xịt , ảm đạm
Trên phương diện nhân khẩu học,  Hoa Kỳ có một ưu điểm quan trọng đối với  Âu Châu và mọi  quốc gia đã mở mang khác .  Dân số Hoa Kỳ rất sống động ,  ước lượng sẽ gia tăng thêm 65 triệu đến năm 2030 , trong khi dân số Âu Châu hầu như đứng yên tại chỗ .   Năm 2030 , ở Âu Châu số người già nua  trên 65 tuổi sẽ gấp đôi số con trẽ dưới 15 tuổi. Ít nguời trẻ tuổi  ngày nay, có nghĩa là ít người làm việc ngày mai . Trong khi ở Hoa Kỳ , con trẽ sẽ đông hơn người già nhiều .
Giải pháp đích đáng cho nhân khẩu học xuống dốc là chấp nhận cho thêm di dân – immigrants .  Thế nhưng Âu Châu tuồng như gặp khó khăn cho thêm di dân vào và đồng hóa  những  di dân văn hóa khác biệt , lạ lùng không quen thuộc , đặc biệt từ các vùng nông thôn , hậu tiến  thế giới đạo Hồi- Islam .  Trái lại,  Hoa Kỳ  đang tạo ra một thế giới chung , phổ cập , mọi màu da, tộc ( sắc ) dân. Tín điều  , sinh sống và làm việc cùng nhau, rất hòa hợp, đặc biệt là ở bang Ca Li .  Hảy xem tranh cử Tổng thống Hoa Kỳ hiện nay ,  có một người da đen , một người đàn bà, một người theo đạo Tin Lành Mormon , một người  gốc Tây Ban- Bồ Đào  Nha và một nguời  gốc Ý .
Lạ lùng thay rất nhiều quốcgia Á Châu ( ngọai trừ Ấn Độ )  cũng rơi xuống trường hợp Âu Châu về nhân khẩu học . Sác xuất sinh đẽ đã hạ dưới con số là 2.1 cho đàn bà hầu  đủ thay số chết,  tại Trung Quốc , Nhật , Nam Hàn ( Hàn Quốc ) , Đài Loan. Năm 2010 , Nhật sẽ mất đi 3 triệu người làm việc . Nhật sẽ phải đối điện thiếu thốn người làm việc trong tương lai gần , vì Nhật không chịu cho di dân ngọai quốc vào Nhật, cũng như không cho phép phụ nữ hòan tòan tham gia  lực lượng lao động.             
Di dân cũng giúp cho Hoa Kỳ một giá trị hiếm có cho một quốc gia giàu : tính năng động .  Hoa Kỳ đã tìm ra một phương thức luôn luôn tái bồi bổ sức sống , nhờ dòng người mới   nóng lòng xây dựng đời sống mới , ở một thế giới mới .  Vài dân Hoa Kỳ lo âu  việc di dân vào Mỹ , từ Ái nhĩ Lan hay Ý đại Lợi , Trung Quốc hay Mexicô.  Nhưng chính những di dân này  sẽ trở thành xương xống  cho giới lao động Mỹ.  Con cháu họ đã vào  dòng chánh Mỹ .  Đáng khen là Hoa Kỳ đã  có khả năng khai thác năng lực này, xử lý được đa dạng văn hóa , hòa đồng được các dân mới tới và mạnh tiến kinh tế .
 Tóm lại đó là lý do tại sao Hoa Kỳ lại khác hẳn  kinh nghiệm đế quốc Anh và các nước uy quyền cao lớn  thời qúa khứ ,  đã trở nên bép mập , lười biếng và tụt hậu  khi họ phải đối đầu  bình minh  các quốc gia   mảnh khảnh hơn , đói kém hơn .
Học hỏi phần thế giới còn lại
 Học hỏi này không còn là luân lý-  đạo đức hay  chính trị nữa!  Đó là đức tính cạnh tranh , mỗi ngày mỗi gia tăng .  Hãy xét trường hợp xe ô tô.  Một thế kỹ sau năm 1894 ,  đa số ô tô chế tạo ở Bắc mỹ là ở bang Mi chigan .  Từ năm 2004,  Michigan bị  Ontario , Canada thay thế. Lý do rất đơn giản: săn sóc y tế , sức khỏe . Ở Hoa Kỳ ,  các hảng chế tạo ô tô  phải trả  mỗi công nhân 6500 đô la Mỹ   y khoa và  phí tổn bảo hiểm.  Nếu họ di chuyễn  nhà máy sang Canada,  do chánh phủ Canada    quản trị hệ thống  săn sóc sức khỏe,  phi tốn này chỉ còn 800 đô la Mỹ cho một người làm việc .  Đây không phải là quảng cáo cho hệ thống săn sóc y tế  Canada !. Nhưng thật đã rỏ ràng là  hệ thống săn sóc y tế của Hoa kỳ  đã đến điểm quá cao,  gây  bất lợi cho Hoa kỳ , khi tuyễn dụng nhân công. Công ăn việc làm   không đương nhiên chạy qua hẳn các nước lương bổng thấp,  nhưng qua những nơi   tìm thấy nhân công đào tạo tốt  và được giáo dục hay ho  : Chính  lợi lộc thông minh , chứ không phải lương bổng thấp  các  chủ nhân cố công tìm cho được
Mặt kháccác người họat động Hoa Kỳ :   công ty xe hơi , nhà máy thép , ngân hàng …, trong nhiều chục năm   đã có lợi điểm so với các nguời làm việc các nước khác : tiếp xúc đặc ân tư bản Mỹ .  Họ có thể dùng đặc ân này   mua kỷ thuật ( mới ) và huấn luyện không còn  ai có được, để sản xuất  không  ai làm được , với giá cạnh tranh thắng lợi . Tiếp xúc đặc ân này nay đã mất .  Thế giới ngày nay đầy rẫy tư bản  . Trước đây ,. khi công ty Mỹ đi ra ngọai quốc,họ đem theo tư bản  và kiến thức , hiểu biết - know how .Nhưng nay khi ra ngọai quốc,  họ khám phá ra rằng   các dân địa phương  đã có tiền bạc và kiến thức,hiểu biết  rồi .
Thật sự không còn Thế Giới Thứ Ba  nữa . Vậy chớ  công ty đem gì vào Brasil , Ấn ? Công ty Mỹ là gì đây ?  Giải đáp  có thể  như lời nhà kinh tế học Martin Wolf. Các nhà kinh tế thường  bàn cải hai quan niệm căn bản, tư bản và lao động. Nay  lại là hàng hóa - commodities,  ai cũng mua bán được rộng rải khắp nơi.Điều phân biệt các nền kinh tế là ý kiến ( mới ) và năng lượng . Quốc gia nào cũng có thể thịnh vượng lên, nhờ ý kiến và năng lượng cho thế giới !
( Nhiều ý kiến  trích dẫn của Richard Haas , chủ tịch Ủy Ban Liên hệ Quốc tế Hoa Kỳ và của  Fareed Zakaria  biên tập viên tuần báo Newsweek International )
                        ( Irvine , Ca Li,  cuối tháng tư năm 2008 ) 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét