Thứ Bảy, 20 tháng 2, 2010

Nâng cấp ngành xây cất đường xá

Thử lạm bàn  nâng cấp  ngành xây cất đường xá , cầu cống  Việt Nam,   đặc biệt cho :     
       Quốc lộ Tây ,Quốc lộ Thống Nhất ,  chống đói giảm nghèo ,  bảo vệ  đất nước hửu hiệu hơn ?
 G S Tôn thất Trình
Tình trạng đường xá ở Việt Nam
Năm 2000 , Việt Nam có 215 000 km đường xá , 16 000 km  quốc lộ , 21 000 km tỉnh lộ ,46 000 km quận lộ, 700 km đường phố thị trấn, 125000 km hương lộ  Nhưng chỉ chừng 60%  quốc lộ có lót đá , hay đổ bê tông,  35 % trải nhưạ (dầu hắc ). Tốc độ xe mới chừng 40km một giờ,  nếu cải thiện  theo lề lối hiện tại , thì cũng chỉ được 50 km một giờ  và xe búyt chạy nhanh chỉ  50- 60Km một giờ. Vài đọan đuờng nâng cấp nay có thể chạy được  70-80 km một giờ.  Chỉ 27 %  tỉnh lộ  và 10 %  quận lộ , được lót đá . Đường lót đá cũng thường qúa hẹp. Các họa kiểu chỗ đường kết nối, nút giao nhau rất kém cõi. Nhiều đường  còn giới hạn tốc độ và trọng tải .  Nhiều hương lộ  chỉ có  tên trên bản đồ thống kê  hay chỉ là một lối mòn nho nhỏ .
   Dự án   thứ hai cải thiện mạng đường xá nông thôn 1999-2006  ,  Ngân Hàng Thế Giới trợ cấp  104 triêu đô la Mỹ, và các trợ cấp ODA ( Nhật ) , Pháp , Đức , Anh vv…   cho biết đã cải thiện đời sống 950 000 nông dân, đưa 210 000 ra khỏi nghèo đói ( ? ) nhờ nâng cấp 7600 km đường xá, 26 km cầu , giúp cho nhiều gia đình nông thôn trung bình cách xa  các đường làng , đường quận 3 km,   giảm bớt 12 % thời gian đi lại.
. Đường Trường Sơn công nghiệp ( “đường mòn Hồ  Chí Minh “ ) khánh thành đã mấy năm nay ,  thực sự chưa xong ; nhiều đọan sụp lở, đất chuồi lấp hẳn lối đi . Cao tốc Láng – Hòa Lạc  và xa lộ Hải Phòng  chưa hòan tất .    Cầu cống trên đường xá cũng rất tệ hại . 30% số 4100 cầu  cấm tải nặng. 20% cầu qúa hẹp, giới hạn lượng tải chuyên chở qua cầu . Nhiều đường còn phải dùng phà- ferries vượt sông,   càng làm giảm dung lượng chở hàng .  Cầu Đồng Nai ( Bình Lợi ? ) muốn sụp ;  chánh phủ đã phải bỏ ra ngay 100 triệu đô la, cất một cầu mới cho vùng  công nghệ lớn nhất  đất nước . Hà Nội làm thêm ba cầu qua sông Hồng , tiếp nối cầu Doumer ( Long Biên ). Sài Gòn thiết lập cầu Thủ Thiêm , sau cầu Mỹ Thuận trên sông Tiền .  9000 “cầu khỉ “ (cầu tre ) châu thổ sông Cửu Long cũng được ngọai quốc giúp đở, thay thế một số cầu khỉ  bằng cầu treo ,cầu ván và cả cầu  rằm “gỗ tre “ lọai mới   v.v…  nhiều nhất ở các làng , quận tỉnh Bến Tre . Cải thiện đường thành phố  nhưng vẫn còn kẹt xe;  theo ước tính ,  đã làm cho   vùng Sài Gòn thiệt hại 875 triệu đô la Mỹ mỗi năm .  Con số người chết vì tai nạn giao thông vẫn trên 11 000 người một năm .  
 Hạ tầng cơ sở nhất là đường xá ở các khu chế xuất và các cảng Việt Nam đã làm cho nhiều đầu tư ngọai quốc than phiền , thua kém hẳn các khu chế xuất Thái Lan . Đất  đai , nhà thuê, điện, nước , viễn thông,  phí chuyên chở  tàu biển …ở Thái Lan rẽ hơn Việt Nam , dù giá nhân công Việt Nam rẽ hơn 60% và  lành nghề không kém.   Mức đầu tư ngọai quốc ở Việt Nam đã lên đến 12 tỉ đô la năm 2006, 16 tỉ năm 2007 ,  hy vọng đạt 40 tỉ đô la năm 2020    Mức đầu tư  ngọai quốc tăng gia ,  đòi hỏi  nước nhà chi tiêu , đầu tư  cho  mạng lưới đường xá, cầu cống nước nhà,   11- 12 % tổng lợi tức quốc gia - GDP , theo ước tính  các chuyên viên Quốc tế;  hầu giữ sác xuất tăng trưởng tốt đẹp 8.2 % năm 2006 và 8.7 % năm 2007 . Tuy  gia tăng khá những năm qua ,  vẫn còn dưới 9 – 10 % GDP.
Các chuyên viên ước lượng Việt Nam cần chú trọng 4 điểm cải thiện hệ thống đường xá :
- thiết lập một mạng  chiến lược phát triễn xa lộ , tái thiết những khu, đọan đường xá cần thiết tăng phẩm giá giao thông , dung lượng  chuyên chở, kiểu  nút  kết nối  giao thông  với  đường tỉnh lộ  ( thứ cấp )và quận lộ ( tam cấp ) cận đại hơn như kiểu vòng xoay  đang dự liệu ở các vành đai ngòai các thành phố lớn hay nút chuyễn kiểu lá chét, vòng nơ các xa lộ các nước mở mang v.v… …
-  Phát triễn một mạng căn cứ trên  sửa chửa , duy trì bền vững ,  tài trợ đủ ngân khỏan ( và giải tỏa  kinh phí kịp thời, thay vì chỉ mới giải tỏa trong 10 tháng 2007,  252 triệu đô la cho dự trù tổng phí là 642 triệu, chẳng hạn ) , cận đại hóa  kỷ thuật sửa chửa , duy trì đường xá , lót đá, trải nhựa hửu hiệu hơn,  như kỷ thuật trộn nóng - hot mix  , công ty Mỹ RMK áp dụng ở Việt Nam thập niên 1970  làm xa lộ Biên Hòa , các khúc quốc lộ 1 ,  số 9 , số 19 ….…
-  Giảm bớt sự tùy thuộc quá nhiều  xây cất tài trợ quốc tế để sửa chửa các đường rộng lớn, vì nay Việt Nam có thể sử dụng ngân khỏan quốc gia ( lẽ dĩ nhiên là phải thực sự tăng gia bài trừ tham nhũng, lảng phí  tài chánh  quốc gia hay vay mượn ngọai quốc ,  như vụ PMU 18  của một chức quyền cao cấp Bộ Giao Thông , đã đựơc phanh phui ) .
-  tăng cường hiệu năng các ngành công nghệ xấy cất địa phương , học hỏi ,  thông thạo hơn cách điều khiển doanh vụ công nghệ chuyên chở , áp dụng , tận dụng  mọi hửu hiệu kỷ thuật mới  qua những thể thức BOT hiện hửu….
 Thực hiện những công trình xây cất quốc gia đáng kể , hầu gây niềm hảnh diện giúp  con cháu hăng say bảo vệ  đất nước khi bị đe dọa, chuẩn bị sẳn sàng công cuộc chống xâm lăng,  khởi đầu bằng xa lộ thống nhất , bằng cách  phát triền mạnh mẽ kinh tế , chống đói giảm nghèo dọc quốc lộ  và các đường nối , đường ngang , xuyên Á hay không..
        Trong giai đoạn mới phát triễn kinh tế ,  nâng cấp nới rộng mạng đường xá lớn là khẩn thiết  để tạo ra hay củng cố những  vùng chế xuất  ( nay đã đến 100 ) mới, cũ; tân tạo những  doanh nghiệp nhỏ , nối liền  với  các nhà máy trong khu công nghệ , chế xuất; tăng cường những  công nghệ  nông nghiệp  gíá trị cao; cải thiện  đường đi đến các trường đại học địa phương , các cơ sở y tế, y khoa tầm vóc .  Nay lại  thêm một  thừa tố “ mới “.
    Cả biên cương ,Tây lẫn Đông  Việt Nam, đều bị đe dọa nặng nề,  nguy cơ mất đất phía cực Bắc , mất quần đảo Hòang Sa biển Đông miền Trung và nhiều đảo lớn Trường Sa  Đông Nam ,  hạn chế khai thác hải sản và dầu - khí ,   chế ngự Việt  Nam phát triễn, do mưu toan  bành trướng  thế lực “Đại Thái “ở Miên Lào,  do Trung Quốc  giúp đở cải thiện giao thông trên sông Mê Kông,  xây cầu lớn và mở rộng  quốc lộ Nam Bắc , Đông Tây trên Căm Bốt, tận Mondulki,  biên giới ba nước.    
       Nhớ lại thời Nhật vào Đông Dương - Đông Pháp, 1940-45, Quân đội Thiên Hòang đã chê trách chánh quyền thuộc địa  làm sao bảo vệ chống trả Đồng Minh, khi chỉ có một đường độc đạo là quốc lộ số 1 , dọc bờ biển Đông , vài  cảng nhỏ nhoi,  cổ lỗ xỉ : Hải Phòng, Vinh- Bến Thủy và cảng hậu tiến trên sông Sài Gòn . Ông Đòan Thêm, khi còn sống, đã có lần nhắc nhở  đề nghị cấp bách  mở mang  120  cảng nhỏ lớn ,  từ Bắc vào Nam , các thủy sư đô đốc Pháp xâm lăng Việt Nam  thời nhà Nguyễn Phước suy tàn , bắt đầu từ Vua Tự Đức, đã phóng họa làm bàn đạp cho hải quân Pháp , tiến chiếm Đông Dương.  Ngoài viêc dò tìm  thông thương trên  dòng  sông Cửu Long , từ chín cửa châu thổ đến thượng nguồn Vân Nam ( đọc phần sử nói về Dupuis – Đồ phổ Nghĩa ). Việt Nam  đã hửu lý khởi công xây dựng  40 cảng biển   này và nhiều cảng mới,  hổ trợ phát triễn, giao thương quốc tế tương lai,  như cảng Cần Giờ , cảng Cà Mau  - Đất Mũi , cảng Đại Ngãi- Sóc Trăng ( ? )  và có lẽ không nên lãng quên hai cảng xưa cũ Hà Tiên  (thời Mạc Cửu- Mạc Thiên Tứ, đã giao thương quốc tế… ),  Rạch Giá  (   xuất khẩu cá tôm Cửu Long , đầu thập niên 1950,  đã cố tập tểnh đóng ghe tàu ) tiến lên cho kịp những cảng Penang -Mã lai hay Pattaya - Thái Lan  ?  .  Bài phát triễn kinh tế Biển Đông tháng 7 năm 2007 , chỉ mới đề cập đến  phương diện dân sự , không nói đến  quân sự của Cam Ranh , Vân Phong , Vũng Liêm, Ô Cấp, Sài Gòn,  Nhà Bè  v.v… . Quân đội Mỹ đã phát triễn mạnh cảng  Chu Lai ( cảng Dung Quất ngày nay là một thành phần cảng này ), cảng Tiên Sa - sông Hàn- Sơn Trà làm hậu cần chống trả  các tấn công  Tây Nguyên , Hạ Lào và Tân Cảng Sài Gòn,  hậu cần tiếp tế quân vận các tỉnh miền Đông , biên giới  Việt Miên .
      Năm 1997, Việt Nam khởi công xây dựng đường Trường Sơn Công nghiệp từ Hà Tây  đến Đồng Xoài - Bình Phước . Con đường này phỏng theo con đường mòn Hồ Chí Minh , không hòan tòan là “quốc lộ  Tây “đã được đề nghị. Quốc lộ Tây  , dài 3500 km , nối ải Nam Quan  đến Đất Mũi - Cà Mau .  Đường Trường Sơn công nghiệp ,chỉ dài phân nữa,  nối Hà Tây  tới Đồng Xoài , rồi rẻ vào  thủ phủ miền Nam.  Không phải là con đường Thống Nhất , Phát triễn đất nước, nhiên hậu đóng vai trò bảo vệ biên cương miền Tây , Tây Bắc,  Tây Nguyên , Tây  Nam ( miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long ).
 Đường Thống Nhất cần có vòng cung chống đói giảm nghèo phía Bắc  vòng góc phía Nam  nối  đất  Tây Ninh - Vàm Cỏ  đến tận đất Mũi Cà Mâu  
            Vòng cung Bắc đường  Việt Nam Thống Nhất mở mang Tây Bắc, Đông Bắc, hai vùng  sông Mã - sông Chu  và sông  Cả, lên vùng ngược - vùng cao Đông Tây Trường Sơn , hai tỉnh Thanh Hóa –Nghệ An,  thay vì chỉ chú trọng  hai châu thổ này , thời Pháp thuộc ( đập Bái Thượng và đập Đồ Lương ). Lưu vực sông Mã tòan bộ là  28 400 km 2 , phần ở lảnh thổ Viêt Nam là 17 600km2 ,  sông Cả là  27 200km2 , phần ở lảnh thổ Việt Nam là 17 730 km2),  nhập lại  ở phần Việt Nam, không thua kém lưu vực sông Đồng Nai  phần Việt Nam là 37 394 km2  và đồng bằng châu thổ sông Cửu Long ,  phần Việt Nam là 39 000 km2. Nhưng phát triễn hiện nay kém xa đồng bằng sông Cửu Long, không nói đến vùng đồi núi sông Đồng Nai – Sông Bé .   
          Đường vòng cung phía Bắc  kéo dài từ một phần Đông Bắc,   Lạng Sơn qua Đồng Đăng ( nếu chưa tiện nối từ ải Nam Quan , hiện đang bị Trung Quốc chiếm cứ ) , Thất Khê, Đông Khê nối Cao Bằng  ,  hang Pắc Bó , Bảo Lạc , Mèo Vạc  đến điểm  cực Bắc  đất nước là  Lũng Cú,  rồi Hà Giang  trên Sông Lô , Lào Cai , Sơn La , Lai Châu ( phải tu bổ, mở rộng nhánh đường Lai Châu qua Mường mo , Mường te đến điểm cực Tây đất nước nhà là A Pa Chải ,  ba biên giới miền Bắc :  Lai Châu , Phongsaly – Lào và Vân Nam - Trung Quốc ) . Không ngã về Tuấn Giao  theo đường số 6, mà lách về phía tây qua Điện Biên Phủ ( nay đã thành tỉnh )  cố bọc dọc biên giới Trường Sơn Tây , điều đình với Lào sử dụng chung mở rộng khúc sông Mã  và khúc nguồn sông Luống  thuộc Lào( nối Mộc Châu, Mường Lát – Sầm Nứa,  Na Mèo  ) . Theo đường 15 ,  đến Bái Thượng thì rẽ phía Tây đến Thường Xuân , bọc  vùng  cao- vùng ngược Nghệ An đến Tương Dương;  mở rộng đường số 7, tìm cách nối liền Đồ Lương đến đường số 8 , gần đèo Keo Nua , rồi tiếp nối đường Trường Sơn Công Nghiệp .
     Vòng cung Bắc  có  nhiều thời kỳ  lịch sử chống ngọai xâm, anh dũng, vinh quang .  Tại sao chỉ đề cao nội chiến tương tàn ,  theo đường mòn  Hồ chí Minh , quên công lao cha ông  chống ngọai xâm thời nhà Hồ- Hậu Trần , thời nhà Lê ,  những chiến công vùng Tây Bắc , Đông Bắc, thời kháng chiến , còn mới mẽ trong trí nhớ các bô lảo , kết thúc bằng thắng lợi  Điện Biên Phủ . Tình thế  đổi thay, vòng cung này không còn là hậu cứ (bases – arrìères ) nữa . Nay có thể  trở thành  tiền tuyến . Hậu cứ  là  miền Trung Du ở phía Bắc , miền Thanh Hóa – Nghệ An ở phía Nam  , như thời Trần Hưng Đạo  đánh đuổi giặc Nguyên .( Trần Hưng Đạo đã nói với vua Trần Nhân Tôn : Bệ hạ còn  mấy chục vạn quân Thanh Nghệ,  lo gì phải đầu hàng .). 
            Phát triễn vùng đồi núi, tuy  nhiều  thung lũng, nhưng không thể quá  chú trọng lúa gạo( ruộng lúa nước theo bậc thang hay lúa rẫy )  như  các châu thổ rộng lớn ,  mà nên cải thiện cây thực phẩm hàng niên ngô ( bắp ) khoai ( lang ) , sắn ( khoai mì )… đất khô không ngập nước,  đã có nhiều tiến bộ vượt bực trên thế giới,  theo hệ thống  các Trung tâm Khảo cứu Quốc tế  CGIAR  , như CIAT (  Ca Li - Colombia ), ICRISAT ( Hyderabad -Ấn Độ ) IITA ở (Ibadan – Nigeria ) ,v.v… Chẳng hạn , cố gắng bắt chước chế độ ăn uống dân chúng đồi núi Trung Mỹ , bớt gạo thêm ngô- khoai- sắn… ,  trộn nhiều lọai hột  họ đậu – beans hơn . Chế độ ăn uống Trung , Nam Mỹ ,  còn có cơ bổ dưởng hơn , nhờ khí hậu nhiều cao nguyên (như Đà Lat – Lâm Đồng )  của Vòng Cung này,  có thể trồng những loai rau hoa xứ mát tuyễn chọn ở Nhật ,  Đài Loan hay ở Trung tâm Rau Đậu  Quốc Tế , cũng thiết lập ở Đài Loan ; hoặc những  lòai nấm ăn ,đã làm đại trà ở nhiều nước trên thế giới,  như nấm mỡ Agraricus bisporus  ,  cùng lòai nấm tán đóng hộp Paris, Đài Loan ,  Pensylvannia , hay ăn tuơi Portobello ở Ý,  thế thịt bíp tết, nay  đã bán nhiều ở  bang Ca Li,  nấm kim châm- nấm đinh ( đông cô, kim tiền  ) Flammulina velupites  , thuộc họ  nấm trắng  ở  các siêu thị Á Đông Hoa Kỳ, ngòai các nấm mèo ( mộc nhĩ ) , nấm đông cô, nấm măng tre, nấm sò ( bào ngư)...
        Vòng cung Bắc hay  vùng ngược phía Thanh Nghệ là vùng đồi núi . May mắn là nay đã có nhiều cây đa ( lưu ) niên thực phẩm hay công nghệ thị trường quốc tế nới rộng,  thay cây làm gỗ tái lập rừng ,chống xói mòn trôi đất , làm hư đất  cao . Đây  cũng là vương quốc của những lòai cây trái xứ mát hay xứ nóng chịu lạnh giỏi, Việt Nam ít biết, ít khai thác . Tỉ các giống cải thiện : cây bơ ( avocado – avocatier ) , cây  dum – ré sum - mâm xôi thương mãi ( như ở Chi lê – Chili ) , cây kiwi- đào vỏ xám ruột xanh ,  hồng xiêm – Sapôchê ( roi, đào lý.. ) trái  vỏ xanh , vỏ vàng , ruột trắng, ruột vàng,  sa pô chê lồng mứt  ruột vàng lợt hay hồng tươi  trái  to bự ,  sapôchê hồng xiêm đen nhung ruột đen,  sung ngọt ( fig , figues ) không cần ong đặc biệt thụ phấn , những giống  lai – hybrids  tuyễn chọn  hai - ba lòai của đào lông ( peach , pêche ), mận tây ( plum , prune ) và mơ ( apricots ) Aprium , Picotum ,Pluot, Plumcot tuyễn chọn,  mới phổ biến ở Hoa Kỳ , Pháp , Tây Ban Nha , Úc châu, ít đòi hỏi nhiều lạnh ( chilling requirements ) ra hoa đậu trái sum soe hơn trước, na -mảng cầu xứ  mát vùng cao –cherimoya,  thanh long ruột đỏ , ruột trắng … Cùng với những lòai hạch quả ( nuts – noix ) vùng đất nhiều vôi:  các lòai hồ đào Thanh Hóa - Mày - Mày Châu ( Carya sp. ) , hồ đào ốc chó Ba Tư  hay Đông Âu (Persian walnut, Pecan ), các cây dẽ ( chesnuts ) Mỹ , dẽ Âu châu , ngòai các giống dẽ địa phương như  dẽ Cao Bằng , dẽ Bắc Cạn – Bắc Giang , dẽ gai địa phương, cần cải thiện. Hình như vài giống dẽ bi- Úc châu kiên quả (macadamia nut ) , hột dẽ cao giá nhất, đã thử nghiệm mọc tốt ở Lạng Sơn – Cao Bằng .  Còn có thể thử nghiệm các giống hạnh nhân ( almond – amande ), dẽ vỏ đỏ nhân xanh -  pictachio , nho ăn hột – grapes, lạc tiên (chùm bao- chanh dây  ), ngòai những giống nhãn , vải mới … có khi cả măng cụt, ổi dứa,  chà là ( dates )chính cống,  cần lạnh mới ra hoa , đậu trái,  khác với thốt lốt ( nốt ) , chà là xứ nóng, xòai riêng  giống mới, nay đã được dân Bắc biết thưởng thức . 
            Thế nhưng phát triễn cây lương thực ,nhất các nhóm lương thực hàng niên ( annuals )  chỉ có thể chống đói ,  không giảm nghèo bao nhiêu cả .  Phải trồng cây công nghệ đa ( lưu ) niên thích hợp thời đại  , nhưng không nên làm nông trường tập thể ( cha chung không ai khóc ) quá độ, mà nên theo thể thức tiểu điền, gia đình hay đại gia đình  như đã thực hiện ở Krong Buk , Đắc Lắc , liên canh liên địa, nếu được.  Các công ty quốc doanh ,  tư doanh đảm nhận khâu biến chế sơ chế hay thành phẩm, thị trường hóa , xuất khẩu.   Trà ( chè ) và cà phê  là hai sản phẩm cồ truyền cũng đòi hỏi canh tân, cố tìm các giống lai cao năng hơn với các giống trà Assam hay lai Assam, chế biến  kiểu ô long hay trà đen,  kiểu công ty Biển Hồ- Pleiku trước đây .  Phải tìm cách cải thiện  khảo cứu thêm  cà phê , du nhập  các giống cà phê  cao năng, cao phẩm lọai Arabica  Brazil , Nam Mỹ ;  vì vòng cung  tương đối cao không thích hợp cho cà phê vối Robusta , cà phê mít Liberica  của Tây Nguyên và vùng Đông Nam Bộ. 
Tốt hơn nữa là lợi dụng tình thế cao su thiên nhiên đang tăng giá  , mở rông đại trà các vườn cao su thích hợp cho vùng cao , nay đã có giống cao năng Hải Nam , Quảng Tây , Vân Nam  , Thái Lan ( Chiêng Mai ? ), Ấn độ thích hợp . Áp dụng thể thức tiểu điền,  hầu trồng xen kẽ giữa các hàng cao su đang lớn các hoa màu,  cây ăn trái  cho nông dân  thu hoa lợi hàng niên,  khi chưa cạo mủ được và tái lập rừng  bằng các giống cao su  hai chức năng , cho mủ và cho gỗ tốt sau 30 năm , đã phổ biến nhiều ở chương trình cao su Mã lai . Giữa các hàng cao su hay cả và  cả luôn cà phê nữa, khuyến khích trồng các lọai cỏ hòa bản hay họ đậu Úc Châu hay  Nam Mỹ Châu  vừa chống  xói mòn đất dốc, vừa cung cấp thực phẩm cho các giống bò , hoặc địa phương cải thiện như giống bò Hà Giang trước đây,  bò Mỹ Angus  nhỏ con – mini hay bò Nhật  lọai bò nâu- Brunes des Alpes nhỏ, đôi khi các giống trâu sửa Murrah , Jersey ,  cả dê sửa Úc , Ai Câp… Tạo những vành đai  sửa - cỏ xanh trắng ,  quanh các thị trấn lớn nhỏ . Nguồn protein động vật  vùng cao miền Bắc nên họat động hửu hiệu hơn  cách nuôi cá,  tôm trên các ruộng  lúa nước bậc thang, ruộng thung lũng và  chận các dòng suối lớn nhỏ nuôi  cá , ngòai việc làm các đập thủy điện nhỏ điện hóa nông thôn, đẩy  mạnh xây cất  nhà bè  nuôi cá kiểu Châu Đốc , An Giang , mở rộng thị trấn nhà sàn hay nhà bè phía dưới nuôi  cá. đến các bờ  ven hồ có sẳn hay quanh các hồ đập chứa  các công trình thủy điện to lớn nước nhà Thác Bà , Hòa Bình , Sơn La.  Nay đã thành công du nhập vài lòai cá  xứ mát, xứ lạnh như cá mè xứ mát ( trout , truite ) , cá hồi ( salmon , saumon ) nước ngọt , không cần giai đọan sinh trưởng nước mặn.
            Nghiên cứu các nhánh đường khai thác hệ thống thủy điện Sông Mã , sông Cả và các công nghê kim lọai hay  phi  kim lọai hoặc đã bị Trung Quốc phá tan ở hậu cứ biên giới các năm 1979 và thập niên 1980, hoặc đã  cổ lỗ xĩ . 
    Buồn thay ,  thấy hai dòng sông  chiều dài trong lảnh thổ Việt Nam  không mấy ngắn hơn  sông Đà , sông Cháy ,  sông Ba , sông Đồng Nai…,  lại không có lấy một đập thủy điên  công xuất  cao , không nói  đến  9 đập dây chuyền thực hiện gần xong của hệ thống sông Đồng Nai , tuy hệ thống Đồng Nai chỉ mới quan niệm đầu thập niên 1970 .   Hầu khai thác mỏ sắt đồ sộ kế bên, mỏThạch Khê ở tỉnh Hà Tỉnh,dự trù từ năm 1997, nay vẫn chưa thấy thực hiện .Vòng cung Bắc còn chứa  mỏ sắt Bảo Hà – Lào Cai , nguồn nguyên liệu bổ  sung  cho liên hiệp gang thép Thái Nguyên . Các mỏ manhêtit  Na Lũng , Nà Rua ( Cao Bằng )  đã thăm dò ,thấy đủ điều kiện thiết kế.  Nghiên cứu sâu xa hơn nữa  các mỏ quặng sắt thuộc tỉnh Hà Giang như  mỏ Tòng Bá có thể có trữ lương trên 200 triêu tấn , lớn hơn các mỏ Thái Nguyên ( Trại Cau v.v… ) chỉ chừng 50 triêu tấn. Khai quặng nhôm – bâuxít  Cao Bằng , Lạng Sơn , trử lượng ước tính là 200 triệu tấn , tuy không lớn bằng quặng  bâuxít Lâm Đồng, trử lượng đến trên 4 tỉ tấn , cũng đủ giúp xây dựng một nhà máy luyện nhôm lớn với thủy điện  Hòa Bình , Sơn La .
Tưởng cũng cần cận đại hóa khai thác mỏ thiếc – vonfram đã có từ thời Pháp thuộc ở  Cao Bằng ( Pia Oắc ), ỏ Qùy hợp ( Nghê An ) trử lượng thiếc còn cao hơn nữa;  các quặng kẻm –chì, chẳng hạn mỏ Ngân Sơn ( Cao Bằng ) đã được khai thác từ thế kỷ thứ 19 ,  ước lượng năm 1964 còn đến  gần 500 000 tấn  kẻm chì,  các mỏ quặng Đồng –Nickel ở Cao Bằng , Lạng Sơn , Sơn La; các quặng Cromit ở Núi Nưa, gần thị xã Thanh Hóa, trử lượng đến 20 triệu tấn CrO3; quặng Titan Quảng Xương ( Thanh Hóa ) như đã tinh luyện titan ở bải biển Thuận An ( Huế ); các vàng sa khóang ở Ngân Sơn ( Cao Bằng )  ,  Bình Gia ( Lạng Sơn ) , Mai Sơn ( Sơn La ), Tà Sòi ( Nghệ An ), Cẩm thủy , Bá Thước ( Thanh Hóa );  Về các khoáng sản phi kim lọai , ngòai  quặng apatit ( Lào Cai ), trử lượng sâu 900m lên đến 2 tỉ tấn , cung cấp nguyên liệu cùng với  quặng pyrit Ba Trại ( Ba Vì -Hà Tây ) cho nhà máy phân lân  super phosphate Lâm Thao ,  ai cũng đã nghe nói ,  tưởng cũng không nên quên các quặng serpentin  ở Tế Lợi – Nông Cống ( Thanh Hóa ), các mỏ graphit , các mỏ đất hiếm ở Phong Thổ ( Lai Châu ), trử lượng đến  9 triệu tấn  tổng Oxid đất hiếm, Mường Hum ( Lào Cai )  Qùy hợp ( Nghệ An ). Nhiều tinh luyện các quặng này, quan trong cho phát triễn công nghệ cao tính, điện tử , nano … ngày nay .  Đôi khi cả các quặng mỏ phóng xạ , nguyên liệu uranium cho điện hạt nhân ,đang dự trù xây cất ở Ninh Thuận .
               Quan niệm bảo vệ , phát triễn Vòng cung hay đúng hơn đường   Góc cực Nam
             Đường Góc cực Nam   đóng kín “  quốc lộ Tây “ thống nhất từ ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau  . Đường này không ngừng ở Bình Phước mà vuợt sông Vàm  Cỏ- Mộc B ài, Vĩnh Hưng, Cái Cái , Hồng Ngự, Châu Phú trên sông Tiền theo đường mòn chiến lược cũ N1 hay cầu dài (  kiểu nhỏ hơn , thấp hơn cầu Millhau  mới thiết lập ở quốc lộ Pháp  Paris – Barcelona  )  từ Núi Sam đến Hồng Ngự , tránh làm đập sửa đổi dòng sông Tiền qúa đáng,  hay  cầu bắt  qua khúc hẹp sông Hậu ở  Châu Phú, vựợt  Nhà Bàng -Tịnh Biên, Ba Chúc  đến Hà Tiên ,  dọc  bờ biển Tây  qua Rạch Giá xuống Đất Mũi, Cà Mâu. Chắc chắn là quảng đường Rạch Giá - Đất Mũi sẽ nâng cấp nay mai , nối An Biên , An Minh , Thới Bình , Cái Nước,  Năm Căn ( Ngọc Hiền ) ,.  khi công trình xây dựng  khu công nghệ Đạm- Khí- Điện thứ hai của quốc gia vùng Cà Mâu  hay khi chương trình du lịch Hà Tiên , Rạch Giá , Phú Quốc, Thổ Chu hòan tất . .
            Thời Chúa Nguyễn và các  vua Gia Long , Minh Mạng đã đào kinh Vĩnh Tế Tịnh Biên- Hà Tiên, đã trở thành một tuyến đường sau đó,  hầu chuyễn quân mau lẹ chống Xiêm La xâm lấn Hà Tiên ,đe dọa Cần Thơ .   Thời điểm Pháp chiếm các tỉnh miền Tây, kinh Tổng Đốc Binh Kiều - Tháp Mười là phòng tuyến  Nghĩa Quân chống xâm lăng . Thời nội chiến  Nam Bắc , con đường N1 là  hậu cứ quân miền Bắc . Mùa khô con đường này đã góp phần tẩy quân tiến chiếm mau lẹ Nam Vang,   khi  hai cường quốc ngọai quốc bênh vực chế độ hà khắc Pol Pot, đe dọa cả hai miền đồng bằng sông Cửu Long và sông Vàm Cỏ . Nay tình hình thay đổi, đe dọa chỉ còn lại một mình Trung Quốc,  theo hai thế gọng kìm, thế Căm Bốt ( G S Hòang xuân Hãn đã nhắc tướng Võ Nguyên Giáp đừng quên bảo vệ ),  và thế Thái Lan  theo  trục giao thông Vân Nam – Penang  mới, đang xây dựng ở Thái Lan  . Hậu cứ, hậu phương  có lẽ  là các tỉnh  Long An , Đồng Tháp , Tiền Giang, An Giang , Kiên Giang ;  sau tuyến đường N1 , kéo dài tới cuối kinh Vĩnh Tế ở gần Hà Tiên ….
               Quá ư chú trọng nông nghiệp  làm lúa gạo chống đói thập niên trước , khiến Việt Nam đã lơ là phát triễn Tiền Giang  . Chỉ mới đề cao  cây ăn trái miền thấp , miệt vườn  sông Tiền  gần đây . Hai năm nay ,  đã phát động chuơng trình  cây ca cao làm sô cô la,  dưới bóng dừa Bến Tre ,thay thế dầu dừa rớt gía trên thị trường quốc tế , vì dầu dừa độ bảo hòa cao , nhiều cholestetrol xấu .  Chưa mở rộng khảo cứu phát triễn ca cao đến các đất giồng , đất vườn khác của Tiền Giang hay kế cận  như Gò Công , ở Bến Tre , Trà Vinh  (Cầu Kè , Tiểu Cần , Trà Cú) , Vĩnh Long ( Trà Ôn , Vũng Liêm,  Bình Minh ), Sa Đéc ( Lai Vung , Phú Hửu , Lấp Vò )… với những giống dòng lai – hybrids  tân tuyễn cao năng , kháng bệnh cây hiểm nghèo . Những nơi  đất cát nhiều nên lựa chọn  ( hay tháp – ghép ) các giống hột điều ( đào lộn hột ) cao năng,   Việt Nam đã có kinh nghiệm  trồng trọt và tay nghề  sơ chế hột điều hàng nhất thế giới ( như cà phê vối Robusta hay cá bè  basa, cá tra … ) , thị trường xuất khẩu rộng lớn hơn,  e có khi thay thế lợi hơn  mận điều đỏ , vàng trắng… , xơ ri Gò Công ( thật ra là một lọai  “roi- mận “miền Nam ), chăng ?
             Điểm cần thiết nhất là khởi đầu tân trang ,  phát triễn các thị trấn Tiền Giang như thời Chúa Nguyễn và thời Pháp thuộc đã xậy dựng, thời kỳ mở rộng diện tích ruộng lúa miền Nam , các thị trấn kho , nhà máy  xay lúa… :   Cần Thơ . Châu Đốc , Long Xuyên , Rạch Giá , Sóc Trăng .  Miền  sông Tiền Giang cần có những  “ đời mới “ Mạc Thiên Tứ ,  Nguyễn Ngọc Thơ ( thời làm tỉnh trưởng Long Xuyên)  ,  dám xăng tay áo ,lội bùn, lội đầm , lội trũng..,   dựng lên  những kiến trúc tân kỳ nhưng thích hợp cho nước nhà,   nới rộng  các tỉnh lỵ Bến Tre , Trà Vinh , Vĩnh Long ,nhất là các tỉnh lỵ  trên sông Tiền, sông Vàm Cỏ kế cận , quanh trũng Đồng Tháp Mười như Cai Lậy , Cái Bè , Cao Lảnh, Hồng Ngự- Tân Hồng , Vĩnh Hưng,  Gò Bắc Chiên  , Ấp Bắc , Thủ Thừa , Đức Huệ….  Vuợt  xa hơn quan niệm thị trấn hóa nông thôn,  theo cụm, cồn nổi…,  làm gia cư hiện nay. Vì nếu chỉ quan niệm thị trấn nông thôn  thì không giải quyết vấn đề giảm dân số nông dân xuống mức 40 – 50%  dự liệu vài chục năm nữa . Dự liệu này sẽ phải tạo ra công ăn việc làm  ( chế biến thành phẩm sô cô la  của hột sơ chế ca cao, kẹo “ nougat “ hột điều , các công nghệ hay tiểu công nghệ gia công , may mặc, dày dép ,  ráp dụng cụ xe hơi, điện tử… , công nghệ dịch vụ … ) , gia cư cho  hơn10 triệu thị dân vùng châu thổ sông Cửu Long năm 2020    Kiến thiết  10-15 thị trấn kích thước Long Xuyên, Rạch Giá hay  hay 15 -20 thị trấn kích thước  Vĩnh Long , Sóc Trăng  . Xây dựng những thị trấn ốc đảo , ba bốn chức năng : khách sạn , thương xá, nhà ở  …họặc giữa lòng  trũng Đồng Tháp họặc nối dài các tỉnh lỵ đã có  , cho phép  tràn ra trũng, mô phỏng kiến trúc cũ Tô Châu, Hàng Châu( Trung Quốc) ,Venise ( Venitia )Ý , Bruges ( Bỉ ),  hay kiến trúc cận đại các đảo “hình dừa  “tân tạo ,thủ đô Dubai xứ E Mir Ả Rập. Làm những  “nhà bè “ nuôi cá nay đã quá nhiều dọc  bờ Cửu Long,  quanh các bờ  trũng ốc đảo , làm cao ốc 10- 15 tầng  tháp gia cư –condo tower ,  trường phái tân cận đại , có” balcon” hay vườn rau mầm … theo  chiều huớng mới “ xanh, môi sinh”  ở  Century City , gần thủ phủ Los Angeles , Ca Li. ( nhưng cố tránh thực thi yếu kém kỷ thuật tháp hay cao ốc 6 tầng ,vừa  bị sụp đổ mới đây ở Sài Gòn  ? ) . Cho xứng đáng danh nghĩa “Tháp “ ( Mười ) thời Nghĩa Quân kháng chiến chống ngọai xâm ,thế kỷ thứ 19 ,  của trũng lớn nhất đất nước  .
                                                (  Ca Li , tháng hai năm 2008 )      




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét