Thứ Bảy, 20 tháng 2, 2010

Lá Thư Từ Đảo Iwo Jima


Ngẫm nghĩ những chuyện hư thực, một thời chưa xa xôi mấy:
Câu chuyện phim:

Lá Thư Từ Đảo Iwo Jima

Tâm Đạo

Phải hiểu biết kẻ địch (phần này viết phỏng theo nhà báo Kenneth Turan)

Tài tử Clint Eastwood đã đạo diễn một bi kịch thời Thế Chiến Thứ Hai, chiếu theo một sách ăn khách do James Bradley và  Ron Power nói về ba chiến sĩ Mỹ sống sót, đọat giải Pulitzer ngày 23 tháng 2 năm 1945 ở phim “Những Ngọn Cờ của Cha Ông - Flags of Our Fathers”. Hình cờ dựng cao trên đỉnh núi đảo Iwo Jima  là một phim khán giả ở Mỹ mong đợi được xem, mùa thu 2005. Đa số các nhà bình luận phim đều ca ngợi bi kịch này. Thế nhưng khi DVD  “Flags” xuất hiện thì ít người chiếu cố, chỉ thâu có 33.6 triệu đô la ở Hoa Kỳ và 27.5 triệu đô la nữa ở các quốc gia trên thế giới. Đáng ngạc nhiên hơn nữa là phim “Flag” chỉ nhận được hai đề cử (nominations) tranh giải Oscar, cả hai thuộc lọai kỷ thuật mà thôi.


“Flags”  đã bi phim đồng hành Thế chiến Thứ Hai, cũng của Eastwood đạo diễn, che mất bóng. Đó là phim: “Những Lá Thư từ đảo Iwo Jima -Letters From Iwo Jima”, cũng trình bày trận chiến này, dưới những con mắt Nhật Bản. Bi kịch thân mật này, sản xuất với ngân sách nhỏ hơn, giải tỏa trước Giáng Sinh 2006, đã nhận được nhiều danh dự phim ảnh của nhiều nhóm bình luận,  thắng giải Golden Globe về lọai phim nói tiếng ngọai quốc và 7 đề cử Oscar, gồm lọai phim hay nhất, đạo diễn và kịch bản phim.

Tuy mỗi phim đều có giá trị riêng mình, bi kịch hai bản này  cũng mang tới một thông tin, không tránh nỗi bù đắp lẫn nhau: Từng cá nhân hay theo chung đơn vị, hai phim là một kêu than, trách óan nổi vô ích của chiến tranh. Kêu than còn đau lòng thêm, vì do một người chuyên đóng phim đấm đá làm ra, đã là hiện thân tội lỗi cố ý gây  thương tích. 

Trong khi phim này tăng cường phim kia, “Những Lá Thư” chung cuộc là một công trình đáng chú ý hơn, một tinh xảo điêu luyện liên kết thông cảm xuyên (hai) văn hóa, (Eastwood đã sử dụng một kịch bản của Iris Yamashita, từ một chuyện kể bà viết ra và chuyện “Flags” của Paul Haggis).

Thoạt tiên cảm hứng từ một cuốn sách thư từ minh họa nhà của đại tướng Tadamichi Kuribayashi (tài tử Ken Watanabe được đề cử tranh giải Oscar đóng oai hùng, trong phịm “Hiệp sỉ Cuối cùng – The Last Samurai “), Eastwood, trái với nhiều tiên đóan kỳ quặc, đã làm ra một phim cảm giác vừa của một người Nhật vừa là một kẻ đích danh ông.

Phim hay đến nổi được cả hai nhóm khán giả và nhà bình luận đều ca tụng. Điều Eastwood cảm nghĩ trực giác mới là chủ đề nối kết của chính ông là nam nhi vẫn là nam nhi và thách đố nam tính cùng ý niệm danh dự, nhiệm vụ, anh hùng, đã ăn sâu vào truyền thống, văn hóa Nhật.

Trong khi  không có gì rỏ rệt  là một giám đốc đạo diễn Hoa Kỳ lại có thể hòan thành một phim Nhật và Eastwood lại có thể làm môt phim một văn hóa khác Mỹ, tính cách vừa khít thích hợp không ngờ này, thật là mạnh mẽ.  

Làm phim nói tiếng Nhật cũng có vẽ võ đóan lắm chứ (kịch bản viết đã được dịch từ tiếng Anh  và các phụ đề xuất hiện bên dưới các hình ảnh), thực tế hòan tòan ngược lại. Khi các diễn viên  nói theo tiếng mẹ đẻ, họ đem theo cả một thế giới của họ đến phim. Họ phát huy một giác quan  thực cho văn hóa của họ. Chẳng hạn, một tài tử khôn khéo như Marlon Brando, cũng không thể nào tạo ra cho người lính Đức của ông, trong phim “Các Sư tử Trẻ - The Young Lions “.  

Mâu thuẩn thay,  khác biệt  về ngôn ngữ càng làm cho đồng dạng giữa  nhiều dân gian, phim “Những Lá Thư từ Đảo Iwo Jima”  muốn nhấn mạnh, càng thêm bội phần uy dũng. Tuy nhiên “Nhấn Mạnh” là một từ ngữ không hòan tòan thích nghi cho sự dè dặt, thận trọng đặc biệt, Eastwood mang lại cho công trình mình. Ông đã xóa bỏ những gì không cần thiết, cho nên  những bông tuyết rạng rở của  đạo diễn hướng dẫn đều mất hút,  biến những dấu tay của ông thành ra khiếm khuyết những dấu tay này.

Đó cũng là một phương cách tinh vi, giúp cho khán giả không hề biết tí nào cả, là phim đã được hướng dẫn. Điều này còn đúng hơn nữa, một khi “Những Lá Thư”  vựợt qua linh kiện khung cảnh của khám phá cận đại, tại một kho che dấu thư từ trên đảo. Tới điểm này chúng ta nên hồi tưởng lại năm 1944, để thấy một lính trẻ tuổi  tên là Saigo (Kazunari Nomiya) và một người bạn đang đào hầm hố ở Iwo Jima và đang thốt ra những lời mà mọi người lính trên thế giới thảy đều  thốt ra, nghĩa là than óan: ”Mẹ cha (Đ. M.) cái đảo này, Mỹ cứ chiếm nó đi!“  Và mong muốn được trở về ngay quê nhà.

Lúc đó Saigo chưa biết là những ngày dài phải ra công đào hầm hố, sắp chấm dứt. Một chỉ huy mới sắp đến đảo, một cá nhân không chính thống, kiên quyết, tiêu phí vì nhiệm vụ đến mất ngủ. Đó là Kuribayashi (Watanabe đóng vai này một cách thông minh, băn khoăn lo ngại dưới một cảm quan chỉ huy), một nhà lảnh đạo đẩy mạnh chiến lược dị giáo, dù rằng đa số sĩ quan dưới quyền xa rời ông.

Thay vì xáp chiến với quân Mỹ ở bải biễn, tướng Kuriyabashi quyết định, đào núp bên trong nội địa đảo, tạo một thế giới ngầm dưới đất, hang hầm dài gần 30km (như địa đạo sau này ở Củ Chi V. N.) và hàng ngàn phòng ốc, động đá sâu hỏm. Càng ngày Kuribayashi càng thấy bảo vệ đảo là một trọng trách tự sát; thành công duy nhất chỉ còn cách cố tổn thương được nhiều lính Mỹ,  làm lính Mỹ ngã lòng. Muốn được như thế, ông phải thuyết phục đám binh sĩ dưới quyền, nhiều quân binh đã cương quyết hy sinh tính mạng vì danh dự xứ sở, chiến đấu cho đến chết là sứ mạng của họ.

Kuribayashi còn có thêm một lý do để buồn thảm. Cả hai, ông ta và bạn thân gần gủi nhất, Bá tước Nishi (Tsuyoshi Ihara), một kẻ đọat huy chương vàng về cởi ngựa ở thế vận hội Los Angeles, năm 1932, đều sống ở Hoa Kỳ một thời gian lâu dài, có một cảm tưởng hối tiếc là một quốc gia họ nối kết chặc chẻ như vậy, nay lại trở thành một địch quốc (có lẽ là ý tưởng đau buồn của nhiều thanh niên V.N . theo  kháng chiến 1945 -50, thấm nhuần văn minh, văn hóa ”bình đẳng tư do,  hửu ái (anh em) cách mạng Pháp”, khi Pháp thực dân, không thức thời sau thế chiến, thế giới bị trị đều  mong muốn tư do, độc lập, lại xua quân viễn chinh tái chiếm Đông Pháp?).

Chúng ta khám phá điều này và nhiều điều hơn nữa, một phần từ các lá thư, qua giọng nói của Watanabe, khi tướng Kuribayashi gửi về nhà. Những lá thư cũng đau xót vô xiết kể, khi tả chi tiết như thể là một lời xin lỗi vợ: tuớng Karibayashi không sửa chửa kịp phòng bếp, trước khi ra đi đến đảo. Chúng ta cũng nghe những lá thư Saigo gửi cho vợ Hanako (Nae) và những hồi tưởng tụ điểm là anh lính Nhật, nguyên là kẻ bán bánh mì, miễn cưỡng biết nhường bao, khi phải ra trận mạc.  

Chúng ta cũng nhìn sâu xa đến Shimizu (Ryo Kase), một hiến binh (quân cảnh)– kampetaiNhật hăng say, trước khi anh ta chuyễn đến đảo. Và chúng ta cũng mục kích một cuộc gặp gở bất ngờ một tù nhân Mỹ, tăng cường đề tài tương đồng không ngờ tới, giữa các địch thủ.

Dù rằng các phim chiến tranh, khích lệ truyền thống khát vọng máu yêu nước, tả địch thủ vô danh hay tệ hơn, chúng ta nhận thức ở đây, khi chiến trận bắt đầu, là những ai chúng ta mong cho chết đi ở phim thứ nhất, đích xác họ là những kẻ chúng ta quan tâm đến sâu đậm nhất ở chốn này và phim khâm phục vô cùng lòng dũng cảm của họ.  

Không phải dân Mỹ muốn cho Nhật thắng trận đâu! Dân Mỹ xem phim, tuyệt đối không muốn cho những quân binh họ vừa biết bản chất, mất mạng. Eastwood quay những cảnh chiến bạo động một cách súc tích và tàn nhẫn, càng nhấn mạnh thêm là mọi chiến trận, thảy đều là hoang phí, ghi rỏ tính cách vô ích làm cho nhiều người phải chết, vì lý tưởng sai lầm của vài người, ở vị trí lảnh đạo.

Ý niệm này đã được rút gọn đẹp đẻ nhất trong câu chuyện ngắn của nhà văn tài nghệ Do Thái Sholem Aleichem. Aleichem mô tả một thanh niên ngây ngô, bị động viên trong quân đội Âu Châu Thế Chiến Thứ Nhất, bị ra lệnh là phải bắn, mỗi khi địch quân tấn công. Tấn công xảy ra, anh lính động viên không bắn và viên sĩ quan tức giận chỉ tay về phía địch quân, nhắc lại lệnh bắn: Anh chàng lính lúng túng hỏi: ở đó à! chỉ thấy có dân chúng ở đó thôi!

Còn chuyện không muốn biết địch hay khinh địch của giới chỉ huy Mỹ,  hư thực ra sao, ở cuộc chiến Việt Nam? (viết ra vì đã quá 40 năm rồi, không còn tính cách chánh trị hay phỉ báng tai hại cho cá nhân nào hết nữa)

Sử chiến tranh viết ra thường hay mạt sát, khinh thường đối phương, ca tụng chiến công tướng sĩ mình, cho nên con cháu đời sau không học được những bài học lịch sử xác thực, tiếp tục  lầm lỗi chua cay. Thời Pháp thuộc, chúng tôi chỉ được học ở trường sử Tây, ca tung chiến công hiển hách của Nã phá Luân (Napoleon), chinh phục Ai Cập và Âu Châu, do các sử gia “chính thống”, ít khi được đọc công lao của tướng Anh và nhất là tướng Nga đánh tan tành quân tướng Nã phá Luân, theo chánh sách tiêu thổ kháng chiến, trình bày rất hay ở phim“Chiến Tranh  và Hoa Bình – War and Peace.” 

Làm chúng tôi nhớ lại thời chánh phủ Phan huy Quát, bị tổng trưởng quốc phòng Mỹ đương thời, qua mặt Việt Nam lần thứ hai, không xá kể đến phương diện chính nghĩa quốc gia, căn bản chánh trị, quân sự miền Nam. Đổ bộ quân Mỹ “Chinh Phạt Cộng Sản ”lên bờ biển Chu Lai khỏang năm 1964-65. Ở Nha Ngọai viện, chúng tôi được thuyết trình là Mỹ chỉ cần đổ bộ 5000 thủy quân lục chiến lên Li Băng, thì liên minh quân Li Băng – XiRi đã run sợ rút lui ngay khỏi Li Băng.

Nay đổ bộ 50 000 quân Mỹ tinh nhuệ, cận đại hơn, tất nhiên Cộng quân miền Bắc sẽ lo sợ rút lui. Thật tế, thị uy này của Mỹ chỉ làm cho đối phương thay đổi cách xâm nhập, tăng thêm hơn nhiều, theo từng nhóm nhỏ dọc dường mòn Trường Sơn Tây, thay cho Trường Sơn Đông.

Ngọai viện Mỹ lại “cho biết riêng” là tổng trưởng quốc phòng Mỹ, một tay cừ khôi về mọi sáng kiến kỷ thuật mới mẽ nhất thế giới, thiết lập hàng rào điện tử máy rà dò (sensors) dọc đường xâm nhập; mọi tiếng động từng bước chân sẽ bị ghi nhớ vị trí ngay, để bị phi cơ thả bom, hành binh trực thăng hay nhảy dù sư đòan kỵ binh số một Hoa kỳ, tiêu diệt hết.

Không hề ngờ hay không thèm biết đến là quân Bắc đã xua trâu Thượng chay qua, làm các máy này lầm chân trâu với chân người. Cũng như vô số kể phương cách du kích quân và bộ đội đi B miền Bắc lừa địch, ngày nay đã dần dần công bố cho khách du lịch ở miền Nam mục kích, hay biết.

Chúng tôi cũng lấy làm lạ là ở Iwo Jima, Mỹ đã biết là phải tiêu diệt 30 km địa đạo và phòng ốc ngầm trong núi quân đội Nhật đào sâu phòng thủ. Thế mà quân đội Mỹ ở căn cứ Biên Hòa hay quân Úc ở vùng  đất đỏ Bà Rịa kế cận, hành quân nhiều chiến dịch, lại chỉ xem địa đạo Củ Chi là những công sự phòng thủ cho những nhóm du kích nhỏ nhoi, chỉ cần phá hủy trên mặt là hết.

Trên phương diện tầm cở hơn, phải kể đến mưu kế nghi binh lừa tướng tổng chỉ huy 550 000 quân Mỹ ở chiến trận Khe Sanh. Phó đại sứ Mỹ, đặc trách bình định, mời nội các V. N. thăm viếng Khe Sanh, đầu năm 1967. 

Trên phi cơ trở về Sài Gòn, phó đại sứ cho biết là kỳ này tưóng tổng chỉ huy quân đội Mỹ cho biết   sẽ đánh tan ba sư đòan tinh nhuệ Bắc Việt (một sư đoàn có thể là tinh nhuệ nhất, sư đòan “Sao Vàng“, đang tập trung, sắp công phá Khe Sanh. Vì Mỹ đã đưa sư đoàn tinh nhuệ nhất của Mỹ là Sư đoàn kỵ binh số 1 (First Cavalry Division), đóng ở lòng chảo Khe Sanh làm mồi nhữ, như sư đoàn tinh nhuê của de Castries ở Điện Biên Phủ năm 1954.

Nhưng khác với Điện Biên Phủ, Mỹ đã sẳn sàng phi cơ oanh tạc và nếu cần dùng bom đặc biệt phá tan các sư đòan Bắc Việt quanh Khe Sạnh. Không hề ngờ là quân Bắc định đánh Khe Sanh chỉ là kế nghi binh. Các sư đòan  đi B này chuyễn quân đánh chiếm Huế, Quảng Trị, Quảng Nam,  Kontum v.v… những ngày Tết Mậu Thân. Khinh địch hay không thèm hiểu biết địch đến thế là cùng!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét