Chủ Nhật, 21 tháng 2, 2010

Kiến trúc của Trung Quốc

Trong khi những công trình xây cất  Việt Nam vẫn còn  bắt chước Tàu , dù rằng nay đang đề cao hay trùng tu   những xây cất  văn hóa Việt của những thời  đại Việt Nam độc lập;   Cổ Loa , Hoa Lư , Thăng Long , Kinh Bắc , Hà Nội ,  Hội An,  Huế v.v… :                Thử lạm bàn về kiến trúc và kiến trúc sư mới của Trung Quốc ( G S Tôn Thất Trình )

1-      Ở Bắc Bình: Được tự do và sống động
Tại thủ đô Trung Quốc , có 2 nhóm  kiến trúc sư khác biệt nhau  , lảnh trách nhiệm về phần lớn  tăng trưởng gần đây của thành phố Bắc Bình  : nhóm công ty ngọai quốc  lảnh tiền mặt nền thịnh vượng Trung Quốc và các viện họa kiểu địa phương liên hệ đến những viện đại học khác nhau .Đôi khi  mối liên hệ giữa hai nhóm trở nên căng thẳng , tỉ như ca  một nhóm kiến trúc sư chánh liên kết với các viện đã viết một bức thư rất hét sức  buộc tội cao xa ,  đến chức quyền chánh phủ cách đây 4 năm ,  khi qui hoạch Thế  Vận Hội  tiến triễn tăng tốc ,  lên án họa kiểu Sân Vận động Quốc gia – National  Stadium do hảng Thụy Sĩ Herzog & de Meuron thiết kế , như là một”  Voi Trắng – White Elephant”  đắt tiền .
            Trong những chuyện kể đô thị hóa Trung Quốc,  sống sượng nhất hiện thời, các kiến trúc sư ngọai quốc  là những ứng cử viên ngoài địa hạt mình; vài người  này tài giỏi hơn kẻ kia , trong khi  các viện họa kiểu là những thư lại  xơ cứng , hòan tòan dị ứng với sáng kiến . Thế nhưng  có một nhóm thứ ba , cuối cùng ra , lại có thể  được tiếng nói chung kết  về hình dạng  của đô thị ,thành phố mới Trung Quốc ngày  nay . Đó là nhóm họa kiểu trẻ tuổi , sinh đẻ ở Trung Quốc, được giáo dục ở Hoa Kỳ  hay Âu Châu , và đã trở về nước  khởi sự thiết lập công ty của mình , không phải mang gánh nặng ý kiến khuôn sáo tây phương về văn hóa Tàu  hay những trói buộc của các viện họa kiểu , đại học,  hẹp hòi , cứng nhắc .
            Cơ hội thích thú cho những kiến trúc sư đang trổi dậy , hầu như không hạn định , không có biên giới .  Nếu  ai hỏi bạn đánh cuộc trên một quốc gia sản xuất ra sắp tới một kiến trúc sư lỗi lạc, bạn sẽ rất là ngu ngốc,  nếu không  đặt tiền vào Trung Quốc .   Le Corbusier hay Frank Lloyd Wright thế kỷ 21 này,   có thể là  một  nhà họa kiểu trẻ tuổi đang  họat động hăng say ở Thượng Hải , Bắc Bình hay Thẩm Quyến , sẽ có  một tá tháp cơ sở hay vi la- biệt thự tư ở thắt đai mình.
Lẽ dĩ nhiên  là  nhiều câu hỏi  về  việc xây dựng  quá mau lẹ như thế,   có  dẫn những công trình các kiến trúc sư trẻ tuổi này mạnh tiến hay là họ sẽ bị quá lấn áp không ? Còn  Christopher Hawthorn ,  nhà bình luận kiến trúc nhật báo The Los Angeles Times,  thì nhận thấy họa kiểu  của thế hệ đang lên ,  gây ấn tượng sâu sắc lớn hơn nhiều ở màn hình máy computer,  hơn là ở những dạng hình đã hòan tất . Nhưng khi Tây phương đang chìm sâu vào  tình trạng bất ổn kinh tế , những nhà kiến trúc trẻ tuổi  thế giới bù đầu công việc ,  sẽ tăng  tập hợp thêm ,  ở Trung Quốc .
Sinh viên cao đẳng Koolhaas
 Hãy xét đến  Xu Tiantian . Nhà kiến trúc 29 tuổi này , tốt nghiệp  trường Cao Học   Họa Kiểu,  đại học Harvard .  Sau một thời gian làm việc cho Rem Koolaas ở thành phố Rotterdam – Hà Lan , cô trở về Tàu  và mùa thu năm 2004   thiết lập hảng DnA , viết tắt của  Design and Architecture.   Hảng đã hoàn thành  một hành lang triễn lãm ở Bắc Bình, một trung tâm văn hóa ở Tongzhu, một bảo tàng viện ở Nội Mông Cổ, ngoài các dự án khác .
Hảng đang làm việc cho nhiều viện bảo tàng khác,  cũng như một phức tạp xếp chồng  những chung cư và xưởng vẽ nghệ thuật  ở ngọai ô xa Bắc Bình , gần Đường Vòng mới Thứ Sáu.  Một biểu hiện bi kịch tính, có bực thềm ,  nhìn thấy được thị trấn  Bải Tây- BaiXi  nghĩ mát trên núi;   kế cận  biên giới Bắc Hàn ở vùng Đông Bắc Tàu , đã được phổ biến  rộng rải trên báo chí Tây phương , và trở thành một  biểu trưng,  rọi sáng thêm  nhóm kiến trúc sư trẻ tuổi Trung Quốc.
Cô nói thêm  khi thảo luận  công trình của cô tại tiệm cà phê sang trọng Starbuck ở Bắc Bình ,  rằng cô nghĩ  những gì hiên nay đến cô  như thể  một phiên huấn luyện cường điệu ,  cô khỏi cần trả học phí  .  Cô cho là  đã thụ hưởng môt đổi thay mới đây   về thái độ các nhà qui họach phát triễn Trung Quốc.  Trong một thời gian khá lâu,  ai nấy đều muốn làm việc cho một hảng ngọai quốc.  Nhưng nay khách hàng  đều tìm đến những kiến trúc sư  nội địa.  Vấn đề duy nhất là những khách hàng này cũng thúc đẩy hòan tất xây cất theo tốc độ sét đánh ngang tai  .
 Khi được hỏi là cô tự thấy mình và hảng cô thiết lập trong vòng 5- 10 năm tới sẽ ra sao , cô bật cười  đủ to, khiến người  ngồi bàn gần đó phải quay đầu nhìn lại .  “ 5- 10 năm ư ? đó là cả một đời sống  dài dẳng . Hãy hỏi tôi về 5- 10 tháng tới ! “
 Chúng tôi đã nghe nói đến những câu chuyện trương tự  về  bước tiến đổi mới, tại các đô thị Tàu , qua kiến trúc sư Pei Zhu , 46 tuổi , tốt nghiệp đai học UC Berkeley và nay  họat dộng cho một hảng riêng mình ở Bắc Bình .
  Pei Zhu nói :  chúng tôi chạy ù đến tương lai này  mà không biết mình  sẽ đi về đậu.  Nền văn hóa Trung Quốc  cần hít thở .
             Pei Zhu  đã cố thuyết phục  các nhà phát triễn  cải tiến và nới rộng những xây cất đã có, hơn là phá hủy chúng đi . Ông nói : thôi thúc đầu tiên của họ  luôn luôn là phá tan  tành .  Ông đã thắng hai trận ở Bắc Bình , theo chiều hướng này . Khách sạn Kapok  ông vẽ   gần Cấm Thành, đã khai trương năm ngóai  và một  khối  cơ sở  sắp làm ở Trung tâm thành phố. Cả hai bao trùm da dẽ kiến trúc hấp dẫn ,  quanh xây cất hậu chiến  .
            Ngòai Bắc Kinh ra , ông  còn sản xuất  nhiều  mảnh kiến trúc ,  mong muốn  ca ngợi  tính cách mới mẽ của chúng hơn . Hảng ông đề nghị một viện bảo tàng nhỏ ở tỉnh Tứ Xuyên  , cất giữ những công trình của  Nghệ sỉ Yue Minjun, nhìn giống một đá sông  phẳng mòn , không phải qua nhiều thế kỷ  nước chảy mà là một du hành mau lẹ  qua một lập trình họa kiểu ở máy computer .
            Ở dự án này và những dự án tương tự,  ông nói là cố tìm một tương lai  học nối kết với thiên nhiên  hay với văn hóa truyền thống .  Đối với Trung Quốc  hai điều này không chống nhau .  Chúng sử dụng những đặc điểm của hai thời đại tân , cỗ .
            Có lẽ  hảng lớn nhất và được biết đến nhiều nhất trong số hảng đang trổi dậy  là Urbanus , sử dụng 50 kiến trúc sư ở Thẩm Quyến  và 30 ở Bắc Bình .  Pei Zu là một  người cùng công ty , trước khi tách rời làm  hảng riêng .  Thành lập năm 1999 , hảng  do Hui Wang , Yan Meng và Xiaodu Liu quản lý . Họ là những bạn cùng lớp ở  viện đại học Miami , bang Ohio vào đầu thập niên 1990 .
            Hui Wang nói rằng  bước tiến phát triễn ở Trung Quốc ,  vừa là một ngăn trở  vừa là một cơ hội .  Phần ngăn trở có nghĩa là  các nhà phát triễn thường không để ý  đến trình độ tay nghề thủ công hay tuổi thọ của xây cất mới .  Ông cho biết là hảng ông rất nhất quán về phẩm giá  công trình , nhưng điều này rất khó thực thi .
            Mặt khác,  ông lưu ý  tìm ra những khách hàng muốn  xây cất kiến trúc sáng kiến mới rất dễ dàng : Ở Trung Quốc, nếu một khách hàng tìm gặp ông  và nếu ông trả lời bằng một họa kiểu bảo thủ hay cẩn trọng , rất có thể ông đã mất mối , mất việc.
            Trên hai thế giới
             Đa số các hảng đang trổi dậy ở Bắc Bình ,  đứng một chân ở thế giới kiến trúc Tây phương và chân kia ở  vương quốc gồ ghề - dễ ngã của phát triễn đô thị Trung Quốc . Những thiết lập viên trẻ tuổi , phân tiết rỏ ràng và thông minh , đang thực thi những điều về văn hóa Tàu ,  các nhà  bình luận tham quan cho là đáng quyến rủ .  Vấn đề là  họ có thật sự tin tưởng  vào ngôn ngữ từ chương họ không ?
             Chúng tôi đã nghe nói đến một giai thọai đáng kể . Có một  nhà kiến trúc trẻ tuổi đang lên của thành phố , sau khi sản xuất  vài  miêu tả  huê dạng một xây cất đề nghị , lại thuê một  sinh viên kiến trúc Hoa Kỳ viết vài chương  bản lý thuyết dày đặc,  hầu giải thích  xây cất mới .
             Tuy nhiên , bị ám ảnh là giai thọai có trung thực. hay không,  là đã lạc hướng rồi đó . Kể từ khi Đặng Tiểu Bình  khai mào cải cách kinh tế, vào cuối thập niên 1970 , văn hóa Tàu , Trung Quốc  đã sống trong một vùng  mù mịt , chưa bao giờ rời khỏi neo và xét đóan tây phương.  Vào thời kỳ sinh viên phản đối ở quảng trường Thiên An Môn, chẳng hạn ,  các nhà tổ chức  treo một biễu ngữ  , nói ra từ ‘ liberté – tự do “  tiếng Anh .  Hầu như bất cứ ai ở  Bắc Bình , đặc biệt năm Thế Vận Hội này, đều hiểu là thế giới đang chăm chú nhìn Trung Quốc.  Những kiến trúc sư trẻ tuổi , tài cao , đầy tham vọng  tuồng như hiểu biết   điều này nhiều hơn tất cả !
                      II-Vùng phố Đông-Pudong của Thượng Hải
Một thành phố xây dựng trên  láo xược , nhưng vẫn được Ô Kê – OK rồi đó !
Đa số quá nguy nga , xấu xí , khiến chúng trở nên  khêu gợi.  Đó là lời của Qingyun Ma , khoa trưởng trường kiến trúc viện đại hoc  tư nổi tiếng  USC - University of Southern California, khi được hỏi  là ông nghĩ gì  đến các nhà chọc trời  bùng nổ đáng ngạc nhiên, ở thành phố Thượng Hải.
 Họ ( Ma và Gregory Rodiguez, biên tập viên  LA Times )  đang đi xe taxi  chạy về hướng đông  trên đuờng xa lộ cao Yan’an, trung tâm thành phố , tiếp tục trò chuyện cùng nhau  đã hơn 1 giờ , bắt đầu ở hảng của Qingyun tại Thương hải , ngay tại  vùng Nhựơng Địa Pháp .
Một năm rưỡi , sau khi đến Los Angeles(LA ) , để nhận ban kiến trúc  tại USC, Ma , 42 tuổi , một công dân Trung Quốc vừa  tái thiết xong nhà ông ở khu phố Pasadena.  Ông chánh thức ngụ tại Los Angeles niên học đại học  và  trở về Thượng Hải  lo toan công việc hảng , tên gọi là MADA spam . Chữ nhỏ là viết tắt của chiến lược, qui họach, kiến trúc ,  phương tiện giao tiếp báo chí -ti vi strategy, planning , architecture and media . Nhưng Ma ,  anh chàng học phái du đàm này ,  tuồng là một dân du mục tòan cầu , tiêu dùng thời giờ ở cao độ trên 11 000 m , đi lại thế giới theo đường chéo, chia sẽ quan niệm của ông về kiến trúc Đông Tây và nổi điêu tàn,  tắt mờ dần kiến trúc xưa cỗ Trung Quốc .
Một phần  bán hàng , một phần triết gia, Ma tự cho là đủ khả năng  để phát âm rỏ ràng từng âm tiết  những gì ông nghĩ rằng đó là những nguyên tắc quan trọng nhất của ngành kiến trúc cận đại : 1) kiến trúc  còn nhiều hơn là ý kiến và vật liệu ; 2) Ý kiến không phải để khắc vĩnh viễn vào đá ;3)ý kiến phải hết sức đẹp đẽ; 4) Kiến trúc là để cho kẻ khác .
 Chúng tôi không chắc chắn là làm sao cho  những nguyên tắc vừa kể khít khao nhau , nhưng nhận thức được  thông điệp của ông về tính cách láo xược .  Mọi điều dưa chúng ta trở lui về các nhà chọc trời  và tại sao xấu xí lại quyến rủ MA .
Ông giải thích : nếu chúng xấu xí , chúng sẽ bị  đập phá tan sớm hơn , trước khi ông chỉ trích  tồn cỗ lịch sử . Ngay khi dân Tây phương  sửng sốt  trước  bạo tàn  nền phồn vinh  xây cất đô thị Trung Quốc ngày nay (  phần nào đã bị Dubai lấn áp ), họ cũng có khuynh huớng tỏ ý tiếc là gia tài kiến trúc  quốc gia này bị phá hủy .  Sách chỉ dẫn tham quan cũng than phiền Trung Quốc “ đã thích thú  ngoan cố  phá hủy  gia tài văn hóa của mình” ( Bắc Bình Thế vận Hội của Hồ Cẩm Đào trái lai mới  đề cao Hài hòa - Harmony Tân Cổ giao duyên (? ) ở buổi khai mạc) ;  và sự kiện ở Thượng Hải, một đô thị đồ sộ 19 triệu người, mà chỉ có 600 xây cất lạ lùng  được xem là những cơ sở lịch sữ cần bảo tồn , so với gần 40 000  ỏ London , Anh Quốc .
 Ma Qingyun không  chảy một  giọt nước mắt nào,  khóc  các xây cất kỳ quái  đã nhường chỗ cho  hàng ngàn cơ cấu mới , không phải tòan là xấu xí cả đâu nhé   Thật tế , ông không che dấu gì nhiều nổi khinh miệt của mình đối với hòai cổ , luyến tiếc kiến trúc cỗ xưa . “ Ông nói : “Ý niệm bên sau bảo tồn lịch sử là ngui ngốc .Nó giả thiết  là  không gian  vô tận  cho những thế hệ  mai sau . Chúng ta cần cho phép dân gian trong tương lai xây cất môi sinh mình , cắn cứ trên nhu cầu  và trí tuệ thông minh của họ . “           
  Cuối cùng chính tính các thiếu uỷ mị , thiếu  tình cảm của thành phố Los Angeles   là một ytrong lý do  Ma thích thú nơi mình cư trú . Ông nói : Los Angeles đã lựa chọn tương lai!
          Và lựa chọn này  đã làm cho Los Angeles giống xứ sở ông .  Ông nói thêm :  Tôi nghĩ rằng cảm giác  nòi giống xưa cũ ,  hiến dâng chúng ta một cảm gíác vĩnh viễn tắt mờ dần đó , khi đề cập tới dân Tàu. Ma  nghĩ rằng những gì chúng ta đã trải qua ngày nay , là một thành phần  một chuyến đi dài dặc . Mỗi triều đại mới  đều thay đổi  những xây cất thời đại trước ( như thể nhà Lý phá hủy xây cất nhà Đinh , nhà Trần phá hủy  xây cất nhà Lý , nhà Minh Trung Quốc đô hộ nước ta,  không những phá tan xây cất Việt Nam mà còn cố hủy diệt mọi vết tích văn hóa Việt …. )  “.
            Cho đến nay  ở USC , Ma phần lớn đóng vai trò quyên tiền và phát ngôn viên . Nhưng ông hy vọng, theo thời gian, nhét đầy vào những thế hệ kiến trúc sư tương lai Hoa Kỳ , một cảm giác khiêm nhường và nghĩa vụ cho xã hội.
            Ma nói: phần lớn gíáo dục kiến trúc tây phương sai lầm.Các kiến trúc sư  đựợc huấn luyện  theo đuổi sự thật tuyệt đối.  Họ được dạy là những ý kiến của họ phải cụ thể,   đúng theo dạng một tương lai trường tồn.  Nhưng thế là hết sức vị kỷ .
            Còn các trường kiến trúc Hoa Kỳ ( Ma  đậu cử nhân kiến trúc tại Viện đại học Thanh Hoa – Tsinghua , Trung Quốc và cao học đại học Pennsylvania ) , theo Ma ,  căn cứ trên dạng hoc hơn  là trên  thành tích, có nghĩa là  trường tụ điểm vào mỹ thuật , không hướng đủ vào  cách nào các họa kiểu  của họ hiệu năng ra sao trong xã hội . Các trường kiến trúc trở nên quá  dạy nghề - vocational , tụ điểm quá nhiều trên nghề nghiệp  và huấn luyên căn cứ trên khéo léo, không đủ về cách làm chỉ đạo . Giáo dục kiến trúc theo Ma, cần nghiên nhiều hơn về triết lý .
            Ma nghĩ rằng cận đại hóa năng nổ Thượng Hải đe dọa dân Tây Phương, vì chưng  mọi điều ở đây đều thay đổi đột ngột  và biến đổi mà không hề  quay đầu nhìn lại . Có lẽ Ma đã  nghĩ đúng :  Tây phương đã tiến lên từ một văn hỏa tương đối trẻ, làm dân tây phương đặc biệt khát khao một cảm giác vĩnh cữu và vững bền . Cho nên cũng đặc biệt khăng khăng đòi duy trì những văn minh cổ xưa ( đặc biệt  những văn hóa dân tây phương ước ao tham quan ) . Có  lẽ Ma Qingyun  cũng muốn gợi ý  là dân tây phương mong mỏi  giữ Trung Quốc trong tình trạng nguyên si !.
            Ma  nhìn thế giới  ôm chồm một hình thức hổn độn , õng có  thể nói đó thật sự định nghĩa “ truyền thống “  ít nhất là trên môi sinh xây cất .  Mọi thứ luôn luôn thay đổi . Đó là con đường luôn luôn xảy ra (  trong quá khứ ).
             Rất có thể  thực tại khách quan như thế . Nhưng từ taxi nhìn ra, bạn không thể  chối cải,  mong muốn là  trong tương lai , chỉ riêng   các xây cất xấu xí mới lọt vào số phận Ma Qingyun nhìn thấy . Mong rằng các xây cất đẹp đẻ sẽ sống sót !
                        ( Irvine , Ca Li , tháng 8 năm 2008 )      

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét