Thứ Bảy, 20 tháng 2, 2010

Đồng Ky xốt- Don Quixote


Tạo dựng của Cervantes ảnh hưởng mạnh mẽ , sâu đậm văn chương,âm nhạc và nghệ thuật Châu Mỹ La Tinh :
Truyện Ngài Hiệp sĩ Viễn vông
Đồng Ky xốt- Don Quixote
Tâm Đạo
Việt Kiều Pháp biết văn chương Pháp, Việt Kiều Nga- Đông Âu biết văn chương Nga là chuyện đã đành. Nhưng Việt Kiều Hoa Kỳ nhất là ở bang Ca li nơi dân Mexicô và dân Mỹ nguồn gốc La Tinh sắp trở thành đa số (khắp Hoa kỳ hiện nay con số chính thức là 40 triệu dân nguồn gốc Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, trong số 1 triệu rưỡi Việt Kiều ở Hoa Kỳ), con em cần thông hiểu văn chương, văn hóa La Tinh (Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, chứ không đương nhiên là Pháp, rất thiểu số ở bang này) mới hy vọng hòa đồng với họ được. Những nhân vật hình bóng khổng lồ trong tâm linh tập thể là Hamlet, Madame Bovary, Captain Ahab, Tony Soprano. Họ cống hiến, tốt hay xấu, một mô hình vai trò cư xử nhân lọai và trải những bóng tối trên những đời sống công cọng chúng ta mơ ước. Nhưng ảnh hưởng lâu dài xuyên qua một vệt rộng lớc cỏ mới cắt ở hành tinh, thật khó lòng sánh vết hằn sâu xa một hình bóng ảo tưởng, đặc biệt lưu lại cho Châu Mỹ La Tinh: Ngài Hiệp sĩ Viễn Vông - Don Quixote.
Cách đây 2 năm, ngày kỷ niệm 400 năm xuất bản phần thứ nhất anh hùng ca có vẽ trộm cướp của Miguel de Cervantes được đánh dấu bằng những cuộc thảo luận tính cách học giả và nhiều ram giấy văn xuôi nút ngón tay cái, từ thủ đô Mexico City xứ Mexicô đến thủ đô Không Khí Tốt Lành - Buenos Aires xứ Á Căn Đình- Argentina. Tuy nhiên, chàng “qúy tộc mưu trí“ của Cervantes là một mẩu mực quá đổi cho cá tính La Tinh và cuốn sách trong đó ông chói sáng, như thể một hình ảnh gương soi vỡ của những ám ảnh bán cầu kiên trì. Cho nên Don Quixote luôn luôn tồn tại trong văn hóa Châu Mỹ La Tinh. Mỗi năm, chàng chiến sĩ già lại được mời cởi lên con ngưa nhỏ tin cậy Rocinante và chạy lon ton làm ra những trận chiến ẩn dụ, ở văn chương, tranh biếm họa cartoon, xã luận, âm nhạc, nghệ thuật.         
Không lấy gì làm lạ khi Đồng Ky xốt vẫn lôi cuốn Tây Ban Nha, nơi ông sinh. Đã gần nữa thiên kỷ, kể từ khi tung lên thành một thể nhân của báo chí thủ đô Madrid, ông là một nhãn hiệu danh vang nhất Tây Ban Nha (nay bị các đội túc cầu Real Madrid và Barcelona cạnh tranh). Phần thưởng uy tín nhất cho văn chương Tây Ban Nha dành tên cho Cervantes và chính ngay El Quixote tức thì được nhận diện trong hàng trăm hiện thân du khách – tourist tchotchke, cũng như trên nhiều vẻ bên ngòai cao hứng hơn, tỉ như hình bóng nổi tiếng Picasso vậy.
Liên hệ giữa Tây Ban Nha và các thuộc địa cũ Tây Ban Nha phức tạp hơn kiệt tác của Cervantes, luôn luôn thuôc về các xứ dân nói tiếng Bồ đào Nha hay nói tiếng Tây Ban Nha, hơn là các xứ dân nói tiếng Anh hay nói tiếng Pháp của Tân Thế Giới. Vài nhà học giả còn biện cứ là nếu Tân thế Giới không được “khám phá“ nữa thế kỹ trước khi Cervantes chào đời, “Don Quixote“ chúng ta biết có thể không có được. Cũng như nhiều nhà văn Thời đại Vàng kim văn chương Tây Ban Nha, Cervantes bị những báo cáo xa xôi dân Âu Châu đến Tân Thế Giới vào hai thế kỷ thứ 16 và 17, làm mê hoặc. Trong phần thứ hai của “Don Quixote“ và trong truyện cuối cùng của ông “Hành trình của Persiles y Sigismunda – Los Trabajos de Persiles y Sigismunda“, ông lưu ý nhiều lần đã mở to mắt nhìn bán cầu mới lạ lùng này.
Nhiều học giả, đặc biệt là Diane de Armas Wilson, trong nghiên cứu đầy ảnh hưiởng của bà “Cervantes và Tân thế Giới“ đã nhấn mạnh phương cách Cervantes du nhập những từ ngữ nguồn gốc Amazonia và thêu dêt ra nhiều giai thọai và sự kiện Cervantes gọi là ”Ấn Độ xa xôi – remote Indies“ đưa vào những chuyện ảo tưởng của ông. Có lúc, ông đã viết thư cho các chức quyền Tây Ban Nha xin một chức vị ở những thuộc địa này.
Michael K. Schuessler dạy ở viện đại học Tự trị Autonomous Metropolitan University ở đây, đã viết rằng: “không phải trùng hợp là khám phá, xâm chiếm và sau đó là thực dân thuộc địa “ở Tân Thế Giới“ chứa dân cư lạ lùng, khí hậu ôn đới, thảo mộc um tùm, tài sản phi thường và tầm vóc thần thọai, ăn khớp với thời đại “sản xuất nghệ thuật, văn chương lớn nhất Tây Ban Nha“, gồm luôn cả “Don Quixote“. Trong khi Tây Ban Nha thực dân thuộc địa Tân thế Giới trên hai phương diện chánh trị và kinh tế, ngược lại Tân thế Giới lại thực dân Tây Ban Nha ở trí óc tưởng tượng.
Cảm hứng từ xa.
Chính tính cách mới mẽ (dưới mắt người Tây Ban Nha) của Tân Thế Giới đã cảm hứng phần nào Cervantes sáng tạo ra một thể văn chương mới, với “ Don Quixote”; một truyện khác hẳn những thi văn hay bi kịch thời đó, vì căn cứ trên những sự cố đời sống bình thường hằng ngày. Nhưng truyện đã cố tâm dệt thêu những việc xảy mỗi ngày, theo những diễn tả hết sức thực tế và sâu sắc, nhìn thấu bản chất tâm lý và xã hội nữa.
Nhờ thể nghệ thuật mới, Cervantes phá vỡ, đồng thời cũng chế riễu những chuyện tình lãng mạn hào hiệp bình dân, thúc đẩy Don Quixote tự tưởng tượng mình là trang hầu tước trung cỗ lịch thiệp, sát thủ những khổng lồ và cứu thóat những tiểu thư đang bị nguy nan. “Don Quixote“ cũng mặc nhiên chế riễu những tay hiệp sĩ xâm lược Tân Thế Giới mà từ chương hoa hòe và tư thế điệu bộ hào hiệp, khó lòng che đậy cư xử hung bạo và tham lam của họ.
Trong trí tưởng tượng dân Mỹ La Tinh, Đồng Ky xốt họat động vừa theo một tượng trưng di sản khúc mắc các thuộc địa cựu thế giới, vừa là một hình ảnh nổi lọan thái độ lố bịch, kéo tấm thảm ra khỏi chân những giả bộ và ảo giác trịch thượng (nói rộng ra là thái độ của mọi cường quốc). Suốt lịch sử văn hóa 4 thế kỷ qua của Châu Mỹ La Tinh, Cervantes và nhà mơ mộng điên cuồng, đã có nhiều môn đệ và kẻ bắt chước. Điều đáng kinh ngạc là sư hiện diện cả hai vẫn còn mạnh mẽ đến ngày hôm nay.
Jorge Luis Borges, nhà viết văn Á căn Đình xu hướng thực tế, ngự trị các truyện ảo tưởng ngắn Nam Mỹ Châu vào giữa thế kỷ thứ 20, chia sẽ cô đặc Ba rốc – Baroque (hoa mỹ cầu kỳ) của “Don Quixote“ thành những câu chuyện chứa trong những câu chuyện và với ý kiến tác giả một cuốn sách chính là một lọai nữa ảo tưởng vậy đó (thời đại Ba rốc rất to bự trên gương soi và trên mặt bằng, vừa che kín, vừa tiết lộ).
Minh họa đẹp nhất của Borges về xu hướng Cevantes, có thể tìm thấy trong truyện ngắn nổi danh của ông: “Pierre Meynard, Tác giả của Quixote.“ Về một tác giả Paris, Pháp, đầu thế kỷ thứ 20 quyết định “viết“ đúng theo từng chữ một, hai chương rưỡi của “Don Quixote“. Và thực sự biến chàng ta thành Cervantes và chấp nhận những thói quen và tư tưởng đặt sẳn của dân Tây Ban Nha thế kỹ thứ 17, một công việc điên rồ, tuy vẫn khóac lác một lô gic vòng tròn kỳ quái.
Trải một bóng tối dài
Cùng khỏang thời gian Borges, nhà viết văn và viết nhạc Cuba Thụy Sĩ Alejo Carpenter đang khai quật Cervantes trong cuốn truyện lịch sử thực tế ma lực “Concierto Barroco – Bản Hòa nhạc Ba rốc“. Truyện theo dõi   cuộc lùng kiếm xuyên đại tây dương của nhà quí phái xứ Mexicô thế kỷ thứ 18 và tên hầu cận đồng lõa ngưới xứ Cuba (nhiều thóang Sancho Panza!), vì khi còn ở Venice coi kịch Ba rốc đặt ở Tân Thế Giới, khải phát ra vài thực tại xấu xa, bên sau vụ Tây Ban Nha chiếm cứ hai châu Mỹ.         
Los Parkinson Zamora, giáo sư Anh văn, lịch sử và nghệ thuật đại học Houston viết về tiếng vọng của el Quixote ở công trình Borges, Carpenter và nhiều người khác trong cuốn sách “Con mắt không trật tự: Ảo tưởng Ba rốc Tân Thế giới và Châu Mỹ La tinh: The Inordinate Eye: New World Baroque anh Latin American Fiction “. Bà cũng bàn cải cách Cervantes và và các bạn Tây Ban Nha đồng thời, như nhà viết kịch Pedro Cáderon de la Barca và nhà họa sì Francisco Zurbarian, chứa đầy đau khổ nhân lọai với phẩm giá thánh thiện, so sánh họ với những nét tả tương tự các truyện của Gabriel Garcia Marquez hay trong những chân dung tự vẽ mình, lý tưởng hóa đẩm máu đào của Frida Kahlo.Theo những mức độ khác nhau, những trình bày này, lắng nghe lại liệt sĩ Don Quixote, thường được văn hóa La Tinh xem như thể một hình ảnh chúa Giê Su vô tội, hấp hối, nạn nhân một thế giới còn điên cuồng hơn cả chàng ta nữa.  
Dù nhìn được rỏ nhất trên trang in, bóng hình “Don Quixote“ vẫn trải rộng trên những trình diễn văn hóa nghệ thuật và dân gian Mỹ La Tinh. Cantiflas, tài tử khôi hài danh tiếng Mexicô, là một lọai hổn hợp – composite Quixote – Sancho (có lần Cantiflas đã đóng vai Sancho ở một phim). Là môt tay “ngốc nghếch” cổ điển theo truyền thống “ bụi đời đô thị- urban hobo” pelado Mễ tây Cơ, ông vận dụng miệng lưỡi như một giáo mác đâm thủng những thái độ tự phụ xã hội, sử dụng lối chơi chữ dở hơi và biện cứ tự mâu thuẩn, đễ thóat ra khỏi những tình trạng hết sức đen tối.
Ở phía bán cầu trái ngược, Tom Zé, ca sĩ và nhà viết nhạc lập dị Brasil, đã trải qua nhiều thâp niên lật đổ nhạc cối xay gió, làm ra mốt nắm túi bao, cơ cấu âm thanh không tương xứng và những cắt dán Dadaít bình dân của chủ nghĩa nhiệt đới – tropicalismo. Dĩa nhạc xuất bản năm 2005 của Zé “Estudando o Pagode “ gồm cả bài hát “Teatro (Don Quixote)“ một ngao du vô lý điển hình (kiểu Zé) khen ngợi “điên cuồng ngọt ngào, /cố tìm kiếm ngây ngất, phóng túng và điên dại“, làm thành một mối nối giữa những phong cảnh sáng tạo của La Mancha Tây Ban Nha và Bahia Brasil.
Không khó khăn điểm nhằm trúng những chủ đề viễn vông ky xốt, trong những công trình trình diễn của nghệ sĩ Guillermo Gomez Pena, người Mỹ nguồn gốc Mexicô, ranh mảnh tự nhạo báng mình.. Tay sành sỏi chuyện phiếm mĩa mai này, đã nhận giải thưởng “trợ cấp thiên tài “ Mac Arthur, tọa lạc tại San Francisco, luôn luôn làm bẩn biên giới giữa thực tế và vọng tưởng, khi bước qua (hay đập vỡ tan) tấm gương soi dệt thêu những nét riêng biệt, đặc biệt  tộc dân.
John Ochoa, một phó giáo sư văn chương đại học bang Pennsylvania, bàn cải công trình Gomez –Pena ở cuốn sách “Sử dụng thất bại ở Văn chương và cá tính Mexicô“ trong chương tựa đề “Bên Bờ Điên Lọan“ nói rằng: văn hóa Mexicô và các xứ Mỹ La tinh khác, đầy rẩy những thí dụ  thất bại nổi tiếng ky xốt. Ky xốt té nhào xuống thường được công dân các xứ đó xem là cao thượng và dũng cảm, hơn là đáng thương xót hay đê tiện. Những kẻ được xem là  Cậu Bé con Anh hùng- Ninos Heroes, 6 sinh viên sĩ quan tuồng như nhãy vọt đến cõi chết hơn là đầu hàng lực lượng xâm lược Hoa Kỳ ở cuộc chiến tranh Mexicô và Hoa Kỳ thập niên 1840, là những anh hùng quốc gia dân gian, dù rằng vài người nghi ngờ là chuyện có thật. Ochoa cũng nhấn mạnh dến José Vasconcelos, bộ trưởng giáo dục uy quyền xứ Mexicô đã nắm địa vị, sau cuộc cách mạng từ 1910 đến 1920, nhưng sau đó lại tự phá họai tranh cử tổng thống của mình.
Octavio Paz, đọat giải Nobel viết “đối với chúng tôi, một nhà thực tế là một kẻ bi quan“ ở cuốn sách “Mê lộ của Đơn độc – The Labyrinth of  Solitude“, sách sinh thiết  linh hồn xứ Mexicô. Một cách tổng quát, văn hóa Mexico và Mỹ La Tinh, theo Ochoa “gần như có đòi hỏi này cho thất bại”. Trong đó, cũng gần có một hảnh diện nữa. Điều này giúp bạn thành một kẻ sống sót. Chiếm hửu thất bại trở nên một điều định nghĩa cá tính: vì thất bại, chúng ta là chúng ta vậy và chúng ta lại tốt đẹp hơn xưa.
Tan rã huy hòang. Thế vênh váo cuối cùng. Cuộc hy sinh thần thọai. Cơn mơ mộng không có được. Đối với nhiều dân Mỹ La tinh, những câu chuyễn nghĩa tượng trưng này, đưa lui về tổn thương lịch sử cháy bừng trí nhớ:  sự phá tan những văn hóa lớn trước thời đại Kha luân Bố, sụp đổ khờ dại và tối hậu của đế quốc tòan cầu Tây Ban Nha. Nó gợi lên những bước tiến sai lầm của những nền dân chủ Mỹ La Tinh, những lạm dụng và phù du luật lệ, hiến pháp, lý tưởng bị đẫm nát dưới chân những nhà độc tài vô sô kể và những nhà cách mạng bạo tàn.
Hãy gọi đó là phức tạp Quixote – ky xốt.
Nhưng nếu hiệp sĩ làm hỏng việc này với mũ nồi thợ cạo cuối cùng đã thất bại khi tìm kiếm, ông đã thắng lợi vẽ vang hóan chuyễn “trái ngược thành hành động cao cả“ như nhà trí thức Mexicô Carlos Monsiváis viết tháng vừa qua, trong một tiểu luận gồm 2 phần ở nhật báo El Universal, thủ đô Mexico City. Sau khi tác giả Sergio Pitol, người Mexicô đọat giải Cervantes năm 2005, trong một cuộc phỏng vấn, ông tuyên bố “ Don Quixote là một tay vô địch công lý, danh dự, tự do, và hầu như thể thánh nhân.“ Trong khi Shakespeare “dạy chúng ta phải biết mình“ theo Pitol, Cevantes và nhân vật tháp cao ông tạo ra, dạy chúng ta “phải hiểu và phải nói với nhiều lọai dân gian khác nhau.“
Nói một cách khác, “Don Quixote“ dạy chúng ta, thất bại không đương nhiên là thua trận, nhắc nhở chúng ta  khó khăn và chết chóc là thân phận con người. Bài học như thế, cuối cùng ra, đi ngược lại giọng hân hoan đắc thắng của chuyện kể chủ chốt Hoa Kỳ, nhưng vẫn còn vang dội ở những nơi như Oaxaca, Havana và châu thổ Amazon.
Trên mọi hồi đau khổ, thật tình “Don Quixote“ là một hài kịch. Tại một vùng chịu đựng quá nhiều tủi nhục, và thoái trào, tập truyện lớn lao của Cervantes, cống hiến một ý nghĩ an ủi là cơn họan nạn đôi khi chỉ là một bước vấp ngã, trên con đường tiến tới đĩnh dạc và tự biết mình.
(Phỏng theo Reed Johnson, biên tập viên Nhật báo Los Angeles Times)     

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét