Thứ Tư, 24 tháng 2, 2010

Freeman Dyson

Định hướng tương lai Khoa học, Kỷ thuật ?  theo :
Quan điểm khác thường của  nhà Tóan học, Vật lý học Lý thuyết và Tương lai học Freeman Dyson

G S Tôn Thất Trình

Freeman Dyson là giáo sư danh dự - professor emeritus Viện Nghiên cứu Tiên tiến , viện đại học uy tín Princeton, bang New Jersey , Hoa Kỳ. Đã có vài người Việt Nam tốt nghiệp   hay  làm  hậu tiến sĩ khảo cứu plasma nguyên tử ở đai học Princeton này.
Giáo sư Dyson đã nghiên cứu các lò khảo cứu hạt nhân, Vật lý  trạng thái rắn đặc – solid –state physics ,từ tính sắt , vật lý học thiên thể - astrophysics và sinh học. Ông đã thống nhất  ba dịch bản về điện động lực học hạt lượng – quantum electro dynamics,  do ba nhà khoa học phát minh là Peynman , Schwinger và Tomonaga .   Ông cũng đã họat động ở  Dự án Orion , nghiên cứu du hành giữa các hành tinh  bằng phi thuyền ,chạy nhờ bùng nổ hạt nhân . Đề nghị của ông Cầu tròn Sinh học nhân tạo , thường được mệnh danh là cầu tròn Dyson Sphere , thu gọp năng lượng của một ngôi sao  và cung cấp cho chúng ta một chứng cớ  hiện diện của “ Đời sống Ngòai địa cầu – Alien Life “.  Đề nghị này đã cảm hứng nhiều truyện  khoa học ảo tưởng, phim xi nê ,  trò chơi , và ngay cả một đoạn “ Lối mòn Ngôi Sao- Star Trek “ trong đó sự nghiệp thuyền sao – starship enterprise đối đầu với  một dích bản ti vi của  “ Cơ cấu Mega Lý thuyết “ Dyson nghĩ ra . Lúc rày, Dyson  đang nghiên cứu một vấn đề  ông nghĩ rằng ông sẽ không hòan tất được . Dyson năm nay 84 tuổi đời .
Theo ông đó là một vấn đề tốt đẹp cho một ông già, một cái gì chưa thấy có ai làm . Đó là câu hỏi  đặt ra xem  các ( hạt ) graviton có quan sát được không ? Chúng ta biết  các làn sóng trọng lực – gravity waves đã hiện diện  và nhiều làn sóng trọng lực đã  du hành qua không gian .  Những điều này đã được Einstein tiên đóan . Theo lý thuyết Einstein  ,  trọng lực sẽ phải du hành  theo những lượng – quanta  nhỏ bé  là hạt tử trọng lực - gravity particles. là gravitons . Một làn sóng trọng lực thật ra chỉ là một  đám gravitons . Điều này cũng chỉ là lý thuyết. Chưa một ai thấy được môt graviton nào cả .   Câu hỏi Dyson nêu ra là : liệu có thể nào trên nguyên tắc, quan sát được một graviton duy nhất không đây ?  Đây là một thí nghiệm tưởng tượng , làm bằng một thiết bị tưởng tượng . Bạn sẽ có hai tấm gương . Bạn đang nhìn ánh sáng nảy lên , rơi xuống  giữa các gương .  Khi có một làn sóng trọng lực nhập vào , khỏang cách , cách ly giữa hai tắm gương  thay đổi đi đôi chút .
      Quan điểm về J. Robert Oppenheimer, giám đốc dự án Manhattan :
Oppemheimer là thủ trưởng của Dyson , sau thế ,chiến thứ hai. , nhưng ông không chú tâm gì mấy đến  công việc Dyson làm  vì ncho  rằng khảo cứu không đủ cơ bản lý thuyết gì mấy và ông ta có một cái nhìn rất hẹp về khoa hoc.  Rất khó nói chuyện với Oppenheimer .  Ông không phải là người lắng tai nghe giỏi dang vì lý do này .  Ông sẽ luôn luôn  cắt ngang và khởi sự nói  về một điểm gì  khác . Ông có thói quen luôn luôn hút thuốc .  Ở hội thảo ông không bao giờ ngồi yên  , và ông sẽ luôn luôn đứng lên , ra đóng hay mở cửa sổ .  Như thể một đứa bé lên ba vậy đó . Tuy nhiên , rỏ ràng là Oppenheimer đang tập trung tư tưởng. Khi ông tự dẫn mình đến vấn đề , ông sẽ tụ điểm  rất hay , nhưng ít khi Dyson thấy như vậy . Oppenheimer là một  chủ tịch ủy ban rất khéo léo  và chính ông đã hòan tất dự án Manhattan . Ông rất tự hào về công việc ông làm .  Có một kích bản viềt về Oppenheimer, như thể một cá tính  trung ương, trình bày ông ta  như là một cá tính đầy hối  hận , tiếc thương những việc ông đã làm .  Ông đe dọa kiện ra tòa nhà hát và  đã làm ngưng kịch diễn . Ông ta nói bản kịch diễn tả sai lầm về ông; ông không muốn  được vẽ ra như một cá tính  buồn phiền .

                            Quan điểm về thả bom  thành phố Hiroshima

Dyson  đang trên đường đến Nhật , khi vụ này xảy ra .  Ông rất hài lòng về vụ này  .  Ông đang làm việc cho Không lực Hòang gia Anh . Không lực  thả bom ở Đức đã 5 năm rồi  và đã có quyết định dời lực lượng oanh tạc  đến Okinawa , khi Đức đầu hàng . Khi Anh sẽ  phụ giúp Mỹ và thả bom ở Nhật , Dyson  đang đi đến đó .  Ở thời điểm này , Dyson  rất khổ sở ,  vì tất cả chiến dịch thả bom ở Đức  đã là một thất bại nảo nùng .  Dyson rất vui thích, vì chỉ một quả bom là đã có thể chấm dứt chiến tranh .
Nhưng nay  mọi người đã có chứng cớ gần như tốt đẹp  là chính Nga Sô xâm lăng Mãn  Châu ,  mới thật là sự cố  quyết định . Wad Wilson , sống gần thị trấn Trenton đã dạy Dyson điều này, vì đã nghiên cứu chi tiết. Điểm đáng lưu ý  là Hoa Kỳ oanh tạc Hiroshima  ngày 6 tháng 8 năm 1945. Ủy ban tối cao Nhật không bao giờ họp cả .  Tuồng như Nhật không xem  oanh tạc là quan trọng. Họ biết là phải xảy ra , nhưng không cho là đáng phải triệu tập Ủy Ban họp đặc biệt . Thế rồi Nga tiến vào Mãn Châu và chỉ vài giờ sau,  Nhật triệu tập họp Ủy Ban , vì xâm chiếm Mãn Châu ảnh hưởng đến quân đội Nhật. Đối với Nhật,  vấn đề quan trọng là quân đội . Nhật không xá gì đến dân sự cả . Thả bom qui ước thủ đô Tokyo đã giết nhiều người hơn Hiroshima , và họ đã không đặc biệt rối bấn . Giết hại dân  chúng là một phần chuyện thường tình của chiến tranh. Khi họ qui họach bảo vệ Nhật, họ sắp đưa dân chúng ra các bải biển với đinh ( gậy chĩa ) ba , vì họ không đủ súng  cấp cho mọi người. dân sự.  Họ không để tâm vào  số người chết. Điều quan trọng  là chiến đấu, cầm cự càng lâu dài càng hay .  Nhưng Nga Sô tiến vào Mãn Châu là chuyện khác .  Họ nhận thấy rỏ là  họ không thể chống trả ở hai chiến trường, quân Nga Sô ở miền Bắc  và quân Hoa Kỳ ở miền Nam ( Xin nhắc lại là thuộc địa Nhật Đại Hàn , nhất là Bắc Hàn là  hậu cần chiến tuyến Nhật miền Nam. Nhật đã đem việc  kỷ nghệ hóa  cung cấp vật liệu chiến tranh sang Đại Hàn, tránh Hoa Kỳ oanh tạc  đất Nhật. Ông Kubota , cố chủ tịch công ty Nippon Koei , tọa lạc ở Osaka , người thường bút đàm  chữ Hán với cố Tổng thống Ngô Đình Diệm - ông Kubota không biết tiếng Việt và ông Diệm không biết nói tiếng Nhật -   phát triễn  các đập thủy điện Tây  Nguyên ( Cao Nguyên Trung Phần )  , sau đó khỏang năm 1973- 74  hệ thống đập dây chuyền sông Đồng Nai La Ngà, Sông Bé … miền Đông Nam Phần , nguyên là trưởng kỷ sư năng lượng thủy điện  Nhật ở Bắc Hàn ) . Thế cho nên  theo ý nghĩ này , thả bom nguyên tử không cần thiết !. Lẽ dĩ nhiên là chúng ta  không có cách nào biết như vậy vào thời điểm đó .         
     …Về vỏ khí hạt nhân ngày nay
            Chúng thật đáng kinh hải: một mối đe dọa năng nề nhất cho thế giới .  Có đến  hơn 20 000 vỏ khí hạt nhân .  Hoa Kỳ có khỏang 10 000  và Nga khỏang 15 000.  Còn có thêm vài nước chơi trò vỏ khí hạt nhân , nhưng số vỏ khí của họ rất nhỏ .   Có nghĩa là chỉ có hai nước , Hoa Kỳ và Nga mà thôi.  Đủ vỏ khí để hủy họai dễ dàng cả hai nước .   Và vẫn còn có một cơ hội  to lớn  khiến vài ngu đần xảy ra  và cả hai đều bắn  lên vỏ khí .  Dyson cho rằng   đe dọa này lớn hơn hết  mọi đe dọa khác,  thế giới phải đối diện .  Dân gian  hầu như ,không ít thì nhiều quên bẳng vụ này đi . Đã đến thời cao điểm,   chúng ta cần bỏ đi hết mọi vỏ khí hạt nhân .  Không phải là vô vọng đâu; chúng ta đã có một tiền lệ, khi Richard Nixon  đơn phương từ bỏ vỏ khí sinh học . 
                        Về đe dọa của bom dơ dáy
               Có vấn đề , nhưng bé tí xíu , nếu so sánh  với tàng trử hỏa tiễn lớn . Dân gian không có cảm gíác đúng tỉ lệ. Một bom dơ dáy – dirty bomb  tất nhiên là một chuyện bực mình  . Nó có thể đem tới  lợi tức  cho  luật gia trong một ngàn năm , nhung bom không giết qúa nhiều người đâu ; trong khi vỏ khí  hạt nhân giết hàng triệu người.
                        Về khảo cứu khoa học  
      Dyson cho biết khi làm khoa học , ông chỉ viết thảo trên những tấm giấy . Đôi khi ông  tính tóan trên máy computer . Ông nói ông là một nhà tóan học thời xưa , họat động theo phương trình .  Những dụng cụ ông làm việc là cây bút và một miếng giấy .. Ông đã qúa tuổi thanh xuân lâu rồi .  Nếu ông khởi sự làm nhà khioa học ngày nay , ông chắc chắn sẽ nghiên cứu sinh học .  Ông tự xem  là làm sinh học ngày nay tốt đẹp hơn trước nhiều lắm ,vì ông biết nhiều đề tài lý thuyết hơn trước.  Chẳng hạn , ngày nay,  bạn có thể làm sinh học rất tốt đẹp với máy computer. Khi còn niên thiếu , Dyson phải làm sinh học ướt, họat động với các đông vật thật sự.  Mặt khác , ông cho rằng  thiên văn cũng rất thích thú ,  cũng như tóan học thuần túy vậy .  Ba ngành này đều là những điều ông đã khảo cứu .
                        Về các lỗ đen – black holes .
             Chúng có ý nghĩa rất cao :  Mồi thiên hà đều có  một lỗ đen làm trung tâm  và chúng đóng vai trò chủ yếu trong cơ cấu vũ trụ .  Bạn không thể hiểu gì cả  về vũ trụ học , nếu bạn không hiểu lỗ đen .  Nay chúng ta đã biết  chúng là trung tâm  của tòan thể vấn đề,  cách nào các thiên hà khai sinh và tăng trưởng .  Cả hai,  Oppenheimer lẫn Einstwein  đều hòan tòan bỏ qua tầm quan trọng của chúng .
   Về sinh quyễn , về sinh môi thí nghiệm  đóng kín xây cất ở sa mạc Arizona năm 1991
             Ông nhớ lại đã tham quan gặp các người sống trong sinh quyễn- biosphere  ở Arizona . Họ ở  bên trong,  khi ông tham quan và nói chuyện với họ bằng điện thọai.  Họ  tự thích thú , nhưng rất căng thẳng .  Khi ông thấy họ ;  họ rất hăng hái . Tuy nhiên sau đó  một điều tan vở . Họ phải có không khí đưa vào từ bên ngòai để khỏi bị chết ngộp , trái hẳn tòan thể ý kiến . Họ đã ở đó khoảng một thời gian  cần cho một sứ mệnh đi tới Hỏa Tinh , nghĩa là  một năm rưỡi . Trên  phương diện khoa học , đó là một thất bại .  Bạn có thể làm bắt chước – simulation  kỷ thuật , nhưng không làm bắt chước con nguời được .  Hai con người sẽ cư xử thế nào đối với nhau, bạn không thể bắt chước được.  Khi bạn ở mặt đất, cảm giác tòan diện hòan tòan khác biệt  cảm giác lúc bạn  đi đến Hỏa Tinh. Dyson liên tưởng đến thám hiểm Bặc Cực và Nam Cực xa xưa . Các nhà thám hiểm  phải mất 3 năm tròn, và không có liên lạc bằng rađiô .  Họ đã sống sót  dưới mọi điều kiện không biết được , gặp nhiều mạo hiểm đáng kinh ngạc , không một ai có thể bắt chước.
            Về du lịch không gian rẽ tiền .
             Du hành không gian sẽ tới , nhưng chỉ xảy ra khi yêu cầu  đủ cao,  khiến chúng ta phải thiết lập một  hệ thống “ xa lộ không gian công cọng “ .  Ngày nay muốn  hổ trợ một mạng di chuyễn  không khí , bạn cần có độ 1 triệu hành khách  luôn luôn di dịch.  Di chuyễn trên không gian cũng tương tự như thế. . Đây không phải là một  vấn đề kỷ thuật thật sự  mà là một lọai vấn đề kinh tế gà con và trứng gà .  Dyson hy vọng là vấn đề  sẽ tăng trưởng,  trên lưng quân sự .  Quân sự cần  mọi lọai phóng được lên không gian và sẳn sàng trả tiền vụ này .  Cho nên nếu có chút may mắn,  một cái gì  tương tự xa lộ không gian,  sẽ phát triễn . Không quan hệ gì, nếu ai đó thoạt tiên trả tiền làm xa lộ này . Cuối cùng xa lộ sẽ để cho mọi người sử dụng .
             Về di dân lên không gian
            Mục đích chánh là cung cấp một nơi cho các tay mạo hiểm đi tới .  Và họ có nhiều nguyên do khác nhau .  Vài người sẽ lên không gian làm giàu .  Vài kẻ khác muốn xa lánh láng giềng.  Có đủ mọi lý do để lên không gian . Và các lý do này đều chính đáng .  Điểm tốt là họ có thể cọng tác ít hay nhiều  phát triễn hệ thống .  Chúng ta cần  hiểu  biết thêm về sinh học ,  trước khi chúng ta di dân được lên một sao chổi   Thật là xinh xắn  trồng cây  sản xuất trực tiếp ra nhiên liệu lỏng và những điều khác  từ ánh sáng mặt trời. Vấn đề thật sự  là nhiệt độ thấp . Bạn cần tìm ra một cây tăng trưởng một cách dài  dặn  từ mặt trời trong một môi trường nhiệt độ  chỉ trên zero – số không tuyệt đối vài độ F thôi .  Đi tới sao chổi có lẽ  cần vài trăm năm nữa !. 
                   Về tiềm năng của công nghệ ( kỷ thuật} sinh học
            Tương lai sinh học rất khích lệ. và không biết . Điều chánh là thời đại phân tử chấm dứt  và thời đại sinh vật đã tới . Mô hình  giản hóa luận - reductionist model  là căn bản  sinh học ở thế kỷ thứ 20 và đã thành công lớn lao ; chúng ta đơn giản hóa mọi điều,  xuống đến phân tử.  Chúng ta có DNA và RNA  và proteins  và mọi người nghiên cứu phân tử.  Chúng ta khám phá  nhiều điều kì diệu . Vấn đề cho thế kỷ 21  là ráp chúng lại với nhau . Chúng  ta đã biết khá rỏ khối xây dựng là gì rồi.  Câu hỏi  nêu lên là cách nào chúng họat động, chức năng chúng là gì ?  Cách nào một hệ thống họat động đúng như một hệ thống ?  Có một vị tên là Carl Woese , người đã  cách mạng hóa sinh học ,  khám phá ra  vi trùng thời thái cỗ - archaea microbes . Ẩn dụ của Woes cho sinh học  là một em bé  chơi dòng suối một khu rừng gỗ , thọc một gậy vào làn xóay nước.  Nhưng xoáy nước  luôn luôn tái lập  khi  bị xáo động .  Đó là sinh học :  một hệ thống năng động bạn không ( chưa ) hiểu . Chọc gậy vào nó ; nó sẽ phản ứng và sau đó tự tái lập .
            ( Chiếu theoLauren Redniss , tuần san Discover tháng 6/ 2008 )   

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét