Chủ Nhật, 21 tháng 2, 2010

Xi Măng .

 Thử làm bàn  về phát triễn một công nghệ xây cất  quan trọng của Việt Nam :
Công nghệ xi măng Việt Nam đuổi kịp, vượt qua Thái Lan  và xuất khẩu cạnh tranh nổi với Trung Quốc , Ấn Độ trong tương lai chăng  ?
                        G S Tôn Thất Trình
  Lẹt đẹt mãi vì chiến tranh,  theo sau Thái Lan nhiều về sản xuất xi năng vào năm 1995 , những nay đã đuổi kịp.
Tin tức mới cho biết Hảng Xi Măng Xiêm -  Siam Cement Corp. , hảng công nghệ xi măng lớn nhất, chiếm 25 % tổng số sản xuất xi măng Thái Lan sẽ khánh thành nhà máy xi măng Cam bốt tại tỉnh Kampot  , tên Việt là Cần Bột , trước đây đã đươc vua Cam bốt tặng cho chúa Nguyễn qua trung gian của Mạc thiên Tứ ( có khi ghi là Tích) mà  vì giữa thế kỷ thứ 19  , vua Tự Đức đã phải trao trả lại cho Cam Bốt, khi thực dân Pháp tấn công chiếm Lục Tỉnh - Nam kỳ . Kampot  kế cận Hà Tiên . Đây là nhà máy xi măng tân tiến Thái Lan đầu tư   3.5 tỉ bath  (tiền tệ Thái ), trên 100 triệu đô la Mỹ,  dư trù sản xuất 2.4 triệu tấn xi măng một năm , khởi đầu sản xuất giai đọan I vào năm 2009 . Tưởng  nên nhắc thêm là  tổ hợp Xi  Măng Siam cũng đã góp phần đầu tư vào hai nhà máy xi măng ở Việt Nam.
 Như Việt Nam Cộng Hòa  đầu thập niên 1960 , muốn khởi sự công nghiệp hóa miền Nam,  lập dự án xây cất nhà máy xi măng cận đại  ở Kiên Lương - Hà Tiên, Thái Lan cũng bắt đầu xây dựng công nghệ hóa xứ sở, các năm 1960- 62, trong đó có công nghệ sản xuất xi măng . Nhưng mãi đến năm 1972 mới  đề cao chánh sách mới  làm công nghệ hướng về xuất khẩu , thay cho đường hướng công nghệ hóa thay thế hàng hóa nhập khẩu , các nhà kinh tế học đề xướng ở các nước chậm tiến , đang mở mang vừa thu hồi nền độc lập, sau thế chiến thứ II .  Năm 1975. Thái Lan đã bắt đầu trở thành nước xuất khẩu xi măng nhưng đến năm 1982, mới thật sự xuất khẩu nhiều. Mức sản xuất xi măng ở Thái Lan năm 1986 là 7.9 triệu tấn; năm1995  là 34 triệu tấn  Những năm kế tiếp bị ảnh hưởng khủng hỏang tiền tệ Á Châu, sản xuất xi măng Thái cũng giảm mạnh , như ở nhiều nước Đông Nam Á .  Đến năm 2000, mới phục hồi kinh tế , mức sản xuất xi măng lên lại đạt  25.5 triệu tấn . Năm 2001 đạt 28 triệu tấn…
  Tiến triễn công nghệ xi măng ở Việt Nam sau năm 1995
 .Để so sánh , sau thời kỳ “đổi mới “ kinh tế ,  năm 1995 , Việt Nam chỉ sản xuất được 5.8 triệu tấn , thua kém cả mức sản xuất Thái Lan 10 năm trước , năm 1986,  là 7.9 triệu tấn  . Thế nhưng thay vì sản xuất giảm ở nhiều quốc gia Đông Nam Á ( Thái Lan, Mã Lai, Indonêxia  và Phi Luật Tân .) kể từ năm 1997, xi măng Việt Nam vẫn tăng gia đều đều mỗi năm ở thời kỳ khủng hỏang tiên tệ Á Châu. Sở dĩ như vậy, vì tư bản ngọai quốc đầu tư vào công nghệ xi măng Việt Nam chỉ khỏang 30 %,  trong khi ở Inđô nexia là 98.4% , Thái Lan là 56 % , Mã Lai Á là 48% . Một khi có khủng hỏang ,  tư bản ngọai quốc ngưng bớt sản xuất  hay đóng cửa, bán rẽ nhà máy .
Năm 2000, Việt Nam sản xuất  13. 3 triêu tấn; năm 2001, 16.1 triệu tấn ; năm  2002 là 19.5 triệu tấn . Theo tài liệu Hội  Quốc Gia Xi Măng Việt Nam VINACA ( Việt Nam National Cement Association ) , sản xuất tăng mạnh những năm kế tiếp , đạt 23 triệu tấn năm 2003; 25.7 triệu tấn năm 2004, 29 triệu tấn năm 2005 ;32.4 triệu tấn năm 2006 , gia tăng 9.5 % so với năm trước và  hy vọng gia tăng 11 % mỗi năm cho đến năm 2010, sẽ đạt mức dự trù là 60 triệu tấn. Yêu cầu xi măng trong nước năm 2005 là 29 triệu tấn,  bằng mức  cung sản xuất và ước luợng mức cầu vào năm 2010 là 46.8 triệu tấn.  Như vây sẽ phải xuất khẩu 12 – 13 triệu tấn . Yêu cầu nội địa cũng ước lượng chỉ là 65 triệu năm 2015 và 68 -70 triệu năm 2020 . Do đó phải tiếp tục xuất khẩu  , Xi măng Việt Nam  phải canh tranh trên phương diện gíá cả , lẫn phẩm giá với các nước  Á Đông đã và đang xuất khẩu . Đặc biệt ở Lào và Cam bốt  với xi măng Thái Lan hay Trung Quốc . 
  Thóang  qua mức sản xuất xi măng ở hai nước Việt Nam cần cạnh tranh xuất khẩu tương lai.
  Năm 1998, Trung Quốc đã đứng hạng nhấtthế giới , sản xuất 495 triệu tấn  xi măng . Trung Quốc  cũng dự liệu phế thải hay tân trang 250 triệu tấn nhà máy xi măng xấu, kỷ thuật xưa cổ và công xuất nhỏ. Năm 2005 ,Trung Quốc đã sản xuất 1.064 tỉ tấn xi măng trong khi cả thế giới chỉ sản xuất 2.27 tỉ tấn . Mức sản xuất dự trù sẽ gia tăng 9- 10% mỗi năm cho đến năm 2010.  Điều đáng chú ý là năm 2006 , Trung Quốc có đến 6000 xí nghiệp sản xuất  xi măng , nhưng 80 % sản xuất các xi măng thuộc lọai tiêu chuẩn thấp kém .
 Năm 1998,  Nhật đứng thứ hai , 91 triệu tấn ,  nhưng sau thập niên 1990, sản xuất Nhật có phần co lại . Ấn Độ thứ ba 85 triệu tấn vào năm 1998,  nhưng năm 2007, Ấn Độ đã vượt lên hàng thứ hai , chỉ sau Trung Quốc , hơn  Hoa Kỳ và Nhật bổn .  Công xuất đã thiết kế ở Ấn Độ hiện nay  gồm 130 nhà máy  lớn  là 163 .45 triệu tấn và 332 nhà máy nhỏ là 11.10 triệu tấn .  Mức sản xuất thực sự của các nhà máy lớn là 117 triệu tấn  và đã xuất khẩu 6-7 triệu tấn xi măng và clinker . Hàn Quốc ( Nam Hàn )  cũng đã sản xuất 59 triệu tấn năm 1998 . Kế đến là Thái Lan 34 triệu,  Inđônêxia  23 triệu , Đài Loan 22 triệu , Pháp 19 triệu ….   
Những vùng sản xuất xi măng ở Việt Nam
Nguyên liệu trước tiên chế biến ra xi măng là đá vôi . Và vùng đá vôi phải rộng lớn,  đủ  cung cấp nguyên liệu này ít nhất trong vòng 20 -25 năm cho một nhà máy công xuất  dưới 2000 t/ ngày  và  30 năm cho một nhà máy công xuất trên 3000 t/ ngày . Một nhà máy,  Nhật thiết lập năm 1986 ở Hồi Quốc – Pakistan , công xuất điển hình 5000 t/ ngày một năm sản  xuất 1.8 triệu tấn xi măng và nếu công xuất là 6700 t/ ngày sản xuất lên đến 2.4 triệu tấn .  Đất sét chứa kim lọai thích nghi cũng là  một thành phần  nguyên liệu phụ quan trọng , kế cận vùng đá vôi sẽ giảm được phí tổn  chuyên chở và nếu có mỏ thạch cao gần đó thì  lại càng tốt . Thach cao- gypsum  là nguyên liệu phu sản xuất xi măng trắng- white cement. Hình như nhà náy Kampot dự trù sử dụng  54 000 tấn thạch cao một năm 
Việt Nam có 8 vùng đá vôi phân bố rộng ( năm 1998 , tài liệu kinh tế trong nước chỉ  ghi 4 vùng ) là ;
·                     Vùng núi đá vôi Quảng Ninh- Hạ Long . Vùng  đá vôi này gần Hải Phòng  ở Tràng Kênh, lại có đất sét thích nghi ; cho nên vào thời Pháp thuộc đã thiết lập nhà máy xi măng Hải Phòng. Nay đã mở rộng thêm nhiều với công xuất 2.4 triêu tấn / năm Năm 1998 , xây dựng cụm  nhà máy  Hòanh Bồ ( Quảng Ninh ),  công xuất chung 4.5 triệu tấn /năm
·                      Vùng núi Hải Phòng , Hải Dương . Nhà máy  Phúc Sơn  ( Hải Dương ) công xuất 2 triệu tấn / năm
·                Vùng Hòa Bình , Hà Tây , Hà Nam , Ninh Bình , Bắc Thanh Hóa.  Nhà máy  Bút Sơn ( Hà Nam )  công xuất 1.4 triêu tấn /năm  . Nhà máy Tam Điệp ( Ninh Bình ) công xuất 1.4 triệu tấn / năm
·                Vùng  Nam Thanh Hóa , Nghệ An . Nhà máy Bỉm Sơn sẽ mở rộng tăng công xuất   và nhà máy Hòang Thạch đã tăng công xuất ( Hòang Thạch II ) . Nhà máy Hòang Mai ,ở Nghệ An, thiết lập từ năm 1995,  nay có công xuất 1.4 triệu tấn / năm
·               Vùng Quảng Bình , Quảng Trị, thừa Thiên , Huế . Nhà máy xi măng Văn Xá  Lukvasi chỉ có  công xuất năm 2000 khỏang 500 000 t/ năm , nay đã thiết lập   tổ máy thứ tư , đưa công xuất lên1.2 triệu tấn/ năm
·                           Vùng Quảng Nam -Đà Nẳng (gần chùa Non nước ? )
·               Vùng Tây Ninh, Bình Phước. Nhà máy Tây Ninh có công xuất 1.4 triệu tấn/ năm
·               Vùng Kiên Giang có Hà Tiên II , công xuất 1.26 triệu tấn/ năm, ở quận Kiên Lương 
Các nhà máy mới đang xây cất đã thỏa mãn yêu cầu xi măng nội địa và có thể gây thặng dư nhiều  vào năm 2010.
  Tháng 5/ 2008, chánh phủ ViêT Nam yêu cầu địa phương không cấp môn bài cho phép làm thêm các dự án mới sản xuất xi măng nữa , cho đến năm 2025 mới xét lại , ở các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình , Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình , Quảng Trị , Thừa Thiên -Huế, Hòa Bình , Hải Dương , Bắc Giang , Quảng Ninh, Phú Thọ, Yên Bái và Hải Phòng .  
Tuy nhiên đến cuối năm 2008 ,  Việt Nam cũng sẽ thiết lập xong  thêm  một dung lượng  tổng cọng trên 7 triệu tấn ở các nhà máy Công Thành , Luckvasi Văn Xá , Thăng Long , Tây Ninh , Chinfon ( Chinh Phong Đài Loan ) Hải Phòng  , Hòang Long và Tuyên Quang.  Công xuất nhà máy Công Thành, trung tâm tỉnh Thanh Hóa là 0.91 triệu tấn / năm, đã họat động tháng 5 năm 2008 . Nhà máy Lukvasi Văn xá Thừa Thiên sẽ  làm xong nhà máy thứ tư , công xuất 1.2 triệu tấn/ năm . Nhà máy Thăng Long ở Quảng Ninh cũng sẽ xong vào tháng 6 năm 2008, công xuất 2.3 triệu tấn . Nhà  máy Hòang Long . phía Bắc tỉnh Hà Nam, công xuất 350 000 tấn một năm và nhà máy Tuyên Quang 250 000 tấn / năm, sẽ xong vào tháng 7 năm 2008. Nhà máy Tây Ninh công xuất 1.4 triệu tấn sẽ xong tháng 10/ 2008 cũng như nhà máy Chinfon Hải Phòng công xuất 1.4 triệu tấn.    Ngòai ra phải kể đến 17 dự án  nhà máy xi măng , tổng công xuất 19.42 triệu tấn, sẽ họat động năm 2009 , 18 dự án nhà máy khác cũng sẽ họat động vào năm 2010 , biến Việt Nam thành một nước thặng dư xi măng , như đã kể trên.  Một bước tiến công nghệ. hóa xứ sở đáng  kể. Nhưng thặng dư sẽ gây nhiều khó khăncho Việt Nam, vì phải tranh dành thị trường  xuất khẩu với các nước Á Châu , đặc biệt với Trung Quốc,  đang canh tân hóa 250 triêu xi măng nôi địa, kỷ thuật cũ, thấp kém , công xuất nhỏ như đã kể trên  và  đang tung xi măng bán rẽ ở nhiều nước trên thế giới .       
Giai đọan cũng cố , cận đại tân tiến hóa hầu cạnh tranh thắng lợi tương lai ?      Phải tân tiến hóa kỷ thuật sản xuất, chế tạo xi măng đặc biệt thay thế theo chiều hướng thị trường, cũng cố hay đảo thải các nhà máy cở quá nhỏ , cải thiện  chuyên chở và  khai thác các nguyên liệu  liên quan đến sản xuất xi măng, thay thiết bị cỗ lỗ xĩ bằng các thiết bị tân tiến , giảm bớt tiêu thụ nhiên liệu ,  bớt bụi nguyên liệu , lò đốttân tiến , kiểm sóat phát thải khí ô nhiễm ,  tự động hóa , tăng cường  năng xuất lao động và các điều kiện sản xuất ở những vi trí địa phương 
              Tiến trình khái quát chế tạo xi măng là đập đá vôi- crusher, nghiền nát – grinder  đốt vật liệu nghiền ở lò đốt - kiln  ,để sản xuất ra clinker; rồi thêm vào clinker các chất  phụ , nghiền nát  thành xi măng  . Trung bình một ki lô Ca CO3  cho 0. 56 kg CaO và 0. 44 kg CO2 .  Clinker  chứa trung bình 64- 67 % CaO ( cọng thêm iron oxide , aluminium oxide v.v… ) . Làm clinker  cần trộn hóa học đá phiến lớp – diệp thạch , cát ,đá quặng sắt và đá vôi… đưa vào lò đốt đến 1500 độ Celsius .
            Vì không có đường rầy xe lữa tốt đẹp chuyễn tải vật liệu đến nhà máy và clinker xi măng  như ở bang Gujarat , bang sản xuất nhiều xi măng nhất Ấn Độ , Bô Công nghệ Việt Nam khuyến cáo là nhà máy xi măng phải phải kế cận các đường chuyên chở sông hay biển .Ước lượng chuyên chở thủy vận xi măng khỏang 5- 6 triệu tấn mỗi năm , vào năm 2010 . Nhất là khi các tỉnh Nam Bộ chưa sản xuất đủ yêu cầu  lớn của thị trường thành phố Sài Gòn  và đông băng So6ng Củu Long, còn phải nhập thêm clinker từ các nhà máy miền Bắc hay từ Thái Lan .  Việc thiết lập nhà máy Tây Ninh và tăng cường dung lượng nhà máy Hà Tiên ( Hà Tiên  2 ) sẽ chấm dứt tình trạng này.
            4 điểm chánh cần tân tiến hóa
Theo VINACA ( tổ hợp quốc doanh chiếm gần phân nữa  tổng số sản xuất xi măng Việt Nam  ), 4 điểm chánh cần tân trang ở  các nhà máy xi măng nước nhà là : mức hửu hiệu năng lượng dùng , làm điện năng từ  nhiệt lượng , thay đổi nhiên liệu , thay đổi cách trộn  .
Việt Nam đã thay các lò thổi cao – blast furnace  hiệu năng kém, qua lò đảo ngược được – reverter furnace .  Năm 2007 Việt Nam đã thiết kế 31 lò  đảo ngược , tổng công xuất nhà máy sử dụng lọai lò tân tiến này là 39 triệu tấn  . Năm 2010 sẽ thêm  45 lò đảo ngược nữa . Tuy nhiên cũng còn đến năm 2010 , 6 triệu tấn xi măng các nhà máy nhỏ độc lập nghiền xi măng và 3 triệu tấn xi măng còn chạy bằng lò  thổi cao ,  ít hửu hiệu.
Xi măng Portland thường chứa 95 % clinker   và 20-40 % phí tổn sản xuất  là sử dụng năng lượng  Đến năm 2002 ,  hầu hết các nhà máy xi măng Nhật, Hàn Quốc chạy bằng than đá , thay vì 58% ở Hoa Kỳ và 48% ở Hiệp hội Âu  Châu .
 Một hướng cải thiện khác là dùng lò đốt quay –rotary kiln  thay cho lò đốt trục thẳng - shaft kiln . Việt Nam hy vọng đến 2020 , bải bỏ được hòan tòan lò đốt trục thẳng ít hửu hiệu . Cũng như áp dụng  chế biến xi măng theo tiến trình khô -  hửu hiệu nhất hiên nay – efficient dry process , thay cho các tiến trình nửa khô – semi dry , hay tiến trình ướt – wet process .    Và sử dụng những nguồn nguyên liệu phụ khác ( tỉ như các phế thải công nghệ luyên sắt thép , kim khí v.v… , chế tạo các xi măng đặc biệt hay hạ phí tổn sản xuất .  Các vấn đề môi sinh: phế thải các khí độc hại ( NOx )   hay khí nhà kiếng ( CO2 ...,), bụi bặm – dust , tiếng ôn ào quá đáng – noise cũng đang được các  quản lý nhà  máy Việt Nam  lưu tâm, tìm cách giải quyết thích đáng.
 Những tổ hợp công ty lớn thế giới  Lafarge – Pháp , Heidelberg – Đức  , Holcim – Thụy Sĩ, Italcementi – Ý,  Taihheiyo Co. Nhật,  RMC – Anh Quốc ,  Cemex – Mexicô ….,  hình như đều có mặt, muốn cộng tác cùng các công ty quốc doanh , hợp doanh  hay tư nhân  xi măng Viêt Nam, nên Việt Nam có đủ cơ hội cùng họ thương lượng  áp dụng các tiến triễn mới hay nhờ họ huấn luyện cập nhật mọi phương pháp sản xuất , chuyên chỏ , khai thác nguyên liệu , tự đông hóa tiến trình…, có khi ngay cả  chế tạo những thay thế xi măng – substituted cements  đang  thành hình  ..   
                                                (  Ca Li , tháng 6  năm 2008 )        

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét